Nội dung ôn tập Văn 8 ( từ ngày 22/3 đến 28/3)

docx 2 trang thienle22 5100
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Văn 8 ( từ ngày 22/3 đến 28/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_van_8_tu_ngay_223_den_283.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Văn 8 ( từ ngày 22/3 đến 28/3)

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8A5 ( Từ ngày 22/3 đến 28/3/ 2020) I/ Ôn tập văn bản: Ngắm trăng- Hồ Chí Minh Cho câu thơ: Trong tù không rượu cũng không hoa, ( Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục - 2015, tr.37) Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nếu xuất xứ của tác phẩm đó. Câu 2. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh tác phẩm. Câu 3. Chữ “vô” (không) lặp lại trong câu thơ có ý nghĩa gì? Và nếu muốn thực hiện được cuộc ngắm trăng trong tù thì con người cần phải tự có thêm điều gì? Câu 4. Cuộc ngắm trăng diễn ra trong điều kiện không bình thường nhưng lại phản ánh vẻ đẹp nào trong tâm hồn và cách sống của Bác? Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản trong tác phẩm (được xác định ở câu 1). Đoạn văn sử dụng câu cảm thán và câu ghép (gạch chân và chú thích). Câu 6. Qua tác phẩm, em thấy cách ngắm trăng của Bác và của người xưa có gì giống và khác nhau? Chỉ rõ chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Ngắm trăng? Câu 7. Qua tác phẩm và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy) về vai trò của ý chí nghị lực sống đối với cuộc sống con người. II/ Ôn tập văn bản: Đi đường- Hồ Chí Minh Câu 1. Chép chính xác phiên âm và dịch thơ tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh. Nếu xuất xứ của tác phẩm đó. Câu 2. Tìm phép điệp ngữ và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó được Bác sử dụng nhiều lần trong bài thơ (cả phiên âm và dịch thơ). Câu 3. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả còn ngụ ý điều gì?
  2. Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch làm rõ bức chân dung tinh thần con người – chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong bài thơ. Đoạn văn sử dụng câu cảm thán và câu ghép (gạch chân và chú thích). Câu 5. Ý nghĩa tư tưởng của bài Đi đường gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8? So sánh sự giống nhau ở hai bài thơ đó. Lưu ý: Học sinh làm vào vở luyện văn, cô giáo sẽ thu và chấm điểm. Giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Nga