Kế hoạch tự học Lịch sử 11 - Bài 15, 16

docx 6 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 610
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch tự học Lịch sử 11 - Bài 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_tu_hoc_lich_su_11_bai_15_16.docx

Nội dung text: Kế hoạch tự học Lịch sử 11 - Bài 15, 16

  1. SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ: Sử - Địa - GDCD Cần Thơ, ngày 15 tháng 2 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 Căn cứ công văn Số: 376/SGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 02 năm 2020 Về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Căn cứ vào kế hoạch số 15 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn Lịch sử lớp 11 trong thời gian phòng dịch (từ 17/2 đến 29/2/2020), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG TỰ HỌC ( XEM PHẦN PHỤ LỤC ) 1. Ôn tập kiểm tra 1 tiết . 2. Ôn tập bài cũ II. HÌNH THỨC: Ôn tập kiểm tra 1 tiết và Ôn tập bài cũ : sản phẩm là đáp án các câu trắc nghiệm và tự luận ( học sinh có thể làm đáp án trên giấy, bằng file word). III.THỜI GIAN HOÀN THÀNH: 1. Ôn tập kiểm tra : Đến 17g chiều thứ 4 ngày 19/2/2020. 1. Ôn tập bài cũ: Đến 17g chiều thứ 4 ngày 26/2/2020. Học sinh có thể chụp hình sản phẩm gởi qua fb, zalo, giáo viên bộ môn lịch sử giảng dạy lớp mình. Hoặc địa chỉ mail của giáo viên bộ môn lớp mình. IV. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM: giáo viên bộ môn sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp mình giảng dạy và có thể có hình thức cho điểm đối với sản phẩm chất lượng( tùy quyết định của GVBM). V. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHUNG : học sinh cần trao đổi, thắc mắc thì cô Nguyễn Thị Diễm sẽ hướng dẫn các em từ ngày 17 đến ngày 26/2/2020 trong giờ hành chính và theo TKB nhà trường đã sắp xếp. Ngoài ra các em cũng có thể trao đổi với giáo viên bộ môn lớp mình. VI. ĐỊA CHỈ HỎI, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÀ GỬI SẢN PHẨM 1. Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Thị Diễm
  2. + FB: La Sang + Zalo: 0907544466- Sang Nguyễn +Mail: nguyendiemsu112020@gmail.com 2. Địa chỉ liên hệ: Cô Phan Thị Hồng Lê + Fb phanle + Zalo Phan Lê 0985425175 +Mail: phanle13579@gmail.com 3. Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền + Mail: tuyendieu999@gmail.com + Zalo thanh tuyền 0397034816 + Fb thanh tuyen Người làm kế hoạch NGUYỄN THỊ DIỄM
  3. PHỤ LỤC 1. Ôn tập kiểm tra A. NỘI DUNG TỰ HỌC Ở nội dung ôn tập này các em cần nắm được I. KIẾN THỨC: kiến thức các nội dung cơ bản của - Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) - Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) II. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC - Tự đọc, tự tóm tắt nội dung đã được giáo viên ôn tập. - Tự học qua sách giáo khoa hoặc sách tham khảo liên quan đến bài học để kết hợp làm bài tập trắc nghiệm và tự luận. - Qua thực hiện phương pháp tự học rèn luyện được: + Các kỹ năng làm câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, chọn phương án trả lời câu hỏi trắc nghiệm chính xác. + Rèn kỹ năng vận dụng, phân tích, giải thích, so sánh. III. NỘI DUNG ÔN TẬP: Bài tập trắc nghiệm ( phần này các em sẽ gửi sản phẩm cho giáo viên-thời gian 17g chiều thứ 4 ngày 19/2/2020. ) Câu 1. Ngày 4 – 5 - 1919 sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Trung Quốc? A. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ. B. Thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. C. Các nhóm cộng sản đã ra đời ờ Trung Quốc. D. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá vào Trung Quốc. Câu 2. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ là A. phản đối nhà Thanh nhượng bộ các nước đế quốc. B. đòi các nước đế quốc trao trả độc lập cho Trung Quốc. C. đòi bọn đế quốc, phong kiến cải thiện đời sống nhân dân. D. phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Câu 3. Trong lực lượng tham gia phong trào Ngũ tứ đặc biệt có giai cấp nào? A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản. Câu 4. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng nào phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc? A. Cao trào khởi nghĩa nông dân. B. Cao trào chống đế quốc và tai sai giành độc lập. C. Cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến. D. Cao trào cách mạng đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc. Câu 5. Sau phong trào Ngũ tứ, Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. D. Tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ Câu 5. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Trung Quốc tháng 7-1921 ? A. Hội Trung Quốc cách mạng Đảng. B. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời. C. Một số nhóm cộng sản ở Trung Quốc. D. Hộì Trung Quốc cách mạng thanh niên. Câu 6. Sự ra đời của Đảng Cộng sản đánh dấu bước ngoặt quan trọng nào đối với đất nước Trung Quốc?
  4. A. Chứng tỏ quần chúng công nông đã trưởng thành. B. Giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. C. Tư tưởng cách mạng vô sản đang từng bước thắng thế ở Trung Quốc. D. Giai cấp vô sản có chính đảng, từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Câu 7. Từ sự phát triển của phong trào Ngũ tứ, có thể rút ra bài học quan trọng nào để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)? A. Phải xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc. B. Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức. C. Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân. D. Phải nhanh chóng thành lập đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng. Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động gì đến Ấn Độ? A. Hàng triệu người chết. B. Cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. C. Đẩy nhân dân lâm vào cảnh sống cùng cực. D. Việc sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, làng mạc bị đình trệ. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách thực dân Anh đã thực hiện đối với Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Tăng cường bóc lột thuộc địa Ấn Độ. B. Đàn áp các cuộc phản kháng của nhân dân. C. Giải tán hoạt động của Đảng Cộng sản Ấn Độ. D. Ban hành các đạo luật phản động nhằm củng cố bộ máy thống trị. Câu 10. Chính sách thống trị của thực dân Anh đối với Ần Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến A. hình thành các thế lực chống đối. B. những mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng. C. nhiều đảng phái xã hội chống lại chính quyền thực dân Anh ra đời. D. mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân Anh. Câu 11. Những chính sách thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ đưa đến kết quả tất yếu là A. các cuộc đấu tranh của công nhân phát triển khắp cả nước. B. các cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi trên cả nước, C. làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ. D. làn sóng đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh diễn ra khắp Ấn Độ. Câu 12. Giai cấp, tầng lớp nào dưới đây không tham gia vào cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất A. Trí thức. B. Thị dân. C. Nông dân. D. Công nhân. Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ là A. Đảng Cộng sản. B. Đảng Quốc đại. C. Đảng Đại hội Dân tộc. D. Đảng Ba-hu-zan Sama. Câu 14. M. Gan-đi đã kêu gọi nhân dân đấu tranh chống thực dân Anh bằng biện pháp nào? A. Sử dụng vũ lực. B. Hòa bình, không sử dụng vũ lực. C. Hòa bình kết hợp sử dụng vũ lực. D. Đấu tranh chính trị đòi các quyền dân chủ. Câu 15. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ờ Ấn Độ tháng 12-1925? A. Đảng Đại hội Dân tộc ra đời. B. Đảng Ba-hu-zan Sama thành lập. C. Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập. D.Đảng Quốc đại bắt tay với Đảng Cộng sản. Câu 16. Từ sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939) bài học cách mạng Việt Nam giai đoạn này có thể rút ra là A tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. B. xây dựng khối đoàn kết công nông. C. kiên trì con đường đấu tranh đã chọn. D. xây dựng chính đảng cộng sản vững mạnh. Câu 17. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Đông Nam Á thời kì (1918-1939) là gì? A. Giành độc lập dân tộc. B. Chống chủ nghĩa thực dân. C. Chống ách thống trị phong kiến. D. Đòi quyền dân chủ; cải thiện đời sống.
  5. Câu 18. Phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước tiến bộ rõ rệt so với đầu thế kỉ XX vì A. sự trưởng thành của giai cấp tư sản dân tộc. B. giai cấp tư sản dân tộc thoả hiệp với chính quyền thực dân. C. sự hợp tác giữa các đảng tư sản dân tộc và Đảng Cộng sản D. giai cấp tư sản dân tộc nhận được sự đoàn kết giúp đỡ của nhân dân. Câu 19. Đảng phái tư sản dân tộc nào không được thành lập ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đại hội toàn Mã Lai. B. Đảng dân tộc ở Xin-ga-po. C. Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a. D. Phong trào Thakin ở Miến Điện. Câu 20. Đảng Cộng sản nào được thành lập sớm nhất ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đảng Cộng sản Xin-ga-po. B. Đảng Cộng sản ln-đô-nê-xi-a. C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Xiêm. D. Đảng Cộng sản Mã Lai, Phi-líp-pin. Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cuộc khởi nghĩa vũ trang nào đánh dấu sự phát triển đỉnh cao của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? A. Khởi nghĩa vũ trang ở Xiêm. B. Khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam. C. Khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xi-a. D. Khởi nghĩa vũ trang ở Mã Lai; Phi-líp-pin. Câu 22. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á có những bước tiến bộ rõ rệt so với đầu thế kỉ XX vì A. sự trưởng thành của giai cấp vô sản. B. sự trưởng thành của giai cấp tư sản dân tộc. C. sự hợp tác giữa các đảng tư sản dân tộc và Đảng Cộng sản. D. giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra dưới sự lãnh đạo của A. giai cấp công nhân. B. giai cấp tư sản dân tộc. C. các đảng tư sản dân tộc và Đảng Cộng sản. D. các đảng tư sản hợp tác với Đảng Cộng sản. Câu 24. Một trong những chuyển biển quan trọng tác động tới phong trào độc lâp dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thể giới thứ nhất là A. sự khủng hoảng và suy yếu của chủ nghĩa tư bản. B. sự thành lập các chính đảng tư sản dân tộc, các Đảng Cộng sản. C. chính quyền thực dân phải nhượng bộ phong trào của quần chúng. D. giai cấp địa chủ phong kiến ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân. Câu 25. Sự khác nhau cơ bản về hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1919-1939) do Đảng Cộng sản lãnh đạo so với các đảng tư sản dân tộc là A. đấu tranh hòa bình. B. khởi nghĩa vũ trang. C. đòi quyền lợi về kinh tế. D. đòi thành lập các đảng chính trị. Câu 26. Chính sách nổi bật của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với các nước Đông Dương là A. khai thác thuộc địa. B. cải lương hương chính, C. sửa đổi hệ thống giáo dục. D. cải tổ bộ máy chính quyền. Câu 27. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hậu quả tất yếu của việc thực dân Pháp tăng cường tiến hành khai thác thuộc địa Đông Dương là A.mâu thuẫn giữa bọn chủ tư bản và nhân dân trở nên gay gắt. B.đưa đến phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ mạnh mẽ. C. mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp. D. phong trào công nhân bùng nổ liên tục, rộng khắp ba nước Đông Dương. Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài nhất ở Lào là A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo. B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam.
  6. C. Khởi nghĩa của Chậu Pa-chay. D. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Chậu Pa-chay. Câu 29. Mục tiêu đấu tranh của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia là A. chống thuế; chống bắt phu. B. đòi tăng lương giảm giờ làm. C. đòi các quyền dân sinh, dân chủ. D. đòi tham gia vào bộ máy chính quyền. Câu 30. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Cam-pu-chia bị đàn áp đẫm máu là A. cuộc nổi dậy của nhân dân Rô-lê-phan. B. cuộc nổi dậy của nhân dân Prây-veng. C. cuộc nổi dậy của nhân dân Xiêm Riệp. D. cuộc nổi dậy của nhân dân Công-pông Chàm. Câu 31. Liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Cuộc khởi nghĩa của Chậu Pa-chay. B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Prây-veng. C. Cuộc nổi dậy của nhân dân Công-pông Chàm. D. Sự ra đời của Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Câu 32. Thực dân Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam vì là nơi có A. lực lượng tay sai đông đảo nhất. B. điều kiện giao thông thuận lợi nhất. C. tổ chức chính quyền thực dân mạnh nhất. D. Đảng Cộng sản, có phong trào phát triển mạnh nhất. Câu 33. Những năm 1936-1939 phong trào cách mạng Đông Dương được tập hợp trong phong trào. A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương. C. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương. D. Mặt trận nhân dân cách mạng Đông Dương. Câu 34. Những năm 1936-1939 ở Lào và Cam-pu-chia, tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương được xây dựng và củng cố ở hai tỉnh nào? A. Viêng Chăn, Xiêm Riệp. B. Viêng Chăn, Phnôm Pênh. C. Phnôm Pênh; Khăm Muộn. D. Phnôm Pênh, Luông Pha-bang. Câu 35. Phong trào đấu tranh dân chủ chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương kết thúc khi nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Sau cuộc biểu dương lực lượng ngày 1-5-1938. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương ngừng hoạt động. D.Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán. 2. Ôn tập bài cũ Bài tập trắc nghiệm ( phần này các em sẽ gửi sản phẩm cho giáo viên-thời gian 17g chiều thứ 4 ngày 26/2/2020. ) BÀI TẬP TỰ HỌC – SỬ 11 Câu 1 : Em hãy xác định liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào? Câu 2: Vì sao trong phong trào độc lập ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 192 Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng hòa bình?