Đề kiểm tra học kì II – Môn Địa lí 8 – Trường THCS Phú Thị

doc 4 trang thienle22 2470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II – Môn Địa lí 8 – Trường THCS Phú Thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_8_truong_thcs_phu_thi.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II – Môn Địa lí 8 – Trường THCS Phú Thị

  1. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - MÔN ĐỊA LÝ 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT NĂM HỌC 2018-2019 Đề 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (5 ĐIỂM) Câu 1: Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là: A. Hướng T - Đ và hướng vòng cung B. Hướng TB - ĐN và hướng vòng cung C. Hướng ĐB – TN và hướng vòng cung D. Hướng ĐN – TB và hướng T - Đ Câu 2: Khí hậu nước ta là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp vì khí hậu có tính: A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm B. Tính đa dạng C. Tính chất thất thường D. Tính chất phân hóa theo không gian và thời gian Câu 3: Nước ta có 2 mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: A. Mùa đông: lạnh khô có gió mùa ĐB, mùa hạ nóng ấm có gió mùa TN B. Mùa xuân ấm áp có gió mùa TN, mùa thu dịu mát, có gió ĐN C. Mùa đông: lạnh khô có gió mùa ĐB, mùa xuân ấm áp có gió mùa TN D. Tất cả đều sai Câu 4: Phần lớn các sông nước ta đều là sông nhỏ, ngắn, dốc vì: A. Địa hình nước ta có hướng TB - ĐN B. 3/4 diện tích là đồi núi C. 3/4 diện tích là đồi núi và địa hình hẹp ngang D. Tất cả đều đúng Câu 5: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của địa hình Việt Nam là: A. Địa hình bị cắt sẻ mạnh, nhiều núi đá vôi với các hang động nổi tiếng B. Nhiều dạng địa hình C. 3/4 diện tích đất liền là núi – cao nguyên D. Đồng bằng ven biển hẹp, bị chia cắt từng ô Câu 6: Những biểu hiện nào dưới đây không phải là thuộc tính của địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: A. Lớp vỏ phong hóa dày, có nhiều sông suối B. Đất trượt và sụt lở trên bề mặt địa hình cắt xẻ bề mặt miền núi và đồng bằng C. Nhiều dạng địa hình cácxtơ nhiệt đới D. Dạng địa hình nhân tạo Câu 7: Điểm nào dưới đây không phù hợp với vị trí địa lí tự nhiên ở nước ta? A. Khu vực nội chí tuyến. C. Ở trung tâm khu vực Đông Nam Á B. Ở Đông Nam Á lục địa Á - Âu D. Ở sát Xích đạo. Câu 8: Dãy núi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có hướng cánh cung: A. Sông Gâm C. Bắc Sơn B. Ngân Sơn D. Con Voi Câu 9: Giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: A. Hữu ngạn sông Hồng C. Thuộc hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu đến B. Gồm khu Tây Bắc và Trường Sơn Bắc Thừa Thiên Huế. Câu 10: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đủ các vành đai thực vật do: A. Đi từ chân núi lên đỉnh núi có từ vành đai nhiệt đới đến ôn hòa C. Miền có mùa đông lạnh B. Miền có địa hình cao nhất nước ta D. Khí hậu phân hóa theo độ cao PHẦN II: TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm). Em hãy phân tích các đặc điểm địa hình của Việt Nam? Câu 2: (2 điểm): Em hãy vẽ biêu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (Sông Hồng) theo bảng số liệu sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 19,5 25,6 34,5 104,2 222,0 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17,8 mưa (mm) Lưu 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 lượng (m3/s) Chú ý: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra 1
  2. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỊA LÍ 8 TIẾT 50 - THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2018 - 2019 Đề 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Câu 1: Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là: A. Hướng Tây - Đông và hướng vòng cung. B. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. C. Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung. D. Hướng Đông Nam – Tây Bắc và hướng Tây – Đông. Câu 2: Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì: A. Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. B. Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau thấp dần ra biển. C. Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung. D. Đồi núi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Câu 3: Nơi hẹp nhất nước ta thuộc tỉnh: A. Quảng Bình B. Quảng Trị C. Quảng Ngãi D. Quảng Nam Câu 4: Sông ngòi Trung Bộ có mùa lũ vào các tháng cuối năm do: A: Mùa mưa ở Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 12 C: Sông ngòi Trung Bộ phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập B: Ở Trung Bộ thường có mưa và bão lớn D: Lũ của sông ngòi Trung Bộ lên rất nhanh và đột ngột Câu 5: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên nước ta được thể hiện rõ nét nhất ở: A. Địa hình B. Sinh vật C. Khí hậu D. Thủy văn và thổ nhưỡng Câu 6: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của địa hình nước ta là: A. Địa hình bị cắt xẻ mạnh, nhiều núi đá vôi với các hang động nổi tiếng. B. Nhiều dạng địa hình. C. ¾ diện tích đất liền là núi – cao nguyên. D. Đồng bằng ven biển, bị chia cắt từng ô. Câu 7: Ý nào dưới đây không phải đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt nhỏ. B. Có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. C. Có mùa đông lạnh. D. Nam Bộ và Tây Nguyên mưa nhiều về mùa hạ, riêng Duyên hải Nam Trung Bộ mưa vào mùa thu và đông hay có bão. Câu 8: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nóng quanh năm do: A. Nằm ở vĩ độ thấp hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. Nhiệt độ thường xuyên trên 200C. C. Biên độ nhiệt năm từ 30C – 70C. D. Mưa ít. Câu 9: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do: A. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc từ lục địa phương Bắc tràn về. B. Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm; nhiệt độ tháng 1 thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (cùng vĩ độ). C. Nằm ở vĩ độ thấp hơn. D. Địa hình cao hơn. Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là thuận lợi của mùa đông lạnh đối với sản xuất và đời sống ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển. B. Hay có sương muối, sương giá và hạn hán. C. Trồng được rau màu, hoa quả vụ đông – xuân. D. Đưa cây vụ đông thành vụ chính. PHẦN II: TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1: Em hãy trình bày tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta? (3 điểm) Câu 2: Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng (2 điểm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 19,5 25,6 34,5 104,2 222,0 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17,8 (mm) Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 (m3/s) 2
  3. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - MÔN ĐỊA LÝ 8 TIẾT 50 – THỜI GIAN: 45 PHÚT NĂM HỌC 2018-2019 Đề 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (5 ĐIỂM) A. Ghi lại đáp án em cho là đúng: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1: B Câu 6: D Câu 2: C Câu 7: D Câu 3: A Câu 8: D Câu 4: C Câu 9: C Câu 5: A Câu 10: B PHẦN II: TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. - Địa hình nước ta đa dạng - Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp - Đồng bằng lớn: ĐBSCL, ĐBSH. - Các đảo và quần đảo. 2. Địa hình nước ta Tân Kiến Tạo nâng lên, tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Địa hình nước ta do Cổ Kiến Tạo và Tân Kiến Tạo dựng lên - Cao ở TB thấp dần về phía ĐN. 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Đất đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ. - Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực xói mòn => kết luận: - Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người. Câu 2: (2 điểm) - Vẽ biểu đồ kết hợp cột, đường thể hiện sự phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây - Vẽ đúng, đẹp,chuẩn số liệu được 2,0 điểm Đề 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Câu 1: B Câu 4: A Câu 7: C Câu 9: A Câu 2: A Câu 5: C Câu 8: A Câu 10: B Câu 3: A Câu 6: A PHẦN II: TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1: Em hãy trình bày tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta? (3 điểm) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: a. Tính chất nhiệt đới: - Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào. - Nhiệt độ TB năm > 210C b. Tính chất gió mùa ẩm: - Tính chất gío mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gío: + Mùa đông có gío mùa ĐB lạnh khô, mùa hè có gió mùa TN nóng ẩm c.Tính chất ẩm: lượng mưa TB năm từ 1500-> 2000mm, độ ẩm tương đối của không khí trên 80% Câu 2: (2 điểm) - Vẽ đúng, đẹp, khoa học được 2 điểm - Vẽ biểu đồ kết hợp cột, đường : Cột thể hiện lượng mưa, đường thể hiện lưu lượng nước chảy 3
  4. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC 2018 - 2019 I./ MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt được các kiến thức sau: 1. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 2. Đặc điểm khí hậu Việt Nam 3. Đặc điểm địa hình Việt Nam 4. Vẽ được biểu đồ cột thể hiện lưu lượng nước của sông 5. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam 6. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 7. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 8. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ II./ MA TRẬN: Đề 1 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đặc điểm sông ngòi 1 câu 1 câu nước ta (0,5) (0,5) Đặc điểm khí hậu 2 câu nước ta (1,0) Đặc điểm địa hình 1 câu 2 câu nước ta (3,0) (1,0) Vị trí địa lý, phạm 1 câu vi lãnh thổ nước ta (0,5) Miền Bắc và Đông 1 câu Bắc Bắc Bộ (0,5) Miền Tây Bắc và 1 câu Bắc Trung Bộ (0,5) Vẽ biểu đồ 1 câu (2,0) Đề 2 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đặc điểm sông ngòi 1 câu 1 câu nước ta (0,5) (0,5) Đặc điểm khí hậu 1 câu 1 câu nước ta (0,5) (3,0) Đặc điểm địa hình 2 câu nước ta (1,0) Vị trí địa lý, phạm 1 câu vi lãnh thổ nước ta (0,5) Miền Bắc và Đông 2 câu Bắc Bắc Bộ (1,0) Miền Nam Trung 2 câu Bộ và Nam Bộ (1,0) Vẽ biểu đồ 1 câu (2,0) 4