Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước 1873)

docx 7 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước 1873)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_c.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước 1873)

  1. SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ: Sử - Địa - GDCD Cần Thơ, ngày 28 tháng 3 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 Tiếp tục thực hiện Công văn số: 715/SGDĐT-VP ngày 22 tháng 03 năm 2020 V/v tiếp tục cho học sinh, học viên nghỉ học nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Căn cứ vào kế hoạch số 32 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn Lịch sử lớp 11 trong thời gian phòng dịch (từ 30/3/2020 ), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ : ( Học sinh xem phụ lục ) Hướng dẫn học sinh học bài mới [Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( Từ năm 1858 đến trước năm 1873)].( TIẾT 2) II. HÌNH THỨC: - Hướng dẫn học sinh học bài mới: [Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( Từ năm 1858 đến trước năm 1873)] ( TIẾT 2) thông qua bài giảng video giáo viên gửi cho lớp. - Ghi nhận kết quả học tập thông qua sản phẩm học tập của học sinh ( bài tập trắc nghiệm bài 19 làm trên classroom) III.THỜI GIAN NỘP SẢN PHẨM - Đến 10g30 sáng thứ 3 ngày 31/3/2020. IV. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM: giáo viên bộ môn sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp theo thống nhất của tổ chuyên môn. V. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHUNG : học sinh cần trao đổi, thắc mắc thì GVBM các lớp sẽ hướng dẫn các em trong tiết học môn sử (Tiết 3- ngày 31/3/2020) theo TKB nhà trường đã sắp xếp. VI. ĐỊA CHỈ HỎI, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÀ GỬI SẢN PHẨM 1. Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Thị Diễm + Zalo: 0907544466- Sang Nguyễn +Mail: sangnguyensu112020@gmail.com 2. Địa chỉ liên hệ: Cô Phan Thị Hồng Lê
  2. + Fb phanle + Zalo Phan Lê 0985425175 +Mail: phanle13579@gmail.com 3. Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền + Mail: tuyendieu999@gmail.com + Zalo thanh tuyền 0397034816 + Fb thanh tuyen Người làm kế hoạch NGUYỄN THỊ DIỄM PHỤ LỤC A. NỘI DUNG Ở bài học này ( tiết 2-bài 19) các em cần nắm được I. KIẾN THỨC - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến năm 1873. - Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1873. II. PHƯƠNG PHÁP - Tự đọc, tự tóm tắt nội dung giáo viên đã chia sẻ thông qua bài giảng video gửi cho lớp. - Tự học qua sách giáo khoa hoặc sách tham khảo liên quan đến bài học để kết hợp làm bài tập ( trắc nghiệm) III. NỘI DUNG BÀI HỌC ( Viết bài vào vở-lớp nào đã viết xong rồi thì không viết nữa ) Bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( Từ 1858 đến trước 1873) ( tiết 2) II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ 1859 ĐẾN 1862. 2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5 - 6 – 1862. - 23-2-1861, quân Pháp tấn công và chiếm Đại đồn Chí Hoà. - Thừa thắng đánh chiếm luôn Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. - Pháp không thể kiểm soát được hết các vùng đã đánh chiếm. - Nhân dân Nam Kì anh dũng kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ. Tiêu biểu: Nguyễn Trung Trực - Giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang dâng cao thì triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (05-06-1862) với Pháp. * Nội dung Hiệp ước + Triều đình nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và đảo Côn Lôn. + Bồi thường chiến phí và mở của biển cho Pháp- Tây Ban Nha tự do buôn bán.
  3. + Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình khi nhân dân ngừng chống Pháp. III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862. 1. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862. - Triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ trương nghị hòa với Pháp. - Nhân dân quyết tâm kháng chiến chống Pháp. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định. 2. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. - Pháp bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng. - Kế hoạch: + Dùng vũ lực đặt nền bảo hộ lên đất Campuchia. + Vu cáo nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước. + Cô lập 3 tỉnh miền Đông nam kì. - Ép nhà Nguyễn giao quyền lãnh đạo. - 20-06-1867, Pháp ép Phan Thanh Giản phải nộp thành Vĩnh Long và khuyên ông viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên hại vũ khí nộp thành. - Trong 5 ngày thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. 3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp. - Sau khi 3 tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân dâng lên rất cao. - Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, - Cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn. + Do chênh lệch về lực lượng. + Tinh thần chiến đấu của quan quân giảm sút. + Hình thức đấu tranh phong phú: tị địa, bất hợp tác - Tuy thất bại, nhưng thể hiện được lòng yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất. B. CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ BÀI TẬP 1. Hoạt động luyện tập: củng cố từng phần của bài học theo gợi ý sau - Ý đồ xâm lược Việt Nam của thực dân phương Tây, điển hình là Pháp. - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến năm 1873. - Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1873 - Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta và của vua quan nhà Nguyễn 2. Hoạt động tự học của học sinh: các em làm bạn tập trắc nghiệm trên classroom ( đường link làm bài > GVBM từng lớp sẽ chia sẻ cho các em). BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 19 (trên classroom) Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873 Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về nhà nước Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858)? A. Là nước có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên. B. Là nước có nền kinh tế công nghỉệp phát triển. C. Là một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền. D. Là nước đã đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Câu 2. Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà nước Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858)? A. Là nước chỉ chịu ảnh hưởng của đạo Phật. B. Là nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển.
  4. C. Là nước có nhiều di sản văn hóa được thế giới công nhận. D. Là nước có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Câu 3. Phong trào “tị địa” có nghĩa là A.bỏ đi nơi khác sống, không chịu cộng tác với Pháp. B.di chuyển đến nơi Pháp cai trị để sống. C.bỏ đi nơi khác sống để cộng tác với Pháp D.di chuyển đến các tỉnh do Pháp chiếm. Câu 4. Trước khi thực dân Pháp xâm lược.(18581, nội dung nào không thể hiện đúng sự khủng hoảng, suy yếu của kinh tể nông nghiệp Việt Nam? A. Nông dân lưu tán ngày càng phổ biến. B. Ruộng đất rơi vào tay bọn cường hào, địa chủ. C. Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế, thiên tai khắc nghiệt. D. Đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên. Câu 5. Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), trong lĩnh vực kinh tế công thương nghiệp, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách nổi bật nào? A. Chính sách "bế quan toả cảng". B. Chính sách khuyến khích thủ công nghiệp. C. Chính sách mở rộng buôn bán với nhà Thanh. D. Chính sách khuyến khích phát triển nội thương. Câu 6. Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), các cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới triều Nguyễn phản ánh mâu thuẫn nào trong xã hội? A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa quan lại với triều đình nhà Nguyễn. C. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với triều đình Nguyễn. D. Mâu thuẫn giữa thợ thủ công với triều đình nhà Nguyễn. Câu 7. Lực lượng nào đã tấn công Đà Nẵng năm 1858? A. Liên quân Pháp - Anh. B.Liên quân Pháp - Hà Lan. C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha. D. Liên quânPháp - Bồ Đào Nha. Câu 8. Pháp liên quân với Tây Ban Nha tân công Đà Nẵng (1858) vì A. không đủ tiềm lực một mình đánh chiếm Đà Nang. B. cùng chung mục đích giành quyền cai trị Việt Nam. C. đều có giáo sĩ bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại. D. muốn tăng cường sức mạnh để nhanh chóng chiếm Đà Nẵng. D. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương kiểm tra hệ thống công sự tại Đà Nẵng. Câu 9. Năm 1858 Pháp chọn tấn công Đà Nẵng nhằm A. tranh thủ giáo dân, biến nơi đây thành căn cứ, buộc triều đình đầu hàng. B. tranh thủ giáo dân; tấn công ra Huế, buộc triều đình đầu hàng. C. xây dựng căn cứ, nhanh chóng đánh chiếm các địa phương cả nước. D. xây dựng căn cứ, tấn công Huế, nhanh chóng buộc triều đình đầu hàng. Câu 10. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra sáng ngày 1-9-1858 tại Đà Nẵng? A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng đốc thành Đà Nang, C. Triều đình kêu gọi nhân dân Đà Nằng kháng chiến chống thực dân Pháp. D. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công, đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Câu 11. Tại Đà Nẵng những năm 1858-1859, 5 tháng là con số chỉ A. thời gian Đốc học Phạm Văn Nghị từ Nam Định vào đến Đà Nang. B. thời gian liên quân Pháp - Tầy Ban Nha bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà. C. thời gian liên quân Pháp - Tây Ban Nha chuẩn bị để đánh chiếm Đà Nằng. D. thời gian Đốc học Phạm Văn Nghị cùng nghĩa quân chiến đấu tại Đà Nẵng. Câu 12. Lực lượng nào đã tham gia đánh Pháp xâm lược Đà Nẵng (1858)? A. Nông dân Đà Nang. B. Quan lại, trí thức từ khắp nơi trong cả nước. C. Quân đội triều đình tập trung đông đảo tại Đà Nẵng.
  5. D. Quân dân gồm tất cả những ai không đau ốm, không tàn tật. Câu 13: Người xin triều đình vào Đà Nẵng đánh Pháp là A. chí sĩ Tăng Bạt Hổ. B. tổng đốc Hoàng Diệu. C. đốc học Phạm Văn Nghị. D. tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích của thực dân Pháp khi đánh Gia Định, chiếm Nam Kì? A. Từ đây Pháp có thể dễ dàng sang Cam-pu-chia. B. Mượn đường để nhanh chóng đánh chiếm Cam-pu-chia. C. Cắt đứt con đường tiếp tế lương lực của triều đình nhà Nguyễn. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ khu vực sông Mê Công. Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành động của dân binh Gia Định khi quân Pháp đánh chiếm thành? A. Tập hợp lực lượng, chiến đấu dũng cảm. B. Ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. C. Tiếp tục củng cố lực lượng chuẩn bị lực lượng để đánh lâu dài quân Pháp. D. Dồn Pháp vào thế khó, phải phá thành; rút xuống đóng trên tàu chiến. Câu 16. Cuộc tấn công quân Pháp của dân binh Gia Định (2-1859) đã làm thất bại kế hoạch nào của Pháp? A. Kế hoạch "đánh lâu dài". B. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", C. Kế hoạch "chinh phục từng gói nhỏ". D. Kế hoạch "đánh chắc, chắc thắng thì đánh". Câu 17. Từ sau cuộc tấn công Gia Định (2-1859), Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào? A. Kế hoạch "đánh lâu dài". B. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", C. Kế hoạch "chinh phục từng gói nhỏ". D. Kế hoạch "đánh chắc, chắc thắng thì đánh". Câu 18. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng hành động của triều đình Nguyễn từ đầu năm 1860? A. Xây dựng và củng cố vững chắc đại đồn Chí Hòa B. Không chủ động tấn công khi lực lượng quân đông. C. Lực lượng quân đông đóng "thủ hiểm" trong phòng tuyến Chí Hòa. D. Phát huy lợi thế quân đông, nhân dân ủng hộ để tấn công quân Pháp. Câu 19. Trước cục diện chiến trường Nam Kì từ đầu nâm 1860, nhân dân Gia Định đã có hành động gì? A. Muốn phối hợp với quân triều đình để tổ chức đánh Pháp. B. Lên kế hoạch tổ chức đánh Pháp trên toàn bộ phòng tuyến của chúng. C. Kêu gọi sự phối hợp của nhân dân Nam Kì và Gia Định đấnh Pháp. D. Đánh đồn Chợ Rẫy - phòng tuyến quan trọng nhất của quân Pháp. Câu 20. Sau khi tiến hành xâm lược Đà Nẵng và Gia Định (1858-1860) kết quả Pháp thu được là A. làm chủ vùng đất Nam Kì; buộc triều đình nhượng bộ. B. bị sa lầy ở cả hai nơi, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. C. bị nhân dân đánh trả quyết liệt; quân Pháp buộc phải rút chạy. D. chiếm đóng được ở cả hai nơi, có lợi thế để mo' rộng đánh chiếm Nam Kì. Câu 21. Khi quân Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định (1858-1860), thái độ của triều đình nhà Nguyễn là A. phân hóa theo tư tưởng chủ hòa. B. không có hành động đối phó nào. C. phân hóa theo tư tưởng chủ chiến. D. tiếp tục chờ đợi quân Pháp suy yếu hơn. Câu 22. Tư tưởng chủ hòa của triều Nguyễn được thể hiện bằng hành động chủ yếu nào? A. Tiếp tục án binh bất động trước quân Pháp. B. Kí kết với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). C. Không quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân. D. Thờ ơ với các phong trào chống Pháp của nhân dân. Câu 23. Khi quân Pháp quay lại đánh chiếm Gia Định và mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, nhân dân ta đã có quyết định quan trọng nhất là A. ủng hộ quân triều đình kháng Pháp. B. tổ chức cuộc kháng chiến mạnh mẽ. C. phối hợp cùng quân triều đình đánh Pháp. D. chiêu mộ, tập hợp thêm lực lượng nghĩa quân. Câu 24. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nãm 1861, chiến công vang dội nhất nhân dân Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam Kì giành được là A. đánh sập đồn Chợ Ray. B. đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông cần Giờ. C. đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Vàm cỏ Tây.
  6. D. đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Vàm cỏ Đông. Câu 25. Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp ước Giáp Tuất (1862)? A. Bồi thường cho quân Pháp 280 vạn lạng bạc. B. Thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì. C. Triều đình nhượng ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Phắp. D. Mở cửa biển Đà Nang, Ba Lạt; Quảng Yên cho Pháp, Tây Ban Nha vào buôn bán. Câu 26. Nhận xét nào dưới đây là đúng về phản ứng của nhân dân trước tư tưởng chủ hòa và kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) của triều đình Nguyễn? A. Xa lánh triều đình. B. Phản đối triều đình. C. Đồng ý với triều đình. D. Bất bình với triều đình. Câu 27. Sau khi kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã có hành động gì? A. Đàn áp cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh Nam Kì. B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì. C. Tập trung binh lực sẵn sàng giúp thực dân Pháp đàn áp nhân dân. D. Giúp Pháp đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh Nam Ki. Câu 28. Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) được kí kết, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì phát triển như thế nào? A. Tạm dừng để bảo toàn lực lượng. B. Tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Kêu gọi cả nước ửng hộ cuộc kháng chiến. D. Phối hợp với quân triều đình tiếp tục kháng chiến. Câu 29. Người tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chổng Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là A. triều đình. B. thủ lĩnh nông dân. C. quan lại triều đình. D. các sĩ phu yêu nước. Câu 30. So với cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì, điểm mới nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây là A. có sự liên kết với nhân dân Cam-pu-chia. B. phong trào diễn ra trong thời gian dài hơn. C. có nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng. D. có sự hưởng ứng của đồng bào các dân tộc.