Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV

docx 6 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1510
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_10_bai_18_cong_cuoc_xay_dung_va_pha.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV

  1. TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SỬ-ĐỊA-GDCD Độc lập - Tự do - hạnh phúc. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 Thực hiện công văn số 431/ BGD ĐT – GDCT ngày 14 tháng 2 năm 2020 của Bộ GD-ĐT. Thực hiện công văn số 403 / UBND- KGVX ngày 15 tháng 02 năm 2020 của UBND TP. Cần Thơ về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp chủng mới do virus Corona gây ra. Thực hiện kế hoạch số 15 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng dẫn HS tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch bệnh Corona như sau: 1. Nội dung Học sinh chép bài và làm câu hỏi theo hướng dẫn của GVBM. 2. Thời gian hoàn thành: Đến 17g chiều thứ 4 ngày 19/2/2020. HS có thể chụp hình sản phẩm gởi qua fb, zalo, gv bộ môn lịch sử giảng dạy lớp mình. Hoặc địa chỉ mail của GVBM lớp mình. 3. Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì cô Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan sẽ hướng dẫn các em từ ngày 17 đến ngày 19/2/2020 trong giờ hành chính và theo TKB nhà trường đã sắp xếp. Ngoài ra các em cũng có thể trao đổi với GVBM lớp mình. 4. Địa chỉ hỏi , giải đáp thắc mắc và gởi sản phẩm: - FB: Nguyễn Thanh Loan - Zalo: 0939647899 Thanh Loan - Mail: thanhloan.su.bhn@gmail.com - Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Thị Diễm ( dạy lớp 10a10,10a11,10a12) + FB: La Sang + Zalo: 0907544466- Sang Nguyễn +Mail: nguyendiembhn1973@gmail.com GVBM
  2. Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan BÀI 18. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV 1. Mở rộng và phát triển nông nghiệp - Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác phát triển, một mặt nhà nước phong kiến có chính sách khuyến khích khai hoang, mặt khác nhân dân các làng xã tự động tiến hành khai hoang. Nhờ vậy, vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển được khai phá, nhiều xóm làng mới được thành lập. - Công việc đắp đê từ thời Lý đã được chú ý. Đến thời Trần và thời Lê sơ, nhà nước cũng có những biện pháp đắp đê ở các con sông lớn và đê biển. - Sản xuất nông nghiệp : nhà nước thời Tiền Lê, Lý, Trần và Lê sơ đều quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, hằng năm các vua đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. Trong các bộ luật đều có các điều luật bảo vệ sức kéo của trâu bò và sản xuất nông nghiệp. - Phép quân điền được đặt ra từ thời Lê sơ để chia ruộng đất công làng xã. - Trao đổi, nêu kết luận : nhờ các chính sách trên, nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có bước phát triển mới. 2. Phát triển thủ công nghiệp - Kinh tế nông nghiệp phát triển đã tạo tiền đề cho thủ công nghiệp phát triển. - Trong dân gian, các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa đều phát triển. Bên cạnh đó, các nghề làm gạch, chạm khắc đá, làm đồ trang sức, làm giấy đều phát triển hơn trước. - Việc khai thác mỏ như vàng, bạc, đồng cũng có bước phát triển mới. - Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như : Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên) - Các xưởng thủ công của nhà nước cũng được thành lập. Ở đây, các thợ thủ công lo việc đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng thuyền chiến, may quần áo cho vua quan, quý tộc, xây dựng các cung điện. 3. Mở rộng thương nghiệp - Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, thương nghiệp trong nước ngày càng được mở rộng. Các chợ làng, chợ liên làng, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi. Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp là những mặt hàng được mang ra buôn bán ở các chợ và giữa các vùng với nhau.
  3. - Thời Lý, Trần và Lê sơ, Thăng Long là một đô thị lớn với nhiều phố phường và chợ, sản xuất và buôn bán các loại hàng hoá sản phẩm. - Giao thương với nước ngoài được mở rộng. Các cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hoá), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) đều được hình thành và phát triển ở thời kì này. Ngoài ra, ở biên giới Việt - Trung còn có các địa điểm để thương nhân hai nước trao đổi buôn bán. CHỦ ĐỀ CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN, KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM TRONG CÁC THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII ( 2 tiết: 25,26) - Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê - Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, Vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta -Trước tình hình đó thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến - Dưới sự lãnh đạo mưu lược của Lê Hoàn quân và dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng đánh tan quân xâm lược Tống ở vùng Đông Bắc 2- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý - Âm mưu xâm lược của nhà Tống: Vào những năm 70 thế kỉ XI, nhà Tống gặp khó khăn. Theo lời khuyên của Tể tướng Vương An Thạch , vua Tống cho tập trung quân một số nơi giáp Đại Việt, chuẩn bị xâm lược - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến + Năm 1075 Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở Khâm Châu, Ung Châu, Liêm Châu rồi rút về nước + Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị quân ta đánh bên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, nền độc lập được giữ vững II- Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII - Thế kỉ XIII, đế quốc Mông Cổ hình thành và phát triển, gió ngựa của chúng đã giày xéo từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu - Trong 30 năm (1258-1288) quân Mông-Nguyên hung bạo đã 3 lần đưa quân xâm lược nước ta - Các vua Trần cùng hàng loạt vị tướng tài giỏi và nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước - Vua tôi nhà Trần đã giành được những chiến thắng ở: Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết,Vạn Kiếp tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông- Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
  4. III- Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn - Năm 1407 cuộc k/c chống quân Minh của nhà HồThất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh - Năm 1418 cuộc k/n Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo + Cuộc k/n bắt đầu từ Lam Sơn – vào Nam Sau đó tiến quân ra Bắc giành chiến thắng Tốt Động Đẩy quân Minh vào thế bị động + Cuối 1427 quân ta giành chiến thắng ở Chi Lăng- Xương Giang đập tan 1 đạo quân cứu viện của giặc, khiến chúng cùng quẩn tháo chạy về nước . Với chiến lược chiến thuật tài giỏi, có bộ tham mưu khởi nghĩa sáng suốt, và được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. . - Năm 1428, nhà Lê thành lập , mở đầu thời kì mới của lịch sử dân tộc IV- Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII 1- Kháng chiến chống quân Xiêm( 1785) - Nguyên nhân: Do Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm . 5 vạn quân Xiêm kéo vào xâm lược nước ta - Diễn biến, kết quả: Năm 1785 Nguyễn Huệ đã t/c trận đánh phục kích ở Rạch Gầm- Xoài Mút đánh tan quân Xiêm, đập tan tham vọng của vua Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm 2- Kháng chiến chống Thanh ( 1789 ) - Nguyên nhân: Do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn Quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta - Diễn biến, kết quả: + Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc + Mùng 5 tết nghĩa quân TS giành chiến thắng vang dội Ngọc Hồi- Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược
  5. + Phong trào nông dân TS đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc nguyên nhân chung nhất dẫn đến thắng lợi: Tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn của vua, quan và nhân dân. BÀI 20 : XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV 1. Tư tưởng, tôn giáo - Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc ; sang thời kì độc lập, càng có điều kiện phát triển. + Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử. + Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít. Trong khi đó, Phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và phổ biến. Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng. + Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Một số đạo quán được xây dựng. - Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy giảm. Trong khi đó, ở thế kỉ XV, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ. Sự phát triển của giáo dục Nho học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo. 2. Giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật - Giáo dục : + Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu. + Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. + Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn. + Thời Lê sơ, nhà nước quy định : cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn tiến sĩ. Trong dân gian, số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều. Riêng thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, có 501 người đỗ tiến sĩ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ. Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. - Văn học : + Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc càng phát triển. Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như "Hịch tướng sĩ", "Bạch Đằng giang phú", "Bình Ngô Đại cáo" Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. + Cùng với văn học chữ Hán, các tập thơ bằng chữ Nôm ra đời như : "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông và "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi.
  6. - Nghệ thuật : + Nghệ thuật kiến trúc phát triển, các chùa, tháp được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam. Ngoài ra, các đền tháp Chăm cũng được xây dựng. + Nghệ thuật điêu khắc cũng có những nét đặc sắc như : rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, các bức phù điêu có các cô tiên, vũ nữ vừa múa, vừa đánh đàn + Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý. + Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh. + Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến. - Khoa học - kĩ thuật : + Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời, như : "Đại Việt sử kí" của Lê Văn Hưu (thời Trần), "Lam Sơn thực lục", "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Hồng Đức bản đồ" thời Lê Thánh Tông. + Về quân sự có "Binh thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Toán học có "Đại thành toán pháp" của Lương Thế Vinh, "Lập thành toán pháp" của Vũ Hữu. + Đầu thế kỉ XV, Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến. Kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý, sang thời Trần và thời Lê sơ được xây dựng thêm. Bài tập: xác định trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Bài tập : Ý nghĩa của việc tổ chức thi cử, lập bia tiến sĩ.