Nội dung ôn học sinh giỏi Địa lí 8

docx 11 trang thienle22 4420
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn học sinh giỏi Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_hoc_sinh_gioi_dia_li_8.docx

Nội dung text: Nội dung ôn học sinh giỏi Địa lí 8

  1. Chñ ®Ò 4 ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 1. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Phần đất liền: - Diện tích 329.247km2, kéo dài 15 vĩ độ, hẹp ngang. Chiều dài Bắc – Nam 1650km, nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông khoảng 50km ( tỉnh Quảng Bình ) - Nằm trọn trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT - Giáp biển với chiều dài đường bờ biển 3260km - Đường biên giới trên đất liền dài 4550km. - Nằm trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu Bắc + Các điểm cực nằm trên phần đất liền: + Điểm cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang 23023’B – 105020Đ. + Điểm cực Nam: Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau 8034’B – 104040’Đ + Điểm cực Tây: Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên 22022’B – 102010’Đ + Điểm cực Đông: Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà 23023’B – 105020’Đ Phần biển: - Diện tích khoảng 1 triệu km2, có hơn 3000 đảo Những đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên - Vị trí nội chí tuyến - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật 2. Đặc điểm địa hình Việt Nam Ba đặc điểm cơ bản: 2.1. Đa dạng, nhiều kiểu loại: địa hình đôì núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa. - Đồi núi: là bộ phận quan trọng của nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Núi chiếm ¾ diện tích phân đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi kéo dài hơn 1000km, từ biên giới Tây Bắc tơí Đông Nam Bộ, tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông. Nhiều nơi lan ra sát biển hoặc chia cắt bờ biển, hoặc bị biển nhấn chìm tạo thành các đảo, quần đảo ( Vùng biển Quảng Ninh) - Đ/bằng: chỉ chiếm ¼ diện tích, bị đồi núi chia cắt thành nhiều ô nhỏ, nhiều khu vực.
  2. 2.2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và trẻ lại, tạo thành nhiều bậc địa hình kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa với hướng chủ yếu là hướng TB-ĐN và hướng vòng cung. - Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, cùng các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải. - Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hy-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng tây bắc-đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. - Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kỳ tân kiến tạo. 2.3. Địa hình nước ta luôn biến đổi do tác động của môi trường nhiệt đới gió mùa và tác động của con người. - Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành đại hình hiện tại của nước ta. - Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hoá mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn - Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước 3. Đặc điểm các khu vực địa hình 3.1 Khu vực đồi núi: Vùng núi Đông Bắc. Vùng núi Tây Bắc. Vùng núi Trường Sơn Bắc. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc - Là một vùng núi thấp, nằm ở tả - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả ngạn sông Hồng, đi từ dãy Con Voi - Gồm các dãy núi cao( 1500-2500m) xen đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh kẻ với sơn nguyên, thung lũng, bồn địa - Gồm các dãy núi thấp và vùng đồi - Núi cao nhất: Phan-xi-păng(3143m) trung du phát triển rộng - Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam. - Núi cao nhất: Tây Côn Lĩnh - Các dãy núi chính: Hoàng Liên Sơn, (2419m) sơn nguyên đá vôi dọc sông Đà, các dãy - Hướng núi: Vòng cung núi ven biên giới Việt – Lào - Các dãy núi chính: Các cánh cung - Địa hình chắn gió đông bắc, chịu ảnh Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, hưởng của gió Tây khô nóng. Sông Gâm - Nhiều vành đai tự nhiên theo độ cao - Địa hình đón gió mùa đông bắc, có - Địa hình các-xtơ phổ biến.
  3. mùa đông lạnh nhất nước, thời tiết - Cảnh đẹp: Sapa, Mai Châu hay nhiễu động - Vành đai nhiệt xuống thấp vào mùa đông. - Địa hình các-xtơ phổ biến. - Cảnh đẹp: Hạ Long, Ba Bể Vùng núi Trường Sơn Bắc Vùng núi và cao Nguyên Trương Sơn Nam - Từ phía Nam sông Cả đến dãy núi - Từ phía Nam dãy Bạch Mã đến ĐNB. Bạch Mã, dài khoảng 600km - Là vùng núi, cao nguyên hùng vĩ và với - Đây là vùng núi thấp, có hai sườn các cao nguyên xếp tầng rộng lớn: Kom không cân xứng, sườn Đông hẹp, dốc, Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Lâm Viêng, Di nhiều đèo, thông sang Lào ( Keo Nưa, Linh, Mơ Nông. Các cao nguyên bề mặt Mụ Gia ), nhiều nhánh núi nằm có phủ badan, xếp tầng có độ cao 400m, ngang chia cắt đồng bằng duyên hải 800m, 1000m Trung Bộ. - Núi, cao nguyên làm thành cung lớn - Hướng núi tây bắc-đông nam quay lưng ra Biển Đông. - Núi cao nhất: Pu-sai-lai- - Núi cao nhất: Ngọc Linh (2598m ) leng(2711m) - Là nóc nhà của phía Nam bán đảo Đông - Địa hình chắn gió Tây Nam tạo ra Dương, nơi bắt nguồn nhiều dòng chảy gió phơn khô nóng thổi xuống đồng về phía Đông, phía Nam, Phía tây bằng ven biển - Cảnh đẹp: Đà Lạt - Cảnh đẹp: Phong Nha, Kẻ Bàng. * Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những thềm phù sa cổ có nơi cao tới 200m, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng. 3.2. Khu vực đồng bằng: Đồng bằng hạ lưu châu thổ các sông lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng duyên hải Trung Bộ - ĐB SCL: Cao TB 2-3m so với mực nước biển có DT khoảng 40.000km 2, do phù sa S MêKông bồi đắp. Có cá đê bao trong phạm vi hẹp, có nhiều vùng trũng rộng lớn: Đồng Tháp Mười, khu Tứ Giác Long Xuyên. DT đất mặn, đất chua mặn rất lớn. ĐB SCL là vùng trọng điểm lúa số 1 nước ta. - ĐB SH: có DT khoảng 15.000km 2 do phù sa S Hồng và S TBình bồi đắp. Có hệ thống đê chống lũ vững chắc dài 2700km. Các ô trũng thấp hơn mực nước ngoài đê 3 đến 7m. Có lịch sử khai thác lâu đời, là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm thứ 2 của cả nước. - Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: Có tổng diện tích khoảng 15.000km 2 và chia thành hiều đồng bằng nhỏ, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá ( 3100km 2 ). Do núi vùng duyên hải T/Bộ núi phát triển đâm ra sát biển, hẹp ngang, lượng mưa
  4. lớn tập trung theo mùa, lũ lên nhanh và rút nhanh nên các đồng bằng ở đây đều nhỏ hẹp và kém phì nhiêu. 3.3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa - Bờ biển: Dài 3260km, chia thành nhiều đoạn khác nhau. Bờ biển ở các đồng bằng châu thổ có nhiều bãi bùn, bãi triều, rừng ngập mặn, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối. Bờ biển ở các vùng chân núi, hải đảo khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh sâu thuận lợi xây dựng hải cảng, nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch tắm biển. - Thềm lục địa: rộng khoảng nửa triệu km 2, độ sâu TB 50-100m. Mở rộng ở vịnh BBộ, vùng biển NBộ, thu hẹp ở vùng biển TBộ. Có nhiều bể trầm tích dầu khí, k/sản kim loại 4. Đặc điểm khí hậu Việt Nam - Các nhân tố hình thành khí hậu VN: Vị trí địa lí. Hoàn lưu gió mùa. Bề mặt địa hình - Đặc điểm chung của khí hậu Việt nam: 4.1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Tính nhiệt đới: Bình quân 1m 2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kilô calo/năm, số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000giờ/năm. Nhiệt độ TB trên 21 0C và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Gió mùa: có hai mùa khí hậu phù hợp với hai mùa gió là mùa đông lạnh với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. - Tính ẩm: Lượng mưa TB năm đạt từ 1500-2000mm/năm. Một số nơi do điều kiện địa hình, lượng mưa hàng năm tăng lên rất cao như Bắc Quang(Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn(Lào Cai) 3552mm, Huế 2568mm và Hòn Ba(Quảng Nam)3752mm. Độ ẩm không khí trên 80%. 4.2. Tính đa dạng và thất thường Tính đa dạng: Khí hậu nước ta phân hoá mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian - Theo không gian: + Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn(Vĩ tuyến 18 0B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt. Mùa hè nóng và mưa nhiều. + Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ T Bộ phía Đ dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh (Vĩ tuyến 110B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. + Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt dộ cao quanh năm, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. + Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
  5. Ngoài ra sự đa dạng của địa hình nước ta đã góp phần hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Sườn núi đón gió Tây Nam mưa nhiều, sườn khuất gió khô hạn. Các vùng núi quanh năm mát hơn vùng đồng bằng. - Theo thời gian: Phía Bắc có mùa đông lạnh mưa ít, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Phía Nam có một mùa mưa và một mùa khô. Tính thất thường: Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớn, năm rét muộn, năm bão nhiều, năm ít bão - Sự thất thường trong chế đọ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hoạt động không điều hoà. Các hiện tượng En-ni-nô và La- ni-na trong những năm gần đây đã làm tăng tính thất thường của thời tiết, khí hậu nước ta. 6. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta 6.1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( Mùa đông ) Đây là thời kỳ thịnh hành của gió đông bắc và xen kẻ là những đợt gió đông nam. Trong thời kỳ này thời tiết-khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt. - Miền Bắc: chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB từ vùng áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất. Đầu mùa đông lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt, nhiệt độ TB tháng nhiều nơi xuống dưới 150C. Trên các miền núi cao có thể xuất hiện sương giá, sương muối, tuyết rơi. - Duyên hải Trung Bộ: cómưa rất lớn vào các tháng cuối năm. - Nam Bộ và Tây Nguyên: thời tiết khô, nóng, ổn định suốt mùa. 6.2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( Mùa hạ ) Đây là thời kỳ thịnh hành của gió Tây Nam trên cả nước. Ngoài ra, Tín phong nửa cầu Bắc vẫn hoạt động xen kẻ và thổi theo hướng đông nam. - Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc, đạt trên 250C ở các vùng thấp. Tập trung trên 80% lượng mưa cả năm. - Kiểu thời tiết phổ biến: Trời nhiều mây, thjường có mưa rào, mưa dông. + Vùng Tây Bắc và Duyên hải Miền Trung chịu tác đông của gió Tây khô nóng, gây hạn hán vào các tháng 6, 7, 8. + Đồng bằng Bắc Bộ có mưa ngâu kéo dài gây úng ngập. + Vùng đồng bằng ven biển thường bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão mang lại một lượng mưa đáng kể. 6.3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại - Thuận lợi: + Sinh vật phát triển quanh năm + Có điều kiện thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ, luân canh trong sản xuất nông nghiệp. + Phát triển giao thông, di lịch quanh năm - Khó khăn: + Nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ lụt, hạn
  6. + Nấm mốc, sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến đời sống sản xuất. + Quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ vào màu mưa ở các vùng đồi núi. 7. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 7. 1. Đặc điểm chung * Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước - Do lượng mưa TB trên lãnh thổ nước ta lớn trên 1500mm/năm. Nên mạng lưới S/ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Theo thống kê, nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (DT lưu vực dưới 500km2). - Tuy nhiên các sông ở nước ta phần lớn là những sông nhỏ, ngắn và dốc. Lãnh thổ đất liền kéo dài theo chiều kinh tuyến, hẹp ngang, phía Đông giáp biển, phía tây phần lớn là núi, nơi bắt nguồn của nhiều sông nên đại bộ phận sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc. Riêng Bắc Bộ và Nam Bộ có chiều ngang rộng hơn nên có một số sông lớn. * Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB – ĐN và hướng vòng cung. - Địa hình cao về phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam, các dãy núi có hai hướng chính là tây bắc đông nam và hướng vòng cung. - Các sông điển hình cho hướng TB – ĐN: S Hồng, S Đà, S Tiền, S Hậu Các sông chảy theo hướng vòng cung: S Cầu, S Lô, S Thương, S Gâm, S lục Nam * Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt - Chế độ nước của sông ngòi phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. Khí hậu nước ta chia làm hai mùa, một mùa mưa và một mùa khô khác nhau. Mùa lũ trùng với mùa gió tây nam -mùa hạ có lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm. - Tuy nhiên sự phân bố lượng mưa không đồng nhất trên cả nước nên mùa lũ và mùa cạn của sông ngòi có sự khác nhau giữa các miền: Ở BBộ và Nam Bộ lũ về mùa hạ, cạn về mùa đông. Riêng ở Trung Bộ lũ về mùa đông từ tháng 9-12 do mùa này nhiều mưa. * Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. - Hàng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m 3 nước cùng với hàng triệu tấn phù sa. - Bình quân mỗi mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200triệu tấn/năm Do khí hậu nhiệt đới ẩm làm cho các chất hữu cơ phân huỷ nhanh, lượng mưa lớn tập trung theo mùa. 7.2. Giá trị của sông ngòi - Tạo ra các châu thổ màu mỡ ( châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long ), quá trình bồi đắp vẫn còn tiếp diễn ở nhiều vùng cửa sông, ven biển và trong nội địa.
  7. - Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - Phát triển giao thông đường thuỷ, du lịch ( sông Hồng, sông Cửu Long ) - Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản - Xây dựng các công trình thuỷ điện: Hoà Bình trên sông Đà, YaLy trên sông Sê San, Trị An trên sông Đồng Nai 8. Các hệ thống sông lớn ở nước ta Đặc điểm các hệ thống sông lớn ở nước ta 8.1 Sông ngòi Bắc Bộ - Chế độ nước rất thất thường. Mùa lũ kéo dài 5 tháng và cao nhất vào tháng 8 - Các sông ở đây có dạng nan quạt nên lũ tập trung nhanh và kéo dài. Một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ về đỉnh tam giác châu sông Hồng. - Tiêu biểu cho khu vực sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống S Hồng. Hệ thống S Hồng gồm ba sông chính là S Hồng(sông Thao), S Lô và S Đà hợp lưu ở gần Việt Trì. 8.2 Sông ngòi Trung Bộ ( Sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, Sông BaĐà Rằng) - Thường ngắn và dốc phân thành nhiều khu vực nhỏ độc lập. Lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão lớn. Do lãnh thổ Trung Bộ hẹp ngang, núi ở phía Tây, nhiều dãy núi phát triển đâm ra sát biển. - Mùa lũ tập trung vào những tháng cuối năm( tháng 9 đến 12) do chế độ mưa. 8.3 Sông ngòi Nam Bộ - Thường có lượng nước chảy lớn, chế độ nước cũng theo mùa nhưng điều hoà. Do lòng sông rộng và sâu, độ dốc nhỏ - Do lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thuỷ triều lớn, rất thuận lợi cho giao thông vận tải. - Có hai hệ thống sôg lớn là sông Mê Công và sông Đồng Nai. 9. Các miền địa lí tự nhiên Miền Miền Bắc và Miền Tây Bắc Miền Nam Trung Yếu tố Đông Bắc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Bộ và Nam Bộ - Nằm sát chí tuyến - Thuộc hữu ngạn sông - Từ Đà Nẳng Cà Bắc và á nhiệt đới Hồng, từ Lai Châu đến Mau, chiếm diện tích Vị trí Hoa Nam Thừa Thiên-Huế lớn . địa lí - Chịu ảnh hưởng - Chịu ảnh hưởng của - Chịu ảnh hưởng của trực tiếp của nhiều gió nóng tây nam vào gió tây nam và tín đợt gió mùa đông bắc mùa hạ phong đông bắc lạnh và khô. - Miền nền cổ núi - Miền địa máng, núi - Miền nền cổ, núi và thấp, hướng vòng cao hướng Tây Bắc - cao nguyên hình khối, cung là chính Đông Nam là chính nhiều hướng. - Địa hình phần lớn - Địa hình cao nhất - Trường Sơn Nam là
  8. là đồi núi thấp với nước ta: đây là vùng khu vực núi, cao Địa nhiều cánh cung núi non trùng đẹp, nguyên rộng lớn được chất, núimở rộng về phía nhiều núi cao, thung hình thành trên nền cổ địa Bắc và quy tụ ở Tam lũng sâu (Hoàng Liên Kontum hình Đảo Sơn với đỉnh - Nhiều đỉnh cao trên - Đồng bằng sông Phanxipăng 3143m Pu- 2000m: Ngọc Linh Hồng đen-Đinh ), nhiều dãy 2598m, Vọng Phu - Đảo và quần đảo núi đâm ra sát biển như 2051m trong vịnh Bắc Bộ. Hoành Sơn, Bạch - Các cao nguyên xếp Mã ) tàng có phủ badan - Đ.bằng ven biển nhỏ - Phía Nam là đồng hẹp bị chia cắt thành bằng Nam bộ rộng lớn nhiều ô nhỏ. Lớn nhất là đ.bằng Thanh-Nghệ - Tc nhiệt đới bị - Khí hậu đặc biệt do - Miền nhiệt đới gió giảm sút mạnh, mùa tác đông của địa hình: mùa nóng quanh năm, đông lạnh và kéo dài mùa đông đến muộn và có mùa khô sâu sắc nhất nước. kết thúc sớm - Nhiệt độ trung bình - Mùa đông đến sớm - Mùa hạ gió tây nam năm từ 25-270C và kết thúc muộn. To vượt qua các dãy núi - Mùa khô kéo dài 6 có thể xuống 00C ở cao ở biên giới Việt - tháng dễ gây hạn hán Khí miền núi và dưới 50C Lào bị biến tính trở nên và cháy rừng hậu, ở đồng bằng . nóng và khô ảnh hưởng - Gió tín phong đông thuỷ - Mùa hạ nóng ẩm và mạnh đến chế độ mưa bắc và gió tây nam văn mưa nhiều. Có mưa của miền . nóng ẩm thổi thường ngâu vào giữa hạ. - Sông ngòi ngắn, dốc, xuyên - Nhiều sông ngòi, hệ lũ lên nhanh và đột thống sông Hồng và ngột. Theo sát mùa sông Thái bình, mưa, mùa lũ chậm dần hướng chảy TB- ĐN từ Bắc vào Nam. và vòng cung. Có 2 mùa nước rõ rệt Đất feralit ở vùng đồi Đất feralit và đất - Đất badan ở Tây Đất, núi, vùng đồng bằng badan ở vùng đồi núi, nguyên, đồng bằng có sinh có đất phù sa vùng đồng bằng có đất đất phù sa, đặc biệt là vật phù sa đồng bằng Nam Bộ - Chống rét đậm, rét - Bảo vệ rừng đầu - Bảo vệ rừng, hạn Bảo vệ hại, hạn, bão nguồn tại các sườn núi chế ô nhiễm nước của môi - Xói mòn đất, trồng cao và dốc. các dòng sông
  9. trường cây gây rừng - Chủ động phòng - Chống bão, lũ, hạn chống thiên tai. vào mùa khô - Chống mặn, phèn, cháy rừng 10. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 10.1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm Biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm trong cảnh quan tự nhiên nước ta: - Địa hình: + Quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ, lớp vỏ phong hoá dày. + Quá trình xâm thực mạnh mẽ ở vùng đồi núi đi đôi với quá trình bồi tụ ở các đồng bằng. - Khí hậu: nóng ẩm, phân hoá theo mùa rõ rệt - Sông ngòi: Dày đặc, nhiều nước, thuỷ chế theo mùa, không bị đóng băng - Thổ nhưỡng: Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở vùng đồi núi - Thảm thực vật: Đặc trưng là rừng nhiệt đới gió mùa, nhiều tầng, tán, nhiều thành phần loài, xanh quanh năm. * Những thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là cơ sở để xây dựng và phát triển nền kinh tế với cơ cấu đa dạng + Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh, đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi - Khó khăn: Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Thiên tai thường xảy ra: bão lụt, hạn hán, lũ quét. gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. 10.2. Việt Nam là nước ven biển - Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, tăng cường tính nóng ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam - Cứ 1km2 đất liền tương ứng với 3,03km2 mặt biển(1.000.000: 330.000=3.03) - Địa hình phần đất liền kéo dài, hẹp ngang biển ảnh hưởng sâu vào đất liền làm cho nước ta không khô hạn như những nước có cùng vĩ độ như Tây Nam A, Châu Phi 10.3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi - Nước ta có nhiều đồi núi( đồi núi chiếm ¾ diện tích phần đất liền) - Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá mạnh của các cảnh quan tự nhiên - Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan tự nhiên và thay đổi nhanh chóng theo đai cao. - Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên khoáng sản, lâm sản, du lịch, thuỷ văn 10.4. Thiên nhiên nước ta đa dạng, phức tạp - Cảnh quan thay đổi từ đông sang tây: xa dần ảnh hưởng của biển, càng về phía Tây cảnh quan mang tính chất đồi núi
  10. - Cảnh quan thay đổi từ thấp lên cao - Cảnh quan thay đổi từ Nam ra Bắc Câu hỏi và bài tập Câu 1: Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nước ta hiện nay? Câu 2:Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó qua các tính chất của khí hậu biển? Câu 3: Biển nước ta đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống kinh tế và tự nhiên của nước ta? Câu 4: Hãy so sánh địa hình của hai vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long? Câu 5: So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính ,sự phân bố và giá trị sử dụng? Câu 6 : Nguyên nhân nào làm cho tự nhiên Việt Nam có tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất này được thể hiện như thế nào trong thành phần tự nhiên nước ta. Nó ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và dời sống ? Bµi tËp 1 Cho b¶ng sè liÖu t×nh h×nh khai th¸c thuû s¶n ë n­íc ta, giai ®o¹n 1995 - 2005 (Ьn vÞ: ngh×n tÊn) ChØ tiªu 1990 1995 2000 2002 2005 Tæng s¶n l­îng 890.6 1584.4 2250.5 2647.4 3465.9 - Khai th¸c 728.5 1195.3 1660.9 1802.6 1987.9 - Nu«i trång 162.1 389.1 589.6 844.8 1478.0 1. VÏ biÓu ®å thÝch hîp nhÊt thÓ hiÖn t×nh h×nh ph¸t triÓn ngµnh thuû s¶n ë n­íc ta giai ®o¹n 1990 - 2005? 2. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch nguyªn nh©n sù ph¸t triÓn cña ngµnh thuû s¶n trong thêi gian qua? Bµi tËp 2 Cho BSL sau: T×nh h×nh s¶n xuÊt cña mét sè s¶n phÈm CN cña n­íc ta, giai ®o¹n 1998 – 2006. N¨m §iÖn ( tØ kw/h) Than ( triÖu tÊn) Ph©n bãn ho¸ häc ( ngh×n tÊn) 1998 21,7 11,7 978 2000 26,7 11,6 1.210 2002 35,9 16,4 1.158
  11. 2004 46,2 27,3 1.714 2006 59,1 38,9 2.176 1. VÏ biÓu ®å thÝch hîp thÓ hiÖn tèc ®é tăng tr­ëng c¸c s¶n phÈm CN n­íc ta dùa vµo b¶ng sè liÖu trªn? 2. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch t×nh h×nh s¶n xuÊt 1 sè s¶n phÈm nªu trªn trong giai ®o¹n 1998 - 2006 Bµi tËp 3 Cho BSL sau: Gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña ngµnh trång trät theo gi¸ so s¸nh 1994 ph©n theo nhãm c©y trång cña n­íc ta (Ьn vÞ: tØ ®ång) Trong ®ã Năm Tæng sè C©y LT C©y CN Rau ®Ëu C©u kh¸c 1995 66183.4 42110.4 12149.4 4983.6 6940.0 2005 107897.6 63852.5 25585.7 8928.2 9531.2 1. VÏ biÓu ®å thÝch hîp nhÊt thÓ hiÖn qui m« vµ c¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña ngµnh trång trät theo b¶ng sè liÖu trªn? 2. NhËn xÐt?