Kiểm tra Sinh học 6 – Tiết 18

docx 7 trang thienle22 2340
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Sinh học 6 – Tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_sinh_hoc_6_tiet_18.docx

Nội dung text: Kiểm tra Sinh học 6 – Tiết 18

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA SINH HỌC 6 – TIẾT 18. TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ. Thời gian: 45 phút Họ và tên: Lớp: 6/ Năm học: 2020-2021. ĐỀ 1 TRẮC NGHIỆM: (5đ) Khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau: Câu 1. Chồi lá sẽ phát triển thành A. hoa. B. cành mang lá. C. lá. D. cành mang hoa. Câu 2. Cây thân gỗ và cây thân cột khác nhau chủ yếu ở đặc điểm nào dưới đây ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Độ cứng của thân C. Thời gian sống D. Khả năng phân cành Câu 3. Cây nào dưới đây leo bằng thân quấn ? A. Gấc B. Mồng tơi C. Cà chua D. Mướp đắng Câu 4. Cây nào dưới đây tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại ? A. Bưởi B. Mướp C. Lim D. Thông Câu 5. Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì ? A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người B. Giảm sự thất thoát nước của cây C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 6. Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường A. bón thúc liên tục cho cây. B. cắt bỏ hết hoa và lá. C. bấm ngọn cho cây. D. tỉa cành xấu, cành bị sâu. Câu 7. Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng ? A. Chè B. Bạch đàn C. Đậu xanh D. Cà phê Câu 8. Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào ? A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả
  2. C. Khi cây non được 1 tháng tuổi D. Sau khi đã thu hoạch quả chín Câu 9. Vật nào dưới đây là vật sống ? A. Cây chúc B. Cây chổi C. Cây kéo D. Cây vàng Câu 10. Vật sống khác vật không sống ở đặc điểm nào dưới đây ? A. Có khả năng hao hụt trọng lượng B. Có khả năng thay đổi kích thước C. Có khả năng sinh sản D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 11. Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ? A. Con mèo B. Cục sắt C. Viên sỏi D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 12. Sự tồn tại của vật nào dưới đây không cần đến sự có mặt của không khí ? A. Con ong B. Con sóc C. Con thoi D. Con thỏ Câu 13. Hiện tượng nào dưới đây phản ánh sự sống ? A. Cá trương phình và trôi dạt vào bờ biển B. Chồi non vươn lên khỏi mặt đất C. Quả bóng tăng dần kích thước khi được thổi D. Chiếc bàn bị mục ruỗng Câu 14. Những cây sống trôi nổi trên mặt nước thường có đặc điểm nào dưới đây ? A. Xuất hiện xốp màu trắng trên thân B. Tua cuốn phát triển mạnh C. Lá tiêu giảm D. Rễ phát triển theo chiều sâu Câu 15. Đâu không phải là một trong những đặc điểm chung của thực vật ? A. Tự tổng hợp được chất hữu cơ B. Chỉ sống ở môi trường trên cạn C. Phần lớn không có khả năng di chuyển D. Phần lớn có diệp lục Câu 16. Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa ? A. Cây dương xỉ B. Cây bèo tây C. Cây chuối D. Cây lúa Câu 17. Cây nào dưới đây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm ? A. Cây cau B. Cây mít C. Cây ngô D. Cây ổi Câu 18. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất ?
  3. A. Tế bào mô phân sinh ngọn B. Tế bào sợi gai C. Tế bào thịt quả cà chua D. Tế bào tép bưởi Câu 19. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu ? A. Nhân B. Không bào C. Ti thể D. Lục lạp Câu 20. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó ? A. Không bào B. Nhân C. Vách tế bào D. Màng sinh chất TỰ LUẬN (5đ) Câu 1 (3đ) Vẽ và ghi chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật? Câu 2 (2đ)-Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì? những cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? cho ví dụ
  4. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA SINH HỌC 6 – TIẾT 18. TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ. Thời gian: 45 phút Họ và tên: Lớp: 6/ Năm học: 2020-2021. ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm (5đ) Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng Câu 1. Để sinh trưởng và phát triển bình thường, cây xanh cần điều kiện nào sau đây ? A. Nước và muối khoáng B. Khí ôxi C. Ánh sáng D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 2. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi vật sống ? 1. Sinh sản 2. Di chuyển 3. Lớn lên 4. Lấy các chất cần thiết 5. Loại bỏ các chất thải A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 3. Nếu đặt vật vào môi trường đất ẩm, dinh dưỡng dồi dào và nhiệt độ phù hợp thì vật nào dưới đây có thể lớn lên ? A. Cây bút B. Con dao C. Cây bưởi D. Con diều Câu 4. Điều kiện tồn tại của vật nào dưới đây có nhiều sai khác với những vật còn lại ? A. Cây nhãn B. Cây na C. Cây cau D. Cây kim Câu 5. Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây? A. Thiếu dinh dưỡng B. Thiếu khí cacbônic C. Thừa khí ôxi D. Vừa đủ ánh sáng Câu 6. Sinh học không có nhiệm vụ nào dưới đây ? A. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống B. Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh vật C. Nghiên cứu về điều kiện sống của sinh vật D. Nghiên cứu về sự di chuyển của các hành tinh của hệ Mặt Trời. Câu 7. Sinh vật nào dưới đây vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động vật ? A. Cây xương rồng B. Vi khuẩn lam C. Con thiêu thân D. Con tò vò Câu 8. Sinh vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển ? A. Cây chuối B. Con cá C. Con thằn lằn D. Con báo
  5. Câu 9. Cho các đặc điểm sau : 1. Lớn lên 2. Sinh sản 3. Di chuyển 4. Tự tổng hợp chất hữu cơ 5. Phản ứng nhanh với các kích thích bên ngoài Có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi loài thực vật ? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 10. Cây nào dưới đây là cây gỗ sống lâu năm ? A. Xà cừ B. Mướp đắng C. Dưa gang D. Lạc Câu 11. Các cây lương thực thường là A. cây lâu năm. B. cây một năm. C. thực vật hạt trần. D. thực vật không có hoa. Câu 12. Các cây : lúa, ngô, đậu, lạc từ khi nảy mầm đến khi chết đi chỉ kéo dài trong A. 1 - 3 năm. B. 1 - 2 tháng. C. 6 - 12 tháng. D. 3 – 6 tháng. Câu 13. Ở những bộ phận sinh dưỡng, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ? A. 2 B. 1 C. 4 D. 8 Câu 14. Cho các diễn biến sau : 1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con 2. Phân chia chất tế bào 3. Phân chia nhân Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự sớm muộn như thế nào ? A. 3 - 1 – 2 B. 2 - 3 – 1 C. 1 - 2 – 3 D. 3 - 2 - 1 Câu 15. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây ? A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất. B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất. C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm. D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi. Câu 16. Rễ thực vật được phân chia làm mấy loại chính ?
  6. A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 17. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính ? A. 3 miền B. 4 miền C. 2 miền D. 5 miền Câu 18. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại ? A. Củ đậu B. Khoai lang C. Cà rốt D. Rau ngót Câu 19. Chồi nách của cây được phân chia làm 2 loại, đó là A. chồi hoa và chồi lá. B. chồi ngọn và chồi lá. C. chồi hoa và chồi ngọn. D. chồi lá và chồi thân. Câu 20. Chồi hoa sẽ phát triển thành A. lá hoặc cành mang hoa. B. cành mang lá hoặc cành mang hoa. C. hoa hoặc cành mang hoa. D. lá hoặc hoa. II. Tự luận (5đ) Câu 1: (3đ) Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây. Ta có thể làm thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng? Câu 2: (2đ) Có mấy loại thân, hãy nêu đặc điểm của từng loại thân và lấy ví dụ?
  7. ĐÁP AN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA SINH HỌC 6-Lần 1 – TIẾT 18. Đề 1 A. Trắc nghiệm (5đ) C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B D B B C D B A A C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A C B A B A C B B C B. Tự luận (5đ) Câu 1 (3đ) - Vẽ đúng (2đ) - Ghi chú thích (1đ) Câu 2 (2đ)- Bấm ngọn tỉa cành có lợi:cây phát triển nhiều chồi hoa->nhiều quả (0,5đ) -Tỉa cành giúp tập trung chất dinh dưỡng phát triển thân->năng xuất gỗ cao(0,5đ) - Ví dụ những loại cây bấm ngọn:cà phê,rau đay , tỉa cành:bạch đàn,đay (1đ) Đề 2 A. Trắc nghiệm (5đ) C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A A C D A D B A A A C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B D A D B A B D A C B. Tự luận (5đ) Câu 1: - Nước rất cần cho cây nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. - Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều: muối đạm, muối lân, muối kali. - Thí nghiệm chứng minh: tương tự như TN 1, 2, 3 trang 35,36. Câu 2: - Kể đúng 3 loại than: 0,5đ - Nêu đặc điểm của từng loại than đúng: 1đ - Lấy đầy đủ các ví dụ cụ thể: 0,5đ.