Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Thanh Liệt

pdf 5 trang Thương Thanh 01/08/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Thanh Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_thanh_liet.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Thanh Liệt

  1. Ngữ văn 8 PHÒNG GDĐT HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS THANH LIỆT ĐỀ 1 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: “Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.” (Trích Ôn dịch, thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện) 1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản? Có thể sửa lại nhan đề được không? 2. Vì sao tác giả lại dẫn lời của Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc trước khi phân tích tác hại thuốc lá? Tác dụng của việc lập luận? 3. Nguyễn khắc Viện đã phân tích những tác hại nào của thuốc lá trong bài viết? Theo em thuốc lá còn có những tác hại nào khác nữa? 4. Hãy viết đoạn văn (khoảng 1 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về việc các bạn trẻ ngày nay hút thuốc lá. 1
  2. Ngữ văn 8 PHÒNG GDĐT HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THCS THANH LIỆT Bài 1: Một bạn học sinh đã chép 2 câu đầu của bài thơ “Nhớ rừng” như sau: “Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua” 1. Chép như vậy sai ở điểm nào? Em hãy chép lại cho đúng nguyên bản? 2. So sánh các từ chép sai với từ đúng nguyên bản và phân tích để thấy cái hay trong việc dùng từ của Thế Lữ? 3. Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm con hổ. Theo em nhận xét ấy có đúng không? Vì sao? Bài 2: Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc .” 1/ Nêu xuất xứ của đoạn văn trên, ghi rõ tên tác giả? 2/ Sự việc xảy ra trước đoạn trích trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 3/ Hãy tìm ít nhất 4 từ tượng hình trong đoạn? 4/ Hãy nêu suy nghĩ của em về nhân vật “lão” trong văn bản có chứa đoạn văn trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu trong đó có sử dụng từ láy (gạch chân). 2
  3. Ngữ văn 8 ĐỀ SỐ 3 Phần I Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu sau: a. Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! (Nam Cao, Lão Hạc) b. Phải bán con chị Dậu như đứt từng khúc ruột. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) c. Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non (Phan Châu Trinh, Đập đá ở Côn Lôn) Câu 2: Chuyển các cặp câu đơn sau thành câu ghép, nêu cách nối các vế câu và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế. a. Thân dừa làm máng. Gốc dừa làm chõ đồ xôi. Nước dừa để uống. b. Trời mưa to. Nước sông dâng lên rất cao. Phần II Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Xin đáp lại: hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ ” (Ngữ văn 8 – tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Chỉ rõ công dụng của dấu hai chấm trong đoạn? Câu 2. Tìm và phân tích 1 câu ghép có trong đoạn văn? Câu 3. Viết đoạn văn ngắn theo lối diễn dịch khoảng 10 câu phân tích tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thán từ. (Gạch chân, chú thích). 3
  4. Ngữ văn 8 ĐỀ SỐ 4 Cho đoạn trích sau: “Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt( ). Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại ” a. Phần trích trên kể về những lần quẹt diêm thứ mấy của cô bé bán diêm?Từ “đánh liều” cho ta biết tình trạng của cô bé bán diêm lúc đó như thế nào? b. Tại sao từ chỗ“đánh liều” quẹt một que diêm đến chỗ em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao? Em hiểu như thế nào về nội dung và nghệ thuật câu “Họ đã về chầu Thượng đế”. c. Tại sao An- đéc-xen lại đặt tình huống cô bé đi bán diêm mà không bán một mặt hàng nào khác? Ý nghĩa của hình ảnh diêm như thế nào? d. Viết đoạn văn 10-12 câu theo cách diễn dịch nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm. Trong đó có sử dụng thán từ, gạch chân. e. Từ truyện “Cô bé bán diêm” cùng với hiểu biết của bản thân hãy viết một đoạn văn khoảng 1-1,5 trang giấy nêu suy nghĩ của em về những em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi bất hạnh. 4
  5. Ngữ văn 8 Trường THCS Thanh Liệt ĐỀ SỐ 5 Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn, vì kia kìa, anh bạn Xan-chô Pan-xa ơi, có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng; và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất phụng sự chúa đấy.” 1. Cho biết đoạn trích trên trích trong văn bản nào? của ai? 2. Những tên khổng lồ được nhắc đến trong đoạn trích chỉ đối tượng nào? 3. Phân tích hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa để thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật nổi bật của tác giả. 4. Có nhận xét cho rằng: Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió nhưng thực ra là đánh nhau với chính sự hoang tưởng của mình. Theo em, điều đó đúng hay sai? Hãy chứng minh. 5. Qua nhân vật Đôn Ki-hô-tê, nhà văn muốn bộc lộ thái độ gì đối với xã hội Tây Ban Nha đương thời? Phần II: Cho đoạn văn sau: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xâu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương Cái bant tính của người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả? 2. Đoạn văn trên là suy ngẫm của nhân vật nào? Trình bày cách hiểu của em về những suy ngẫm trên 5