Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 3
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_on_tap_van_9_phieu_on_tap_de_luyen_cho_hs_tu_on_tai.docx
Nội dung text: Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 3
- TRƯỜNG THCS KIM SƠN GV: NGUYỄN THANH MAI NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 9 PHIẾU ÔN TẬP – ĐỀ LUYỆN CHO HS TỰ ÔN TẠI NHÀ TUẦN 3 Ôn “Lặng lẽ Sa Pa” Cho đoạn trích sau: “ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy ông đã chấp nhân thử thách ” 1.a. Những câu văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm? b. Xác định một thành phần biệt lập và một phép liên kết câu trong đoạn trích trên? c. Nhân vật “ ông” và nhân vật “ anh ta” là ai?Từ nội dung đoạn trích em hãy viết một vài câu văn nêu nhận xét đánh giá nhân vật “ ông”? d. Nhà văn trần thuật nhân vật theo điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật ấy góp phần như thế nào trong thành công của truyện? e. Giới thiệu ngắn gọn khoảng 5-7 câu văn về nhân vật “ anh ta” trong tác phẩm? ( Làm vào vở) 2. Tóm tắt câu chuyện 7 câu văn ( HS làm vào vở) 3. Tại sao trong truyện các nhân vật lại không có tên cụ thể mà chỉ được gọi bằng các danh từ chung? 4. Giải nghĩa nhan đề truyện? 5. Viết đoạn văn 12-15 câu , trong đó gacgh chân câu ghép, câu có thành phận biệt lập tình thái. ( HS làm vào vở) a. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên? b. Cảm nhận về thiên nhiên Sa pa? c. PT chất thơ và chất trữ tình của truyện?
- Ôn “ Chiếc lược ngà” Cho đoạn trích sau: “ Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của quân Mĩ- ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu ” 1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác? 2. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng? 3. a) Tóm tắt trích đoạn “Chiếc lược ngà”- bằng 7 câu văn .( HS làm vào vở) b) Nhận xét cách xây dựng tình huống truyện “Chiếc lược ngà” và cho biết tác dụng của cách xây dựng tình huống đó? 4. Câu văn” Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi” cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” em hiểu là gì?Tác giả dùng biện pháp nào khi dùng cách nói” nhắm mắt đi xuôi” ? 5. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bế của nó run run”. a)Tại sao bé Thu lại có hành động quyết liệt như vậy? b) Chi tiết ấy gợi em có suy nghĩ gì về bé Thu? (Viết bằng đoạn văn 4 – 6 câu vào vở) 6. a. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy viết đoạn văn 10 – 12 câu diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu. Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp có sử dụng một câu đơn mở rộng, một phép thế, thành phần tình thái (gạch chân chỉ rõ). b. Hãy viết một đoạn văn 7-9 câu với luận đề: “ Vết thẹo trên gương mặt người cha trong truyện ngắn Chiếc lược ngà”? c. Viết đoạn văn 12-15 câu, cảm nhận về tình cha con trong chiến tranh qua truyện CLN. Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết và thành phần biệt lập tình thái ( chỉ rõ)
- ĐỀ LUYỆN 1 PHẦN I: 6 điểm Cho đoạn văn sau: “(1)Lúc đó nồi cơm sôi sùng sục. (2)Nó hơi sợ, nó nhìn xuống vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. (3)Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. (4)Nó nhăn mặt muốn khóc. (5)Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. (6)Thấy nó luynh quynh vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. (7)Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lầm bầm điều gì không rõ. (8)Con bé đáo để thật.” 1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm được kể theo điểm nhìn của ai? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? 2/ Chỉ rõ những phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên? 3/ Hãy tìm câu rút gọn và nêu thành phần được rút gọn trong đoạn văn trên? Giải thích tại sao “Con bé đáo để thật”? 4/ Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 13- 15 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh được thể hiện ở tác phẩm em vừa nêu trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép lặp (gạch chân chỉ rõ)? PHẦN II: 4 điểm Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận có viết: “ Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.” 1/ Chép 4 câu thơ tiếp nối khổ thơ trên? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? 2/ Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng ở hai khổ thơ trên? Nêu ngắn gọn nội dung của hai khổ thơ đó? 3/ Viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) nêu cảm nhận về hai khổ thơ trên và suy nghĩ của em về vai trò của biển với đời sống con người Việt Nam?
- ĐỀ LUYỆN 2 Phần I: 4 điểm Cho đoạn văn: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây , cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông [ ]. Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể quay về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ thì ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng thì theo Tây mất rồi thì phải thù”. 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Em hiểu gì về suy nghĩ của nhân vật ông Hai trong câu văn sau: “Về bây giờ thì ra ông chịu mất hết à?”. 3. Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó? 4. Vì sao khi xây dựng hìn tượng nhân vật chính luôn hướng về “Làng Chợ Dầu” nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” chứ không phải là “Làng Chợ Dầu”? 5. Hãy kể tên hai tác phẩm văn xuôi đã học trong chương trình ngữ văn THCS viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả. Phần II: 6 điểm Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh” 1. Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. 2. Đoạn thơ vừa chép có trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó. 3. Bài thơ “Ánh trăng” gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với chủ đề của bài thơ. 4. Nhận xét từ ngữ, chữ viết, dấu câu, giọng điệu của bài “Ánh trăng”, tác dụng của điều đó? 5. Hãy viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch, khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có dùng câu cảm thán và thành phần tình thái. 6. “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Hãy nêu suy nghĩ của em về truyề thống “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ trẻ hiện nay bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.