Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

docx 5 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_11_bai_18_on_tap_lich_su_the_gioi_h.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

  1. SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ: Sử - Địa - GDCD Cần Thơ, ngày 2 tháng 2 năm 2021 KẾ HOẠCH HỌC TẬP TRỰC TUYẾN ( ONLINE) MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 (TUẦN 22) Căn cứ công văn Số: 257 /SGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 02 năm 2021 Về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Căn cứ vào kế hoạch số 14 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến ( online) môn Lịch sử lớp 11– tuần 22 trong thời gian phòng dịch (từ 2/2/2020 đến 66/2/2021), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG HỌC TRỰC TUYẾN : ( Học sinh xem phụ lục ) Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( Phần từ năm 1917-1945) II. HÌNH THỨC: -Tiết 1: Hướng dẫn học sinh học bài mới ( Bài 18 : Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại -Phần từ năm 1917-1945). Học sinh ghi nội dung bài học vào tập và phản hồi với giáo viên phụ trách lớp những nội dung chưa hiểu trên nhóm zalo, Gooogle Meet . - Tiết 2: Giáo viên ghi nhận kết quả học tập của học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm 20 câu trên Gooogle Class rom, Gooogle Forms. Trong quá trình làm bài tập câu hỏi nào các em không hiểu thì kịp thời phản hồi với giáo viên hướng dẫn trên nhóm zalo, Google meet - Lưu ý: + Còn 5 phút hết giờ học: học sinh chụp hình bài học đã ghi chép cho GV bộ môn lớp mình qua zalo lớp. + Học sinh có thái độ học tập tốt sẽ được cộng điểm như sau : * Hoàn thành bài học và làm bài tập từ 9 đến 10 điểm được cộng 0.5 điểm vào điểm thường xuyên. * Hoàn thành bài học và làm bài tập từ 7 đến dưới 9 điểm được cộng 0.25 điểm vào điểm thường xuyên. * Hoàn thành bài học và làm bài tập từ 5 đến dưới 7 điểm được ghi nhận hoàn thành nhiệm vụ học tập. * Hoàn thành bài học và làm bài tập từ dưới 5 điểm phải làm lại bài tập chưa đạt ( sau khi làm lại trên 5 sẽ được ghi nhận hoàn thành nhiệm vụ học tập.)
  2. * Chưa ghi bài và không làm bài tập được ghi nhận không hoàn thành nhiệm vụ học tập. III.THỜI GIAN NỘP BÀI TẬP : Tùy theo yêu cầu giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn của lớp. IV. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHUNG : học sinh cần trao đổi, thắc mắc thì trực tiếp trao đổi giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn của lớp theo TKB nhà trường đã sắp xếp. Người làm kế hoạch NGUYỄN THỊ DIỄM PHỤ LỤC BÀI 18 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945) I. KIẾN THỨC: Ôn tập những nội dung chính đã học và những sự kiện lịch sử tiêu biểu: sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật, các nước tư bản chủ yếu, cao trào cách mạng thế giới, chiến tranh thế giới thứ hai II. PHƯƠNG PHÁP HỌC TRỰC TUYẾN - Tự đọc, tự tóm tắt nội dung giáo viên đã chia sẻ, có sự phản hồi kịp thời nội dung chưa hiểu đến giáo viên phụ trách lớp. - Tự học qua sách giáo khoa hoặc sách tham khảo liên quan đến bài học để kết hợp làm bài tập (trắc nghiệm 20 câu) III. NỘI DUNG BÀI HỌC ( viết bài vào vở) BÀI 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945) I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) Nước Nga - Liên Xô Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa 2- 1917 Cách mạng dân Lật đổ chính quyền Nga hoàng, hai chính quyền song song tồn tại chủ tư sản ở Nga chính quyền Lâm thời và các Xô viết tạo điều kiện chuyển sang CM XHCN. 7-11-1917 Cách mạng tháng Lật đổ chính phủ lâm thời, thành lập nước cộng hòa Xô Viết mở đầu Mười Nga thành thời kỳ Xây dựng mới XHCN. công 1918-1920 Cuộc đấu tranh Xây dựng lại hệ thống chính trị, bảo vệ chính quyền Xô Viết Nga chống thù trong nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài. giặc ngoài. 1921-1941 Liên Xô xây dựng - Công nghiệp hóa XHCN. CNXH. - Tập thể hóa nông nghiệp. - Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp. Các nước TBCN Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa 1918-1923 -Khủng hoảng - Phong trào phát triển mạnh ở các nước tư sản, điển hình là Đức kinh tế, chính trị và Hung-ga-ri. sau CTTG I ở các - Một loạt các Đảng cộng sản ra đời trên thế giới: Đảng cộng sản
  3. nước tư bản; cao Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920), Anh (1920), Ý (1921). trào cách mạng - Quốc tế cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới thế giới (Châu Á) (1919- 1943) 1924-1929 -Thời kì ổn định Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng và tình hình chính trị và phát triển của tương đối ổn định ở các nước trong hệ thống TBCN. CNTB. 1929-1933 Khủng hoảng - Kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng, tình hình chính trị ở một kinh tế thế giới số nước tư bản không ổn định nên phát xít hóa bộ máy nhà nước. bắt đầu nổ ra từ Chủ nghĩa phát xít ra đời. Mĩ, lan rộng toàn TG TBCN. 1933-1939 Các nước TB - Khối các nước phát xít: Đức, Italia, Nhật Bản chuẩn bị gây chiến trong hệ thống tranh, bành trướng xâm lược thuộc địa. TBCN tìm cách - Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị duy trì thoát ra khỏi chế độ dân chủ tư sản. khủng hoảng 1939-1945 Chiến tranh thế - 72 nước tham chiến. giới lần thứ hai - CNPX thất bại hoàn toàn. - Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ thế giới. - Hệ thống các nước XHCN ra đời. II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) 1. Như một số tiếp nối cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời kỳ này nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được. Nhờ đó, đã diễn ra những chuyển biến trong sản xuất vật chất, thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội của các quốc gia và thế giới. 2. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước Xô viết, chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên đã được xác lập ở một nước trên thế giới. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ, Nhà nước Xô viết đã đững vững và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. 3. Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới đã bước sang một thời kỳ phát triển mới. Đó là cao trào cách mạng vô sản ở châu Âu trong những năm 1918 - 1923, sự lan rộng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, sự ra đời của các đảng cộng sản ở nhiều nước, sự thành lập và hoạt động của Quốc tế Cộng sản. 4. Chủ nghĩa tư ban không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939), chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn: Biến động cách mạng (1918 - 1923), ổn định và tăng trưởng kinh tế (1924 - 1929), khủng hoảng kinh tế và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới (1929 - 1939). 5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Dù theo các chế độ chính trị khác nhau, các quốc gia - dân tộc đã liên minh cùng nhau trong khối đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít tàn bạo, cứu loài người thoát khỏi những thảm hoạ man rợ của chúng. Ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ và Anh là lực lượng trụ cột, đi đầu trong cuộc chiến đấu cao cả ấy. Sau chiến tranh, lịch sử thế giới đã sang một chương mới. IV. CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ BÀI TẬP 1. Hoạt động luyện tập: làm bài tập trắc nghiệm Câu 1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) là do A. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề vũ khí. B. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thuộc địa.
  4. C. mâu thuẫn gay gắt về việc phát triển kinh tế. D. mâu thuẫn gay gắt về chính sách huấn luyện quân đội. Câu 2.Tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới là A. Mặt trận dân chủ. B. Liên Hợp Quốc. C. Quốc tế cộng sản. D. Mặt trận Đồng minh. Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thời kì 1929 – 1933 bắt đầu từ ngành A. công nghiệp. B. nông nghiệp. C. tài chính ngân hàng. D. thương nghiệp. Câu 4. Vào đầu thế kỉ XX, tư tưởng bên ngoài đã tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là A. Chủ nghĩa Mác - Lênin. B. Trào lưu Triết học Ánh sáng của Pháp. C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. D. Chủ nghĩa xã hội khoa học. Câu 5. Quan hệ ngoại giao chủ yếu giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. hòa bình. B. hợp tác toàn diện, C. hòa bình và hợp tác. D. hợp tác song phương Câu 6. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm A. sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc ( 1914-1918) B. sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ( 1939-1945) C. sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1947-1989) D. sau khi cách mạng cách mạng tháng Hai 1917 Câu 7. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 là do A. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa. B. hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. C. sản xuất ồ ạt "cung" vượt quá "cầu" thời kì 1924-1929. D. viêc quản lí, điều tiết sản xuất ở cấc nước tư bản lạc hậu. Câu 8. Tình hình chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. hai chính quyền song song tồn tại. B. quân đội cũ nổi dậy chống phá. C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. Câu 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện thế giới vì đã A. đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. B. chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc suy yếu và thất bại hoàn toàn. C. khẳng định chủ nghĩa Mác - Lê-nin trở thành hệ tư tưởng thế giới. D. đưa tới sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Câu 10. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) là A. Hội Ái hữu. B. Hội Quốc xã. C. Hội Quốc liên. D. Hội Đoàn kết. Câu 11. Nhận xét nào dưới đây là đúng về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939)? A. Phát triển mạnh nhưng không bền vững. B. Phát triển chậm chạp và liên tục suy thoái. C. Phát triển nhanh nhưng khủng hoảng trầm trọng. D. Phát triển mạnh nhưng không đều giữa các nước đế quốc. Câu 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa vì A. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động. B. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến. C. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế với các nước tham gia chiến tranh. D. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, chỉ mang đến lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945? A. Sản xuất vật chất của nhân loại có những chuyển biến quan trọng.
  5. B. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới. C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa. D. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới. Câu 14. Cách mạng tháng 2 năm 1917 ở Nga mang tính chất là một cuộc A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. C. Cách mạng xã hội. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 15. Phong trào đấu tranh dân chủ chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương kết thúc khi A. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. sau cuộc biểu dương lực lượng ngày 1-5-1938. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương ngừng hoạt động. D. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán. Câu 16. Đặc điểm nổi bật của tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939) là A. có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. B. đều tồn tại hình thức chính quyền thực dân kiểu cũ. C. đều tồn tại nền kinh tế lạc hậu, bị thực dân phương Tây thống trị. D. có sự tồn tại nền kinh tế tư bản kết hợp với nền kinh tế phong kiến. Câu 17. Tuyên ngôn Liên hợp quốc (1-1-1942) của 26 quốc gia do Liên Xô, Mĩ Anh đứng đầu đề cập đến nội dung chủ yếu nào? A. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế. B. Cam kết tập trung tiền lực kinh tế tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. C. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế, ủng hộ về quân sự. D. Cam kết sử dụng toàn bộ lực lượng cùng nhau chiến đấu chống phát xít. Câu 18. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây ? A. Cuộc khởi nghĩa của Chậu Pa-chay. B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Prây-veng. C. Cuộc nổi dậy của nhân dân Công-pông Chàm. D. Sự ra đời của Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Câu 19. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939) đều thực hiện chung nhiệm vụ đấu tranh chống A. sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. B. sự áp bức bóc lột của các thế lực phong kiến. C. sự thống trị, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. D. sự áp bức bóc lột của các thế lực đế quốc, phong kiến. Câu 20. Sự khác nhau lớn nhất giữa cách mạng tháng Mười năm 1917 và cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. giành được thắng lợi trọn vẹn. B. chỉ diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn. C. công khai phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. D. có sự tham gia đông đảo nhân dân và các dân tộc bị áp bức. 2. Hoạt động tự học của học sinh: các em về đọc và tìm hiểu Chủ đề. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1884) theo gợi ý sau - Ý đồ xâm lược Việt Nam của thực dân phương Tây, điển hình là Pháp. - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến năm 1873. - Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1873 - Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta và của vua quan nhà Nguyễn.