Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

docx 12 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1610
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_11_bai_17_chien_tranh_the_gioi_thu.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  1. SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ: Sử - Địa - GDCD Cần Thơ, ngày 9 tháng 2 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 Căn cứ công văn số Số: 316/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 02 năm 2020 Về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Căn cứ vào kế hoạch số 14 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn lịch sử lớp 11 trong thời gian phòng dịch (từ 10/2 đến 15/2/2020), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG TỰ HỌC ( XEM PHẦN PHỤ LỤC ) + Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) + Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) II. Hình thức: Học sinh chọn 1 trong các hình thức sau (sản phẩm là đáp án các câu trắc nghiệm sau mỗi bài học) - Làm đáp án trên giấy. - Làm đáp án bằng file word. 1. Thời gian hoàn thành: Đến 17g chiều thứ 4 ngày 12/2/2020. HS có thể chụp hình sản phẩm gởi qua fb, zalo, gv bộ môn lịch sử giảng dạy lớp mình. Hoặc địa chỉ mail của GVBM lớp mình. 2. Đánh giá sản phẩm: GVBM sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp mình giảng dạy và có thể có hình thức cho điểm đối với sản phẩm chất lượng( tùy quyết định của GVBM). 3. Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì cô Nguyễn Thị Diễm sẽ hướng dẫn các em từ ngày 10 đến ngày 12/2/2020 trong giờ hành chính và theo TKB nhà trường đã sắp xếp. Ngoài ra các em cũng có thể trao đổi với GVBM lớp mình. 4. Địa chỉ hỏi , giải đáp thắc mắc và gởi sản phẩm: Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Thị Diễm + FB: La Sang + Zalo: 0907544466- Sang Nguyễn +Mail: nguyendiembhn1973@gmail.com
  2. Địa chỉ liên hệ: Cô Phan Thị Hồng Lê + Fb phanle + Zalo Phan Lê 0985425175 +Mail: phanle13579@gmail.com Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền + Mail: tuyendieu999@gmail.com Người làm kế hoạch NGUYỄN THỊ DIỄM PHỤ LỤC Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) A. NỘI DUNG TỰ HỌC Ở bài học này các em cần nắm được I. KIẾN THỨC - Nguyên nhân và con đường dẫn đến chiến tranh. - Những diễn biến chính của chiến tranh - Phân tích và đánh giá hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. II. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC - Tự đọc, tự tóm tắt nội dung giáo viên đã chia sẻ. - Tự học qua sách giáo khoa hoặc sách tham khảo liên quan đến bài học để kết hợp làm bài tập trắc nghiệm. III. NỘI DUNG BÀI HỌC Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) I- CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (Các em biết được những hoạt động xâm lược của các nước phát xít, chính sách nhân nhượng đối với chủ nghĩa phát xít của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ.) 1. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược - Trong những năm 30, các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít - khối Trục. Khối này ngày càng đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. - Sau khi lên cầm quyền, Chính phủ Hítle ngày càng ngang nhiên xé bỏ Hoà ước Vécxai, hướng tới thành lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ của dân Đức sinh sống ở châu Âu.
  3. - Trong bối cảnh đó, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước chủ nghĩa bị chủ nghĩa phát xít xâm lược. - Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, Pháp đã không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. 2. Từ hội nghị Muyních đến chiến tranh thế giới ( Các em biết được nội dung Hội nghị Muy-ních và hiểu được mối quan hệ các nước từ sau Hội nghị đến khi chiến tranh TG II bùng nổ.) - Tháng 3 - 1938, Đức xâm chiếm và sát nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, sau đó gây ra vụ Xuyđét để thôn tính Tiệp Khắc. - Tháng 9 - 1938, Hội nghị Muyních gồm những người đứng đầu bốn nước Anh, Pháp, Đức, Italia đã được triệu tập. Tại Hội nghị, một hiệp định được kí kết với nội dung chính là trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. - Tháng 3 - 1939, Hítle cho quân tràn vào thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, gây hấn và ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan. (Các em quan sát hình 43 - SGK để biết được các nước phát xít Đức, Italia gây chiến và bành trướng từ năm 1935 đến năm 1939 như thế nào). II- CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (Từ tháng 9/1939 đến tháng 6-1941) (Các em tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9/1939 đến tháng 6-1941 để nắm được diễn biến của chiến tranh trong giai đoạn này) 1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941) - Rạng sáng 1/9/1939, Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Với ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự, quân Đức áp dụng chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" và chỉ trong gần 1 tháng đã chiếm được Ba Lan. - Từ tháng 4/1940, Đức chuyển hướng tấn công sang phía tây, nhanh chóng chiếm được hầu hết các nước tư bản châu Âu và đánh thẳng vào nước Pháp. Nước Pháp nhanh chóng bại trận. - Tháng 7/1940, không quân Đức đánh phá nước Anh, nhưng bị tổn thất nặng nề. Kế hoạch của Hítle đổ bộ vào nước Anh không thực hiện được. 2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6//1941) - Tháng 9/1940, tại Béclin ba nước phát xít Đức - Italia - Nhật Bản kí Hiệp ước Tam cường, nhằm tăng cường trợ giúp lẫn nhau và phân chia thế giới. - Từ tháng 10/1940, Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu: Chiếm đóng ba nước chư hầu Rumani, Hunggari, Bungari; thôn tín Nam Tư và Hi Lạp. - Mùa hè 1941, phe phát xít đã chiếm phần lớn châu Âu và sẵn sàng mở cuộc tấn công Liên Xô. II- CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942)
  4. (Các em tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 6/1941 đến tháng 11-1942 để nắm được diễn biến của chiến tranh trong giai đoạn này) 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi - Đức tấn công Liên Xô: + Rạng sáng 22/6/1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô với chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng", bằng một lực lượng quân sự khổng lồ 5,5 triệu quân. + Ba đạo quân Đức đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô: đạo quân phía bắc bao vây Lêningrat (nay là Xanh Pêtécbua); đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thổ đô Mátxcơva; đạo quân phía nam chiếm đóng Kiép và phần lớn Ucraina. Sau những trận đánh ác liệt, tháng 12/1941 Hồng quân Liên Xô đã phản công thắng lợi. Quân Đức bị đẩy lùi khỏi thủ đô. Chiến thắng Mátxcơva đã làm phá sản chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức. + Mùa hè 1942, quân Đức chuyển hướng tấn công xuống phía nam, tiến đánh Xtalingrat (nay là Vongagrat) nhằm chiếm các vùng lương thực, dầu mỏ và than đá quan trọng nhất của Liên Xô. Sau hơn 2 tháng tấn công, quân Đức vẫn không chiếm được thành phố này. - Chiến sự Bắc Phi: Từ tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập, cuộc chiến ở thế giằng co; phải tới tháng 12/1942, liên quân Mĩ - Anh mới giành thắng lợi trong trận En Alamen (Ai Cập), giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ - Tháng 9/1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương. - Sáng 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng, căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản, sau đó là với Đức và Italia. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới. - Quân Nhật mở cuộc tấn công ồ ạt xuống các nước Đông Nam Á và chiếm được một vùng rộng lớn gồm nhiều nước như: Thái Lan, Miến Điện, Inđônêxia và nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Tới năm 1942, Nhật Bản đã thống trị khoảng 8 triệu km 2 đất đai với trên 500 triệu dân ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. - Nhưng từ đó, sức tấn công của quân đội Nhật Bản hầu như đã bị chững lại do những khó khăn ngày càng lớn (mặt trận mở ra quá rộng, tiềm lực có hạn về quân sự, kinh tế của Nhật) và sự kháng cự ngày càng quyết liệt của nhân dân Trung Quốc và nhiều nước khác. 3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành ( Nội dung này các em cần nắm được Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào? Lý giải được việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến) - Sau hơn 2 năm chiến tranh thế giới bùng nổ, tới đầu năm 1942, khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành. Đó là do những nhân tố: + Những hành động xâm lược tàn bạo của chủ nghĩa phát xít đã thúc đẩy các quốc gia liên minh cùng nhau chống kẻ thù chung. + Sự tham chiến của Liên Xô đã làm thay đổi căn bản tính chất, cục diện và triển vọng thắng lợi
  5. của cuộc chiến tranh chống phát xít. + Sự thay đổi thái độ và chính sách của các chính phủ Mĩ, Anh trong việc hợp tác cùng Liên Xô chống phát xít. - Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn đại diện của 26 quốc gia, với trụ cột là ba cường quốc Liên xô, Mĩ, Anh đã kí kết một bản tuyên bố chúng - được gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc. Theo đó, các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau dốc toàn lực tiến hành cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. II- QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG, CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (từ tháng 1/1942 đến tháng 8/1945) ( Các em nắm được diễn biến của chiến tranh trong giai đoạn này và các sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận. Cuộc CTTG II kết thúc (từ 11 – 1942 đến 8 – 1945). 1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 8/1945) - Ở Mặt trận Xô - Đức, trận phản công tại Xtalingrát từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943 của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới thứ hai. Quân đội Đức đã bị tổn thất hết sức nặng nề (33 vạn quân tinh nhuệ bị tiêu diệt và bắt sống). Từ đây, Liên Xô và các nước Đồng minh chuyển sang giai đoạn tấn công đồng loạt trên các mặt trận. Tiếp đó, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc tấn công gần như là cuối cùng của quân Đức ở vòng cung Cuốcxcơ, đánh tan 30 sư đoàn Đức. Tới tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Xô viết đã được giải phóng. - Ở mặt trận Bắc Phi, quân Anh (từ phía Đông) và quân Mĩ (từ phía Tây) phối hợp phản công (từ tháng 3 đến tháng 5/1943) đã quét sạch liên quan Đức- Italia ra khỏi lục địa châu Phi. - Ở Italia, sau khi quân đồng minh đánh chiếm đảo Xixilia và bắt giam Mútxôlini, một chính phủ mới đã được thành lập. Phát xít Italia sụp đổ. Nhưng hơn 30 sư đoàn quân Đức được điều sang Italia, kéo dài sự kháng chiến tới tháng 5/1945. - Ở Thái Bình Dương, sau trận thắng lới ở đảo Guađancanan (từ tháng 8/1942 đến tháng 1/1943), quân Mĩ đã tạo ra được bước ngoặt quan trọng và chuyển sang phản công, lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. 2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc - Phát xít Đức đầu hàng: + Từ đầu năm 1944, sau 10 chiến dịch của cuộc tổng phản công quét sạch quân thù ra khỏi lãnh thổ Xô Viết, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát tới biên giới nước Đức. + Tháng 6/1944, liên quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp. Phong trào khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Pháp nổi lên khắp nơi, làm chủ Pari và giải phóng toàn bộ nước Pháp. Quân Đồng minh tiến vào giải phóng các nước Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua, chuẩn bị tấn công nước Đức. + Đầu tháng 2/1945, Hội nghị của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại Ianta đã phân chia các khu vực chiếm đóng nước Đức và châu Âu, đề ra việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, Liên Xô cam kết sẽ tham chiến chống Nhật sau khi nước Đức đầu hàng. + Tháng 2/1945, quân Đồng minh tấn công quân Đức từ Mặt trận phía Tây. Tháng 4/1945, Hồng
  6. quân Liên Xô mở cuộc tấn công vào Béclin, đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức. Hítle tự sát. + Tháng 2/1945, quân Đồng minh tân công quân Đức từ Mặt trận phía Tây. Tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công vào Béclin, đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức. Hítle tự sát. + Ngày 9/5/1945, nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. - Quân phiệt Nhật đầu hàng: + Ở Mặt trận Thái Bình Dương, liên quân Mĩ - Anh triển khai cuộc tấn công đánh chiến Miến Điện và quần đảo Philíppin. Ở Đông Bắc Á, ngày 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, mở cuộc tấn công vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. + Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6/8/1945) và Nagaxaki (9/8/1945) , giết hại hàng trăm nghìn người chỉ trong phút chốc. + Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế gới thứ hai kết thúc. V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THỂ GIỚI THƯ HAI ( Các em biết được kết cuộc của chiến tranh thế giới thứ hai qua đó phân tích và đánh giá được hậu quả của cuộc chiến tranh này) - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của ba nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại đó thuộc về các quốc gia - dân tộc đã kiên cường chống phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữa vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt nghĩa phát xít. - Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại thật vô cùng nặng nề. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá, công trình văn hoá bị thiêu huỷ. - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại. B. CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ BÀI TẬP 1. Hoạt động luyện tập: - Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh; Các giai đoạn phát triển chính và kết cục của chiến tranh. - Hậu quả cuộc chiến tranh. 2. Hoạt động vận dụng, mở rộng: - Các em hãy xác định những trận đánh có tính bước ngoặt trong chiến tranh thế giới thứ 2.Vì sao các trận đánh đó có tính bước ngoặt?. - Tại sao, Liên Xô, Mĩ, Anh là những lực lượng trụ cột trong chiến tranh thế giới thứ hai? - Phân tích tính chất của cuộc chiến tranh. 3. Bài tập trắc nghiệm ( phần này các em sẽ gửi sản phẩm cho giáo viên ) Câu 1. Điểm nổi bật của tình hình thể giới những năm 30 của thế kỉ XX là sự xuất hiện liên minh của các nước A. đế quốc Anh - Pháp - Mĩ. B. đế quốc Anh - Pháp - Hà Lan.
  7. C. phát xít Đức - l-ta-li-a - Tây Ban Nha. D. phát xít hình thành Trục Béc-lỉn - Rô-ma - Tô-ki-ô. Câu 2. Phe Trục là khái niệm chỉ A. sự liên minh của các nước đế quốc Anh - Pháp - Mĩ. B. sự liên minh của các nước đế quốc Anh - Pháp - Hà Lan. C. sự liên minh của cấc nước phát xít Đức -I-ta-lỉ-a - Nhật Bản. D. sự liên minh của các nước phát xít Đức - l-ta-ii-a - Tây Ban Nha. Câu 3. Sau khi liên minh với nhau, hoạt động chủ yếu của các nước phát xít là A. tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. B. đẩy mạnh hoạt động khiêu khích các nước đế quốc. C. tăng cường hoạt động quân-sự, gây chiến tranh xâm lược khắp thế giới. D. tăng cường hoạt động quân sự; chuẩn bị xâm lược khắp thế giới. Câu 4. Nước phát xít mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược thế giới ở thập niên 30 của thế kỉ XX là A. Đức. B. I-ta-li-a. C. Nhật Bản. D. Tây Ban Nha. Câu 5. Năm 1931 đánh dấu sự kiện nổi bật nào đối với nước Nhật? A. Nhật đề xướng học thuyết "Đại Đông Á". B. Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. C. Nhật xâm lược Trung Quốc, đánh chiếm vùng Đông Bắc. D. Nhật đẩy mạnh hoạt động quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Câu 6. Những năm 1936-1939 đánh dấu sự kiện nổi bật nào đối với nước Đức? A. Đức tham chiến ở Tây Ban Nha. B. Đức đề xướng học thuyết "Đại Đức". C. Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với Tây Ban Nha. D. Đức đẩy mạnh hoạt động quân sự ở khu vực châu Âu. Câu 7. Đức tham chiến ở Tây Ban Nha vì A. là nước đồng minh của Anh và Pháp. B. là nước phát triển mạnh nhất châu Âu. C. có lực lượng phát xít đông đảo nhất châu Âu. D. muốn hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại Chính phủ Cộng hòa. Câu 8. Con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai được đánh dấu bằng A. các cuộc chiến tranh xâm lược của phe Trục. B. mâu thuẫn không thể điều hòa của các nước tư bản. C. sự lớn mạnh của các nước phát xít Đức - l-ta-li-a - Nhật Bản. D. sự liên minh chặt chẽ của các nước đế quốc Anh - Pháp - Mĩ. Câu 9. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là do A. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề vũ khí. B. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thuộc địa. C. mâu thuẫn gay gắt về việc phát triển kinh tế. D. mâu thuẫn gay gắt về chính sách huấn luyện quân đội. Câu 10.Trước tình hình thế giới cuối những năm 30 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp, chủ trương của Liên Xô là A. thoả hiệp với Anh, Pháp để cùng chống các nước phát xít. B. liên kết với Anh; Pháp để chống phát xít và chống chiến tranh. C. liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. D. chủ động đàm phán với Anh, Pháp để chống nguy cơ chiến tranh. Câu 11. Trước việc các nước phát xít xâm lược Trung Quốc, Ê-ti-ô-pi-a, Cộng hòa Tây Ban Nha, thái độ của Liên Xô như thế nào? A. Ủng hộ các cuộc chiến tranh xâm lược. B. Không quan tâm đến tình hình chiến sự. C. Tìm cách thoả hiệp với các nước phát xít. D. Kiên quyết đứng về phía nhân dân chống xâm lược. Câu 12. Trước thay đổi của tình hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX, mục đích của Chính phủ các
  8. nước Anh, Pháp, Mĩ là A. lôi kéo sự ủng hộ của các nước tư bản. B. giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. C. tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước. D. muốn tiếp tục mở rộng hệ thống thuộc địa của mình. Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mối lo sợ của Anh, Pháp, Mĩ trước thay đổi của tinh hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX? A. Sự thâm thù với chủ nghĩa cộng sản. B. Sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. C. Sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. D. Sự liên minh giữa ba nước phát xít Đức - I-ta-íi-a - Nhật Bản. Câu 14. Trước thay đổi của tình hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX, Anh, Pháp, Mĩ có thái độ như thế nào với chủ trương của Liên Xô? A. Cùng liên kết chặt chẽ để chống phát xít. B. Không liên kết chặt chẽ để cùng chống phát xít. C. Thoả hiệp với các nước phát xít chống lại Liên Xô. D. Phản đối hành động của Liên Xô với các nước bị xâm lược. Câu 15. Trước thay đổi của tình hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX, thái độ của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít là A. thành lập phe Đồng minh, kiên quyết chống phát xít. B. lừng chừng, tiếp tục thăm dò hoạt động của phe phát xít. C. nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. D. liên kết với Liên Xô; ngăn chặn chiến tranh từ chủ nghĩa phát xít. Câu 16. Chủ trương nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp, Mĩ trước tiênđược biểu hiện ở việc thông qua đạo luật nào? A. Đạo luật hợp tác. B. Đạo luật trung lập. C. Đạo luật hữu nghị. D. Đạo luật thân thiện. Câu 17. Nội dung chủ yếu giới cầm quyền Mĩ đề xướng trong Đạo luật trung lập là A. không can thiệp vào các công việc của thế giới. B. không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. C. không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước phát xít. D. không can thiệp vào các sự kiện xảy ra với đồng minh của Anh, Pháp. Câu 18. Thái độ nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ. đối với phe phát xít đã dẫn tới hậu quả gì? A. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng đánh chiếm châu Âu. B. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng chia rẽ các nước đế quốc. C. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng cô lập các nước đế quốc. D. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng gây chiến tranh xâm lược. Câu 19. Tháng 3-1938 sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở châu Âu ? A. Anh, Pháp nhượng bộ Đức. B. Tiệp Khắc bị sáp nhập vào Đức. C. Áo bị sáp nhập vào lãnh thổ Đức. D. Liên Xô tuyên bố giúp Tiệp Khắc. Câu 20. Thái độ của Anh, Pháp đối với vụ Xuy-đét là A. hợp tác với Liên Xô; kiên quyết bảo vệ Tiệp Khắc. B. kêu gọi nhân dân châu Âu đoàn kết, giúp đỡ Tiệp Khắc. C. phản đối hành động của Đức, phối hợp với Tiệp Khắc đánh Đức. D. tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. Câu 21. Hội nghị Muy-ních bàn đến nội dung chủ yếu nào? A. Trả vùng Xuy-đét cho Đức, chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu. B. Trao vùng Xuy-đét cho Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu. C. Sáp nhập Tiệp Khắc vào Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu. D. Chấm dứt xâm chiếm Tiệp Khắc và các hoạt động thôrrtính châu Ầu. Câu 22. Để chuẩn bị tấn công Ba Lan, Đức đã chủ động đàm phán với Liên Xô vì A. muốn dồn lực lượng đối phó với quân Anh, Pháp. B. không thể tấn công vì lo sợ tiềm lực của Liên Xô mạnh.
  9. C. không muốn Liên Xô bắt tay với Anh- Pháp ở mặt trận phía Đông. D. muốn tránh phải chống lại Anh, Pháp ở phía Tây; Liên Xô ở phía Đông. Câu 23. Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức vì muốn A. có thời gian hòa bình để củng cố tiềm lực về mọi mặt. B. hợp tác thực sự hữu nghị với Đức để cùng phát triển châu Âu. C. tránh cuộc chiến tranh, bảo vệ quyền lợi quốc gia trong thế bị cô lập. D. tránh cùng lúc phải đương đầu với Đức ở phía Đông, Anh, Pháp ở phía Tây. Câu 24. Ngày 23-8-1939, sự kiện quan trọng nào đã diễn ra đối với châu Âu? A. Đức gây hấn với Ba Lan. B. Đức chiếm toàn bộ đất nước Tiệp Khắc. C. Liên Xô tuyên bố giúp đỡ nếu Ba lan bị tấn công. D. Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau được kí kết. Câu 25. Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1940, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở châu Âu? A. Đức Đánh chiếm Nam Tư và Hy Lạp. B. Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu. C. Đức làm chủ Bun-ga-ri và xâm chiếm châu Âu. D. Đức làm chủ Ru-ma-ni và xâm chiếm châu Âu. Câu 26. Ngày 22-6-1940 sự kiện nào đã diễn ra ở châu Âu có tác động đến cách mạng Việt Nam? A. Quân Đức tấn công nước Anh. B. Chính phủ Pháp rời Pa-ri về Tua. C. Đức xâm chiếm hoàn toàn Ba Lan. D. Pháp kí Hiệp định đình chiến đầu hàng phát xít Đức. Câu 27. Từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942, thế giới đã chứng kiến sự kiện nổi bật nào? A. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới. B. Chiến tranh bao trùm toàn bộ châu Âu. C. Chiến tranh lan rộng ờ khu vực châu Á. D. Chiến tranh mở rộng ờ khu vực châu Phi. Câu 28. Ngày 22-6-1941, sự kiện quan trọng nào đã diễn ra ở châu Âu? A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. B. Đức hoàn thành xâm lược châu Âu. C. Nước Pháp kí văn kiện đầu hàng Đức. D. Quân Đức thực hiện kế hoạch "Sư tử biển". Câu 29. Tuyên ngôn Liên hợp quốc (1-1-1942) của 26 quốc gia do Liên Xô, Mĩ Anh đứng đầu đề cập đến nội dung chủ yếu nào? A. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế. B. Cam kết tập trung tiền lực kinh tế tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. C. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế, ủng hộ về quân sự. D. Cam kết sử dụng toàn bộ lực lượng cùng nhau chiến đấu chống phát xít. Câu 30. Chiến thắng có ý nghĩa thay đổi bước ngoặt cuộc Chiến tranh thể giới thứ hai tại mặt trận Xô - Đức là A. trận phản công tại Cuốc- xcơ. B. trận phản công tại Lê -nin-grat. C. trận phản công tại xta-lin-grat. D. trận phản công tại Mát-xcơ-va. Câu 31. Bước ngoặt được tạo ra ở trận phản công tại Lê-nin-grat (từ 11-1942 đến tháng 2-1943) chính là Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang A. tấn công đồng loạt trên mặt trận châu Âu. B. tấn công đồng loạt trên mặt trận châu Á. C. tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận. D. tấn công đồng loạt trên mặt trận Bắc Phi. Câu 32. Ngày 9-5-1945, sự kiện lịch sử nào đã diễn ra với thế giới? A. Đức kí văn bản đầu hàng, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. B. Nhật thất bại, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á. C. Đức thất bại, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. D. l-ta-li-a thất bại, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Phi. Câu 33. Ngày 15-8-1945, sự kiện lịch sử nào đã diễn ra với thế giới?
  10. A. I-ta-li-a thất bại, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Phi. B. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, C. Phát xít Nhật thất bại, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á. D. Phát xít Đức thất bại, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. Câu 34. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thể hiện rõ tính chất gì? A. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, của nhân dân. B. Cuộc chiến tranh phi nghĩa, giữa các nước đế quốc, C. Cuộc chiến tranh phi nghĩa, của các tập đoàn tư bản. D. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới. Câu 35. Từ kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết luận quan trọng nào được rút ra để giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế hiện nay? A. Cần tập hợp và đoàn kết lực lượng. B. Thắng lợi không thuộc về kẻ phi nghĩa. C. Chính nghĩa và thắng lợi luôn thuộc về nhân dân. D. Trong chiến tranh, thắng lợi không thuộc về kẻ mạnh. BÀI 18 : ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) A. NỘI DUNG TỰ HỌC Ở bài học này các em cần nắm được I. KIẾN THỨC - Những sự kiện chính của lịch sử thế giới (1917 – 1945) - Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) và một số qui luật vận động của nó. II. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC - Tự đọc, tự tóm tắt nội dung giáo viên đã chia sẻ. - Tự học qua sách giáo khoa hoặc sách tham khảo liên quan đến bài học để kết hợp làm bài tập trắc nghiệm. III. NỘI DUNG BÀI HỌC ( Các em cần nắm đươc những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) * Nước Nga – Liên Xô - 2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi. + Kết quả, ý nghĩa: Lật đổ chế độ Nga hoàng, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại, tạo điều kiện chuyển sang cách mạng XHCN. - 10/1917Cách mạng XHCN tháng Mười thắng lợi. + Kết quả, ý nghĩa: thành lập chính quyền Xô viết, xoá bỏ chế độ bóc lột Tác động mạnh đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào gíải phóng dân tộc. - 1918 – 1921 đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết. + Kết quả, ý nghĩa: Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Mười, giữ vững chính quyền Xô viết, đập tan âm mưu chống phá cách mạng của các nước đế quốc. - 1921- 1941 Liên Xô xây dựng CNXH + Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN, hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp; văn hoá, giáo dục đạt nhiều thành tựu to lớn * Các nước tư bản chủ nghĩa. - 1918 – 1923: Khủng hoảng kinh tế, chính trị; Cao trào cách mạng ở châu Âu. + Kết quả, ý nghĩa. Các đảng cộng sản thành lập. Quốc tế cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng. - 1924 – 1929: Thời kì ổn định và tăng trưởng của CNTB.
  11. + Kết quả, ý nghĩa: Kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định. - 1929 – 1933: Khủng hoảng kinh tế bùng phát ở Mĩ, lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa. + Kết quả, ý nghĩa: Thất nghiệp tăng, chính trị không ổn định, mâu thuẫn xã hội, dẫn đến khủng hoảng chính trị. - 1933 – 1939: Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. + Kết quả, ý nghĩa: Vượt qua khủng hoảng, kinh tế phục hồi tiếp tục phát triển.; Nguy cơ chiến tranh thế giới. * Các nước châu Á. - Thập niên 20: Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau CTTG I. + Kết quả, ý nghĩa: Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước; Các đảng cộng sản thành lập, mở ra bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc. - Thập niên 30: Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh . + Kết quả, ý nghĩa: Tập hợp được đông đảo các lực lượng cách mạng tham gia. Các đảng cộng sản trưởng thành về tổ chức và uy tín lãnh đạo tăng. * Chiến tranh thế giới thứ hai. - 1939 – 1945: Chiến tranh diễn ra trên khắp các mặt trận. + Kết quả, ý nghĩa: Chủ nghĩa phát xít thất bại hoàn toàn ; Chiến tranh làm thay đổi căn bản cục diện thế giới, mở ra thời kì mới của lịch sử thế giới. II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) - Nhiều tiến bộ về khoa học kĩ thuật đạt được, nhờ đó tạo ra nhiều chuyển biến trong sản xuất, đời sống chính trị – xã hội của các quốc gia dân tộc thay đổi. - Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và sự ra đời của nhà nước Xô Viết , CNXH lần đầu tiên được xác lập ở một nước trên thế giới - Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga và CTTG I, phong trào cách mạng thế giới đã bước sang một thời kì phát triển mới - CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động - CTTG II (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. B. CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ BÀI TẬP 1. Hoạt động luyện tập: các em cấn nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) > Diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. > CNXH được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của CNTB. > Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới rừ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. > CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. > Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. 2. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Chứng min và phân tích các nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1917-1945. 3. Bài tập trắc nghiệm ( phần này các em sẽ gửi sản phẩm cho giáo viên ) Câu 1. Cách mạng tháng 2 năm 1917 ở Nga mang tính chất là một cuộc A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. C. Cách mạng xã hội. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểm mới. Câu 2. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga mang tính chất là cuộc A. Cách mạng xã hội. B.Cách mạngvô sản. C. Cách mạng dân chủ. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 3. Sự kiện nổi bật nào dưới đây đã chi phối sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939)?
  12. A. Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). C. Sự ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba năm 1919). D. Làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ ở các nước. Câu 4. Nhận xét nào dưới đây là đúng về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939)? A. Phát triển mạnh nhưng không bền vững. B. Phát triển chậm chạp và liên tục suy thoái. C. Phát triển nhanh nhưng khủng hoảng trầm trọng. D. Phát triển mạnh nhưng không đều giữa cac nước đế quốc. Câu 5. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939) đều thực hiện chung nhiệm vụ đấu tranh chống A. sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. B. sự áp bức bóc lột của các thế lực phong kiến. C. sự thống trị, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. D. sự áp bức bóc lột của các thế lực đế quốc, phong kiến. Câu 6 Đặc điểm nổi bật của tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919- 1939) là A. có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. B. đều tồn tại hình thức chính quyền thực dân kiểu cũ. C. đều tồn tại nền kinh tế lạc hậu, bị thực dân phương Tây thống trị. D. có sự tồn tại nền kinh tế tư bản kết hợp với nền kinh tế phong kiến. Câu 7 Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945? A. Sản xuất vật chất của nhân loại có những chuyển biến quan trọng. B. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới. C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa. D. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới. Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945? A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đặt ra đòi hỏi mới cho nhân loại. B. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới. C. Chiến tranh thế giới thứ hai gây tổn thất nhất trong lịch sử nhân loại. D. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống thế giới duy nhất. Câu 9. Quá trình nào dưới đây phản ánh đúng con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939)? A. Phục hồi - phát triển - khủng hoảng, suy thoái. B. Phục hồi; Phát triển - khủng hoảng, suy thoái - phục hồi. C. Phát triển - khủng hoảng, suy thoái - phục hồi, phát triển. D. Phục hồi - Phát triển - khủng hoảng, suy thoái - phục hồi, phát triển. Câu 10. Hình thái đặc biệt của nước Nga sau cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 là A. hai chính quyền song song tồn tại. B. các giai cấp trong xã hội cùng tham gia bộ máy chính quyền. C. vừa duy trì chế độ phong kiến vừa tồn tại chế độ tư bản chủ nghĩa. D. kinh tế phong kiến phất triển song song nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.