Kế hoạch ôn tập Sinh học 9 – Tuần 21

docx 4 trang thienle22 2790
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn tập Sinh học 9 – Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_on_tap_sinh_hoc_9_tuan_21.docx

Nội dung text: Kế hoạch ôn tập Sinh học 9 – Tuần 21

  1. KẾ HOẠCH ÔN TẬP SINH HỌC 9– TUẦN 21 TIẾT 41 PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I: HỆ SINH THÁI BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Môi trường sống của sinh vật : * Môi trường sống: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống phát triển, sinh sản của sinh vật - Các loại môi trường : + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất, không khí + Môi trường trong đất + Môi trường sinh vật II. Các nhân tố sinh thái của môi trường: * Nhân tố vô sinh: - Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng, gió - Nước: nước ngọt, nước lợ - Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất * Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật - Nhân tố con người: + Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép + Tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá III. Giới hạn sinh thái * Khái niệm: 1
  2. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. B – LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM : Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 4: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. một nhân tố sinh thái nhất định. Câu 10: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. Câu 2: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi A. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. B. chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác. C. chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác. D. chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác Câu 6: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? A. (1), (2), (4), (7) B. (1), (2), (4), (5), (6) C. (1), (2), (5), (6) D. (3), (5), (6), (8) Câu 7: Lựa chọn phát biểu đúng: A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. C. Chỉ có ba loại môi trường sống chủ yếu là môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí. D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian II. TỰ LUẬN HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK sinh học 9 trang 121 2
  3. TIẾT : 42 BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật Ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây. - Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng như lúa, ngô,cải, rau - Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác như dương xỉ, lá lốt, diếp cá II.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật - Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản - Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày như: Trâu bò, dê, cừu, gà, vịt - Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất VD: Chồn, cáo, sóc, cú B – LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM : Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Cây nào trong các cây sau thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Cây xoài B. Cây dong riềng C. Cây lá lốt D. Cây lưỡi hổ Câu 2: Cho các loài động vật sau: cáo, dê, dơi, chồn, cú mèo, trâu, chó, nai. Những loài động vật thuộc nhóm động vật ưa tối là A. cáo, chồn, cú mèo. C. cáo, dơi, chồn. B. cáo, dơi, chồn, cú mèo. D. cáo, dơi, cú mèo. Câu 3: Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống: . bao gồm những cây sống nơi quang đãng. bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt trong nhà. A. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây ưa sáng. B. Nhóm cây kỵ bóng, nhóm cây ưa sáng. C. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng. 3
  4. D. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây kỵ sáng. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng? A. Có phiến lá mỏng B. Mô giậu kém phát triển C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất D. Mọc dưới tán của cây khác Câu 5: Hãy lựa chọn phát biểu đúng A. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn so với cây sống trong bóng râm. B. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với cây sống trong bóng râm. C. Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với cây sống trong bóng râm. D. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm II. TỰ LUẬN HS trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 SGK sinh học 9 trang 124-125 Lưu ý : Các con chép nội dung kiến thức trọng tâm vào vở và sau đó làm bài tập ở phần luyện tập 4