Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Xã hội cổ đại

doc 13 trang nhungbui22 09/08/2022 1870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Xã hội cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_chu_de_xa_hoi_co_dai.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chủ đề: Xã hội cổ đại

  1. TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ “XÃ HỘI CỔ ĐẠI” Thời gian thực hiện: 3 tiết NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: + Mô tả chủ đề: Trong chương trình SGK lớp 6 bài 4,5,6 đều đề cập đến xã hội cổ đại ở phương Đông và phương Tây nhưng lại được sắp xếp không có hệ thống, tách bạch nhau, các em không có được cái nhìn hệ thống, xuyên suốt một vấn đề, không có mối quan hệ với nhau. Chính vì vậy, cần sắp xếp lại nội dung xã hội cổ đại theo chiều dọc, đồng thời góp phần hình thành nội dung bài học có hệ thống, có mối quan hệ kiến thức về xã hội cổ đại, qua đó tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. + Mạch kiến thức chủ đề: Với việc sắp xếp lại nội dung của các bài học 4,5,6 thành chủ đề: Xã hội cổ đại, bài học cấu trúc thành các nội dung sau: - 1. Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây. - 2. Sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại. - 3. Thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây. I./ MỤC TIÊU DẠY HỌC: Phẩm chất, Yêu cầu cần đạt STT năng lực 1. Năng lực lịch sử Tìm hiểu - Trình bày được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương 1 lịch sử Đông và phương Tây. - Xác định được vị trí địa lý các quốc gia cổ đại PĐ, PT trên lược đồ. - Nêu được về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại. - Trình bày được các đặc điểm về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - Biết được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc ) và phương Tây (lịch, chữ cái a,b,c, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc). Nhận thức và - Lí giải được sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở phương 2 tư duy lịch sử Đông và phương Tây. - Lập bảng so sánh sự khác nhau về thời gian, địa điểm xuất hiện các quốc gia cổ đại. 1
  2. - So sánh sự khác nhau về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Vận dụng kiến - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước. 3 thức, kĩ năng - Nhận xét được các thành tựu văn hóa cổ đại. đã học - Liên hệ các thành tựu đó có ý nghĩa gì đến ngày nay. 2. Năng lực chung Tự chủ và tự Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các 4 học bạn trong nhóm Giao tiếp và Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm. 5 hợp tác 3. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến các nhiệm vụ được 6 giao và thực hiện các yêu cầu của GV một cách sáng tạo Trách nhiệm Học sinh có trách nhiệm trong hoạt động nhóm. 7 II./ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Lược đồ các quốc gia cổ đại, tư liệu về các quốc gia cổ đại, các thành tựu văn hóa, bảng phụ, giấy A0, bút lông - Máy chiếu, laptop; phiếu học tập. 2. Học sinh: - Soạn bài trước ở nhà, chuẩn bị các tư liệu liên quan đến bài: tranh ảnh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. BẢNG MÔ TẢ. Hoạt động hình Mục Nội dung PP, KT, HT Phương án thành kiến thức tiêu trọng tâm dạy học đánh giá HĐ 1. Sự xuất 1, 2, 6,7 Trình bày được sự xuất hiện các Dạy học theo GV đánh hiện các quốc gia quốc gia cổ đại ở phương Đông nhóm. giá quá cổ đại ở phương và phương Tây trình làm Đông và phương So sánh được sự khác nhau về việc theo Tây thời gian, địa điểm xuất hiện nhóm của các quốc gia cổ đại. HS; GV và HS đánh giá phiếu học tập. HĐ 2. Tổ chức 1,2,4,6,7 Trình bày được các đặc điểm về Khăn trải bàn GV đánh và đời sống xã tổ chức nhà nước và đời sống ở Phòng tranh. giá quá 2
  3. hội ở các quốc các quốc gia cổ đại phương trình làm gia cổ đại Đông và phương Tây. việc theo phương Đông và Phân biệt được các đặc trưng nhóm của phương Tây về tổ chức bộ máy và đời sống ở HS; GV và các quốc gia cổ đại phương HS đánh Đông và phương Tây giá phiếu So sánh được sự khác nhau về học tập. tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. HĐ 3. Thành tựu 1,3,5,6 Trình bày được những thành Khăn trải bàn GV đánh chính của nền tựu tiêu biểu của nền văn hóa Kĩ thuật 321 giá quá văn hóa cổ đại cổ đại PĐ, PT. trình làm phương Đông và Nhận xét được các thành tựu việc theo phương Tây. văn hóa cổ đại. nhóm của HS; GV và HS đánh giá phiếu học tập. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. a. Mục tiêu: Nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa những kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học. Gây hứng thú tìm hiểu bài của HS. Muốn biết HS cần có kiến thức gì đối với bài học. b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật KWL. c. Hình thức tổ chức: Cá nhân. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Gv: chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu cho HS Yêu cầu HS điền những thông tin đã biết hay (K) còn thắc mắc muốn tìm hiểu (W) vào phiếu học tập: Những hiểu biết của em về các quốc gia cổ đại PĐ, PT K W L Hs: Thực hiện theo yêu cầu của GV 3
  4. Gv: Tiếp nhận và xem các mong muốn tìm hiểu kiến thức của HS. Gv chuyển ý và dẫn dắt vào bài mới. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: SỰ XUẤT HIỆN CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY. a. Mục tiêu: Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại, đặc điểm, sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lý của các quốc gia cổ đại PĐ, PT. - Tích cực tìm hiểu thông tin về sự xuất hiện các quốc gia cổ đại và thực hiện các yêu cầu của GV. b. Kĩ thuật/PPDH: Nhóm, khăn trải bàn. c. Dự kiến sản phẩm: (Phần nội dung ghi bảng) d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS ND ghi bảng Bước 1: Chuyển giao 1.Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại PĐ, nhiệm vụ học tập PT. GV: Phân lớp thành 2 nhóm, - HS nhận nhiệm Nội Phương Đông Phương Tây phát phiếu học tập. vụ: dung Thời gian thảo luận là 5 phút Thời -Cuối TNK IV -Đầu TNK I Yêu cầu các nhóm thảo luận gian đầu TNK II TCN nhiệm vụ sau: TCN Nhóm 1: -Ở Ai Cập, -Trên các bán Tìm hiểu thời gian, địa điểm Lưỡng Hà, Ấn đảo Ban căng xuất hiện của các quốc gia Địa Độ, Trung và Italia (Hi cổ đại phương Đông? điểm Quốc. Lạp và La Sử dụng lược đồ để xác định Hình thành Mã) vị trí địa lý các quốc gia đó? trên các lưu Ít đồng bằng, Nhóm 2: vực con sông nhiều hải Tìm hiểu thời gian, địa điểm lớn: S. Nin (Ai cảng thuận xuất hiện của các quốc gia HS: Tiến hành Cập) S. Ấn, S. lợi cho buôn cổ đại phương Tây? thảo luận dưới sự Hằng (Ấn Độ) bán. Sử dụng lược đồ để xác định gợi ý của giáo S. Lưỡng Hà, vị trí địa lý các quốc gia đó? viên. S. Hoàng Hà, Bước 2: Thực hiện nhiệm Trường Giang vụ học tập (Trung Quốc) GV: Gợi ý, giúp đỡ học sinh trả lời, quan sát hoạt động HS: chú ý lắng 4
  5. của học sinh, để có biện nghe câu trả lời pháp hỗ trợ kịp thời. của nhóm trình Bước 3: Báo cáo kết quả bày. GV: Theo dõi câu trả lời của Có nhận xét đánh học sinh giá chéo giữa các Cho học sinh nhận xét câu nhóm. trả lời và những phản hồi ngược, hoặc đưa ra những HS: Ghi nhớ kiến vấn đề để cả lớp cùng nhau thức. trao đổi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh, chốt kiến thức. Hoạt động 2: TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI. a. Mục tiêu: Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội các quốc gia cổ đại. - Tích cực tìm hiểu thông tin về sự xuất hiện các quốc gia cổ đại và thực hiện các yêu cầu của GV. b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh. c. Dự kiến sản phẩm (Nội dung ghi bảng) d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS ND ghi bảng Bước 1: Chuyển giao 2.Tổ chức nhà nước và đời sống xã hội các nhiệm vụ học tập quốc gia cổ đại. GV: Phân lớp thành 4 - HS nhận nhóm nhiệm vụ: Thời gian thảo luận là 5 Nội Phương Đông Phương Tây phút dung Nội dung yêu cầu thảo Đời -Ngành chính là -Ngành chính là luận: sống nông nghiệp thủ công nghiệp, Nhóm 1: kinh tế -Biết làm thủy thương nghiệp. Tìm hiểu đời sống kinh tế lợi, đắp đê, đào - Trồng cây lâu và các tầng lớp chính kênh mương. n m như Nho, trong xã hội phương -Thu hoạch lúa Oliu 5
  6. Đông? ổn định hàng Nhóm 2: năm. Tìm hiểu đời sống kinh tế Tầng -Gồm 3 tầng lớp -Gồm 2 giai cấp và các tầng lớp chính lớp/giai chính: cơ bản: trong xã hội phương Tây? cấp xã +Nông dân công + Chủ nô: gồm Nhóm 3: hội xã (đông đảo, là các chủ xưởng, -Tìm hiểu về tổ chức nhà lực lượng sản chủ buôn giàu nước ở các quốc gia cổ xuất chính trong có và có thế lực đại PĐ? xã hội) chính trị, sở hữu -Vẽ sơ đồ bộ máy nhà +Qúy tộc: có nhiều nô lệ. nước PĐ. quyền thế (vua, + Nô lệ: số lượng Nhóm 4: quan lại, tăng lữ) đông, lực lượng -Tìm hiểu về tổ chức nhà +Nô lệ: hầu hạ, chính trong xã nước ở các quốc gia cổ phục dị h cho hội, bị đối xử rất đại phương Tây? HS: Tiến quý tộc. tàn bạo, không -Giải thích khái niệm: Xã hành thảo khác gì con vật. hội chiếm hữu nô lệ là gì? luận dưới sự Tổ -Tổ chức bộ máy -Nhà nước do Bước 2: Thực hiện gợi ý của giáo chức do vua đứng đầu. giai cấp thống trị nhiệm vụ học tập viên. bộ máy - Vua có quyền là chủ nô nắm GV: Gợi ý, giúp đỡ học nhà tuyệt đối, là đại quyền. sinh trả lời, trình bày diễn nước diện của thánh -Nhà nước do biến, quan sát hoạt động Các nhóm HS thần ở trần gian giai cấp chủ nô của học sinh, để có biện trình bày sản (Pharaon, Thiên bầu ra và làm pháp hỗ trợ kịp thời. phẩm, tham tử ) việc có thời hạn. Bước 3: Báo cáo kết quả quan, trao - Bộ máy nhà + Khái niệm: GV: Theo các sản phẩm đổi, bình nước từ TW-địa XHCHNL là xã của các nhóm và chú ý chọn sản phương. (vẽ sơ hội có hai giai theo theo dõi phần trình phẩm đồ) cấp chính là chủ bày của các nhóm. nô và nô lệ, trong Cho học sinh nhận xét đó giai cấp chủ câu trả lời và những phản nô thống trị và hồi ngược, hoặc đưa ra bóc lột giai cấp những vấn đề để cả lớp nô lệ. cùng nhau trao đổi. Bước 4: Đánh giá kết HS: Ghi nhớ quả thực hiện nhiệm vụ kiến thức 6
  7. học tập. GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh, chốt kiến thức. Hoạt động 3: THÀNH TỰU CHÍNH CỦA NỀN VĂN HÓA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY. a. Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại PĐ, PT. b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn c. Sản phẩm: (Phần nội dung ghi bảng) d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS ND ghi bảng Bước 1: Chuyển giao Thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại nhiệm vụ học tập phương Đông và phương Tây. GV: Phân lớp thành 4 - HS nhận nhóm, phát phiếu học tập. nhiệm vụ: Thời gian thảo luận là 5 - HS xác định Thành Phương Đông Phương Tây phút vị trí của tựu Nội dung yêu cầu thảo mình thuộc Lịch Biết làm lịch và Biết làm lịch và luận: nhóm nào. dùng lịch âm, biết dùng lịch dương, Nhóm 1: làm đồng hồ đo chính xác hơn: 1 Tìm hiểu về cách làm lịch thời gian bằng năm có 365 ngày và quan sát thiên văn của nắng mặt trời. 6 giờ, chia làm 12 cư dân PĐ, PT cổ đại? tháng. Nhóm 2: Chữ Sáng tạo ra chữ Sáng tạo ra hệ Tìm hiểu về chữ viết các viết viết, gọi là chữ chữ cái ABC có quốc gia cổ đại PĐ, PT. tượng hình, viết 26 chữ, đang Nhóm 3: trên giấy Papirut, được dùng phổ Tìm hiểu về khoa học mai rùa, đất sét biến hiện nay. (Toán, Vật lí, thiên văn, Khoa Toán học: Phát Các ngành khoa Triết học, Sử học) của học minh ra phép đếm học phát triển các quốc gia cổ đại PĐ, đến 10, các chữ cao, đặt nền móng PT? số từ 1 đến 9, cho các ngành Nhóm 4: phát minh ra số 0, khoa học sau này. Tìm hiểu về kiến trúc, tính được số Một số nhà khoa điêu khắc của các quốc Pi=3,16 học nổi tiếng như: gia cổ đại PĐ, PT? Talet, Pitago, 7
  8. Bước 2: Thực hiện HS: Tiến Acsimet, nhiệm vụ học tập hành thảo Herodot GV: Gợi ý, giúp đỡ học luận dưới sự Kiến Các công trình Có nhiều công sinh trả lời, trình bày diễn gợi ý của giáo trúc, kiến trúc đồ sộ trình kiến trúc, biến, quan sát hoạt động viên. điêu như Kim Tự tháp điêu khắc nổi của học sinh, để có biện khắc ở Ai Cập, thành tiếng như: đền pháp hỗ trợ kịp thời. Babilon ở Lưỡng Pactenong ở Bước 3: Báo cáo kết quả Hà Aten, đấu trường GV: Theo dõi câu trả lời Colide ở Rooma, của học sinh Các nhóm: Tượng lực sĩ ném Cho học sinh nhận xét chú ý lắng đĩa, Vệ nữ ở câu trả lời và những phản nghe câu trả Milo hồi ngược (nhận xét các lời của nhóm nhóm theo kỹ thuật 321) trình bày. hoặc đưa ra những vấn đề Đưa ra nhận để cả lớp cùng nhau trao xét. đổi như: Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá thời cổ đại? Gợi ý trả lời: Đây là những sáng tạo vĩ đại, những di sản văn hoá vô cùng quí giá của thời cổ đại. - Có nhiều sáng tạo còn được sử dụng đến ngày nay: Chữ viết, chữ số, lịch. - Có nhiều di sản văn hoá được xếp vào các hàng kì quan trên thế giới, được cả loài người ngưỡng mộ: Kim tự tháp ( Ai Cập ), Vạn lí trường thành ( Trung Quốc ), thành Ba 8
  9. bi lon ( Lưỡng Hà ). - Một số ngành khoa học cơ bản: Toán, lí, thiên văn, triết học, lịch sử, địa lí làm cơ sở cho các ngành khoa học khác phát triển. Bước 4: Đánh giá kết HS: Ghi nhớ quả thực hiện nhiệm vụ kiến thức, học tập. hoàn thiện GV: Nhận xét câu trả lời kiến thức vào của học sinh, chốt kiến phiếu học tập. thức. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung hoạt động: Hệ thống các câu hỏi, bài tập Điền vào chỗ trống ( ) để hoàn thành phiếu học tập. + Vào TNK thứ IV-III TCN, các quốc gia cổ đại đã ra đời bên lưu vực các dòng sông lớn. Cư dân cổ đại có nền kinh tế làm chủ đạo và xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế với quyền lực tối cao của / + Vào khoảng TNK I TCN, các quốc gia thành bang đã được thành lập ở và . Dựa trên nền kinh tế và buôn bán phát triển. Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập bảng theo mẫu và điền những nội dung phù hợp: Xã hội cổ đại Tên Thời Ngành Tầng lớp Tổ chức Thành quốc gian, kinh tế trong xã nhà nước tựu văn gia địa điểm chính hội hóa Phương Đông Phương Tây Thảo luận với bạn và trả lời các câu hỏi sau: ? Những thành tựu văn hóa cổ đại nào còn tồn tại đến ngày nay? Theo em thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì sao? 9
  10. Nối những thành tựu văn hóa ở cột bên phải tương ứng với các quốc gia/vùng ở cột bên trái: 1. Ai cập 1+ a. Đấu trường Colide 2. Lưỡng Hà 2+ b. Đền Pac tê nông 3. Ấn Độ 3+ c. Chữ viết trên thẻ tre 4. Trung Quốc 4+ d. Chủ nhân chữ số 0 5. Hi Lạp 5+ e. Kim tự tháp 6. Rô Ma 6+ f. Vườn treo Babylon 3. Sản phẩm học tập: 4. Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. HS trao đổi với bạn hoặc thầy cô giáo. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG. a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. Đồng thời giúp học sinh có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu các nội dung, tranh ảnh tư liệu lịch sử có liên quan đến bài học. b. Nội dung hoạt động: - Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo, bạn bè em hãy tìm hiểu về nội dung sau: ? Nếu sống ở thời cổ đại và có quyền lựa chọn quốc gia để sinh sống, em sẽ chọn là công dân nước nào? Vì sao? ? Kể tên 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Kì quan nào còn tồn tại đến ngày nay. ? UNESCO công nhận ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu di sản văn hóa nhân loại. Đó là những di sản nào? c. Sản phẩm học tập: Hoạt động này không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm việc, chỉ khuyến khích học sinh thực hiện và trao đổi, chia sẻ sản phẩm với nhau. HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày sản phẩm, thuyết trình sản phẩm. GV đánh giá sản phẩm của HS nhận xét, tuyên dương, khen ngợi d. Phương thức tổ chức: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS; HS báo cáo kết quả làm việc với GV và chia sẻ với bạn bè. C./ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ. - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài Ôn tập ở tiết sau. D./ NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI BÀI TẬP CỦA CHỦ ĐỀ. a) Nội dung 1: 10
  11. Câu 1: Trình bày sự khác nhau cơ bản về hình thành các quốc gia cổ đại PĐ, PT. Vì sao có sự khác nhau đó? b) Nội dung 2: Câu 1: Xã hội cổ đại PĐ và PT bao gồm những tầng lớp, giai cấp nào? Câu 2: Xã hội chiếm hữu nô lệ là gì? Xã hội ấy có gì khác biệt so với phương Đông cổ đại? c) Nội dung 3: Câu 1: Nêu những thành tựu văn hóa chính của các quốc gia cổ đại phương Đông. Em thích nhất thành tựu văn hóa nào. Vì sao? Câu 2: Nêu những thành tựu văn hóa chính của các quốc gia cổ đại phương Tây. Em thích nhất thành tựu văn hóa nào. Vì sao? Câu 3: Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại PĐ-PT theo các tiêu chí: Điều kiện tự nhiên, ngành kinh tế chính, tầng lớp, giai cấp, các thành tựu văn hóa. Câu 4: Những thành tựu văn hóa cổ đại nào còn tồn tại đến ngày nay? Theo em thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì sao? Câu 5: Nhận xét các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại? Câu 6: Người Hi Lạp và Rô Ma đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa gì? Hãy viết một đoạn văn khoảng 200-300 từ về một nhà khoa học mà em yêu thích. E./ PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1 Những hiểu biết của em về các quốc gia cổ đại PĐ, PT K W L (Điều em đã biết) (Những điều em muốn biết) (Kiến thức đã được học) Phiếu học tập số 2 Nội dung Phương Đông Phương Tây Thời gian Địa điểm Phiếu học tập số 3 Nội dung Phương Đông Phương Tây Đời sống . . 11
  12. kinh tế Tầng . . lớp/giai cấp xã hội Tổ chức bộ . . máy nhà nước Phiếu học tập số 4 Thành Phương Đông Phương Tây tựu Lịch . . Chữ viết . . Khoa học . . Kiến trúc, . . điêu khắc Phiếu học tập số 5 Điền vào chỗ trống ( ) để hoàn thành phiếu học tập. + Vào TNK thứ IV-III TCN, các quốc gia cổ đại đã ra đời bên lưu vực các dòng sông lớn. Cư dân cổ đại có nền kinh tế làm chủ đạo và xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế với quyền lực tối cao của / + Vào khoảng TNK I TCN, các quốc gia thành bang đã được thành lập ở và . Dựa trên nền kinh tế và buôn bán phát triển. Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập bảng theo mẫu và điền những nội dung phù hợp: Xã hội cổ đại Tên Thời Ngành Tầng lớp Tổ chức Thành quốc gian, kinh tế trong xã nhà nước tựu văn gia địa điểm chính hội hóa Phương Đông Phương Tây Thảo luận với bạn và trả lời các câu hỏi sau: 12
  13. ? Những thành tựu văn hóa cổ đại nào còn tồn tại đến ngày nay? Theo em thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì sao? Nối những thành tựu văn hóa ở cột bên phải tương ứng với các quốc gia/vùng ở cột bên trái: 1. Ai cập 1+ g. Đấu trường Colide 2. Lưỡng Hà 2+ h. Đền Pac tê nông 3. Ấn Độ 3+ i. Chữ viết trên thẻ tre 4. Trung Quốc 4+ j. Chủ nhân chữ số 0 5. Hi Lạp 5+ k. Kim tự tháp 6. Rô Ma 6+ l. Vườn treo Babylon 13