Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 - Tiết theo ppct: 134
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 - Tiết theo ppct: 134", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_9_tiet_theo_ppct_134.doc
Nội dung text: Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 - Tiết theo ppct: 134
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Môn: NGỮ VĂN LỚP 9 Tiết theo PPCT: 134 Thời gian: 45 phút Năm học 2018 – 2019 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề TL TL TN TL cấp độ cao Tác giả, năm sáng tác, thể Phần I thơ, biện pháp nghệ thuật, Câu nội dung của câu thơ, 1,2,3,4,5,7 Câu 6 6 Số điểm 1.5 1.5 Tỉ lệ % 1.5% 1.5% Bài thơ cùng thể thơ, thái Phần I độ tác giả Câu 6,8 Số câu 2 2 Số điểm 0.5 0.5 Tỉ lệ % 5% 5% Chép thơ, tác giả, tác Phần II phẩm, hoàn cảnh sáng Câu 1, Câu tác, giải nghĩa từ 2 ý 1, Câu 3 ý 1 Số câu 02 02 Số điểm 2.5 2.5 Tỉ lệ % 25% 25% Nêu tác dụng của các từ Phần II ngữ, hình ảnh thơ Câu 2 ý 2, Câu 3 ý 2 Số câu 01 01 Tổng số điểm 1.5 1.5 Tổng % 15% 15% Viết đoạn văn cảm nhận Phần II về đoạn thơ Câu 4 Số câu 01 01 Số điểm 4.0 4.0 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 06 02 03 01 12 Tổng số điểm 1.5 0.5 4.0 4.0 10.0 Tổng % 15% 5% 40% 40% 100%
- UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Năm học: 2018- 2019 ĐỀ 1 Tiết theo PPCT: 134 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Nhớ lại bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và chọn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Bài thơ của tác giả nào? A. Viễn Phương B. Y Phương C. Thanh Hải D. Hữu Thỉnh Câu 2: Bài thơ được sáng tác vào năm nào? A. Năm 1948 B. Năm 1958 C. Năm 1978 D. Năm 1980 Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ tám chữ D. Thơ tự do Câu 4: Bài thơ nào đuợc sáng tác cùng thời kì sau năm 1975? A. Đồng chí B. Đoàn thuyền đánh cá C. Viếng lăng Bác D. Bếp lửa Câu 5: Hai dòng thơ đầu của bài, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Liệt kê D. Đảo ngữ Câu 6: Câu thơ: “Tôi đưa tay tôi hứng.” thể hiện thái độ gì của tác giả? A. Nâng niu, trân trọng trước vẻ đẹp của mùa xuân C.Vui sướng trước vẻ đẹp của mùa xuân B. Bất ngờ trước vẻ đẹp của mùa xuân D.Ngạc nhiên trước vẻ đẹp của mùa xuân Câu 7: Ý nào nói không đúng nghệ thuật của bài thơ? A. Thể thơ gần với làn điệu dân ca B. Giàu nhạc điệu với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết C. Giọng điệu vừa trang nghiêm, vừa sâu lắng D. Kết hợp nhiều hình ảnh đẹp, tự nhiên, giàu ý nghĩa. Câu 8: Khổ cuối bài thơ, thể hiện nội dung gì sau đây? A. Cảm xúc nhớ mong quê nhà C. Lời ngợi ca quê hương đất nước B. Cảm xúc nâng niu, trân trọng của nhà thơ D. Tự hào trước vẻ đẹp của mùa xuân II. Phần tự luận (8 điểm): Cho câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” Câu 1 (1 điểm): Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và ghi tên bài thơ, tên tác giả?. Câu 2 (1 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Câu 3 (2 điểm) Ở câu thơ thứ ba trong khổ thơ trên, bạn em chép từ “dòng người” thành “đoàn người”. Em hãy cho biết việc chép sai như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng biểu cảm của câu thơ? Câu 4 (4 điểm): Viết một đoạn văn có từ 10- 12 câu theo cách lập luận quy nạp làm rõ cảm xúc của tác giả được thể hiện trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu ghép (gạch chân và chú thích). Hết Chúc các em làm bài tốt!
- UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Năm học: 2018- 2019 ĐỀ 2 Tiết theo PPCT: 134 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Nhớ lại bài thơ “Viếng lăng Bác” và chọn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Bài thơ của tác giả nào? A. Viễn Phương B. Y Phương C. Thanh Hải D. Hữu Thỉnh Câu 2: Bài thơ được sáng tác vào năm nào? B. Năm 1971 B. Năm 1976 C. Năm 1977 D. Năm 1978 Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? B. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ tám chữ D. Thơ tự do Câu 4: Bài thơ nào cũng được sáng tác cùng thời kì sau năm 1975? A. Sang thu B. Đoàn thuyền đánh cá C. Đồng chí D. Bếp lửa Câu 5: Dòng thơ đầu của bài, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? C. Nhân hóa B. So sánh C. Nói giảm, nói tránh D. Đảo ngữ Câu 6: Hình ảnh “cây tre” trong câu thơ cuối bài thơ có ý nghĩa gì? A. Là hình ảnh của quê huơng, đất nước. B. Là hình ảnh của nhân dân đoàn kết bên Bác. C. Là ẩn dụ cho sức sống dẻo dai, bền bỉ của dân tộc Việt Nam. D. Là ẩn dụ cho phẩm chất trung thành của con người, dân tộc Việt Nam. Câu 7: Ý nào nói không đúng nghệ thuật của bài thơ? A. Thể thơ gần với làn điệu dân ca B. Ngôn ngữ bình dị, cô đúc C. Giọng điệu vừa trang nghiêm, vừa sâu lắng D. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Câu 8: Khi đến lăng Bác, hình ảnh nào gây cảm xúc đầu tiên cho nhà thơ? A. Hàng tre B. Mặt trời C. Dòng người D. Vầng trăng II. Phần tự luận (8 điểm): Cho câu thơ sau: “Mùa xuân người cầm súng” Câu 1 (1 điểm): Chép chính xác năm dòng tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ, ghi tên bài thơ và tên tác giả? Câu 2 (1 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ? Câu 3 (2 điểm): Giải thích hai từ “hối hả”, “xôn xao” và nêu tác dụng? Câu 4 (4 điểm): Viết một đoạn văn có từ 10- 12 câu theo cách lập luận quy nạp làm rõ cảm xúc của tác giả qua khổ thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và câu ghép (gạch chân và chú thích). Hết Chúc các em làm bài tốt!
- UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 ĐỀ 1 Tiết theo PPCT : 134 Năm học 2018 - 2019 Phần trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng: 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B C D A C C Phần tự luận(8 đ) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 - Chép chính xác khổ thơ (mỗi lỗi sai trừ 0,25 đ) 0,5 (1 đ) - Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả 0,5 2 - Hoàn cảnh sáng tác: 4/1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất 0,5 (1 đ) nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, tác giả cùng đồng bào miền Nam ra viếng Bác - Cảm xúc chủ đạo: Thể hiện niềm thành kính, xót xa xen lẫn tự hào của nhà 0,5 thơ khi ra lăng viếng Bác. 3 -Việc chép sai từ như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng biểu cảm của câu thơ vì: 0, 5 (2đ) + “Đoàn người”: chỉ tập hợp 1 nhóm, hay 1tổ chức riêng biệt, đứt đoạn + “Dòng người” chỉ sự liên tục, nối tiếp nhau bất tận thể hiện dòng cảm xúc 0,5 khôn nguôi 0,5 -> Vậy dùng từ “dòng người” phù hợp với mạch cảm xúc, biểu cảm của câu thơ 0,5 4 * HT: - Đúng mô hình đoạn: quy nạp, đủ số câu 0,5 (4đ) - Đúng kiểu câu ghép 0,25 - Sử dụng phép nối để liên kết 0,2 5 *ND: - Bám vào các ngữ liệu khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật để làm rõ cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng: + Hình ảnh sóng đôi, ẩn dụ: “mặt trời” 1,0 + NT ẩn dụ: “dòng người”, “tràng hoa”, “đi trong thương nhớ” 0,5 + Biện pháp điệp từ “ngày ngày” 0,25 + Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm 0,5 -> Sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác cũng như tấm lòng của nhân dân VN 0,25 đối với Bác - Đảm bảo các ý, có sự liên kết chặt chẽ. 0,5 BGH duyệt Nhóm trưởng duyệt Người ra đề Đỗ Thị Hải Yến Nguyễn Thị Mỹ Hằng Tào Thị HồngVân
- UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 ĐỀ 2 Tiết theo PPCT : 134 Năm học 2018 - 2019 I. Phần trắc nghiệm (2đ) Mỗi đáp án đúng: 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C A C D A A Phần tự luận (8đ) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 - Chép chính xác khổ thơ (mỗi lỗi sai trừ 0,25 đ) 0,5 (1 đ) - Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả 0,5 2 - Hoàn cảnh sáng tác: 11/1980, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc 0,5 (1 đ) sống mới với muôn vàn khó khăn, thử thách và cũng là lúc tác giả đang lâm 3 bệnh nặng và không bao lâu thì qua đời. (2 đ) - Thể hiện niềm tin yêu cuộc sống, khát vọng được cống hiến cho cuộc đời, 0,5 tha thiết được sống đẹp, sống có ích hòa vào cuộc đời chung rộng lớn - Hối hả: diễn tả nhịp điệu khẩn trương, liên tục không ngừng nghỉ 0,5 - Xôn xao: gợi âm thanh liên tiếp vui tươi, náo nức, rộn ràng 0,5 - Tác dụng: Khí thế từng bừng, rộn ràng, náo nức của thiên nhiên, đất nước, 1,0 con người đang vào xuân với vẻ đẹp, sức sống vô tận trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 4 * HT: - Đúng mô hình đoạn quy nạp, đủ số câu 0,5 (4đ) - Đúng kiểu câu ghép 0,25 - Thành phần tình thái 0,25 *ND: - Bám vào các ngữ liệu khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật để làm rõ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước con người: + Điệp từ: “mùa xuân”, “lộc”, “tất cả” 1,0 + Hình ảnh: lộc giắt đầy trên lưng, lộc trải dài nương mạ 0,5 + Từ láy: hối hả, xôn xao, tạo nhịp điệu cho câu thơ 0,5 -> Sức sống, không khí sôi nổi, rộn ràng, náo nức của đất nước bước vào 0,5 mùa xuân mới. 0,5 - Đảm bảo các ý, có sự liên kết chặt chẽ. BGH duyệt Nhóm trưởng duyệt Người ra đề Đỗ Thị Hải Yến Nguyễn Thị Mỹ Hằng Nguyễn Thị Thuý Hà