Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 22, 24, 25

docx 9 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 490
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 22, 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_10_bai_22_24_25.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 22, 24, 25

  1. TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SỬ-ĐỊA-GDCD Độc lập - Tự do - hạnh phúc. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 CÁC LỚP 10A1,2,4,5 Căn cứ công văn số 715 của Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ v/v tiếp tục cho học sinh nghỉ học nhầm đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Căn cứ kế hoạch số 31 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa v/v tổ chức cho học sinh học tập tại nhà. Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng dẫn HS tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch bệnh Corona như sau: 1. Nội dung - Học sinh chép nội dung 1 bài mới. - Học sinh tự ôn bài cũ là bài 20. - Học sinh làm bài tập trắc nghiệm ( 30 câu) 2. Hình thức: Học sinh chọn 1 trong các hình thức sau: - Làm trên giấy. - Làm bằng file word. - Làm powerpoint. - Sơ đồ tư duy( dành cho ôn bài cũ) 3. Thời gian hoàn thành: - Đến 11g 00 thứ 4 ngày 25/3/2020 đối với việc ôn tập bài cũ và làm bài trắc nghiệm. - Đối với bài mới : 21h00 ngày thứ 4 ngày 25/03/2020 4. Đánh giá sản phẩm: GVBM sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp mình giảng dạy và có thể có hình thức cho điểm cộng, khen thưởng động viên đối với sản phẩm chất lượng. 5. Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì cô Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan sẽ hướng dẫn các em từ ngày 24/03 đến ngày 25/03/2020 trong giờ hành chính và theo TKB nhà trường đã sắp xếp. 6. Địa chỉ hỏi , giải đáp thắc mắc và gởi sản phẩm: Hỏi bài qua 2 địa chỉ : - FB: Nguyễn Thanh Loan - Zalo: 0939647899 Thanh Loan Gởi sản phẩm về địa chỉ email của lớp mình nha: Lớp 10A1: lop10a1su@gmail.com Lớp 10A2: lop10a2su@gmail.com Lớp 10A4: lop10a4su@gmail.com Lớp 10A5: lop10a5su@gmail.com Yêu cầu: Mail ghi rõ tên, lớp của mình trên sản phẩm làm bài nha GVBM Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan
  2. NỘI DUNG BÀI MỚI: 4. Vương triều Tây Sơn ( lớp10A5) - Sau khi đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, Nguyễn Huệ chính thức xây dựng một chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị từ Thuận Hoá trở ra Bắc. Quang Trung rất có ý thức mời những người tài giỏi ra giúp nước (3 lần viết thư mời Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng Viện Sùng chính). - Quang Trung cũng ban chiếu kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất. Lập lại sổ hộ tịch, địa bạ, không để ruộng đất bỏ hoang. - Mở rộng và phát triển kinh tế công thương nghiệp. - Tổ chức lại giáo dục thi cử, đưa chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia. - Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. - Đặt quan hệ tốt đẹp với nhà Thanh cũng như các nước Lào và Chân Lạp. - Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. - Năm 1802, trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Vương triều Tây Sơn sụp đổ. Bài 22.TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII ( lớp 10ª5) 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI - XVIII - Từ cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại. Ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra luôn. Đời sống nông dân khổ cực và họ đã vùng dậy đấu tranh. - Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại. - Nhân dân Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Đặc biệt ở Đàng Trong, diện tích ruộng đất tăng nhanh, vùng đất Nam Bộ được khai phá và trở thành vựa lúa ở Đàng Trong. - Các giống lúa được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại năng suất cao, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. - Việc đắp đê, đào sông, làm thuỷ lợi được chú trọng. - Ngoài trồng lúa, các loại cây như sắn, khoai, ngô, đậu và các loại cây ăn quả đều phát triển. - Từ thế kỉ XVI - XVIII cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến. Ở Đàng Trong, nhất là vùng đất Gia Định có những địa chủ lớn có rất nhiều ruộng đất. 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp - Các nghề thủ công truyền thống trong dân gian tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao : nghề gốm, sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt - Một số nghề thủ công mới xuất hiện như : nghề khắc bản in gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, nghề làm tranh sơn mài. Một số làng nghề xuất hiện. - Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều mỏ đồng, kẽm, thiếc, vàng được khai thác ở thời kì này. Bên cạnh việc nhà nước đứng ra khai mỏ, còn có một số chủ mỏ là người Việt và người Hoa. 3. Sự phát triển của thương nghiệp - Từ thế kỉ XVI – XVIII, buôn bán trong nước cũng có bước phát triển mới. Nhiều chợ làng, chợ liên làng, chợ huyện mọc lên. Một số làng buôn xuất hiện và một số vùng đã có các trung tâm buôn bán. - Một số người đã dám bỏ vốn ra kinh doanh. Mua hàng thủ công, hoặc thóc lúa rồi mang đi bán. Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền núi được tăng cường. - Ở Đàng Trong, nhiều nhà buôn mua thóc từ Gia Định mang bán ở Phú Xuân và miền Trung. Nhà nước đã lập nhiều trạm dịch ở bến sông và những chỗ giao thông quan trọng để thu thuế.
  3. - Từ thế kỉ XVI, do bối cảnh chung của tình hình thế giới, việc giao lưu buôn bán giữa các nước cũng được mở rộng. Ngoại thương Việt Nam cũng có bước phát triển nhanh chóng. - Bên cạnh việc buôn bán với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm, Việt Nam còn buôn bán với các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp. - Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XVIII, do chính sách thuế khoá cũng như thái độ của chúa Nguyễn và chúa Trịnh, ngoại thương sa sút dần. 4. Sự hưng khởi của các đô thị - Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện cho các đô thị cũ phát triển và các đô thị mới được hình thành. - Đàng Ngoài : buôn bán sầm uất nhất là Thăng Long với tên Kẻ Chợ có 36 phố phường và 8 chợ. Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời, cũng hoạt động buôn bán tấp nập. - Đàng Trong : Hội An là phố cảng lớn nhất, nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc làm nhà và có những khu phố riêng. Các thuyền buôn nước ngoài cũng thường ra vào buôn bán. Thanh Hà cũng là một đô thị mới bên bờ sông Hương ra đời. Ngoài ra, Gia Định, thị tứ Nước Mặn (Bình Định) cũng phát triển ở thời kì này. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XVIII, ngoại thương sa sút ; đầu thế kỉ XIX một số đô thị suy tàn. BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII ( lớp 10A1) 1. Về tư tưởng, tôn giáo - Nho giáo từng bước suy thoái : thi cử không còn nghiêm túc như trước. Tôn ti trật tự phong kiến cũng không còn được như thời Lê sơ. Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi. Nhiều chùa, quán được xây dựng thêm, một số chùa được trùng tu lại. - Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, từ thế kỉ XVI, một số giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt truyền đạo. Một tôn giáo mới xuất hiện : đạo Thiên Chúa. - Thế kỉ XVII, do nhu cầu của việc truyền đạo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời. Tuy nhiên, bấy giờ chữ Quốc ngữ chưa được phổ cập trong xã hội, phải đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng phổ biến. - Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy như tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với nước, với làng. 2. Phát triển giáo dục và văn học - Giáo dục : + Thay thế nhà Lê, nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài. Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi hội lấy được 485 Tiến sĩ. + Nhà nước Lê - Trịnh được khôi phục, giáo dục Nho học tiếp tục được duy trì. Nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đỗ đạt và đi thi không nhiều như trước. Ở Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên. + Ở triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung, chữ Nôm được dùng trong công việc hành chính, thi cử. Mặc dù vậy, nội dung giáo dục vẫn là kinh sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý. - Văn học : + Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước và chiếm vị trí trọng yếu. Các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan đã dùng chữ Nôm để sáng tác. + Văn học dân gian phát triển rầm rộ, thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do và thanh bình của người dân lao động. 3. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật
  4. - Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển, thể hiện ở các chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật ở các chùa - Nghệ thuật dân gian được hình thành trong các công trình điêu khắc và kiến trúc. - Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với nhiều phường tuồng, chèo ở các làng, các làn điệu dân ca ở các địa phương. - Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học, địa lí, y học, triết học ra đời. - Kĩ thuật : kĩ thuật đúc súng theo kiểu phương Tây, đóng thuyền, xây thành luỹ được hình thành và phát triển, nghề làm đồng hồ ra đời VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX BÀI 25.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) ( lớp 10A4, 10A2) 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao - Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn và đóng đô ở Phú Xuân. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam và đến thời Minh Mạng đổi thành Đại Nam. - Chính quyền trung ương được tổ chức lại theo mô hình của nhà Lê với quyền hành chuyên chế tuyệt đối của vua. Tuy nhiên, triều đình chỉ trực tiếp cai quản 11 dinh, trấn ở Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận). Còn 11 trấn ở Đàng Ngoài và 5 trấn ở vùng Gia Định (Nam Bộ ngày nay) gọi là Bắc thành và Gia Định thành do một tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về Trung ương khi có công việc quan trọng. - Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng quyết định bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng và xã. - Nhà Nguyễn cũng chú ý tổ chức thi cử để tuyển dụng quan lại. - Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long với gần 400 điều, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, các tôn ti trật tự phong kiến và các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá. - Quân đội được tổ chức chặt chẽ, khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ. - Đối ngoại : đối với nhà Thanh, nhà Nguyễn giữ thái độ hoà hảo. Đối với các nước nhỏ như Lào, Chân Lạp, nhà Nguyễn bắt họ phải thần phục. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn có phần dè dặt và hạn chế trong quan hệ. 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn - Nông nghiệp : + Vấn đề ruộng đất và tình hình nông nghiệp ở đầu thế kỉ XIX có những khó khăn nhất định. Do vậy, nhà nước đã có những chính sách để giải quyết khó khăn. + Ruộng đất tư phát triển, ruộng đất công bị thu hẹp. Diện tích ruộng đất bỏ hoang tăng lên. + Nhà nước ban hành chính sách quân điền. Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích khai hoang với các hình thức khác nhau như lập đồn điền ; cho dân tự khai hoang và nhà nước cấp một phần kinh phí cho dân khai hoang (gọi là doanh điền). Nhờ vậy, diện tích trồng trọt phần nào được tăng lên. + Việc sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương và đào sông cũng được nhà nước chú ý. - Các nghề thủ công tiếp tục phát triển : + Nghề gốm, dệt vải, làm đường, khai mỏ + Trong dân gian các làng, các phường thủ công tiếp tục được duy trì. Nghề mới xuất hiện như nghề in tranh dân gian.
  5. + Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước với các ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức Đặc biệt thợ quan xưởng thời kì này đã đóng được tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. - Thương nghiệp : + Việc buôn bán trong nước được duy trì. Tuy nhiên, thuyền bè đi xa bị đánh thuế nhiều lần. + Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương, chỉ cho phép thuyền bè nước ngoài vào một số cảng như Gia Định, Đà Nẵng. Nhà nước cũng cho một số thuyền sang các nước xung quanh để buôn bán. 3. Tình hình văn hoá, giáo dục - Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo. Nhà nước cũng quan tâm đến việc thờ thần trong các đình, đền, miếu ở các làng. - Về giáo dục : Giáo dục Nho học được củng cố. Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi Hội để tuyển người ra làm quan. - Về văn học : Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm với các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ; đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. - Về sử học : Các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn lần lượt ra đời như "Đại Nam thực lục" Ngoài ra còn có các bộ sử do các cá nhân biên soạn như "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Lịch triều tạp kỉ" của Ngô Cao Lãng, "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức - Về kiến trúc : Kinh đô Huế được xây dựng và hoàn thiện với hệ thống cung điện, lăng tẩm thể hiện trình độ phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. - Nhã nhạc cung đình Huế cũng là một di sản văn hoá còn lại đến ngày nay. Các loại hình ca múa nhạc dân gian được tiếp tục phát triển trong nhân dân. Nội dung gợi mở: Các em tìm hiểu thêm nội dung này nha: Nhận thức được rằng, những thành tựu về văn hoá đạt được dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX đến nay vẫn còn là những giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc. Di sản văn hoá cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế - một di sản văn hoá phi vật thể. Ngoài ra, các thành tựu về khoa học - kĩ thuật là những thành quả quan trọng. Làm thêm câu hỏi này: Thái độ, trách nhiệm của học sinh đối với di sản văn hoá dân tộc. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 20. Hoàn thành bài tập nha. Yêu cầu: 1. Nếu làm trên file này thì ghi họ và tên, lớp trên góc trái.Tô đỏ hết 1 đáp án mình chọn. 2. Nếu làm trên giấy hoặc trong tập học: Ghi họ và tên, lớp trên góc trái. Ghi 1 đáp án mình chọn ra giấy.Ví dụ: Câu 1. A.Phật giáo.Rồi chụp hình gởi qua mail. Giấy làm bài giữ lại khi nào đi học nộp cho cô. 1.Hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị ở Đại Việt trong các thế kỉ X - X V I l à A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. 2. Tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử ở Đại Việt trong các thế kỉ X - X V I l à A.Phật giáo. B. Nho giáo.
  6. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. 3.Trong các thế kỉ X - XIV, đối với nhân dân Đại Việt, Nho giáo A.giữ vị trí độc tôn. B. hòa lẫn các tín ngưỡng dân gian. C. ít chịu ảnh hưởng. D. bước đầu được du nhập vào Vỉệt Nam. 4.Ở Đại Việt từ cuối thế kỉ XIV, Nho giáo đã A.giữ vị trí độc tôn. B. hòa lẫn các tín ngưỡng dân gian. C.ít chịu ảnh hưởng. D. bưởc đầu được du nhập vào Việt Nam. 5.Ở Đại Việt từ thế kỉ X - X I V , Phật giáo A.suy yếu, hòa vào tín ngưỡng dân gian. B.phát triển mạnh mẽ cùng Nho giáo. C.phát triển, giữ vai trò quan trọng. D. mớỉ du nhập, phát triển chậm chạp. 6.Giáo dục và khoa cử Nho học ớ Việt Nam phát triển rực rỡ dưới triều đại nhà A. Trần. B. Tiền Lê. C. Lê sơ.D.Hồ. 7. Giáo dục và khoa cử Nho học ờ Việt Nam phát triển rực rỡ dưới thời vua nào? A. Lý Thái Tổ. B. Trần Thái Tông. C. Trần Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông. 8. Nội dung chủ yếu của văn học chữ Hán và chữ Nôm ở Đại Việt thế kỉ XV là A.ca ngợi đất nước phát triển. B. toát lên niềm tự hào dân tộc. C. lòng yêu nước sâu sắc. D. mang nặng tư tưởng Phật giáo. 9.Tác giả của tác phẩm "Bạch Đằng giang phú" là A.Trương Hán Siêu. B. Trần Quốc Tuấn. C. Nguyễn Trãi. D. Trần Quang Khải. 10.Nội dung chủ yếu của văn học Đại Việt dưới thời Trần là A.ca ngợi đất nước phát triển. B.mang nặng tư tưởng Đạo giáo. C.chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc. D.mang nặng tư tưởng Phật giáo. 11.Cuối thế kỉ XIV, Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn ở Đại Việt vì A.thịnh hành, được nhận dân hưởng ứng. ; B.là hệ tư tưởng tiến bộ nhất thời phong kiến. C. phù hợp với đặc điểm và tính cách của người Việt. D. nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước để nâng cao dân trí. 12. Buổi đầu thời kì phong kiến độc lập ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh vì A.thịnh hành, được nhân dân hưởng ứng. B.là hệ tư tưởng tiến bộ nhất thời phong kiến. C. phù hợp với đặc điểm và tính cách của người Việt. D. nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước đế nâng cao dân trí. 13.Năm 1484, triều đại Lê sơ dựng bia, ghi tên Tiến sĩ chủ yếu nhằm để A.tôn vinh, trọng dụng nhân tài.
  7. B.đề cao Nho giáo và khoa cử Nho học. C. người đời sau biết đến tên tuổi các Tiến sĩ. D. duy trì, phát triển nền giáo dục, khoa cử Nho học. 14.Việc quân Minh đập phá "Ân Nam tứ đại khí" là do A.cần đồng để đúc súng đạn. B.muốn phá hoại nền văn minh Đại Việt. C.muốn phá hoại nền văn hóa Thăng Long. D.đây là biểu tượng của tinh thần dân tộc Đại Việt. 15.Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là kiến trúc Phật giáo? A. Chùa Một Cột. B. Tháp Báo thiên. C. Chùa Dâu. D. Thành nhà Hồ. 16.Loại hình nghệ thuật nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa thời L ý - T rần? A.Tuồng. B. Chèo. C.Cải lương. D. Quan họ. 17."Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử C h u Công, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế" đã chứng tỏ A.giáo đục, khoa cử Nho học đã quy củ. B.nền giáo dục Nho học phát triển cực thịnh. C.nền giáo dục Nho học bước đầu được khai mở. D.giáo dục, khoa cử Nho học trở thành nguồn tuyển chọn quan lại. 18.Nền văn hóa Đại Việt dưới thờỉ Lý, Trần, Hồ, Lê sơ được gọi chung là A.văn hóa Đông Sơn. B.văn hóa Đạỉ La. C. văn hóa Đông Đô. D.văn hóa Thăng Long. 19. Tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Trãi “ Bình ngô đại cáo” viết về cuộc kháng chiến nào của nhân dân Đại Việt? A. Kháng chiến chống Mông- Nguyên B. Kháng chiến chống Thanh. C. Kháng chiến chống Minh. D Kháng chiến chống Tống. 20. Một đóng góp lớn của Trần Nhân Tông đối với nền Phật giáo Việt Nam là A.truyền bá Phật giáo Đại thừa. B.tuyền bá Phật giáo Tỉểu thừa. C.xây dựng nhiều chùa chiền. D. sáng lập thiền phái Trúc Lâm. 21.Nhận định của Lê Quát: "Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu, phủ, kể cả nơỉ thôn cùng ngõ hẻm không bảo mà người ta cứ theo hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền Dân chúng quá nửa nước là sư" nói về sự phát triển của Phật giáo dưới triều đại nào ? A. Trần. B. Tiền Lê. C. Lê sơ.D. Hồ. 22.''Giữa hồ dựng lên một cột đá, trên cột đá nở một bông sen ngàn cánh, trên bông sen lại gác một tòa điện, trên điện đặt tượng Phật vàng " là mô tả của người đương thời về công trình kiến trúc nào?.
  8. A.Chùa Một cột. B. Tháp Báo thiên, C. Chùa Dâu. D. Chùa Bút Tháp. 23.Một điểm giống nhau về tư tưởng, tôn giáo thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ là đều A.tôn Phật giáo trở thành quốc giáo. B.tôn Nho giáo phát triển cực thịnh. C. đẩy mạnh phát triển Đạo giáo. D. coi trọng Tam giáo đồng nguyên. 24.Một điểm khác nhau về tư tưởng, tôn giáo thời Lê sơ so với thời Lý là A.Tam giáo đồng nguyên. B.Đạo gỉáo phát triển mạnh mẽ nhất. C. độc tôn Nho giáo. D.Nho giáo, Phật giáo đều có điều kiện phát triển. 25. Năm 2011, UNESCO đã công nhận công trình kiến trúc nào của Việt Nam là di sản văn hóa thế giới? A. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Thành Nhà Hồ. C. Đại nội Huế. D.Thành nhà Mạc. 26.Mục đích chính trong việc xây dựng Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa là do nhu cầu A. quốc phòng. B, phát triển văn hóa. C. phát triển kinh tế. D.phát t r iể n xã hội. 27.Thơ văn Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không mang đặc điểm nào dưới đây? A.Ca ngợi sự phát triển của đất nước. B.Đề cao chữ Quốc ngữ. C. Thể hiện niềm tự hào dân tộc. D. Khẳng định lòng yêu nước sâu sắc. 28.Thơ văn Đại Việt trong các thế kỉ X - XV được sáng tác chủ yếu bằng ngôn ngữ nào? A.Chữ Hán, chữ Nôm. B. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ. C. Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. D. Chữ Quốc ngữ. 29."An Nam tứ đại khí" là 4 công trình nào? A.Tháp Báo Thiên, Chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. B.Tháp Báo Thiên, Chuông Qui Điền, chùa Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. C. Tháp Báo Thiên, Chuông Qui Điền, chùa Một Cột, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. D. Tháp Báo Thiên, Chuông Qui Điền, chùa Thiên Mụ, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. 30. Tinh thần "Hào khí Đông A" ra đời dưới thời A. Lý. B.Trần. C. Hồ. D. Lê sơ. 8