Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 104: Ôn tập văn bản nghị luận (bài bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ)

docx 4 trang thienle22 3350
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 104: Ôn tập văn bản nghị luận (bài bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_mon_ngu_van_9_tuan_21_tiet_104_on_tap_van_ban.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 104: Ôn tập văn bản nghị luận (bài bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ)

  1. NGỮ VĂN 9 TUẦN 21 TIẾT 104: ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (Bài BÀN VỀ ĐỌC SÁCH, TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ) I. Mục tiêu cần đạt : Qua bài ôn tập, HS nắm được nội dung cơ bản của 2 văn bản: “Bàn về đọc sách”, “Tiếng nói của văn nghệ”. 1. Về tác giả 2. Về tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác - Phương thức biểu đạt - Vấn đề nghị luận chính - Hệ thống luận điểm, nội dung cơ bản của các các luận điểm - Đặc sắc nghệ thuật II. Kiến thức cơ bản: Bài BÀN VỀ ĐỌC SÁCH 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - Tác phẩm được in trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận c. Vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. d. Hệ thống luận điểm: (Bố cục) 3 luận điểm. + Luận điểm 1: Từ đầu đến ” nhằm phát hiện thế giới mới”: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. + Luận điểm 2: Tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay. + Luận điểm 3: Phần còn lại : Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. 3. Đọc – hiểu văn bản: a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách: - Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người. - Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới. b. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay. * Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống:
  2. - Để chứng minh cho cái hại này, tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại. - Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc. * Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích: - Để chỉ ra cái hại thứ hai, tác giả đã có so sánh rất đặc biệt – so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú. => Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách sai lệch; vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thuyết phục. d. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. * Cách chọn sách: - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều. - Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân. - Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng. - Chọn sách nên hướng vào hai loại: + Kiến thức phổ thông + Kiến thức chuyên sâu. * Phương pháp đọc sách: - Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng. - Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy vàkiên định mục đích. - Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan. - Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu. - Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại. => Để nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả so sánh với việc cưỡi ngựa qua chợ như “trọc phú khoe của” Cách đọc ấy thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém Bài TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 1. Tác giả - Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội. - Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình, -> Ở lĩnh vực nào, ông cũng có đóng góp đáng kể. - Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm tòi, đổi mới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca. - Ông là một nghệ sĩ gắn bó với Hải Phòng, có nhiều sáng tác nổi tiếng về Thành phố Cảng như: Nhớ Hải Phòng (thơ), Vỡ bờ (tiểu thuyết) - Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ:
  3. - Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc (1948) – giai đoạn đầu cuộc k/c chống Pháp - Tác phẩm in trong tập “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm1956. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. c. Vấn đề nghị luận: Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đờisống. d. Luận điểm: + Luận điểm 1: Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ. + Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người. + Luận điểm 3: Con đường đến với người đọc của văn nghệ. (Cũng có thể gộp luận điểm 2 và 3 thành một luận điểm: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ). 3. Đọc – hiểu văn bản: a. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ: - Là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ. - Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng văn nghệ không chỉ phản ánh khách quan cái hiện thực ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tác – qua lăng kính của tác giả. - Để làm nổi bật luận điểm này, tác giả đã đưa ra 2 dẫn chứng: + Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du – đây không chỉ là tả cảnh mùa xuân mà còn là sự rung động của Nguyễn Du trước cảnh mùa xuân -> đem đến cho người đọc sự sống, tuổi trẻ + Cái chết của nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na khiến người đọc bâng khuâng, thương cảm. => Người đọc đã nhận ra được tư tưởng, tình cảm của ngườinghệ sĩ gửi vào cái hiện thực cuộc sống ấy. Chính lời nhắn gửi toát lên từ hiệnthực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm đã đem đến cho người đọc một nhậnthức mới mẻ. – Nội dung phản ánh của văn nghệ khác với nội dung của cáckhoa học xã hội khác là ở chỗ: các khoa học này miêu tả tự nhiên xã hội theoquy luật khách quan, còn văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tình cảm, số phận con người, miêu tả thế giới nội tâm của con người. => Tóm lại, với phép lập luận phân tích, với những dẫnchứng tiêu biểu cụ thể, Nguyễn Đình Thi cho thấy: nội dung văn nghệ là phản ánh hiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động, là đời sống, tư tưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. b. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người: - Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn:
  4. - Văn nghệ giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc. c. Con đường đến với người đọc của văn nghệ: - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. - Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau giữa tâm hồn con người với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vui trong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội. - Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa – tư tưởng cụ thể sinh động, lắng sâu, kín đáo chứ không lộ liễu, khô khan, áp đặt. => Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức,tâm hồn người đọc bằng con đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn vui đợi chờ, cùng với các nhân vật và người nghệ sĩ. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng khiến chúng ta phải tự bước lên đường.