Kế hoạch ôn tập Sinh học 8 – Tuần 21

docx 4 trang thienle22 3190
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn tập Sinh học 8 – Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_on_tap_sinh_hoc_8_tuan_21.docx

Nội dung text: Kế hoạch ôn tập Sinh học 8 – Tuần 21

  1. KẾ HOẠCH ÔN TẬP SINH HỌC 8 – TUẦN 21 TIẾT 41 - BÀI 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Tạo thành nước tiểu : - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình : + Quá trình lọc máu ở cầu thận: tạo ra nước tiểu đầu. + Quá trình hấp thụ lại (ở ống thận) các chất dinh dưỡng, H2O và các ion cần thiết (Na+, Cl-, ) + Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận) các chất độc và các chất không cần thiết (axit uric, creatin, các chất thuốc, H+, K+, ) → nước tiểu chính thức. II. Thải nước tiểu: Nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng. B – LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM : Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ? A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng Câu 2. Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ? A. 50 ml B. 1000 ml C. 200 ml D. 600 ml
  2. Câu 3. Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại ? A. Ion khoáng B. Crêatin C. Axit uric D. Nước Câu 4. Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu? A. 1,5 lít B. 2 lít C. 1 lít D. 0,5 lít Câu 5: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu? A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng C. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc D. Có chứa các tế bào máu và protein II. TỰ LUẬN 1. Trình bày quá trình hình thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? 2. Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
  3. TIẾT 42 - BÀI 40: VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: Gồm: - Các vi khuẩn gây bệnh. - Các chất độc trong thức ăn. - Khẩu phần ăn không hợp lí. II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại : Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ - Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. bệnh. Khẩu phần ăn uống hợp lí : + Không ăn quá mặn, quá chua, quá + Tránh cho thận làm việc quá nhiều và nhiều prôtêin, quá nhiều chất tạo sỏi hạn chế khả năng tạo sỏi. + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất + Hạn chế tác hại của các chất độc. độc hại + Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu + Uống đủ nước. được thuận lợi - Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn - Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái quá lâu. B – LUYỆN TẠP I. TRẮC NGHIỆM : Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ? A. Ăn quá mặn, quá chua C. Đi tiểu khi có nhu cầu B. Uống nước vừa đủ D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc Câu 2. Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm nào ?
  4. A. 1963 B. 1954 C. 1926 D. 1981 Câu 3: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận? A. Thức ăn mặn B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi) C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác D. Nhịn tiểu lâu Câu 4: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận? A. Ăn nhiều đồ mặn. C. Nhịn tiểu lâu. B. Ăn thật nhiều nước. D. Tập thể dục thường xuyên. Câu 5: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần? A. Vận động mạnh C. Sỏi thận B. Viêm bàng quang D. Suy thận II. TỰ LUẬN Hãy xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ? Trong các thói quen đó, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào? Lưu ý : Các con chép nội dung kiến thức trọng tâm vào vở và sau đó làm bài tập ở phần luyện tập