Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 9 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Hoàng Thùy Trang

doc 25 trang thienle22 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 9 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Hoàng Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ki_day_hoc_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_giao_vien_hoa.doc

Nội dung text: Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 9 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Hoàng Thùy Trang

  1. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 TUẦN 9 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 9A: ÔN TẬP 1 (T1) I.Mục tiêu 1. KT: Ôn luyện một số bài tập đọc. Biết tìm các sự vật và từ so sánh trong câu. 2. KN: Đọc trôi chảy và hiểu nội dung của các bài tập đọc. Viết đúng tên các sự vật so sánh. 3.TĐ: Yêu thích môn học, tích cực chia sẻ kết quả hoạt động 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - GV: SHD, PHT, bông hoa. - HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu. 1. (CB). Nghe thầy cô hướng dẫn chơi trò chơi Hái hoa Thầy cô chuẩn bị 16 bông hoa bằng giấy ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 1 – tuần 8. Học sinh lên bốc thăm và đọc bài có yêu cầu ghi ở phiếu: Cậu bé thông minh, Chiếc áo len, Hai bàn tay em, Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Quạt cho bà ngủ, Người mẹ, Ông ngoại. - HS lên bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu ghi ở thăm. - Lớp cùng nhận xét, chia sẻ * ĐGTX: + Tiêu chí:Đọc trôi chảy, đọc đúng từ, ngắt nghỉ đúng ở các bài tập đọc có ở phiếu. Nắm được nội dung các bài tập đọc. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi; ghi chép ngắn. 2. (CB). Viết vào bảng nhóm tên các sự vật được so sánh với nhau * ĐGTX: + Tiêu chí: Tìm và điền đúng sự vật so sánh vào PHT. Tích cực học tập, chia sẻ kết quả hoạt động. Câu Sự vật a Sự vật b a Hồ Chiếc gương bầu dục khỗng lồ b Cầu Thê Húc Con tôm c Đầu con rùa Trái bưởi + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 1
  2. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 3.(TH) Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh ( tiếng sáo, hai trái núi, một cánh diều, những hạt ngọc) * ĐGTX: + Tiêu chí: Tìm và điền đúng sự vật so sánh để hoàn thành câu có hình ảnh so sánh. Tích cực học tập, chia sẻ kết quả hoạt động. a. Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như (một cánh diều) b. Tiếng gió rừng vu vi như . ( tiếng sáo) c. Sương sớm long lanh tựa .(những hạt ngọc) d. Tòa tháp đôi sừng sững như .(hai trái núi) + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em đọc còn hạn chế đọc đúng các từ khó trong bài, đọc trôi chảy toàn bài. - HS HTT: Tiếp cận giúp các em đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của các bài tập đọc đã học. VII. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ bài học cho người thân nghe. TIẾNG VIÊT BÀI 9A: ÔN TẬP 1 (T2) I.Mục tiêu 1. KT: Nhận biết phép so sánh. Biết điền vào tờ giấy in sẵn. 2. KN: Tìm đúng các sự vật so sánh. Điền đúng vào tờ đơn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. 3.TĐ: Yêu thích môn học, tích cực hoạt động nhóm. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - GV: SHD, PHT - HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ2 (TH): Tìm hình ảnh so sánh * ĐGTX: + Tiêu chí: tìm đúng các sự vật so sánh với nhau trong câu. Tích cực học tập, chia sẻ kết quả hoạt động. a. quả cà chua như cái lồng đèn nhỏ xíu. b. quả ớt như ngọn lửa đèn dầu. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ3 (TH): Viết câu vừa tìm được vào vở * ĐGTX: Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 2
  3. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 + Tiêu chí: Viết đúng câu vào vở: Viết hoa chữ đầu câu và cuối câu có dấu chấm. Trình bày sạch, đẹp. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ4 (TH): Viết đơn - Em lấy mẫu đơn in sẵn rồi điền thông tin cá nhân vào tờ đơn. * ĐGTX: + Tiêu chí: Điền đúng thông tin vào mẫu đơn. Nắm được cấu trúc của một lá đơn. Thực hiện nhanh, tích cực chia sẻ kết quả hoạt động. + PP: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em hoàn thành các BT. - HSHTT: Cùng giúp đỡ các bạn trong nhóm hoàn thành BT. VII. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ cách viết một lá đơn với người thân. TOÁN: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê-KE I.Mục tiêu: 1. KT: Bước đầu em có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông. 2. KN: Sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông. 3.TĐ: Yêu thích môn học. Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, ê ke - HS: SHD, vở, ê ke III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1 (CB): Quan sát * ĐGTX: + Tiêu chí: Củng cố lại cách xem đồng hồ và bước đầu nhận biết về góc qua hai kim giờ, phút. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2 (CB): Quan sát rồi nghe thầy cô hướng dẫn. * ĐGTX: + Tiêu chí: Nhận biết, hiểu thế nào góc, góc vuông, góc không vuông. Biết cách gọi tên, xác định đỉnh và các cạnh của một góc. + PP: vấn đáp, quan sát Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 3
  4. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3,4 (CB): Quan sát rồi thảo luận cách dùng ê ke để vẽ góc * ĐGTX: + Tiêu chí: - Nhận biết, hiểu thế nào góc, góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng ê ke để vẽ góc vuông. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp các em hiểu được góc vuông, góc không vuông. - HSHTT: Cùng giúp đỡ, hướng dẫn bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Chia sẻ cách nhận biết và vẽ góc vuông với người thân. Buổi chiều ĐẠO ĐỨC: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (T1) I.Mục tiêu: - KT: Biết cảm thông chia sẻ những khó khăn của mọi người và biết giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - KN: Thực hiện những hành động thể hiện sự quan tâm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn. -TĐ: Quan tâm, động viên, giúp đỡ bạn - NL: Phát triển năng lực hợp tác nhóm. II. Tài liệu và phương tiện: - GV: Sách BT. Tranh VBT - HS: Sách BT, vở. III. Các hoạt động học: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1. Thảo luận xử lý tình huống Việc 1: Em đọc các tình huống sau: Việc 2: Nhóm trưởng cử bạn đóng vai trong nhóm xử lí tình huống, nhận xét. - CTHĐTQ yêu cầu hai nhóm đóng vai xử lí tình huống - Khi bạn có chuyện buồn chúng ta cần làm gì? * ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: nêu được các tình huống và nêu được cách xử lý tình huống Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 4
  5. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Đóng vai Việc 1: Em đọc các tình huống sau: Việc 2: Nhóm trưởng cử bạn đóng vai trong nhóm xử lí tình huống, nhận xét. - CTHĐTQ yêu cầu hai nhóm đóng vai xử lí tình huống - Sự chia sẻ niềm vui và nổi buồn đặc biệt là người khuyết tật giúp cho họ thêm được điều gì? - Khi bạn gặp hoạn nạn do tai nạn rủi ro em cần phải làm gì? GV chốt: Sự cảm thông, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với những người xung quanh, đặc biệt là những người khuyết tật, sẽ giúp họ thêm nghị lực vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. * ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: đóng được các vai và nêu được cách xử lý tình huống. Tích cực học tập và chia sẻ kết quả hoạt động. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. * Hoạt động ứng dụng HS biết thông cảm và chia sẻ bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. HĐNGLL: HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY 20-11 I. Mục tiêu - KT: HS biết ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - KN: HS biết thực hiện được những việc làm, các hoạt động chào mừng ngày 20-11 nhằm tri ân các thầy cô giáo. -TĐ: Giáo dục HS biết tôn trọng và biết ơn những thầy cô giáo dạy dỗ mình. - NL: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị đồ dùng Bút màu giấy màu II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi nêu tên các bài hát nói về thầy cô giáo. -Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. HĐ1: Tìm hiểu về ngày 20-11(10p). Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 5
  6. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn nêu những hiểu biết của mình về ngày 20-11 (nhóm trưởng cho các bạn thống nhất ý kiến: 20-11 là ngày gì ? – Vì sao ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam? ) Việc 2: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. Việc 3 : Ban học tập lên chia sẻ trước lớp. (Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em , Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.) *Đánh giá: - Tiêu chí: Biết được ý nghĩa của ngày 20-11, biết tôn trọng, yêu quý những thầy cô giáo của mình. - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ2:Các hoạt động chào mừng ngày 20-11 Việc 1: Toàn nhóm quan sát tranh ảnh một số hoạt động chào mừng ngày 20-11. Việc 2: Thảo luận về cách tổ chức các hoạt động chào mừng ngày 20-11. Việc 3: Ban học tập lên chia sẻ trước lớp GV tương tác với HS liên hệ thực tế. *Đánh giá: - Tiêu chí: Có những ý tưởng hay trong việc tổ chức các hoạt động chào mừng 20-11. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3: Vẽ các hoạt động vào tranh hoặc làm bưu ảnh tặng các thầy cô giáo. Việc 1: Toàn nhóm thảo luận các tổ chức hoạt động. Việc 2: Hai bạn cùng bàn cách thực hiện Việc 3: Nhóm trưởng điều hành cả nhóm thực hiện ý tưởng. Việc 4 : Ban học tập lên chia sẻ trước lớp GV tương tác với HS liên hệ thực tế. *Đánh giá: - Tiêu chí: Vẽ được một số hoạt động, làm bưu ảnh đẹp, màu sắc hài hòa, nội dung có ý nghĩa dành tặng thầy cô nhân ngày 20-11 - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 6
  7. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng chia sẻ với người thân về ngày 20-11. Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020 TOÁN GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê-KE (T2) I.Mục tiêu: 1. KT: Củng cố biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. 2. KN: Sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông. Vận dụng làm đúng BT. 3.TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, ê ke - HS: SHD,vở, ê ke III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1 (TH): Dùng ê ke nhận biết góc vuông, góc không vuông * ĐGTX: + Tiêu chí: Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2 (TH): Xác định góc vuông, góc không vuông trong hình tứ giác * ĐGTX: + Tiêu chí: Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3 (TH): Dùng ê ke để vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước. * ĐGTX: + Tiêu chí: Biết dùng ê ke để vẽ góc vuông. Thực hiện nhanh nhẹn, biết chia sẻ kết quả hoạt động với bạn. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ choHS: - HSCHT: Giúp các em hiểu được góc vuông, góc không vuông, làm đúng BT. - HS HT,HTT: Cùng giúp đỡ, hướng dẫn bạn trong nhóm. VII. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ cách vẽ góc vuông bằng ê-ke với người thân. TIẾNG VIÊT: BÀI 9B: ÔN TẬP 2 (T1) Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 7
  8. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 I.Mục tiêu: 1. KT: Biết kể một câu chuyện đã học. Biết đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học. 2. KN: Kể câu chuyện đúng nội dung, kể theo ngôn ngữ của mình và kết hợp điệu bộ khi kể. 3.TĐ: Yêu thích môn học 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, PHT, các bông hoa. - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 (CB): Trò chơi hái hoa * ĐGTX: + Tiêu chí: Bốc thăm và đọc trôi chảy bài tập đọc ghi trong phiếu. Nắm được nội dung cơ bản của các bài tập đọc đã học. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2(CB): Kể một câu chuyện em đã học trong 8 tuần đầu. * ĐGTX: + Tiêu chí: - Kể lại được nội dung câu chuyện dựa vào gợi ý. - Biết diễn đạt theo ngôn ngữ của mình. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận, giúp đỡ học sinh kể được các câu chuyện. - HSHTT: Yêu cầu HS nắm nội dung câu chuyện, kể trôi chảy, thể hiện đúng giọng điệu trong câu chuyện. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em kể lại các câu chuyện cho người thân nghe. Buổi chiều TN-XH : CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CƠ QUAN THẦN KINH (T2) I.Mục tiêu: 1.KT: Nêu được một số việc làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. Biết vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. 2.KN: Thực hiện những việc làm để bảo vệ cơ quan thần kinh, tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh. Lập được thời gian biểu hằng ngày. 3.TĐ: Biết giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh của mình. 4.NL: Giúp HS phát triển NL hợp tác nhóm trong học tập. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV : SHD, tranh Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 8
  9. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - HS : SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 (TH): Hoàn thành bảng * ĐGTX: + Tiêu chí: Lập được thời gian biểu hợp lí hằng ngày. Tích cực chia sẻ kết quả hoạt động. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2 (TH): Chúng em cần làm gì để có lợi cho sức khỏe * ĐGTX: + Tiêu chí: Biết vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. Có ý thức thực hiện những việc làm có lợi cho sức khỏe. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3 (TH): Xây dựng cam kết bảo vệ cơ quan thần kinh và sức khỏe * ĐGTX: + Tiêu chí: Kể được các chất gây kích thích và có hại đối với cơ quan thần kinh. - Biết tránh các việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh. - Kể được các chất gây kích thích và có hại đối với cơ quan thần kinh. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Biết được các việc nên làm, các chất kích thích nên tránh để bảo vệ cơ quan thần kinh. Biết vai trò của giấc ngủ và lập được thời gian biểu cho bản thân. - HSHTT: Cùng giúp bạn nắm kiến thức bài học. VII. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. Thực hiện các biện pháp để bảo vệ cơ quan thần kinh. TOÁN : Bài 24: ĐỀ - CA –MÉT. HÉC – TÔ – MÉT I. Mục tiêu: 1. KT: Em biết tên gọi, kí hiệu của hai đơn vị đo độ dài Đề - ca - mét, Héc – tô- mét. Quan hệ giữa Đề - ca - mét, Héc - tô - mét. 2. KN: Đổi số đo có đơn vị Đề - ca – mét hoặc Héc - tô - mét ra số đo có đơn vị là mét.Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. 3.TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL tính toán , hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị ĐDDH: Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 9
  10. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - GV: SHD, máy tính, máy chiếu,bảng phụ - HS: SHD, vở, PHT III. Hoạt động dạy học A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhớ lâu hơn” Cách chơi: Các nhóm sẽ thảo luận và ghi nhanh các đơn vị đo độ dài mà các em đã được học vào bảng nhóm. Trong thời gian 2 phút, nhóm nào ghi đúng và được nhiều đơn vị đo độ dài nhất thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Học sinh ghi được 5 đơn vị đo độ dài đã học:km, m, dm,cm, mm + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. - Giáo viên giới thiệu bài, tiết học. - Giáo viên ghi đề bài trên bảng, hs viết vở. - Đọc thầm mục tiêu bài học ( 1-2 lần). HS chia sẻ mục tiêu bài học. 2. Đọc kĩ nội dung sau. Đề - ca – mét là một đơn vị đo độ dài. Đề - ca – mét viết tắt là dam. 1dam = 10 m Héc – tô – mét một đơn vị đo độ dài. Héc – tô – mét viết tắt là hm. 1hm = 100m, 1hm = 10dam - Em tự đọc nội dung trên - Em chia sẻ cùng bạn. Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nắm được tên hai đơn vị đo độ dài, cách đọc và viết tắt của hai đơn vị đó. - Ghi nhớ cách đổi hai đơn vị đó sang đơn vị m. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,ghi chép ngắn 3. Hãy điền đúng số cần điền vào chỗ chấm. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 10
  11. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 1hm = dam 10m = dm 1km = m 100m = hm 1hm = m 10cm = dm - Em tự tìm kết quả, hoàn thành vào phiếu học tập - Trao đổi, chia sẻ và đánh giá kết quả của bạn, cùng thống nhất bổ sung nếu có. - Nhóm trưởng điều hành các bạn báo cáo kết quả. - BHT chia sẻ kết quả. Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết đổi đơn vị đo và điền đúng kết quả vào chỗ chấm. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. a 4 dam = .m? Nhận xét : 4dam = 1dam x 4 = 10m x 4 = 40m b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu) 6dam = m 3 hm = m 7dam = m 7 hm = m - Em tự hoàn thành vào vở ở lớp. - Trao đổi, chia sẻ và đánh giá kết quả của bạn, cùng thống nhất bổ sung nếu có. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 11
  12. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ và chốt kiến thức. Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết vận dụng mối quan hệ giữa đề - ca mét và mét, giữa héc- tô- mét và mét để đổi đơn vị đo và điền đúng kết quả vào chỗ chấm. 6dam = 60 m 3 hm = 300 m 7dam = 70 m 7 hm = 700 m + PP: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn, viết nhận xét 2. Tính (theo mẫu) 4dam + 3dam = 7 dam 34 hm – 14 hm = 20 hm 25 dam + 23 dam = 45 dam – 12 dam = . 124 hm + 131 hm = 316 hm – 105 hm = . - Em tự hoàn thành vào vở ở lớp. - Nhóm trưởng điều hành các bạn báo cáo kết quả. Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: -Biết tính tổng và tính hiệu các phép tính có đơn vị đo độ dài. 25 dam + 23 dam = 48 dam 45 dam – 12 dam = 33dam 124 hm + 131 hm =255hm 316 hm – 105 hm =211hm + PP: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, viết nhận xét Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 12
  13. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ và chốt kiến thức. * Trò chơi: “Chú vịt lạc đường” Luật chơi: Có 1 chú vịt ham chơi, không may đi lạc, không biết tìm đường về với các bạn. Muốn về nhà chú phải vượt qua bốn chướng ngại vật là bốn câu hỏi. HS lần lượt trả lời các câu hỏi của chướng ngại vật để giúp chú vịt trở về với các bạn. Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nhớ được cách viết tắt của hai đơn vị héc - tô- mét và đề- ca- mét. - Đổi đúng các đơn vị đo độ dài. + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ nội dung đã được học với người thân TIẾNG VIỆT: BÀI 9B: ÔN TẬP 2 (T2) I.Mục tiêu: 1. KT: Ôn các kiểu câu Ai làm gì, Ai là gì. Dấu phẩy. 2. KN: Đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm. Sử dụng đúng dấu phẩy . 3.TĐ: Yêu thích môn học, tích cực trong các hoạt động học tập. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ , năng lực hợp tác. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, PHT - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 (TH): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm a. Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường. ( Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?) b.Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập. (Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?) * ĐGTX: + Tiêu chí: Xác định và đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm về mẫu câu Ai làm gì, Ai là gì. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2(TH): Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? * ĐGTX: + Tiêu chí: Đặt đúng 3 câu theo mẫu Ai là gì? Viết đúng chính tả, thực hiện nhanh nhẹn, tích cực chia sẻ kết quả hoạt động. + PP: vấn đáp, quan sát Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 13
  14. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3(TH): Chọn từ thích hợp trong ngoặc để bổ sung ý nghĩa cho các từ được in đậm. Mỗi bông hoa tháp (xinh xắn) nhiều tầng. Trên đầu hạt sương. Khó có thể .bàn tay (tinh xảo) công trình (tinh tế ) đến vậy. * ĐGTX: + Tiêu chí: Điền đúng từ trong ngoặc. Nắm được cách sử dụng các từ để bổ sung ý nghĩa cho nhau. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 4(TH): Em đặt dấu phẩy Trước .ngủ, báo thức Một lát sau, bước vào . * ĐGTX: + Tiêu chí: Đặt đúng dấu phẩy vào câu in nghiêng. Tích cực chia sẻ kết quả của hoạt động. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 5(TH): Chọn đúng vế câu với từ ngữ A – 3, B – 1, C - 2 * ĐGTX: + Tiêu chí: Nối được câu thích hợp. Nắm được kiểu câu của các câu vừa tìm được + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI.Dự kiến phương án hỗ trợ choHS: - HSCHT: Tiếp cận giúp em làm đúng các BT. - HSHTT: Yêu cầu các em làm đúng, nhanh các BT và hỗ trợ các bạn trong nhóm. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ cách đặt câu theo mẫu Ai là gì? Và Ai làm gì? cho người thân nghe. Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIÊT BÀI 9B: ÔN TẬP 2 (T3) I.Mục tiêu: 1. KT: Ôn tập mẫu câu Ai làm gì? Nghe – viết đúng một đoạn văn. 2. KN: Viết đúng mẫu chữ, chữ viết đẹp. Đặt đúng mẫu câu Ai làm gì?, biết xác định các bộ phận và đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu. 3.TĐ: Yêu thích môn học. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, bảng phụ - HS: SHD, Vở Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 14
  15. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 6 (TH): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm a. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. (Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì?) b. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ. ( Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ ?) * ĐGTX: + Tiêu chí: Xác định đúng kiểu câu và đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm. Thực hiện nhanh nhẹn, viết đúng chính tả. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ7 (TH): Nghe thầy cô đọc rồi viết vào vở: Gió heo may * ĐGTX: + Tiêu chí: - Viết đúng chính tả. - Chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + PP: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: -HSCHT: Tiếp cận giúp các em viết đúng chính tả. -HSHTT: Viết đẹp, trình bày đẹp. VII. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em chia sẻ bài học với người thân. TIẾNG VIÊT: BÀI 9C: ÔN TẬP 3 (T1) I.Mục tiêu: 1. KT: Ôn luyện một số bài tập đọc đã học. Biết sử dụng các từ ngữ thích hợp trong câu văn. 2. KN: Đọc trôi chảy các bài tập đọc. Điền đúng các từ ngữ. 3.TĐ: Biết yêu thích môn học. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, thăm ghi các bài TĐ - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 (CB): Ôn luyện các bài tập đọc * ĐGTX: + Tiêu chí: Đọc trôi chảy, rõ ràng, đúng tốc độ các bài tập đọc. + PP: vấn đáp. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 15
  16. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi,Nhận xét bằng lời, trình bày miệng HĐ2 (CB): Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ chấm. Xuân về màu xanh non. Trăm hoa khoe sắc. Hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm bên cạnh mảnh mai. Tất cả .rực rỡ. * ĐGTX: + Tiêu chí: Điền đúng từ thích hợp vào chỗ chấm. Thực hiện nhanh, tích cực chia sẻ kết quả hoạt động. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ3 (CB): Viết đoạn văn ở BT 2 vào vở. * ĐGTX: + Tiêu chí: Viết đúng đoạn văn sau khi đã điền từ ngữ vào vở. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI.Dự kiến phương án hỗ trợ choHS: - HSCHT: Giúp các em đọc đúng, rõ ràng các bài TĐ. - HSHTT : Hướng dẫn các em đọc diễn cảm và điền nhanh BT 2. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ bài học với người thân. TOÁN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (T1) I.Mục tiêu: 1. KT: Em đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và cm). 2. KN: Đọc, viết và làm tính đúng với các số đo độ dài. Đổi được số đo độ dài có hai tên đon vị thành số đo độ dài có một tên đơn vị. 3.TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, Bảng ĐV đo độ dài - HS: SHD, vở, BDHT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1(CB) : Trò chơi Đố bạn * ĐGTX: + Tiêu chí: Em nhớ lại tên gọi các đơn vị đo độ dài đã học. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2(CB) : Thảo luận để điền số thích hợp vào chỗ chấm * ĐGTX: + Tiêu chí: Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 16
  17. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - Đọc tên các đơn vị đo độ dài trong bảng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Điền đúng kết quả vào bảng đơn vị đo độ dài. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3(CB): Số ? * ĐGTX: + Tiêu chí: Đổi được đơn vị đo độ dài và điền vào chỗ chấm. Thực hiện nhanh, chính xác. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp các em nắm được thứ tự các đơn vị đo độ dài trong bảng. - HSHT, HTT: Cùng giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài và chia sẻ với người thân Buổi chiều TN-XH: : PHIẾU KIỂM TRA 1 – ÔN TẬP I.Mục tiêu: 1.KT: Củng cố kiến thức về Cơ quan hô hấp,cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết, cơ quan thần kinh. 2.KN: Kể tên các bộ phận và chức năng của các cơ quan trên. Kể các việc nên và không nên để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan trên. 3.TĐ: Biết giữ gìn, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể của mình. 4.NL : Giúp HS phát triển NL hợp tác nhóm trong học tập. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV : SHD, PKT - HS : SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 : Hoàn thành bảng sau Cơ quan Chức năng Để bảo vệ và giữ vệ sinh Nên làm Không nên làm 1.Cơ . . quan hô hấp 2.Cơ quan tuần hoàn 3.Cơ Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 17
  18. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 quan bài tiết 4.Cơ . . quan thần kinh * ĐGTX: + Tiêu chí: - Điền đúng tên các bộ phận của các cơ quan trên. - Chức năng của các cơ quan đó. - Biết việc nên và không nên để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan trên. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2 (CB): * ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tự đánh giá việc nắm được các kiến thức về chủ đề con người và sức khỏe. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Hoàn thành phiếu ôn tập. - HS HT,HTT: Cùng giúp bạn nắm kiến thức bài học. VII. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình : Cùng người thân thực hiện các việc làm để bảo vệ và giữ gìn các cơ quan trong cơ thể. TIẾNG VIÊT: BÀI 9C: ÔN TẬP 3 (T2) I.Mục tiêu: 1. KT: Đọc – hiểu nội dung đoạn văn. Biết tìm các hình ảnh so sánh. 2. KN: Trả lời đúng các câu hỏi có trong đoạn văn. Xác định đúng hình ảnh so sánh. 3.TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD - HS: SHD,vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1 (TH): Đọc thầm đoạn văn * ĐGTX: Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 18
  19. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 + Tiêu chí: - Đọc và nắm được nội dung đoạn văn Mùa hoa sấu. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2 (TH): Dựa theo nội dung bài học trả lời các câu hỏi - Câu 1: Cây sấu thay lá - Câu 2: Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu. - Câu 3: Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua - Câu 4: Bài văn trên có hai hình ảnh so sánh : Từ những chuông tí hon; Vị hoa .đọng lại. - Câu 5: Tinh nghịch * ĐGTX: + Tiêu chí: - Khoanh đúng đáp án. - Chỉ ra được câu có hình ảnh so sánh + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp các em làm đúng các BT - HSHT,HTT: Đặt một câu có hình ảnh so sánh rồi ghi vào vở. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em đặt một câu có hình ảnh so sánh rồi chia sẻ với người thân. ÔN TVIÊT: LUYỆN TUẦN 8 I. Mục tiêu: 1. KT : Làm đúng bài tập mở rộng vốn từ về Cộng đồng. Tìm được các bộ phận trả lời câu hỏi Ai làm gì? Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc tiếng có vần uôn/uông) 2. KN : Rèn HS kĩ năng trình bày câu trả lời ngắn gọn, vận dụng các kiến thức đã học để làm BT nhanh. 3. TĐ : Yêu thích môn học, tích cực học tập, chia sẻ kết quả hoạt động. 4. NL : Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt, phát triển ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Tài liệu học : Vở HD em tự ôn luyện TV HS: Vở HD em tự ôn luyện TV. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Gỉam hoạt động 1 V. ĐGTX HĐ 2: Đọc và trả lời câu hỏi * ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc câu chuyện Sự tích ngôi nhà sàn và trả lời đúng các câu hỏi. a) Khi chưa biết làm nhà, loài người phải sống trong các hang đá. b) Ông Cài cởi trói cho Rùa gầy vì nó xin tha và hứa chỉ ông cách làm nhà ở. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 19
  20. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 c) Mai rùa – mái nhà; hai mắt rùa – hai cửa sổ; miệng rùa – lối vào nhà; chân rùa – bốn cái cột. d) Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi che chở cho con người. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời HĐ 3 : Nối lời giải nghĩa ở cột B với cột A phù hợp * ĐGTX: - Tiêu chí: HS nối đúng nghĩa của các từ và đặt câu với một trong các từ trên Đồng bào – người cùng nòi giống Đồng đội – người cùng đội ngũ. Đồng hương – người cùng quê Đồng tâm – cùng một lòng - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời HĐ 4: Xếp các bộ phận câu vào cột thích hợp * ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm được bộ phận chính thứ nhất và bộ phận chính thứ 2. Tích cực học tập, chia sẻ kết quả hoạt động. Ai (cái gì, con gì) Làm gì ? Ông Cài Bắt được một chú rùa gầy Rùa Xin ông tha chết Ông Cài Cởi trói cho rùa - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời HĐ 5 Điền vào chỗ trống rồi tìm lời giải cho mỗi câu đố * ĐGTX: - Tiêu chí: HS hiểu và giải đúng câu đố. Tham gia tích cực, nhanh nhẹn. - PP: vấn đáp, quan sát - KT: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - Giúp đỡ HS chưa hoàn thành thực hiện đúng các yêu cầu. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em chia sẻ bài học với người thân. Thứ bảy ngày 21 tháng 11 năm 2020 Buổi sáng: TIẾNG VIÊT BÀI 9C: ÔN TẬP 3 (T3) I.Mục tiêu: 1. KT: Nghe - viết bài thơ Nhớ bé ngoan. Viết đoạn văn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em. 2. KN: Em nghe - viết đúng chính tả, tốc độ. Biết trình bày thể thơ lục bát. Viết được một đoạn văn đúng yêu cầu. 3.TĐ: Biết chăm ngoan, vâng lời cha mẹ. Tích cực học tập, yêu thích môn học. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 20
  21. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 4. NL: HS phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD - HS: SHD,vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1(TH): Nghe thầy cô đọc rồi viết vào vở * ĐGTX: + Tiêu chí: - Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng. - Viết đúng tốc độ + PP: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ 6 (TH): Viết 5 – 7 câu về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em. Gợi ý: - Người em muốn kể là ai? - Người đó yêu thương em như thế nào? - Tình cảm của người đó đối với em như thế nào? * ĐGTX: + Tiêu chí: Biết dùng ngôn ngữ của mình để viết được đoạn văn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em. + PP: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ choHS: - HS CHT: Viết được đoạn văn ngắn theo gợi ý. - HSHHT: Biết sử dụng câu từ có hình ảnh gợi cảm khi viết bài. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em đọc bài viết của mình cho người thân nghe. TOÁN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (T2) I.Mục tiêu: 1. KT: Em đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và cm). 2. KN: Đọc, viết và làm tính đúng với các số đo độ dài. Đổi được số đo độ dài có hai tên đơn vị thành số đo độ dài có một tên đơn vị. 3.TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL tính toán , hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, Bảng ĐV do độ dài - HS: SHD, vở, §DHT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 21
  22. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 V. ĐGTX HĐ 1(TH): Số ? * ĐGTX: + Tiêu chí: - Em đổi đúng đơn vị đo độ dài và điền vào chỗ chấm. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2,4 (TH) : Tính * ĐGTX: + Tiêu chí: - Em làm tính đúng với các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài. + PP: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, viết nhận xét HĐ 3(TH): Đọc theo mẫu * ĐGTX: + Tiêu chí: - Em đọc đúng tên các đơn vị đo độ dài và điền vào chỗ chấm. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 5(TH): Dấu ? * ĐGTX: + Tiêu chí: - Em đổi đúng đơn vị đo độ dài và điền dấu vào chỗ chấm. + PP: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp các em nắm được thứ tự các đơn vị đo độ dài trong bảng. Cách đổi đơn vị đo độ dài. Làm đúng các BT. - HS HT,HTT: Cùng giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài. ÔN TOÁN: LUYỆN TUẦN 8 I. Mục tiêu: 1. KT: Thuộc bảng chia 7 vận dụng vào giải toán, biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm đi một số lần, biết tìm số chia trong phép chia chưa biết. 2.KN: Thực hiện tính được các phép tính, xác định được dạng toán giải.Trình bày rõ ràng, sạch đẹp 3.TĐ: Có ý thức cẩn thận khi làm bài 4. NL: Phát triển NL tính toán. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: Vở ÔLT HS: Vở ÔLT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 22
  23. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 IV. Điều chỉnh NDDH: Giảm hoạt động 1,2,5,8 V. ĐGTX HĐ khởi động : * ĐGTX Tiêu chí: HS tô màu vào một số ô vuông sao cho số ô vuông em tô gấp lên một số lần thì ta được 24. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời HĐ3: Tìm x * ĐGTX - Tiêu chí: Biết tìm số chia chưa biết. Thực hiện nhanh nhẹn, chính xác. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời HĐ4: Tính nhẩm * ĐGTX - Tiêu chí: HS vận dụng nhanh bảng nhân 7 và chia 7 để tìm kết quả cho các phép tính - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời HĐ 6: Giải bài toán * ĐGTX: -Tiêu chí: HS giải đúng bài toán có lời văn nhanh nhẹn, tính toán cẩn thận. -Phương pháp: quan sát, viết -Kỹ thuật: ghi chép ngắn, kí hiệu HĐ 7: Tìm * ĐGTX: -Tiêu chí: HS vận dụng các quy tắc gấp một số lên nhiều lần và giảm đi một số lần để thực hiện nhanh bài tập. -Phương pháp: quan sát, viết -Kỹ thuật: ghi chép ngắn, kí hiệu VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh - HSCHT: Giúp đỡ HS chưa hoàn thành nắm yêu cầu các bài tập và thực hiện đúng - HSHTT: Yêu cầu các em hoàn thành các hoạt động còn lại. VII. Hoạt động ứng dụng Hướng dẫn các em thực hiện phần vận dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình . HĐTT: SINH HOẠT LỚP HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ HỌC TẬP I. Mục tiêu: - KT: Biết thực hiện các hoạt động sinh hoạt trong CLB. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 23
  24. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - KN: Tham gia các hoạt động của CLB. Rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân, đóng góp vào hoạt động của CLB. - TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Các hoạt động 1. Hoạt động câu lạc bộ học tập. HĐ 1: Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ tổ chức trò chơi “Đoàn kết”. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS chơi trò chơi vui vẻ, nhanh nhẹn. Có ý thức đoàn kết với bạn bè. -PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2.Giới thiêu chủ đề sinh hoạt, mục đích ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB giới thiệu chủ điểm hoạt động của CLB Việc 2: Các nhóm chia sẻ mục đích ý nghĩa của giờ sinh hoạt CLB Đánh giá: -Tiêu chí:+ HS nắm được chủ đề của buổi sinh hoạt, mục đích, ý ngĩa của buổi sinh hoạt. + Chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ toán học: nhằm chia sẻ những kinh nghiệm học toán và nắm kiến thức một cách nhanh dễ nhớ và áp dụng thành thạo vào thực hành. Giúp các bạn tiếp thu còn chậm biết cách học tập khoa học hơn, tiến bộ hơn. + CLB Tiếng Anh: Phát triển kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Và áp dụng vào trong quá trình học và giao tiếp hằng ngày. + CLB TDTT: Rèn luyện sức khỏe bản thân. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3.Tiến hành nội dung sinh hoạt Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB điều hành và giới thiệu chương trình, Việc 2 : Giao lưu các nội dung câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm học tập của các CLB. Việc 3: Các CLB chia sẻ kết quả sinh hoạt trước lớp Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhiệt tình, nêu được các ý tưởng hay, ôn lại các kiến thức cơ bản bằng hình thức trò chơi.( trả lời được các câu hỏi, nêu được kinh nghiệm học của mình , tham gia trò chơi nhiệt tình hăng hái ). Các CLB tích cực chia sẻ kinh nghiệm học tập. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2. Nhận xét hoạt động tuần 9 và kế hoạch tuần 10. - Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - HĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 24
  25. Nhật kí dạy học lớp 3B – Tuần 9 Năm học: 2020-2021 - HS tham gia phát biểu ý kiến. - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 10. - HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động tuần tới. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS nắm được kế hoạch tuần 10. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập III. Hoạt động ứng dụng Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ. Giáo viên: Hoàng Thùy Trang Trường Tiểu học Phú Thủy 25