Kế hoạch ôn tập Địa lí 7 – Tuần 21
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn tập Địa lí 7 – Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_on_tap_dia_li_7_tuan_21.docx
Nội dung text: Kế hoạch ôn tập Địa lí 7 – Tuần 21
- Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2019-2020 KẾ HOẠCH ÔN TẬP ĐỊA LÍ 7 – TUẦN 21 ( Từ 1/1 đến 7/1/2021) TIẾT 41: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Các khu vực địa hình Địa hình được chia thành 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. a. Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây - Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam. - Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn. - Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium b. Miền đồng bằng ở giữa - Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. => Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa. - Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi). c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông - Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat. - Hướng đông bắc – tây nam. - Giàu khoáng sản than và sắt. 2. Sự phân hóa khí hậu - Khí hậu phân hóa đa dạng: + Theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông. + Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây - Đông. + Sự phân hóa khí hậu theo độ cao. - Các vành đai khí hậu ở Bắc Mĩ: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. - Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. II. LUYỆN TẬP 1. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau. Câu: 1 Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu: A. Cận nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Hoang mạc. D. Hàn đới. Câu: 2 Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
- Câu: 3 Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có: A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn. B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ. C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ. D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ. Câu: 4 Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là: A. Vùng núi cổ A-pa-lát. B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e. C. Đồng bằng Trung tâm. D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn. Câu: 5 Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng: A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Tây Bắc – Đông Nam. D. Đông Bắc – Tây Nam. Câu: 6 Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo: A. Theo chiều bắc - nam. B. Theo chiều đông - tây. C. Bắc - nam và đông - tây. D. Theo chiều đông – tây và độ cao. Câu: 7 Kinh tuyến 1000T là ranh giới của: A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm. B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat. C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat. D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương. Câu: 8 Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là: A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô. B. Miền núi phía tây. C. Ven biển Thái Bình Dương. D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn. Câu: 9 Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là: A. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa. B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới. C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới. D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao. Câu: 10 Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do: A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Hướng gió. D. Thảm thực vật. 2. Tự luận
- Câu 1: Dựa vào hình 36.3, cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất Gợi ý: Ở Bắc Mĩ, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. Câu 2: Sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía Tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T ? Gợi ý: Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì: - Phía tây kinh tuyến 100°T: + Hệ thông Coóc-đi-e với các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. + Dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a gây ra thời tiết khô và ít mưa. - Phía đông kinh tuyến 100°T: + Miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên thấp. + Ven biển Đại Tây Dương lại có dòng biển nóng Gơn-xtrim mang lại cho khu vực này có khí hậu ẩm ướt hơn, nhất là phía đông nam kinh tuyến 100°T. + Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu trong nội địa vào mùa đông.
- TIẾT 42: DÂN CƯ BẮC MĨ I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Sự phân bố dân cư. - Dân số : 496,7 triệu người (2018). Mật độ trung bình vào loại thấp 20 người/ km² - Phân bố dân cư không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây + Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa dân cư thưa thớt nhất. + Phía tây: trên hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư cũng thưa thớt; dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương mật độ dân số cao hơn. + Phía đông Hoa Kỳ tập trung dân cư đông đúc nhất. - Hiện nay, phân bố dân cư có xu hướng dịch chuyển xuống phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. 2. Đặc điểm đô thị. - Đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hóa, phát triển rất nhanh chóng, tỉ lệ dân đô thị cao (chiếm 76% dân số). - Đặc điểm các đô thị: Tập trung thành các dải đô thị, siêu đô thị. - Phân bố đô thị: + Tập trung ở vùng đông bắc Hoa Kì ven Đại Tây Dương và phía nam Hồ Lớn. + Vào sâu nội địa mạng lưới đô thị thưa thớt, chủ yếu đô thị nhỏ. - Sự xuất hiện nhiều thành phố mới ở miền Nam và ven Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kỳ. II. LUYỆN TẬP 1. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau. Câu: 1 Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là: A. Rất đều. B. Đều. C. Không đều. D. Rất không đều. Đáp án: C Câu: 2 Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là: A. Alaxca và Bắc Canada. B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ. C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô và Alaxca. Đáp án: A Câu: 3 Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình: A. Di dân. B. Chiến tranh. C. Công nghiệp hóa. D. Tác động thiên tai.
- Đáp án: C Câu: 4 Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở: A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương. C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương. D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương. Đáp án: A Câu: 5 Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển: A. Các ngành công nghiệp truyền thống. B. Các ngành dịch vụ. C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao. D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ. Đáp án: C Câu: 6 Càng vào sâu trong lục địa thì: A. Đô thị càng dày đặc. B. Đô thị càng thưa thớt. C. Đô thị quy mô càng nhỏ. D. Đô thị quy mô càng lớn. Đáp án: B Câu: 7 Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa: A. Rất muộn. B. Muộn. C. Sớm. D. Rất sớm. Đáp án: B Câu: 8 Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là: A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét. B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô. C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô. D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô. Đáp án: A Câu: 9 Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên: A. Các khu công nghiệp tập trung. B. Hình thành các dải siêu đô thị. C. Hình thành các vùng công nghiệp cao. D. Hình thành các khu ổ chuột. Đáp án: B Câu: 10 Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do: A. Sự phát triển kinh tế.
- B. Sự phân hóa về tự nhiên. C. Chính sách dân số. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Đáp án: B 2. Tự luận Câu 1. Dựa vào hình 37.1 và kiến thức, hãy lập bảng phân bố dân cư của Bắc Mĩ. Gợi ý Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu Dưới 1 người/km2 Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa Từ 1 – 10 người/km2 Hệ thống Cooc-đi-e Từ 11 – 50 người/km2 Dải đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương Từ 51 – 100 người/km2 Phía đông Mi-xi-xi-pi Trên 100 người/km2 Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn Duyên hải Đông Bắc Hoa Kỳ. Câu 2. Trình bày sự thay đổi trong phân bố lại dân cư của Hoa Kì, giải thích nguyên nhân? Gợi ý - Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn. - Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.