Kiểm tra Sinh học 8 – Tiết 21

docx 2 trang thienle22 3580
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Sinh học 8 – Tiết 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_sinh_hoc_8_tiet_21.docx

Nội dung text: Kiểm tra Sinh học 8 – Tiết 21

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA SINH HỌC 8 – TIẾT 21. TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ. Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 :Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là: a. Hệ hô hấp b. Hệ thần kinh c. Hệ tiêu hóa d. bài tiết Câu 2:Thành phần quan trọng nhất của tế bào là: A. Màng B. Nhân. C. Chất tế bào. D. lizoxom Câu 3. Trong cơ thể mô máu thuộc loại mô: A. Cơ B. Mô biểu bì C. Mô liên kết. D. Mô thần kinh. Câu 4. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần : a. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng b. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng c. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm, nơ ron trung gian ,cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ d. Nơ ron hướng tâm ,nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan phản xạ Câu5: trong cơ thể có mấy loại khớp xương: a.1 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 5 loại. Câu 6 . Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì a.Cấu trúc có sư kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng b.Xương có tủy xương và muối khoáng c.Xương có chất hữu cơ và màng xương d.Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ Câu 7. Con người là một trong những đại diện của: A. lớp Chim. B. lớp Lưỡng cư. C. lớp Bò sát. D. lớp Thú. Câu 8. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định C. Biết tư duy D. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) Câu 9. Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ? A. Cung cấp kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chưc năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người D. Tất cả các phương án còn lại Câu 10. Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây ? 1. Quan sát tranh ảnh, mô hình để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể. 2. Tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 3. Vận dụng những hiểu biết khoa học để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể. A. 1, 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 11. Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò cốt lõi, giúp con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên ? A. Bộ não phát triển C. Sống trên mặt đất B. Lao động D. Di chuyển bằng hai chân Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác ? 1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn 2. Đi bằng hai chân 3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng 4. Răng phân hóa 5. Phần thân có hai khoang : khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành A. 1, 3 B. 1, 2, 3 C. 2, 4, 5 D. 1, 3, 4 Câu 13. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ? A. Hệ tiêu hóa B. Hệ bài tiết C. Hệ tuần hoàn D. Hệ hô hấp Câu 14. Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ? 1. Hệ hô hấp 3. Hệ nội tiết 4. Hệ tiêu hóa 2. Hệ sinh dục 5. Hệ thần kinh 6. Hệ vận động A. 1, 2, 3 B. 3, 5 C. 1, 3, 5, 6 D. 2, 4, 6 Câu 15. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ? A. Hệ tuần hoàn B. Tất cả các phương án còn lại C. Hệ vận động D. Hệ hô hấp Câu 16. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ? A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 17. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ? A. 3 phần : đầu, thân và chân B. 2 phần : đầu và than C. 3 phần : đầu, thân và các chi D. 3 phần : đầu, cổ và thân Câu 18. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ? A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hóa D. Hệ bài tiết Câu 19. Thanh quản là một bộ phận của A. hệ hô hấp. B. hệ tiêu hóa. C. hệ bài tiết. D. hệ sinh dục. Câu 20. Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính ? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 B.TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. Nêu cấu tạo, chức năng các thành phần tế bào động vật. 2đ Câu 2: Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần chính của bộ xương. 1đ Câu 3: Chứng minh cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng. 2đ
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA SINH HỌC 8-Lần 1 – TIẾT 21. TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ. Thời gian: 45 phút ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: 5điểm)Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 Mỗi bắp cơ gồm nhiều: a. Tiết cơ b. Bó cơ c. sợi cơ d. Cơ Câu 2. Nguyên nhân gây mỏi cơ là ? a. Lượng nhiệt sinh ra nhiều c. Do lượng cácbonníc quá cao b. Do dinh dưỡng thiếu hụt d. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít trong cơ Câu 3: Xương đầu của người tiến hóa hơn so với xương đầu động vật là: a. Xương sọ chiếm tỷ lệ lớn hơn so với xương mặt. c.Các khớp xương khớp bất động. b. Xương cằm dài. d. Các khớp xương khớp động Câu 4. Môi trường trong cơ thể gồm: a.Máu, nước mô, bạch cầu b.Máu, nước môvà bạch huyết c. Huyết tương ,các tế bào máu và kháng thể . d. Nước mô,các tế bào máu và kháng thể. Câu 5. Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là a. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô b. Bạch cầu ưa kiềm c . Bạch cầu ưa a xít d.Bạch cầu lim phô. Câu 6: Nhóm máu có thể truyền được cho các nhóm máu khác là: a. Nhóm máu A b. Nhóm máu B c. Nhóm máu O d. Nhóm máu AB Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác ? A. Có chu kì kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày B. Đi bằng hai chân C. Nuôi con bằng sữa mẹ D. Xương mặt lớn hơn xương sọ Câu 8. Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ? A. Tất cả các phương án còn lại C. Thể thao B. Tâm lý giáo dục học D. Y học Câu 9. Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa ? A. Con người B. Gôrila C. Đười ươi D. Vượn Câu 10. Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất ? A. Cu li B. Khỉ đột C. Tinh tinh D. Đười ươi Câu 11. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ? A. Bóng đái B. Phổi C. Thận D. Dạ dày Câu 12. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ? A. Cơ hoành B. Cơ ức đòn chũm C. Cơ liên sườn D. Cơ nhị đầu Câu 13. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ? A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp C. Nhân D. Trung thể Câu 14. Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ? A. Dịch nhân B. Nhân con C. Nhiễm sắc thể D. Màng nhân Câu 15. Nguyên tố hóa học nào được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống ? A. Cacbon B. Ôxi C. Lưu huỳnh D. Nitơ Câu 16. Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipit, gluxit và cả axit nuclêic ? A. Hiđrô B. Tất cả các phương án còn lại C. Ôxi D. Cacbon Câu 17. Trong các tế bào dưới đây của cơ thể người, có bao nhiêu tế bào có hình sao ? 1. Tế bào thần kinh 2. Tế bào lót xoang mũi 3. Tế bào trứng 4. Tế bào gan 5. Tế bào xương A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 18. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất ? A. Tế bào thần kinh B. Tế bào cơ vân C. Tế bào xương D. Tế bào da Câu 19. Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào ? A. Ôxi B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit ) C. Tất cả các phương án còn lại D. Nước và muối khoáng Câu 20. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau B.TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Nêu cấu tạo, chức năng mô biểu bì, mô cơ và mô liên kết.1đ Câu 2: chứng minh sự sự tiến hóa bộ xương người phù hợp với dáng đứng thẳng và chức năng lao động.2đ Câu 3 . Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.2đ