Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 25, 26

docx 4 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 570
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_10_bai_25_26.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 25, 26

  1. TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SỬ-ĐỊA-GDCD Độc lập - Tự do - hạnh phúc. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10. Căn cứ công văn số 715 của Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ v/v tiếp tục cho học sinh nghỉ học nhầm đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Căn cứ kế hoạch số 32 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa v/v tổ chức cho học sinh học tập tại nhà. Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng dẫn HS tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch bệnh Corona như sau: 1. Nội dung - Học sinh chép nội dung 2 bài mới. 2. Hình thức: Theo yêu cầu GVBM. 3. Thời gian hoàn thành: - Đến 11g 00 thứ 3 ngày 31/03/2020. 4. Đánh giá sản phẩm: GVBM sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp mình giảng dạy và có thể có hình thức cho điểm cộng, khen thưởng động viên đối với sản phẩm chất lượng. 5. Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì cô Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan, CÔ Nguyễn Thị Diễm, cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền sẽ hướng dẫn các em từ ngày 30/03 đến ngày 31/03/2020 trong giờ hành chính và theo TKB nhà trường đã sắp xếp. GVBM Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan NỘI DUNG BÀI MỚI: VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX BÀI 25.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao - Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn và đóng đô ở Phú Xuân. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam và đến thời Minh Mạng đổi thành Đại Nam. - Chính quyền trung ương được tổ chức lại theo mô hình của nhà Lê với quyền hành chuyên chế tuyệt đối của vua. Tuy nhiên, triều đình chỉ trực tiếp cai quản 11 dinh, trấn ở Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận). Còn 11 trấn ở Đàng Ngoài và 5 trấn ở vùng Gia Định (Nam Bộ ngày nay) gọi là Bắc thành và Gia1 Định thành do một tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về Trung ương khi có công việc quan trọng.
  2. - Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng quyết định bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng và xã. - Nhà Nguyễn cũng chú ý tổ chức thi cử để tuyển dụng quan lại. - Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long với gần 400 điều, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, các tôn ti trật tự phong kiến và các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá. - Quân đội được tổ chức chặt chẽ, khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ. - Đối ngoại : đối với nhà Thanh, nhà Nguyễn giữ thái độ hoà hảo. Đối với các nước nhỏ như Lào, Chân Lạp, nhà Nguyễn bắt họ phải thần phục. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn có phần dè dặt và hạn chế trong quan hệ. 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn - Nông nghiệp : + Vấn đề ruộng đất và tình hình nông nghiệp ở đầu thế kỉ XIX có những khó khăn nhất định. Do vậy, nhà nước đã có những chính sách để giải quyết khó khăn. + Ruộng đất tư phát triển, ruộng đất công bị thu hẹp. Diện tích ruộng đất bỏ hoang tăng lên. + Nhà nước ban hành chính sách quân điền. Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích khai hoang với các hình thức khác nhau như lập đồn điền ; cho dân tự khai hoang và nhà nước cấp một phần kinh phí cho dân khai hoang (gọi là doanh điền). Nhờ vậy, diện tích trồng trọt phần nào được tăng lên. + Việc sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương và đào sông cũng được nhà nước chú ý. - Các nghề thủ công tiếp tục phát triển : + Nghề gốm, dệt vải, làm đường, khai mỏ + Trong dân gian các làng, các phường thủ công tiếp tục được duy trì. Nghề mới xuất hiện như nghề in tranh dân gian. + Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước với các ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức Đặc biệt thợ quan xưởng thời kì này đã đóng được tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. - Thương nghiệp : + Việc buôn bán trong nước được duy trì. Tuy nhiên, thuyền bè đi xa bị đánh thuế nhiều lần. + Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương, chỉ cho phép thuyền bè nước ngoài vào một số cảng như Gia Định, Đà Nẵng. Nhà nước cũng cho một số thuyền sang các nước xung quanh để buôn bán. 3. Tình hình văn hoá, giáo dục - Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo. Nhà nước cũng quan tâm đến việc thờ thần trong các đình, đền, miếu ở các làng. - Về giáo dục : Giáo dục Nho học được củng cố. Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi Hội để tuyển người ra làm quan. - Về văn học : Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm với các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ; đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. - Về sử học : Các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn lần lượt ra đời như "Đại Nam thực lục" Ngoài ra còn có các bộ sử do các cá nhân biên soạn như "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Lịch triều tạp kỉ" của Ngô Cao Lãng, "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức - Về kiến trúc : Kinh đô Huế được xây dựng và hoàn thiện với hệ thống cung điện, lăng tẩm thể hiện trình độ phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. - Nhã nhạc cung đình Huế cũng là một di sản văn hoá còn lại đến ngày nay. Các loại hình ca múa nhạc dân gian được tiếp tục phát triển trong nhân dân. Nội dung gợi mở: 2 Các em tìm hiểu thêm nội dung này nha: Nhận thức được rằng, những thành tựu về văn hoá đạt được dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX đến nay vẫn còn là những giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc. Di sản văn hoá cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế - một di sản văn hoá phi vật thể. Ngoài ra, các thành tựu về khoa học - kĩ thuật là những thành quả quan trọng.
  3. Làm thêm câu hỏi này: Thái độ, trách nhiệm của học sinh đối với di sản văn hoá dân tộc. BÀI 26. TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN 1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân - Về xã hội : + Ra đời trong bối cảnh lịch sử mà phong trào nông dân nổ ra liên tiếp ở thế kỉ XVIII do cuộc khủng hoảng xã hội. Bộ máy nhà nước phong kiến Nguyễn phải gia tăng tính chuyên chế. + Xã hội có hai giai cấp : giai cấp thống trị gồm vua quan và địa chủ, cường hào ; giai cấp bị trị gồm các tầng lớp nhân dân lao động mà đa số là nông dân. + Nhà Nguyễn đã tìm mọi cách để ổn định tình hình xã hội nhưng tệ tham quan ô lại vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở nông thôn đã làm cho đời sống nông dân khổ cực, thêm vào đó là việc bắt dân đi lao dịch xây dựng các công trình công cộng. - Đời sống nhân dân : + Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực. + Những vấn đề trên là nguyên nhân của phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân chống lại triều Nguyễn. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính - Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra và liên tục phát triển cho đến giữa thế kỉ XIX. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) nổ ra ở trấn Sơn Nam hạ và cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1855) bùng lên ở Ứng Hoà (Hà Tây). Ở Phiên An (Gia Định), nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo (1833 - 1835). 3. Đấu tranh của các dân tộc ít người - Phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người cũng diễn ra từ Bắc đến Nam. Tiêu biểu là : + Cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân (1833 - 1835). + Cuộc khởi nghĩa của người Mường ở Hoà Bình và Tây Thanh Hoá, dưới sự lãnh đạo của tù trưởng họ Quách (1832 - 1838). + Các cuộc khởi nghĩa của người Khơ-me nổ ra ở Tây Nam Kì (1840 - 1848). - Phong trào đấu tranh của nhân dân chống triều đình Nguyễn nổ ra liên tục từ đầu đến giữa thế kỉ XIX đã chứng tỏ sự bất bình của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính quyền nhà Nguyễn nói chung và bọn địa chủ cường hào ở nông thôn nói riêng. 3