Nhật kí dạy học Lớp 4 - Tuần 7 - Giáo viên: Lê Thị Thúy Hằng - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 29 trang thienle22 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật kí dạy học Lớp 4 - Tuần 7 - Giáo viên: Lê Thị Thúy Hằng - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ki_day_hoc_lop_4_tuan_7_giao_vien_le_thi_thuy_hang_truo.doc

Nội dung text: Nhật kí dạy học Lớp 4 - Tuần 7 - Giáo viên: Lê Thị Thúy Hằng - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy TUẦN 7 Thứ hai, ngày 2 tháng 11 năm 2020 BUỔI SÁNG: Tiết 1: TIẾNG VIỆT: BÀI 7A: ƯỚC MƠ CỦA ANH CHIẾN SĨ (T1) I. Mục tiêu: - KT: + Hiểu nghĩa của các từ khó trong bài: Tết Trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, vằng vặc, nông trường + Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. - KN: Đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. - TĐ:HS yêu thích môn học. tích cực trong học tập, biết mơ ước những điều tốt đẹp. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ; năng lực tự học. Năng lực hợp tác. * HSKT: Đọc được 2 câu đầu của bài tập đọc. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Đọc đúng các từ ngữ: Soi sáng, thân thiết IV.Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi. *Đánh giá: -Tiêu chí đánh giá: +Nêu đúng các hình ảnh được vẽ trong tranh. Đoán ước mơ của anh chiến sĩ trong đêm trung thu. + Trả lời rõ ràng, trôi chảy + Hoạt động nhóm tích cực - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 2 *Đánh giá: -Tiêu chí đánh giá: Nắm được giọng đọc của bài: Giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. - PP: vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời HĐ 3: *Đánh giá: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 1
  2. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy -Tiêu chí đánh giá: Hiếu đúng nghĩa các từ khó bằng cách chọn lời giải nghĩa phù hợp với từ ngữ - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 4: (theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: + Đọc trôi chảy lưu loát. Ngắt nghỉ đúng, không sai tiếng từ, không đọc lặp. + Đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 5: (theo tài liệu): * Đánh giá - Tiêu chí:: Hiểu được ý nghĩa của bài đọc. Học sinh trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. + Câu 1: đoạn 1 – 3 ; đoạn 2 – 2; doạn 3 – 1. + Câu 2: trăng đẹp với vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập. Trăng ngàn và gió núi bao la,trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng + Câu 3: dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn. Óng khói nhà máy chi chít cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm cùng với nông trường to lớn vui tươi. + Câu 4. Tin tưởng thiếu nhi sẽ có tương lai tốt đẹp hơn hiện tại. + Câu 5: Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào? (HS trả lời theo ý của mình) -PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT: GV cùng TTN hỗ trợ các em luyện đọc từ khó,câu dài, diễn đạt trong việc trả lời câu hỏi (BT5). - HSHT: Đọc diễn cảm toàn bài và giúp đỡ bạn đọc còn sai trong nhóm luyện đọc VII.Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà đọc cho người thân nghe bài Trung thu độc lập Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 2
  3. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy Tiết 2: TIẾNG VIỆT: BÀI 7A: ƯỚC MƠ CỦA ANH CHIẾN SĨ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nhận biết và viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam. Nắm được quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam. - KN: Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam để viết đúng tên riêng Việt Nam. -TĐ: Tập nghiên cứu, tìm tòi về cách viết của Tiếng Việt. - NL: Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác chia sẻ. * HSKT: Biết cách viết tên của mình. II. Chuẩn bị ĐD DH: Bảng nhóm III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐCB 6: (Theo TL) *Đánh giá: -Tiêu chí đánh giá: HS biết cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam đó là khi viết tên người tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - PP: Quan sát,vấn đáp. -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐTH1: *Đánh giá: -Tiêu chí: Viết đúng các tên riêng: Lê Thị Phương ở xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. - PP: Quan sát, vấn đáp. -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐTH2: *Đánh giá: -Tiêu chí: Viết đúng tên 3 địa điểm du lịch (chú ý viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng) - PP: Quan sát, vấn đáp. -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT: GV cùng HS nhanh giúp đỡ cỏc em hiểu và làm được BT1. - HSHT : Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn chậm trong nhóm viết tên những địa danh ở Việt Nam mà mình yêu thích . VII .Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân viết tên ,địa chỉ của những người thân trong gia đình. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 3
  4. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy Tiết 4: TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - KT: Em biết: + Thực hiện phép cộng, phép trừ và cách thử lại phép cộng, phép trừ. + Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. - KN: Rèn kĩ năng đặt tính và tính đúng. - TĐ: Có thái độ cẩn thận, kiên trì trong học tập, yêu thích môn học - NL: Phát triển năng lực tính toán, năng lực hợp tác , năng lực tự học. * HSKT: Biết cách thực hiện phép tính cộng số có 1 chữ số. II. Chuẩn bị đồ dùng DH - Bảng phụ III. Điều chỉnh nội dung dạy học: không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: *Đánh giá: - Tiêu chí: + Biết cách tính nhẫm, nói nhanh,đúng kết quả của phép tính với số có 2-3 chữ số. + HS chơi sôi nổi. - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2, 3: *Đánh giá: - Tiêu chí: + HĐ2:Biết thực hiệnphép tính cộng và biết cách thử lại các phép tính cộng bằng cách làm phép tính ngược (Lấy tổng trừ đi một số hạng); HS đặt tính và biết cách thử lại lại phép tính cộng + HĐ3:Biết thực hiện phép tính và biết cách thử lại các phép tính cộng bằng cách làm phép tính ngược lại (Lấy hiệu cộng với số trừ); HS đặt tính và biết cách thử lại lại phép tính trừ + HS hoạt động nhóm tích cực - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Tìm x *Đánh giá: - Tiêu chí: +Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng, biết tên thành phần cần tìm (Số hạng , Số bị trừ) + Trình bày đẹp, số viết rõ ràng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.tôn vinh học tập. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 4
  5. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy HĐ 5: *Đánh giá: - Tiêu chí: +Phân tích được bài toán (Bài toán cho biết gì ?, bài toán hỏi gì ?) + Giải đúng bài toán + Trình bày đẹp, rõ ràng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HS chậm: GV cùng HS nhanh giúp đỡ các em hiểu và làm được BT4,BT5 HSNK : Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn cũn chậm trong nhóm và làm thêm bài tập sau: Tính giá trị biểu thức m : 9 nếu m = 189 ; m =288 ; m =963 VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD BUỔI CHIỀU: Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT: TUẦN 6 I. Mục tiêu: -KT: + Đọc và hiểu câu chuyện“ Con quạ và bộ lông rực rỡ”. Hiểu kết cục đáng buồn của sự thiếu trung thực. + Viết đúng các tiếng có thanh hỏi/ ngã. + nhận diện đúng danh từ chung và danh từ riêng. + Xây dựng được đoạn văn trong bài văn kể chuyện. -KN: Vận dụng những hiểu biết của mình để hoàn thành các bài tập và vào trong cuộc sống. -TĐ: Giúp HS có thái độ trung thực trong thi cử. -NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ; năng lực diễn đạt. * HSKT: Đọc được 2 câu đầu của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Vở em tự ôn luyện III. Hoạt động dạy học: HĐ1:Khởi động ( Bỏ BT1) Cho cả lớp trò chơi “ Truyền điện” Nêu tác hại của sự thiếu trung thực. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS kể tự nhiên theo suy nghĩ của mình. - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 2: Ôn luyện BT3(theo tài liệu): Đọc câu chuyện “ Con quạ và bộ lông rực rỡ” và trả lời câu hỏi. *Đánh giá: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 5
  6. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy - Tiêu chí: Hiểu và trả lời đúng câu hỏi về nội dung của bài . Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. Biết liên hệ bản thân và rút ra ý nghĩa của câu chuyện. Câu a: Quạ lén đến nhà cảu các loài chim khác, nhặt những chiếc lông vũ đẹp nhất của các loài chim và cắm trên người mình. Câu b: Vì quạ muốn trở thành vua của các loài chim. Câu c: Quạ không đạt được mong muốn của mình vì quạ thiếu trung thực. Thay để suy nghĩ làm cho bản thân vốn có của mình đẹp hơn quạ lại đi lén đi lấy của người khác để làm cho mình nổi bật. Câu d: Cách làm của quạ không đúng và như thế là thiếu trung thực. - PP: Quan sát,vấn đáp.viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Bài tập 4b,5 *Đánh giá: -Tiêu chí: Tìm đúng các loại danh từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng, chỉ đơn vị đo. Ghi đúng các danh từ chung, danh từ riêng?. BT4b:Lần lượt điền các từ sau - dã - thẳng - nhỏ. BT5: Danh từ chung là tên của một loại sự vật (Ba, mẹ, nhà, bàn ) Danh từ riêng là tên của một sự vật (Kiến Giang, Phú Thủy, Trần Đăng Khoa ) Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. IV. Hoạt động ứng dụng: (Thực hiện theo tài liệu) VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HSCHT: * HSCHT:- Đọc - hiểu được văn bản. - Nắm được quy tắc viết chính tả. - Nhận biết, xác định đúng danh từ. * HSHT:- Trả lời tốt các câu hỏi liên hệ, vận dụng. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Theo TL Tiết 2: KHOA HỌC: SỬ DỤNG THỨC ĂN SẠCH VÀ AN TOÀN, PHÒNG BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA (T1) I. Mục tiêu * KT: - Nêu được một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. - Kể được tên một số cách bảo quản thực phẩm. - Nêu được cách bảo quản một số loại thức ăn ở gia đình. * KN: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để vận dụng vào cuộc sống, đặc biệt là trong ăn uống hàng ngày. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 6
  7. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy * TĐ: Có ý thức thực hiện ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. * NL: Giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. * HSKT: Nhận biết được cách bảo quản thức ăn. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: Quan sát và trả lời. * Đánh giá: - Tiêu chí: + Quan sát và nói đúng các loại thức ăn đồ uống có trong tranh, những hình nào cho thấy thức ăn đồ uống chưa an toàn. HS giải thích được vì sao và dựa vào dấu hiệu để biết nó không an toàn. + Biết được những bệnh lây qua đường tiêu hóa, và giải thích được vì sao lại bị bênh lây qua đường tiêu hóa. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 2: * Đánh giá: - Tiêu chí: + Trả lời đúng các cách bảo quản thức ăn đồ uống có trong các bức ảnh. Biết được nhà mình thường hay dùng cách bảo quản nào + Chia sẻ tích cực với bạn - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 3: * Đánh giá: - Tiêu chí: + HS xác định đúng những việc nên lầm và những việc không nên làm. + Hợp tác nhóm, chia sẻ tích cực - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 4: Đọc và trả lời: * Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc thông tin, trả lời được các câu hỏi: + Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm được nuôi trồng , bảo quản và chế biến hợp vệ sinhh, không bị nhiễm khuấn, nhiễm hóa chất, không bị ôi thiu, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho người sử dụng. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 7
  8. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy + Để bảo quản thực phẩm ta sử dụng một số cách sau: Phơi khô, giữ lạnh, ướp muối, ướp đường, đống hộp , hút chân không + Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa em cần: ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh nơi ở, rửa tay trước khi ăn, - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT : GV cùng HSHTT giúp đỡ các em hiểu và làm được BT4b - HSNK : Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ HSSHT trong nhóm VII.Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với bố mẹ hoàn thành phần ứng dụng SHD Tiết 3: CHÀO CỜ: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Thứ ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020 BUỔI SÁNG: Tiết 3: TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG ( T1) I. Mục tiêu: * KT: +Em nhận biết được biểu thức có chứa hai chữ. + Tính được giá trị biểu thức chứa hai chữ với giá trị cho trước của chữ. + Biết tính chất giao hoán của phép cộng. * KN: Vận dụng kiến thức đã học làm tốt các bài tập dạng tính giá trị biểu thức có hai chữ số * TĐ: Có thái độ kiên trí trong học tập, yêu thích môn học * NL: Phát triển năng lực tính toán. Năng lực phân tích lôgic * HSKT: Biết cách thực hiện phép tính cộng số có 1 chữ số. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Thẻ số, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi “ hay chữ bằng số” (biểu thức có chứa 1 chữ) - GV giới thiệu tên bài - Học sinh đọc, chia sẻ mục tiêu. *Đánh giá: -Tiêu chí: học sinh biết cách thay chữ bằng số rồi nêu đúng kết quả biểu thức. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 8
  9. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy -PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. II. Hoạt động chính: A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1: Chơi trò chơi “Thay chữ bằng số Việc 1: cá nhân tự đọc yêu cầu Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức chơi Việc 3: Chia sẻ trước lớp Viêc : GV tương tác với HS để chốt kiến thức cơ bản Đánh giá: -Tiêu chí: thực hiện trò chơi theo hướng dẫn và điền kết quả vào bảng -PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 2: Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn Việc 1: Cá nhân tự thực hiện Việc 2: Chia sẻ cặp đôi. Việc 3: Chia sẻ trong nhóm Việc 4: GV tương tác với học sinh để chốt kiến thức cơ bản. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết thế nào là biểu thức có chứa hai chữ, dựa vào cách tính biểu thức có chứa một chữ để làm tính biểu thức có chứa hai chữ. -PP:Quan sát, vấn đáp. -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3: Viết tiếp vào chỗ chấm. Việc 1: Cá nhân tự thực hiện Việc 2: Hai bạn cùng bàn trao đổi kết quả với nhau. Việc 2: Nhóm trưởng huy động *Đánh giá: -Tiêu chí: học sinh biết cách thay chữ bằng số và tính đúng giá trị của biểu thức. Biết giải thích vì sao em làm được kết quả như vậy -PP:Quan sát, vấn đáp. -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 9
  10. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy HĐ 4: Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn Việc 1: Cá nhân tự thực hiện Việc 2: Chia sẻ cặp đôi Việc 3: Chia sẻ trong nhóm Việc 4: GV tương tác với học sinh để chốt kiến thức cơ bản. *Đánh giá: -Tiêu chí: học sinh nắm được tính chất giao hoán của phép cộng. Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi. Vận dụng trả lời nhanh kết quả của pháp tính mà không cần tính. -PP:Quan sát, vấn đáp. -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 4: Tổ chức cho học sinh trò chơi “ nêu nhanh kết quả tính” Việc 1: Cá nhân tự thực hiện Việc 2: Chia sẻ cặp đôi. Việc 3: Chia sẻ trong nhóm Việc 4: GV tổ chức cho hinh nêu nhanh kết quả bằng cách chơi trò chơi tiếp sức *Đánh giá: -Tiêu chí: HS vân dụng tính chất giao hoán để nêu nhanh kết quả tính. Và nêu đúng kết quả phép tính bạn yêu cầu. -PP: quan sát, vấn đáp. -Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng với bố mẹ nghĩ ra biểu thức có chứa hai chữ rồi đó nhau cách tính. Tiết 4: TIẾNG VIỆT: BÀI 7A: ƯỚC MƠ CỦA ANH CHIẾN SĨ (T3) I. Mục tiêu: -KT: HS nghe viết đúng và trình bày bài chính tả“ Người viết truyện thật thà” sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - KN: Làm đúng BT thảo luận hoặc tra từ điển để viết các từ láy có tiếng chứa âm s/x. - TĐ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết chữ -NL: phát triển năng lực thẩm mĩ, ngôn ngữ. * HSKT: Viết được tên của mình. II. Chuẩn bị: PHT HĐ4 Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 10
  11. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy III.Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV.Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐTH 3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: -Tiêu chí : + HS nghe viết đúng chính tả, chữ viết đúng kĩ thuật, trình bày đúng văn bản của một đoạn văn. + Viết chính xác từ khó: dòng thác, sẽ, phấp phới, soi sáng. + Viết đảm bảo tốc độ 75 chữ/ 15 phút, chữ đều trình bày đẹp. -PP: quan sát, vấn đáp, viết - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ4 a: *Đánh giá: - Tiêu chí: + Tìm đúng các từ có chứa tiếng trí hoặc chí phù hợp với nghĩa đã cho (ý chí, trí tuệ) + Hợp tác nhóm tích cực -PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ5: *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết sử dụng các từ tìm được ở HĐ 4 để đặt câu; đặt câu đủ bộ phận, diễn đạt ý trọn vẹn -PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT : GV cùng HS viết đúng giúp đỡ các em đọc đúng và viết đúng từ khó trong bài viết chính tả. - HSNK : Giúp HS chậm hoàn thành BT4 VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân tìm và viết các đồ vật có tiếng bắt đầu bằng s/x Thứ tư, ngày 4 tháng 11 năm 2020 BUỔI SÁNG: Tiết 1: TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG (T2) I. Mục tiêu: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 11
  12. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy * KT: + Tính được giá trị biểu thức chứa hai chữ với giá trị cho trước của chữ. + Biết tính chất giao hoán của phép cộng. * KN: Vận dụng kiến thức đã học làm thành thạo các bài tập dạng tính giá trị biểu thức có hai chữ số * TĐ: Có thái độ kiên trí trong học tập, yêu thích môn học * NL: Phát triển năng lực tính toán. Năng lực phân tích logic * HSKT: Biết cách thực hiện phép tính cộng số có 1 chữ số. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Đố bạn” Học sinh nêu một phép tính và kết quả yêu cầu bạn nêu bạn thay đổi vị trí các số hạng để có cùng kết quả giống phép tính đã cho. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS trả lời đúng các câu hỏi của bạn. Nêu được tính chất giao hoán của phép cộng, Trả lời to rõ ràng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: (BT1,2,3) *Đánh giá: - Tiêu chí: Biết cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ, Lập luận chặt chẽ khi làm toán. HS viết số đẹp rõ ràng, trình bày đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: (BT4,5,6) Đọc số liệu trên sơ đồ. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS vận dụng được tính chất giao hoán của phép cộng để ghi nhanh kết quả của phép tính hay so sánh các phép tính mà không cầ đặt tính và tính. . - PP:Quan sát,vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,viết nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HS tiếp thu chậm: GV giúp đỡ cỏc em hiểu và làm được BT3 - Đối với HS Tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn TTC trong nhóm VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với bố mẹ hoàn thành phần ứng dụng SHD Tiết 2: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 12
  13. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy TIẾNG VIỆT: BÀI 7B: THẾ GIỚI ƯỚC MƠ (T1) I. Mục tiêu: - KT: + Hiểu nghĩa các từ khó: Vương quốc Tương lai, công xưởng, thuốc trường sinh + Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh đầy trí sáng tạo góp sức mình vào cuộc sống. - KN: Biết đọc trơn, trôi chảy đúng với một văn bản kịch, biết ngắt giọng rõ ràng, hồn nhiên thể hiện được các tâm trạng háo hức, ngạc nhiên thán phục, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cảm. - TĐ: Giúp HS yêu thích môn học. Thích khám phá, sáng tạo ra những điều mới lạ có ý nghĩa. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ; năng lực sáng tạo. * HSKT: Đọc được tên các nhân vật trong truyện. II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: (Theo TL) *Đánh giá: - Tiêu chí : Quan sát tranh, trả lời đúng câu hỏi - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 2: (Theo TL) *Đánh giá: - Tiêu chí : Nắm được giọng đọc của bài: hồn nhiên, thể hiện tâm trạng háo hức của Tin-tin và Mi-tin. Lời của các em bé tự tin, tự hào. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 3: (Theo TL) *Đánh giá: - Tiêu chí : Đọc đúng các từ, nắm được nghĩa của các từ khó - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 4: (Theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: Biết đọc trơn, trôi chảy đúng với một văn bản kịch, biết ngắt giọng rõ ràng, hồn nhiên thể hiện được các tâm trạng háo hức, ngạc nhiên thán phục, đủ để phân biệt tên nhân Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 13
  14. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cảm. Đọc đúng các từ khó và đảm bảo tốc độ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: (Theo TL) * Đánh giá -Tiêu chí: + Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh đầy trí sáng tạo góp sức mình vào cuộc sống. + Học sinh trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. Câu 1: Vì nơi đó là mơ ước cuộc sống của tương lai. Câu 2: a-3; b-5; c- 1; d-2; e-4 Câu 3: Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai? ( HS nói theo sở thích của mình và giải thích được vì sao) -PP: quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. HĐ6: (theo tài liệu) * Đánh giá -Tiêu chí:+ Biết ngắt giọng rõ ràng, hồn nhiên thể hiện được các tâm trạng háo hức, ngạc nhiên thán phục, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cảm. + Biết đọc phần vai của mình. -PP: quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Đối với HSCHT: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó; ngắt, nghỉ câu hợp lí - Đối với HS Tiếp thu nhanh: Đọc diễn cảm toàn bài VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân đọc lại bài nhiều lần và hoàn thành phần ứng dụng SHD Tiết 3: TIẾNG VIỆT: BÀI 7B: THẾ GIỚI ƯỚC MƠ (T2) I. Mục tiêu: -KT: + Kể lại được câu chuyện lời ước dưới trăng. + Hiểu nội dung câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người -KN: Rèn kĩ năng nói, nói tự nhiên, nói bằng lời của mình câu chuyện mà bản thân các em đã nghe, đã đọc. Rèn kĩ năng nghe, nghe thầy cô,nghe bạn kể và nhớ câu chuyện. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 14
  15. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy - TĐ: Bồi dưỡng các em đức tính thân thiện, biết nghĩ cho người khác. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực kể chuyện, tự giải quyết vấn đề. * HSKT: Lắng nghe câu chuyện, kể tên được các nhân vật trong câu chuyện. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1, 2: * Đánh giá: -Tiêu chí: + Nắm tên câu chuyện, các sự việc chính diễn ra trong câu chuyện (HĐ1) + Lắng nghe thầy cô kể chuyện Lời ước dưới trăng (HĐ2) -PP: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi , nhận xét bằng lời HĐ 3: * Đánh giá: -Tiêu chí: + HS hỏi-đáp đúng các câu hỏi: 1) Đêm rằm tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi được đến hồ để nói điều ước nguyện cho đời mình 2) Chị Ngàn-một cô gái mù đến hồ để cầu nguyện dưới trăng 3) Chị Ngàn đã khẩn cầu cho bác hàng xóm được khỏi bệnh 4) Từ việc làm của chị Ngàn, bạn nhỏ hiểu ra: chúng ta cần có lòng nhân ái, bết thông cảm và sẻ chia cho nỗi đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp đó sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người + Chia sẻ tích cực với bạn -PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời HĐ 4: * Đánh giá: -Tiêu chí: + HS dựa vào tranh vẽ kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết sử dụng lời kể phù hợp, kết hợp giọng điệu với cử chỉ, thể hiện được tính cách nhân vật + Đưa ra được nhận xét về lời kể của bạn -PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 5: * Đánh giá: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 15
  16. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy -Tiêu chí: + HS kể lại được toàn bộ diễn biến câu chuyện, giọng kể tự nhiên kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, thể hiện được tính cách của nhân vật phù hợp với nội dung câu chuyện + Tham gia thi kể chuyện tích cực, hào hứng -PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT: Giúp HS nắm các nhân vật, sự việc chính trong câu chuyện; kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh - HSHT: Hướng dẫn HS kể chuyện kết hợp giọng kể với cử chỉ, điệu bộ tự nhiên VII. Hướng dẫn ứng dụng: Cùng người thân thực hiện hoạt động 2. Tiết 4: KHOA HỌC: SỬ DỤNG THỨC ĂN SẠCH VÀ AN TOÀN, PHÒNG BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA (T2) I. Mục tiêu * KT: -Sau bài học, em: chia sẻ những hiểu biết về thực phẩm sạch và an toàn. - Một số cách bảo quản thực phẩm. * KN: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để vận dụng vào cuộc sống, đặc biệt là trong ăn uống hàng ngày. * TĐ:Có ý thức thực hiện ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. * NL: Giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. * HSKT: Nắm được một số thực phẩm sạch và an toàn. II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập III. Điều chỉnh nội dung dạy học: IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. V. Đánh giá thường xuyên: HĐTH1: Chia sẻ thông tin về việc bảo quản thực phẩm ở gia đình * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS nói được các cách bảo quản thực phẩm ở gia đình mình đang làm. Cách bảo quản đó phù hợp với loại thực phẩm nào. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐTH2: * Đánh giá: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 16
  17. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy - Tiêu chí: +HS lựa chọn được cách bảo quản phù hợp với các loại thực phẩm tươi sống.và nói được cách làm để bảo quản các loại thực phẩm đó. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 3: Viết và thực hiện * Đánh giá: - Tiêu chí: +HS viết và làm được các việc giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HS chậm : GV giúp đỡ cỏc em hiểu và làm được BT3 - HSNK : Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn còn chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD Tiết 5: HĐNGLL: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 1 : PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA EM Ở KHU DÂN CƯ (T1) I.Mục tiêu - Hiểu khu dân cư là nơi em cùng cư trú, sinh hoạt, vui chơi với mọi người xung quanh giống như một gia đình vậy. Đây là môi trường để các em học tập về cách sống , cách cư xử , từ đó dần trưởng thành. - Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ cùng mọi người trong khu dân cư. - Tích cực tham gia các hoạt động với cộng đồng, giữ mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm, láng giềng và những người xung quanh. - Rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày , chia sẻ, hợp tác cho HS * HSKT: Hiểu khái niệm về khu dân cư. II. Chuẩn bị - GV: Tranh ảnh, tài liệu giảng dạy. - HS: SGK, màu vẽ. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát một bài . - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 17
  18. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Khám phá Mục tiêu: HS vẽ được bản đồ mô tả khu dân cư mà mình đang sống. Cách tiến hành: - HS tự vẽ bản đồ mô tả khu dân cư mà mình đang sống - HS chia sẻ cùng bạn trong nhóm . - GV yêu câu HS dựa vào bản đồ vừa vẽ mô tả khu dân cư mà mình đang sống cho các bạn nghe. - GV tổng kết, tuyên dương hs Việc 1: Làm việc cá nhân - Tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến khu dân cư mà mình sinh sống và vẽ bản đồ khu dân cư mà mình đang sống. Việc 2: - Thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi. Việc 3: Chia sẻ, thảo luận nhóm lớn - Chia sẻ với các bạn. *Đánh giá: -Tiêu chí đánh giá: Học sinh vẽ bản đồ và miêu tả được khu dân cư mà mình đang sống. + Học sinh tự học và hợp tác nhóm tích cực. + Học sinh tự tin phát biểu ý kiến. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ2: Thực hành Mục tiêu: HS tìm hiểu hoạt động của khu dân cư. Cách tiến hành - HS tự hoàn thành bài tập - HS chia sẻ cùng bạn trong nhóm - GV cùng hs rút ra lời khuyên. : Khu dân cư là nơi em cùng cư trú sinh hoạt, vui chơi với mọi người xung quanh giống như một gia đình vậy Đây là môi trường để các em học tập về cách sống , cách cư xử , từ đó dần trưởng thành. Việc 1: Làm việc cá nhân - Học sinh tìm hiểu về hoạt động của khu dân cư. Việc 2: - Thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi. Việc 3: Chia sẻ, thảo luận nhóm lớn - Chia sẻ với các bạn. *Đánh giá: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 18
  19. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy -Tiêu chí đánh giá: Học sinh biết được: Khu dân cư là nơi em cùng cư trú sinh hoạt, vui chơi với mọi người xung quanh giống như một gia đình vậy Đây là môi trường để các em học tập về cách sống , cách cư xử , từ đó dần trưởng thành. + Học sinh tự học và hợp tác nhóm tích cực. + Học sinh tự tin phát biểu ý kiến. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Chia sẻ nội dung bài học với người thân. Thứ năm, ngày 5 tháng 11 năm 2020 BUỔI SÁNG: Tiết 1: TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ. TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (T1) I. Mục tiêu: -KT: Em thực hiện được biểu thức có chứa 3 chữ. Tính được giá trị của biểu thức có chứa ba chữ với giá trị cho trước của các chữ. + Em biết tính chất kết hợp của phép cộng. Em vận dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính tổng của 3 số. -KN: Vận dụng tính chất cơ bản của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. -TĐ: Có thái độ kiên trí tìm tòi trong học tập, yêu thích môn học -NL: Phát triển năng lực tính toán, Năng lực phân tích lôgic. * HSKT: Biết cách thực hiện phép tính cộng số có 1 chữ số có nhớ. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: Khởi động: *Đánh giá: - Tiêu chí: + HS nêu được ví dụ về biểu thức có chứa chữ, trả lời to rõ ràng. + Tham gia trò chơi tích cực, sôi nổi - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 2: (HĐCB) Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn *Đánh giá: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 19
  20. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy - Tiêu chí: Biết vận dụng cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ để tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. Biết cách tính và nêu nhanh vào chỗ chấm kết quả của biểu thức. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 3: (theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: HS so sánh và nêu đúng kết quả của biểu thức và giải thích được vì sao hai biểu thức đó có kết quả bằng nhau và rút ra được ghi nhớ về tính chất kết hợp của phép cộng. Vận dụng làm tốt BT5 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT: GV cùng HS nhanh giúp đỡ cỏc em hiểu và hoàn thành BT3 - HSHTT : Hoàn thành tốt bài tập của mình và làm thêm BT sau: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 3419 + 81+ 1476 ; 813 + 764 + 2187 VII. Hướng dẫn ứng dụng:Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD Tiết 2: TIẾNG VIỆT: BÀI 7B: THẾ GIỚI ƯỚC MƠ (T3) I. Mục tiêu: -KT: Viết được đoạn văn trong trong bài văn kể chuyện. Xây dựng hoàn chỉnh đoạn văn gồm nhiều đoạn. - KN: Dựa trên hiểu biết viết được một đoạn văn. - TĐ: HS yêu thích môn học. Chia sẽ nghiêm túc trong khi góp ý. - NL: Phát triển năng lực viết, năng lực sử dụng ngôn ngữ , lựa chọn. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Vở ô ly III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐTH6: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. 6.1. * Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc và hoàn thành các gợi ý các sự việc chính ở mỗi đoạn của câu chuyện Lời ước dưới trăng a) Ở làng Bồ Trang đến bên hồ Hàm Nguyệt để nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới trăng. b) Chị Ngàn – một cô gái mù cũng đến bên hồ để nói điều nguyện ước của mình. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 20
  21. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy c) Nghe chị Ngàn khẩn cầu cho bác hàng xóm được khỏi bệnh, tôi nhìn chị ngỡ ngàng “ cả đời chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước đó cho bác hàng xóm” d) Tôi hiểu ra. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi em sẽ làm giống chị. - PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 6.2. Chọn một ý và viết thành một đoạn văn. * Đánh giá : - Tiêu chí: +Dựa vào gợi ý các viết được một đoạn văn. Dùng từ viết đúng và hay, câu đúng ngữ pháp. Ý văn chặt chẽ. + Biết lựa chọn những chi tiết chính và phát triển viết thành đoạn văn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT : GV giúp HS hoàn thiện các gợi ý; giúp các em viết câu diễn đạt trọn vẹn ý - HSNK : Hướng dẫn HS diễn đạt câu hay, lời văn có cảm xúc. VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với bố mẹ hoàn thành BT2 phần ứng dụng SHD Tiết 4: TIẾNG VIỆT: Bµi 7C: BẠN MƠ ƯỚC ĐIỀU GÌ (T1) I. Mục tiêu: -KT: Luyện viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. -KN:Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam để viết đúng. - TĐ: HS Có thái độ nghiêm túc trong viết tên riêng, viết tên địa lí Việt Nam. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. * HSKT: Viết đúng tên của mình II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: Khởi động BVN Tổ chức cho cả lớp chơi trò “ Thi viết nhanh tên riêng” như hướng dẫn ở SHD * Đánh giá: - Tiêu chí: +Viết tên riêng mà nhóm bạn đọc + Viết đẹp, rõ ràng. - PP: Quan sát. Vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 21
  22. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy HĐ 2: Viết vào vở nháp các tên riêng trong đoạn văn. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Đọc viết lại đúng các tên riêng trong đoạn văn, nêu được luật viết hoa tên riêng và tên địa lí Việt Nam. + Viết đẹp, trình bày cẩn thận. - PP: Quan sát. Vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Viết họ và tên, địa chỉ người thân theo mẫu. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Dựa vào mẫu viết đúng tên , địa chỉ của người thân. - PP: Quan sát. Vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT : GV cùng HS nhanh giúp đỡ các em BT2 - HSHTT: Hoàn thành tốt các BT và giúp HS khỏc trong nhóm . VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân viết tên các thành phố của Việt Nam. Thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020 BUỔI SÁNG: Tiết 3: TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG (T2) 1.Mục tiêu: *KT: Em thực hiện được: Tính được giá trị của biểu thức có chứa ba chữ với giá trị cho trước của các chữ. +Em biết tính chất kết hợp của phép cộng. Em vận dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính tổng của 3 số. *KN: Vận dụng tính chất cơ bản của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. *TĐ: Có thái độ kiên trí tìm tòi trong học tập, yêu thích môn học * NL: Phát triển năng lựctoán học, Năng lực phân tích lôgic. * HSKT: Thực hiện thành thạo phép tính cộng có nhớ 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Bảng nhóm. 3.Điều chỉnh nội dung dạy học: BT 5 Chuyển lên trước BT3 4.Điều chỉnh nội dung hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo logo ở SHD. 5. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 22
  23. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy HĐ 2: (HĐTH BT1,2,5) Tính gí trị biểu thức *Đánh giá: - Tiêu chí: HS lập luận chặt che và tính đúng kết quả của các biểu thức. Hs Trình bày rõ ràng khoa học. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ 3: (BT 3,4) *Đánh giá: - Tiêu chí: Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để ghi nhanh và đúng số thích hợp vào chỗ trống. Tính biểu thức bằng cách thận tiện nhất. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Giải toán có lời văn. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết phân tích bài toán tóm tắt rồi giải đúng. Trình bày đẹp lời giải ngắn gọn khoa học. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 6. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: -HSCHT : GV cùng HSHTT giúp đỡ các em hiểu và hoàn thành BT4,5,6 - HSHT : Giúp HSCHT và làm thêm BT sau: Tính giá biểu thức: n + m x p Với n =54372, m = 8743, p =6. ; n : m - p với n = 8193 , m =3 , p = 135 7.Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với bố mẹ hoàn thành phần ứng dụng SHD Tiết 4: TIẾNG VIỆT: BÀI 7C: BẠN MƠ ƯỚC ĐIỀU GÌ ? (T2) I. Mục tiêu: -KT: Xây dựng đựơc câu chuyện theo trình tự thời gian. -KN: Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. -TĐ: HS có ý thức kĩ càng trong học tập. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐTH1: Luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 23
  24. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy * Đánh giá: - Tiêu chí: +Dựa vào gợi ý để sắp xếp lại các ý theo trình tự thời gian và kể lại câu chuyện. + Kể lại câu chuyện trôi chảy, kết hợp giọng kể hồn nhiên, nhí nhảnh,thu hút người nghe. - PP: Quan sát, vấn đáp. - KT: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT : GV cùng HSHTT giúp đỡ HS chậm BT1 - HSHTT : Hoàn thành tốt BT và giúp các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà cùng với người thân hoàn thành phần ứng dụng SHD BUỔI CHIỀU: Tiết 1: ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1) I. Mục tiêu * KT: Học xong bài này HS có khả năng: - Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào.Vì sao phải tiết kiệm tiền của * KN: HS biết tiết kiệm tiền, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày. * TĐ: Giúp HS có thái độ tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày. * NL: Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm. * HSKT: Lắng nghe câu chuyện. II. Đồ dùng học tập: - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy - học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * HĐ 1:Khởi động: BVN : Tổ chức cho lớp hát một bài. * HĐ 2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Việc 1 : Em đọc thông tin ở SGK Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi. Việc 3 : Chia sẻ trong nhóm Việc 4 : Chia sẻ trước lớp ( GV cùng tương tác với HS để chốt kiến thức) *Đánh giá: + Tiêu chí : -Học sinh nói được những suy nghĩ của mình về nội dung vì sao lại phải tiết kiệm. Hiểu được là không phải vì nghèo mà tiết kiệm vì tiền bạc của cải là mồ hôi công sức của bao người lao động Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 24
  25. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * HĐ 3: Làm BT ( Bày tỏ thái độ) Việc 1 : Em thực hiện bài tập 1 và bày tỏ ý kiến theo quy ước. Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi với nhau. Báo cáo với cô giáo kết quả ý kiến của mình + Tiêu chí : -Học sinh bày tỏ được ya kiến của mình tán thành, phân vân hoặc không tán thành và giải thích được vì sao lại có thái độ như vậy. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 4: Ghi ý kiến của mình vào phiếu học tập. Việc 1 : Cá nhân suy nghĩ và ghi những việc mình chọn theo mầu ở phieeis học tập ( Như SGK) Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi và thống nhất ý kiến Việc 3 : Chia sẻ trong nhóm Việc 4 : Chia sẻ trước lớp ( GV cùng tương tác với HS để chốt kiến thức) *Đánh giá: + Tiêu chí : -Học sinh kể được những việc làm và những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của, giải thích được vì sao những viếc đó nên hoặc không nên làm. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng gia đình tìm hiểu những việc làm nào của bố mẹ nhằn tiết kiệm để học tập. Tiết 2: ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN TUẦN 6 I. Mục tiêu: - KT: Nắm KT về đọc, viết, so sánh các số TN; thực hiện phép tính cộng, trừ các số có đến sáu chữ số; chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian, đọc thông tin trên biểu đồ cột - KN: Vận dụng KT đã học để thực hành làm BT -TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. - NL: Giúp HS phát triển năng tính toán, NL tự học. * HSKT: Thực hiện phép cộng có 2 chữ số II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Vở em tự ôn luyện toán 4 Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 25
  26. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy III. Điều chỉnh nội dung dạy học: - HS thực hiện các HĐ 1, 2,3,4, 7 tại lớp. - Các HĐ còn lại HS thực hiện ở HĐ vận dụng. IV. Điều chỉnh hoạt động: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: Theo TL * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm được cách viết số liền trước, số liền sau của một số, hợp tác tích cực cùng bạn - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 2: Theo TL * Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc đúng các số, nêu đúng gái trị của chữ số 3 trong mỗi số; hợp tác tích cực cùng bạn - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 3, 4: Theo TL * Đánh giá: - Tiêu chí: + Nắm cách đặt tính, nêu được cách thực hiện phép tính cộng, trừ. + Chia sẻ tích cực cùng bạn - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 7: Theo TL * Đánh giá: - Tiêu chí: Nắm được cách chuyển đôi đơn vị đo khối lượng, thời gian; vận dụng làm đúng bài tập chuyển đổi đơn vị đo - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: * Gợi ý cho HSCHT: - Giúp HS nắm cách tìm số liền sau, số liền trước của một số, cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ; cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian * HSHT: Hoàn thành tốt tất cả các HĐ. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện các bài tập còn lại. Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 26
  27. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy Tiết 3: SHTT: SINH HOẠT LỚP - HOẠT ĐỘNG VỆ SINH CHĂM SÓC BỒN HOA CÂY CẢNH I MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được những ưu điểm của tuần qua để phát huy. Biết cách chăm sóc bồn hoa cây cảnh và có ý thức bảo vệ chúng. Giáo dục kĩ năng sống , kĩ năng trồng trọt để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. - Nắm đươc tồn tại để khắc phục. - Rèn tính tự lập, mạnh dạn cho HS - Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, khám phá thiên nhiên, Năng lực tự phục vụ. II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH CHĂM SÓC BỒN HOA CÂY CẢNH HĐ 1: Nghe thầy cô hướng dẫn cách chăm sóc bồn hoa cây cảnh *Đánh giá: -Tiêu chí: HS nắm được kĩ thuật, cách thức và công việc chăm sóc của mình -PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 2: Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm *Đánh giá: -Tiêu chí: Các nhóm nắm được công việc và vị trí khu vực của mình. -PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 3: Các nhóm tiến hành chăm sóc bồn hoa cây cảnh. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS tích cực nhiệt tình. Biết cách chăm sóc hoa và nghiêm túc trong khi làm, đảm bảo an toàn cho mình và cho bạn. (Các nhóm thực hiện nghiêm túc, trồng dặm, nhổ cỏ, tuối nước cho các bồn hoa,cây cảnh. Làm nghiêm túc, không đùa nghịch trong quá trình thực hiện trách xảy ra tai nạn. HS Thấy được ý nghĩa việc mình làm và yêu thích công việc này). -PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn nhận xét bằng lời 2. SINH HOẠT LỚP: 2.1 CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua - các nhóm trưởng tự đánh giá kết quả thi đua của nhóm mình - CTHĐTQ tổng hợp và nhận xét thi đua của các nhóm . 2.2. Ý kiến của các thành viên trong lớp. *Đánh giá: Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 27
  28. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy -Tiêu chí: Phân tích được những vấn đề cần tuyên dương , những vấn đề cần khắc phục. Ý kiến góp ý nhẹ nhàng có ý thức xây dựng, không chỉ trích hay trách móc bạn. + Biết tiếp thu ý kiến góp ý xây dựng của bạn và nêu được hướng khắc phục sửa chửa. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời 2.3 .Bình bầu thi đua các nhóm và cá nhân xuất sắc trong tuần. *Đánh giá: -Tiêu chí:+ Đưa ra những ưu điểm thuyết phục, đạt các tiêu chí đưa ra, tiến bộ và có ý thức vươn lên. + Nhìn thấy được sự tiến bộ của bạn, động viên bạn để bạn có động lực phấn đấu hơn nữa. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2. 4. Kế hoạch hoạt động tuần tới : - Thực hiện tốt ATGT, ATTTTH,Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Tập bài thể dục giữa giờ, làm tốt công tác vệ sinh, - Đi học đúng giờ , chấp hành tốt các nội quy quy định của nhà trường. 2.5 Biểu quyết thông qua kế hoạch. III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Chia sẻ với người thân, thực hiện ATGT, ATĐN trong ngày nghỉ.   Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 28
  29. NhËt kÝ d¹y häc Líp 4D Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy Gi¸o viªn: Lª ThÞ Thóy H»ng N¨m häc: 2020 - 2021 29