Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Hệ vận động ở người - Trường THCS Thụy Hòa

docx 5 trang nhungbui22 09/08/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Hệ vận động ở người - Trường THCS Thụy Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_sinh_hoc_lop_8_chu_de_he_van_dong_o_nguoi_t.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Hệ vận động ở người - Trường THCS Thụy Hòa

  1. Nguyễn Thị Huân THCS Thụy Hòa- Yên Phong - Bắc Ninh CHỦ ĐỀ: HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI A. MA TRẬN NĂNG LỰC PP / YÊU CẦU CẦN ĐẠT NỘI DUNG KHTN KTDH - Nêu được chức năng của hệ -KHTN1 - Cấu tạo và - PP: trực vận động chức năng của quan -Dựa vào hình vẽ mô tả được hệ vận động KT: hđ sơ lược cấu tạo của hệ vận nhóm động - Vận dụng được hiểu biết về - KHTN3 - Biện pháp - PP: Trực hệ vận động và các bệnh học bảo vệ hệ vận quan: đường để bảo vệ bản thân và động KT: nhóm tuyên truyền, giúp đỡ người khác. Tập sơ cứu và -PP: thực - Thực hành: thực hiện sơ cứu - KHTN2 băng bó cho hành và băng bó khi người khác bị người gãy KT:hđ gãy xương cẳng tay và xương xương nhóm đùi. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng và cấu tạo của hệ vận động * Mục tiêu: - HS nêu được hệ vận động có vai trò như thế nào với cơ thể.
  2. - Học sinh quan sát tranh và mô tả được cấu tạo của hệ vận động * Chuẩn bị: ND kiến thức liên quan đến bài học - Mô hình cấu cơ thể người (hệ cơ). - Mô hình bộ xương. - Tranh về hoạt động co cơ, tranh cấu tạo bộ xương. *Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV yêu cầu các nhóm quan sát nhóm hình ảnh liên quan tới chức năng của hệ vận động, mô hình cấu tạo hệ cơ và bộ xương, thảo luận. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh quan sát nhóm tranh ảnh có liên quan tới chức năng của hệ vận động, thảo luận nhóm đưa ra nhận xét về chức năng của hệ vận động. - HS quan sát mô hình hệ cơ, tranh cấu tạo hệ cơ sau đó 1-2 học sinh lên mô tả trên mẫu vật về cấu tạo của bộ xương và hệ cơ *Báo cáo và chia sẻ: - Đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả họat động thảo luận về chức năng của hệ vận động của nhóm mình. → Các nhóm còn lại nhận xét và đánh giá kết quả của nhóm bạn - HS cá nhân quan sát tranh ảnh, mô hình cấu tạo của hệ vận động và hoạt động cặp đôi để xác định đặc điểm cấu tạo của hệ vận động. → 1-2 HS mô tả trên mô hình, lớp nhận xét bổ sung. * Kết luận: a. Chức năng: + Bảo vệ cơ thể + Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể + Giúp cơ thể vận động và di chuyển b. Cấu tạo: gồm cơ và xương + Bộ xương gồm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi - Xương đầu gồm: xương sọ và xương mặt - Xương thân gồm cột sống và lồng ngực - Xương chi gồm xương tay và xương chân + Hệ cơ có sự phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ như cơ mặt, cơ lưng bụng, cơ tay, cơ chân, đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.
  3. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ vận động * Mục tiêu: - HS trình dựa vào sự hiểu biết đề ra các biện pháp bảo vệ hệ vận động. - Vận dụng hiểu biết một số bệnh về hệ vận động để tuyên truyền giúp đõ mọi người xung quanh. * Chuẩn bị: - Tranh tư thế ngồi học của học sinh đúng tư thế và không đúng tư thế ảnh hưởng đến bộ xương. - Tranh người lao động không đúng tư thế ảnh hưởng đến bộ xương. *Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu hs tìm hiểu thông tin về các bệnh liên quan đến hệ vận động *Thực hiện nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh tư thế ngồi học đúng và sai của học sinh, nhũng người lao động mang vác không đều ở hai vai trả lời câu hỏi: + Khi ngồi học sai tư thế thì có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bộ xương? + Những người lao động khi làm việc không đúng tư thế thì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? + Em hãy kể các bệnh về hệ vận động mà em biết? Trong gia đình em có ai bị mắc các bệnh này không? Em có biết những nguyên nhân nào thường dẫn đến mắc các bệnh trên không? + Vậy theo em để bảo vệ hệ vận động, chống cong vẹo cột sống thì cần phải làm gì? + Với vốn hiểu biết của bản thân khi đến nhà hàng xóm chơi em thấy một em bé học lớp 1 ngồi sát mặt bàn để học bài, hai vai tư thế cao thấp thì em sẽ làm gì? *Báo cáo và chia sẻ: - Với mỗi câu hỏi trên 1-2 học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung - Giáo viên chốt lại kiến thức * Kết luận: - Tư thế ngồi học và làm việc phải ngay ngắn
  4. - Mang vác đều ở hai vai - Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức - Ăn uống đầy đủ các chất *Hoạt động 3: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương * Mục tiêu: Học sinh thành thạo các bước sơ cứu cho người gãy xương. * Chuẩn bị: + Tranh các bước sơ cứu cho người gãy xương. + Các nhóm học sinh chuẩn bị đồ dùng : nẹp ghỗ, băng gạc, vải sạch. + Hình ảnh liên quan đến nguyên nhân gãy xương * Chuyển giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi - Những nguyên nhân nào dẫn tới gãy xương? - Khi gặp người gãy xương thì em nên làm như thế nào? - Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông thì em nên làm gì? - Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? + GV yêu cầu học sinh quan sát tranh tìm hiểu các bước sơ cứu cho người gãy xương + Các nhóm thực hành các bước sơ cứu và băng bó cho người gãy xương. - Khi băng bó cho ngời gãy xương đùi thì có điểm gì cần lứu ý? * Báo cáo và chia sẻ: - GV chọn một nhóm làm nhanh nhất và chính xác nhất để kiểm tra, nhận xét kết quả của các nhóm còn lại có chấm điểm - Các nhóm trình bày sản phẩm và nêu các bước thực hiện. - GV chốt lại nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của toàn lớp * Kết luận: HS thành thạo các bước - Các thao tác đầu tiên: + Đặt nạn nhân nằm yên + Dùng gạc hay khăn sạch lsau sạch vết thương - Tiến hành sơ cứu: + B1: Đặt nẹp gỗ hay tre vào dưới chỗ xương gãy
  5. + B2: lót gạc hay vải sạch vào chỗ 2 đầu xương + B3: buộc định vị chỗ 2 đầu nẹp và 2 đầu xương gãy + B4: dùng băng y tế quấn chặt lại. Lưu ý: Với xương chân thì băng từ cổ chân vào, với xương đùi thì phải dùng nep[j dài từ xương sườn đến gót chân.