Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1

docx 311 trang nhungbui22 13/08/2022 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_hoc.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1

  1. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG 1: SỐ TỰ NHIÊN TIẾT 1 - BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS - Biết cách đọc và viết một tập hợp. - Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “ ∈ ” , “ ∉ ”) . - Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén ) 2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục đích: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày. b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh. c. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện:
  2. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm ba con cá vàng trong bình” và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp” B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Làm quen với tập hợp a. Mục tiêu: + Làm quen với tập hợp + Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Làm quen với tập hợp - GV cho HS quan sát Hình 1 SGK-tr7: - Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, ê ke, bút - Tên các bạn trong tổ: Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn. - Các số tự nhiên lớn hơn 3 Yêu cầu HS viết vào vở:
  3. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1 nhỏ hơn 12: 4, 5, 6, 7, 8, 9, + Tên các bạn trong tổ của em 10, 11. + Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân - GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chính xác hóa và giải thích: + Các đồ vật ở trong Hình 1 tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của/ thuộc tập hợp đó”. + Tương tự, “các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp”, “Các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp”. Hoạt động 2: Các kí hiệu a. Mục đích: + HS biết và sử dụng được hai cách mô tả ( viết) một tập hợp. + Củng cố cách viết các kí hiệu “ ∈ ” và “ ∉ ”. b. Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu c. Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Các kí hiệu - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này Ví dụ: Gọi B là tập hợp tên
  4. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 7. các bạn trong tổ em. Sau khi đọc xong, GV yêu cầu HS sử dụng kí B = { Lan, Mai, Ngọc, Hoa, hiệu để viết ba tập hợp trong HĐKP ở trên và Tuấn} viết một vài phần tử thuộc/ không thuộc trong Lan 휖 , Huyền ∉ B. tập hợp đó. Thực hành 1: - GV viết ví dụ: Gọi M là tập hợp các chữ cái A = {thước kẻ, bút, eke, sách} có mặt trong từ “gia đình” bút 휖 , tẩy ∉ A M = {a, đ, i, g, h, n} - GV yêu cầu HS viết tương tự cho 2 tập hợp + Khẳng định đúng: a 휖 , b còn lại và hoàn thành thực hành 1. ∉ , i 휖 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Khẳng định sai: o 휖 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu và phần luyện tập + GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu. + Ứng với mỗi phần luyện tập, một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 và 2 SGK – tr9
  5. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án 1. D = {x|x là số tự nhiên và 5 30) Các khẳng định đúng là a) và c) Các khẳng định sai là b) và d) - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu Slide và yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng trang 8 - SGK. Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị. Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam. - HS suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi Gọi G là tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12000, ta có: G = {xoài, cá chép, gà} - HS nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp Công cụ đánh Ghi
  6. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm )
  7. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 2 - BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS Biết cách cho/ viết một tập hợp theo những cách khác nhau. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Biểu diễn một tập hợp theo những cách khác nhau. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; Giáo án PPT ( đối với phần HĐKĐ: GV kiểm tra trắc nghiệm dưới dạng trò chơi trên PPT) 2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố lại kiến thức của tiết học trước. b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu, đọc câu hỏi và giải đáp nhanh. c. Sản phẩm: Từ bài toán HS nhớ lại và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: +GV chiếu Slide kiểm tra bài cũ các câu trắc nghiệm sau: (thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10s) Câu 1: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
  8. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 A. 2 ∈ B B. 5 ∈ B C. 1 ∉ B D. 6 ∈ B Câu 2: Các viết tập hợp nào sau đây đúng? A. A = [1; 2; 3; 4] B. A = (1; 2; 3; 4) C. A = 1; 2; 3; 4 D. A = {1; 2; 3; 4} Câu 3: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH” A. P = {H; O; C; S; I; N; H} B. P = {H; O; C; S; I; N} C. P = {H; C; S; I; N} D. P = {H; O; C; H; I; N} Câu 4: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10. A = {6; 7; 8; 9} B. A = {5; 6; 7; 8; 9} C. A = {6; 7; 8; 9; 10} D. A = {6; 7; 8} Đáp án: 1 – D; 2 – D; 3 – A; 4 - A - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Đối với mỗi câu hỏi, HS đọc đề bài và có 10s suy nghĩ trả lời. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cách biểu diễn một tập hợp”. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  9. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Hoạt động 3: Cách cho tập hợp a. Mục đích: + Biết cách cho một tập hợp và sử dụng hai cách viết một tập hợp. + Củng cố cách viết các kí hiệu “ ∈ ” và “ ∉ ”. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Cách cho tập hợp - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK VD: “B là tập hợp các số tự trong vòng 2p ( GV gợi ý cách đọc kí hiệu gạch nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn đứng “|” là “ sao cho”, “trong đó”, “ thỏa 10” mãn”, + B = {2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} - GV phân tích cho HS qua ví dụ khác: + B = { x | x là số tự nhiên, “B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ 1 E = { x | x là số tự nhiên
  10. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - GV cho HS làm Thực hành 3 và yêu cầu 1 HS chẵn và x < 10}. lên bảng làm ý a), b); 1 HS làm ý c). b) P = { x | x là số tự nhiên - GV cho HS đọc, tìm hiểu mục “Em có biết?” và 10 < x < 20}. và phân tích, giới thiệu thêm cách minh họa tập P = { 11; 12; 13; 14; 15; 16; hợp bằng một vòng kín ( “ Sơ đồ Venn”). 17; 18; 19}. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thực hành 3: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân a) A = {8, 9, 10, 11, 12, 13, - GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần 14} Bước 3: Báo cáo, thảo luận: b) 10 ∈ A; 13 ∈ A - HS hoàn thành vở sau đó lên bảng trình bày. 16 ∉ A, 19 ∉ A - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. c) Bước 4: Kết luận, nhận định Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}. - GV chốt lại đáp án và tổng quát lại 2 cách cho Cách 2: B = { x | x là số tự một tập hợp: nhiên chẵn, và 7 < x < 15}. + Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp. + Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 3 SGK – tr9 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 3 : Tập hợp cho bởi cách liệt kê phần tử Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng
  11. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 H = {2; 4; 6; 8; 10} H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11. M = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ 14, 15} hơn 15. P = {11, 13, 15, 17, 19, 21} P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 22. X = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; X là tập hợp các nước ở khu vực Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Đông Nam Á. Brunei; Philippines; Đông Timor} - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức b. Nội dung: HS hoàn thành theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hòan thành bài tập vận dụng :Bài 4 - SGK –tr 9 - HS suy nghĩ và trình bày vào vở. - GV yêu cầu 1 HS trình bày bảng. Bài 4: Tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV ( ba tháng cuối năm) : T= { tháng 10 ; tháng 11 ; tháng 12} Phần tử có số ngày là 31 là tháng 10 và tháng 12. - HS nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú
  12. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Hiểu và ghi nhớ hai cách cho một tập hợp. - Vận dụng hoàn thành các bài tập: Bài 1 ( SBT –tr7) + Bài 5 (SBT –tr8) - Chuẩn bị bài mới “ Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên” Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 3 - BÀI 2. TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN. GHI SỐ TỰ NHIÊN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS - Phân biệt được hai tập hợp ℕ và ℕ *. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí trong một số tự nhiên biểu diễn ở hệ thập phân. 2. Năng lực - Năng lực riêng:
  13. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + Biểu diễn được số tự nhiên trong phạm vi 30 bằng cách sử dụng chữ số La Mã. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; SBT; Giáo án PPT ( Tìm một số hình ảnh về các số tự nhiên trong lịch sử loài người) 2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: HS hiểu biết về văn hóa, thói quen sử dụng chữ số từ lịch sử. b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh và chú ý lắng nghe. c. Sản phẩm: : HS nắm được các cách viết sô tự nhiên khác nhau qua giai đoạn, năm tháng. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu và chiếu một số hình ảnh liên quan đến cách viết số tự nhiên từ thời nguyên thủy ( hình ảnh dưới phần hồ sơ dạy học) “ Trong lịch sử loài người, số tự nhiên bắt nguồn từ nhu cầu đếm và từ rất sớm. Các em quan sát hình chiếu và nhận xét về cách viết số tự nhiên đó.” Chữ số Ấn Độ cuối thế kỉ 1
  14. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Bảng chữ số Ả Rập Chữ số Babylon - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Cách ghi số tự nhiên đó như thế nào, có dễ đọc và sử dụng thuận tiện hơn không?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tập hợp ℕ và ℕ *. a. Mục tiêu: + Phân biệt được tập hợp số tự nhiên ( ℕ ) và tập các số tự nhiên khác 0 ( ℕ - *). + Củng cố lại cách biểu diễn một tập hợp,
  15. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Tập hợp ℕ và ℕ *. - GV yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu về tập hợp - Tập hợp số tự nhiên: ℕ và ℕ *. ℕ = { 0; 1; 2; 3; 4; } - GV gọi 1, 2 HS trình bày tập hợp ℕ và ℕ *. - Tập hợp số tự nhiên khác 0: - GV giảng và nhắc lại hoàn chỉnh để HS hiểu ℕ *= { 1; 2; 3; 4; 5; } và ghi nhớ hơn. Thực hành 1: - GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Thực a) Tập hợp N và N* khác hành 1. nhau là: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + ℕ là tập hợp các số tự - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động và hoàn nhiên lớn hơn hoặc bằng 0. thành các yêu cầu của GV. + ℕ * là tập hợp các số tự Bước 3: Báo cáo, thảo luận: nhiên lớn hơn 0. - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. b) C = {1, 2, 3, 4, 5} - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án và tổng quát lại tập hợp ℕ và ℕ *: ℕ = { 0; 1; 2; 3; 4; } ℕ *= { 1; 2; 3; 4; 5; } Hoạt động 2: Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên a. Mục đích: + Nhận biết được thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. + Nhận biết được tia số và mối liên hệ với các điểm biểu diễn chúng trên tia số.
  16. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + So sánh được hai số tự nhiên cho trước. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Thứ tự trong tập hợp các - GV nhắc lại về tập hợp ℕ và tia số: số tự nhiên: Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu bởi ℕ Thực hành 2: ℕ = { 0; 1; 2; 3; }. a) 17, 19, 21 là ba số lẻ liên Mỗi phần tử 0; 1; 2; 3; của ℕ được biểu diễn tiếp tăng dần. bởi một điểm trên tia số gốc O như hình dưới b) 103, 101, 99, 97 là bốn lẻ đây: liên tiếp giảm dần. HĐKP: a) a > 2021 - GV phân tích tia số: mà 2021 > 2020 • Điểm biểu diễn số tự nhiên n gọi là điểm => a > 2020 n. VD: Điểm 3, điểm 4, điểm 8 b) a a Tính chất bắc cầu: - GV giảng: Trong hai số tự nhiên a và b khác a a b. A = {35, 30, 25, 20, 15, 10, 5, 0}. • Ta viết: a ≤ b để chỉ a a hoặc b = a.
  17. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 • Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau cách nó 1 đơn vị. VD: 9 là số liền sau của 8 ( còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp. - GV yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 2. - GV hướng dẫn, HS trao đổi, hoàn thành HĐKP. - GV cho HS rút ra kiến thức trọng tâm: Nếu a Tính chất bắc cầu. - Gv cho HS hoàn thành Thực hành 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án và nêu kiến thức trọng tâm cần nhớ. Hoạt động 3: Ghi số tự nhiên a. Mục tiêu: + HS nhận biết được cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân và mối quan hệ giữa các hàng. + Biết thêm các số tự nhiên trên lớp triệu, là lớp tỉ. + HS hiểu giá trị mỗi chữ số của một số tự nhiên viết trong hệ thập phân. + HS viết được số La Mã từ 1 đến 30. b. Nội dung:
  18. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Ghi số tự nhiên a) Hệ thập phân: a) Hệ thập phân - GV dẫn dắt HS qua bài toán sau: Thực hành 4: Đọc và số sau bằng chữ: 107 463 847. Số 2023 có 4 chữ số: ( một trăm linh bảy triệu bốn trăm sáu mươi ba + Chữ số hàng đơn vị là 3, nghìn tám trăm bốn mươi bảy) + Chữ số hàng chục là 2, - GV giới thiệu thêm số tự nhiên trên lớp triệu là + Chữ số hàng trăm là 0, lớp tỉ và đặt vấn đề cho HS: Số 2 107 463 847 sẽ + Chữ số hàng nghìn là 2. đọc và viết bằng chữ như thế nào? Số 5 427 198 653 có 10 ( hai tỉ một trăm linh bảy triệu bốn trăm sáu mươi chữ số: ba nghìn tám trăm bốn mươi bảy). + Chữ số hàng đơn vị là 3, - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung đã trình bày + Chữ số hàng chục là 5, trong SGK. + Chữ số hàng trăm là 6, - GV lưu ý cho HS: Khi viết các số tự nhiên có 4 + Chữ số hàng nghìn là chữ số trở lên, ta nên viết tách riêng từng nhóm 8, ba chữ số kể từ phảo sang trái cho dễ đọc. Chẳng * Cấu tạo thập phân của số: hạn: 300 000 000. - Mỗi chữ số tự nhiên viết - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2 và phân tích cho trong hệ thập phân đều biểu HS so sánh hai số trong phạm vi lớp tỉ như các số diễn được thành tổng giá trong phạm vi lớp triệu. Ta có thể áp dụng tương trị các chữ số của nó. tự cho số tự nhiên bất kỳ. TQ: - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và 퐚퐛 = ( a × 10) + b, với a ≠ trả lời câu hỏi Thực hành 4. 0
  19. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - GV yêu cầu HS đọc hiểu tiếp nội dung SGK viết 퐚퐛퐜 = (a × 100) + ( b × 10) về Cấu tạo thập phân của một số. + c - GV giảng, phân tích rõ cho HS hiểu qua Ví dụ VD: Số 1754 có 1 nghìn, 7 sau: trăm, 5 chục, 4 đơn vị. Số 1754 có 1 nghìn, 7 trăm, 5 chục, 4 đơn vị.  1754 = 1 × 1000 + 7  1754 = 1 × 1000 + 7 × 100 + 5 × 10 + 4. × 100 + 5 × 10 + 4. - GV cho HS trao đổi, hoàn thành Thực hành 5. Thực hành 5: b) Hệ La Mã: a) Biểu diễn số: - GV chiếu bảng số La Mã kí hiệu và giá trị 3 345 = 3 × 100+ 4 × 10 + 5 thành phần để ghi và ghép thành số La Mã. = 300 + 40 + 5 Chữ số I V X 2 021 = 2 × 1000 + 0 x 100 + 2 × 10 + 1 = 2 000 + 20 + Giá trị tương ứng 1 5 10 1 - GV giới thiệu và cho HS đọc và ghi nhớ các b) 96 208 984: Chín mươi thành phần chính trong bảng trên. sáu triệu hai trăm lẻ tám - GV dẫn dắt: Ghép các chữ số I, V, X với nhau ta nghìn chín trăm tám mươi được các số La Mã từ 1 đến 10 bốn. I II III IV V VI VII VIII IX X Số này có 8 chữ số, số triệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 là 6, số trăm là 9. - GV phân tích: b) Hệ La Mã + Từ các số này, nếu thêm vào bên trái mỗi số Số La Mã Giá trị một chữ số X ta được các số La Mã từ 11 đến 20. tương ứng VD: XI là 11, XII là 12, , XX là 20. XII 12 + Nếu thêm vào bên trái hai chữ số X ta được XX 20 các số La Mã từ 21 đến 30. XXII 22 VD: XXI là 21; XXV là 25; XVII 17 - GV cho HS tìm những đồ vật có xuất hiện số La XXX 30 Mã. XXVI 26
  20. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 ( mặt đồng hồ, số thự tự các chương mục của XXVIII 28 sách, thứ tự của thế kỉ ) XXIV 29 - GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 6. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án và nêu kiến thức trọng tâm cần nhớ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 + 2 + 3 ( SGK – tr12) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án (Bài 1, 2 trình bày miệng ; Bài 3 2 HS trình bày bảng.) Bài 1 : a) 15 ∈ N; b) 10,5 ∉ N*; 7 c) N ; d) 100 N. 9 ∉ ∈ Bài 2 : a) Sai b) Sai
  21. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 c) Đúng d) Sai Bài 3: 2 756 = 2 × 1000 + 7 × 100 + 5 × 10 + 6 2 053 = 2 × 1000 + 0 × 100 + 5 × 10 + 3 - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: + Học sinh nắm được một số chú ý liên quan đến số La Mã. + Củng cố kiến thức qua các bài tập vận dụng. b. Nội dung: + HS tìm hiểu trong phần mục « Em có biết ?». HS vận dụng kiến thức để giải một số bài toán thực tế. c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc hiểu mục « Em có biết ? » (SGK –tr12). - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức làm bài tập 3 + 6 – (SBT-tr9). Bài 3: (SBT – tr9) a) 1 441 457 889 đọc là : Một tỉ bốn trăm bốn mươi mốt triệu bốn trăm năm mươi bảy nghìn tám trăm tám mươi chín. 1 386 638 130 đọc là : Một tỉ ba trăm tám mươi sáu triệu sáu trăm ba mươi tám nghìn một trăm ba mươi. b) Có : 1 441 457 889 > 1 386 638 130 => Dân số nước Trung Quốc lớn hơn nước Ấn Độ. Bài 6: (SBT – tr9) Kết quả sau khi dịch chuyển que tăm :
  22. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - HS nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc nội dung bài. - Làm các bài tập 2 + 4 + 5 (SBT-tr9) - Chuẩn bị bài mới “ Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên”
  23. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 4 - BÀI 3. CÁC PHÉP TÍNH TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS - Nhớ lại quy tắc cộng trừ nhân chia số tự nhiên. - Nhận biết các tính chất của các phép tính. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán một cách hợp lí. + Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính như tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; SBT; Giáo án PPT . 2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; SBT; bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: HS hình thành như cầu sử dụng các tính chất trong thực hiện phép tính. b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu hoặc SGK hoàn thành yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: : Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện:
  24. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho bài toán: “Cho T = 11 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009) + 89 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009) Có cách nào tính nhanh giá trị của biểu thức T không?”. - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Chúng ta đã được học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ở tiểu học, trong chương trình lớp 6, chúng ta sẽ ôn lại và tiếp tục tìm tiểu các tính chất của phép tính để áp dụng tính nhanh một số bài toán.” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Phép cộng và phép nhân a. Mục tiêu: + HS nhớ, nhận biết lại khái niệm: số hạng, tổng; thừa số, tích và sử dụng được + Nhớ lại quy tắc cộng và nhân các số tự nhiên; kiểm tra khả năng vận dụng của HS. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Phép cộng và phép nhân - GV cho HS đọc đề bài Thực hành 1 Thực hành 1:
  25. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 và yêu cầu thảo luận nhóm giải bài Số tiền An đã mua là: toán. 5 × 6000 + 6 × 5000 + 2 × 5000 = 70 - GV cho HS lên bảng trình bày bài 000 (đồng). giải. Số tiền còn lại của An là: - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, 100 000 – 70 000 = 30 000 đồng. trao đổi và thực hiện HĐKP1. HĐKP1: - GV cho HS đọc Chú ý và Ví dụ 1 890 + 72 645 = 74 535 => Đúng. SGK. Trong đó: 1 890 và 72 645 là các số - GV phân tích và nhấn mạnh lại Chú hạng, 74 535 là tổng. ý và Ví dụ để HS hiểu và ghi nhớ. 363 × 2 018 = 732 534 => Đúng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trong đó: 363 và 2 018 là các thừa số, - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động 732 534 là tích. và hoàn thành các yêu cầu của GV. Chú ý: Trong một tích mà các thừa số Bước 3: Báo cáo, thảo luận: đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại bằng số, ta có thể không viết dấu nhân chỗ. ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích - Một số HS khác nhận xét, bổ sung các số cũng có thể thay bằng dấu “.”. cho bạn. Ví dụ: a × b = a.b; 6 × a × b =6.a.b = Bước 4: Kết luận, nhận định 6ab; - GV chữa lại đáp án, lưu ý HS kiến 363 × 2018 =363.2018 thức trọng tâm cần nhớ và đánh giá quá trình học. Hoạt động 2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên a. Mục đích: + Nhận biết được các tính chất của phép cộng và phép nhân. + Vận dụng các tính chất vào các bài toán để tính nhanh và hợp lý. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày.
  26. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Thứ tự trong tập hợp các số - GV chia lớp thành 4 nhóm và hoạt động tự nhiên: trong 3p: Thực hành 2: + GV yêu cầu Nhóm 1 và Nhóm 3 hoàn a) 17 + 23 = 23 + 17 thành HĐKP2 ý a), b), d) b) (12 + 28) + 10 = 12 + (28 +10) + GV yêu cầu Nhóm 2 và Nhóm 4 hoàn c) 17. 23 = 23 . 17 thành HĐKP2 ý c), e) d) (5 . 6) . 3 = 5 . (6 . 3) - GV chữa lại và cho HS trao đổi rút ra nhận e) 23 . (43 + 17) = 23 . 43 + 23 . xét sau mỗi ý. 17. - GV rút ra kiến thức trọng tâm và yêu cầu * Các tính chất: a, b, c ∈ ℕ 1 vài HS đọc. - Tính chất giao hoán: - GV cho HS 2p đọc, ghi nhớ các tính chất a + b = b + a và yêu cầu HS gấp sách thực hiệ viết lại 7 a.b = b.a tính chất bằng công thức ra nháp (2 HS - Tính chất kết hợp: nhanh nhất sẽ đươc chấm lấy điểm miệng). (a + b) + c = a + (b + c) - GV yêu cầu HS vận dụng các tính chất, (a . b). c = a .(b . c) hoàn thành Thực hành 2. - Tính chất phân phối của phép - GV cho HS đọc đề Thực hành 3, GV nhân đối với phép cộng: phân tích cho HS hiểu rõ rồi cho HS phát a . (b + c) = a .b + a.c biểu quy tắc tính nhanh tích của một số với - Tính chất cộng với số 0, nhân 9, với 99 dựa vào hai ví dụ đã có trong với số 1. SGK: a + 0 = a + Để tính tích của một số với 9 ta thêm số 0 a . 1 = a vào cuối số đó rồi trừ cho chính số đó. Thực hành 2:
  27. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + Để tính tích của một số với 99 ta thêm hai T = 11 . (1 + 3 + 7 + 9) + 89 . (1 số 0 vào cuối số đó rồi trừ cho chính số đó. + 3 + 7 + 9) - Dực trên sự hướng dẫn của GV, HS hoàn T = (11 + 89) . [(1 + 3 + 7 + 9)] thành Thực hành 3. T = `100 . 20 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: T = 2000 - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn Thực hành 3: thành các yêu cầu của GV. a) 1 234 . 9 = 1 234 . (10 – 1) = Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 12 340 – 1 234 = 11 106 - Đối với hoạt động nhóm: Các nhóm treo b) 1 234 . 99 = 1 234 . (100 – 1) bảng phụ lên bảng, đại diện 1HS mỗi nhóm = 123 400 – 1 234 = 122 166. trình bày. - Đối với hoạt động cá nhân:HS giơ tay phát biểu tại chỗ, trình bày bảng, các HS khác chú ý và nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án, lưu ý HS và cho HS nhắc lại các tính chất. Hoạt động 3: Phép trừ và phép chia hết. a. Mục tiêu: + HS nhớ và nhận biết lại các khái niệm : Số bị trừ, số trừ, hiệu; Số bị chia, số chia, thương. + HS nhớ và củng cố lại quy tắc trừ và phép chia hết hai số tự nhiên + Vận dụng quy tức trừ và chia vào các bài toán thực tế. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện:
  28. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Phép trừ và phép chia - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu và hoàn HĐKP3. hết. - GV yêu cầu HS đọc hiểu quan niệm về phép trừ HĐKP3: và phép chia hết trong SGK-tr14,15. a) Số tiền còn thiếu là: - GV đánh giá mức độ hiểu của HS qua các câu 200 000 – 80 000 = 120 hỏi sau: 000 (đồng) + Kết quả phép trừ a – b = x nghĩa là gì? b) Cần phải thực hiện gây Xác định các thành phần trong phép trừ trên. quỹ trong: + Kết quả của phép chia hết a : b =x nghĩa là gì? 120 000 : 20 000 = 6 Xác định các thành phần trong phép chia trên. (tháng) - GV yêu cầu trao đổi, hoàn thành Vận dụng. Vận dụng: - GV lưu ý cho HS phần Chú ý. a) Ta có: 36 – 12 = 24 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Vậy 24 năm nữa thì số tuổi - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành An bằng tuổi mẹ An năm các yêu cầu của GV. nay. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: b) Ta có: 36 : 12 = 3 - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. Vậy năm nay số tuổi của - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. mẹ An bằng 3 lần số tuổi Bước 4: Kết luận, nhận định của An. - GV chốt lại đáp án và nêu kiến thức trọng tâm * Chú ý: Phép nhân cũng cần nhớ. có tính chất phân phối đối với phép trừ: a. (b –c) = a.b –a.c ( b > c ) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
  29. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, 2 HS trình bày bảng. Bài 1 : a) 2 021 + 2 022+ 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029 = (2 021 + 2 029) + (2 022 + 2 028) + (2 023 + 2 027) + (2 024 + 2 026) + 2 025 = 4 050 + 4 050 + 4 050 + 4 050 + 2025 = 18 225 b) 30 . 40 . 50 . 60 = 40 . 50 . 30 . 60 = 2000 . 1800 = 3 600 000. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố và khắc sâu kiến thức. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 2+ 3+ 4 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, 3 HS trình bày bảng. c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bài 2 : Giải : Mẹ Bình đã mua hết số tiền là: 9 × 6 500 + 5 × 4 500 + 2 × 5 000 = 91 000 (đồng). Bài 3: Giải: Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày nó sẽ đánh: 8 + 9 + 10 + 11 + 12 = (8 + 12) + (9 + 11) + 10 = 20 + 20 + 10 = 5 (tiếng đánh).
  30. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Vậy: Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày nó sẽ đánh 5 tiếng đánh. Bài 4:Giải: Độ dài đường xích đạo so với khoảng cách giữa hai thành phố trên là: 40 000 : 2 000 = 20 (lần). Vậy: Độ dài đường xích đạo dài gấp 20 lần khoảng cách giữa hai thành phố trên. - HS nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham gia + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ các tính chất của các phép tính. - Làm các bài tập 2 + 3 (SBT-tr12)
  31. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Chuẩn bị bài mới “ Lũy thừa với số mũ tự nhiên” Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 5 - BÀI 4. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS - Phát biểu được định nghĩa lũy thừa; số mũ; cơ số; bình phương; lập phương. - Nhận biết được hai quy tắc: nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. - Nhân, chia hai lũy thừa cùng có số và số mũ tự nhiên. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Tính được giá trị của một lũy thừa. + Thực hiện phép nhân, phép chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; SBT; Giáo án PPT, bảng phụ vẽ sẵn bảng bài 1 (SGK-tr18) 2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; SBT. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu + Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học. + Hình dung được kiến thức tìm hiểu trong bài.
  32. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu hoặc SGK hoàn thành yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide và yêu cầu HS nhắc lại “diện tích hình vuông”; “diện tích hình lập phương” biết cạnh của mỗi hình là a. - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, trao đổi, nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó đặt vấm đề, dẫn dắt HS vào bài học mới: “ Diện tích hình vuông là : a. a = a 2 ; Diện tích hình lập phương là: a.a.a = a3. Vậy an =? ” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Lũy thừa a. Mục tiêu: - Nhằm làm cho HS thấy có nhu cầu phải tính những tích của nhiều thừa số bằng nhau. - Nhận biết được biểu thức lũy thừa, cơ số, số mũ, biết cách đọc lũy thừa từ đó biết cách tính lũy thừa bậc n. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
  33. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Lũy thừa - GV cho HS đọc hiểu nội dung đầu Ví dụ: 10.10.10.10.10.10 = 106 mục. HĐKP1: - GV giảng, phân tích cho HS hiểu và a) 5 . 5 . 5 = 53 yêu cầu HS lấy VD tương tự: b) 7 . 7. 7. 7. 7. 7 = 76 “Ta đã biết cách viết gọn tổng của Lũy thừa bậc n của a kí hiệu a n, là tích nhiều số hạng bằng nhau thành phép của n thừa số a: nhân, chẳng hạn: an = . . . . ( n ∈ N*) 6 + 6 + 6 + 6 = 6 . 4 n thừa số Đối với tích của nhiều thừa số bằng an đọc là “ a mũ n” hoặc “ a lũy thừa n” nhau: 6. 6. 6 = 64. trong đó : a là cơ số. Ta gọi 64 là một lũy thừa.” n là số mũ. - GV yêu cầu HS hoàn thành => Phép nâng nhiều thừa số bằng nhau HĐKP1. gọi là phép nâng lũy thừa. - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung * Chú ý: Ta có a1 = a. mục này trong SGK và đánh giá kết a2 cũng được gọi là bình phương ( hay quả dực trên các câu hỏi, hoạt động bình phương của a). sau: a3 cũng được gọi là lập phương (hay lập + an nghĩa là gì? phương của a). + a bình phương là gì? VD: + a lập phương là gì? 93 đọc là “ chín mũ ba” hoặc “chín lũy - GV yêu cầu 1 vài HS đọc lại nội thừa ba” hoặc “lũy thừa bậc ba của 9” dung kiến thức trọng tâm. hoặc “lập phương của 9”. - GV lưu ý HS phần quy ước và cách 93 = 9.9.9 = 729 đọc. Thực hành 1: - GV phân tích Ví dụ 1 cho HS nắm a) 3 . 3 . 3 = 33 = 27 được các thành phần trong lũy thừa và 6 . 6 . 6 . 6 = 64 = 1296 yêu cầu HS lấy Ví dụ tương tự. b) 32 còn gọi là 3 mũ 2 hay lũy thừa bậc
  34. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành 2 của 3 Thực hành 1 53 còn gọi là 5 mũ 3 hay lũy thừa bậc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 3 của 5 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động c) 310 đọc là 3 mũ 10, 3 lũy thừa 10 hay và hoàn thành các yêu cầu của GV. lũy thừa bậc 10 của 3 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: => 310 thì 3 là cơ số, 10 là số mũ. - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại 1105 đọc là 10 mũ 5, 10 lũy thừa 5 chỗ. hay lũy thừa bậc 5 của 10 - Một số HS khác nhận xét, bổ sung => 105 thì 10 là cơ số, 5 là số mũ. cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chữa lại đáp án, lưu ý HS kiến thức trọng tâm cần nhớ và đánh giá quá trình học. Hoạt động 2: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số a. Mục đích: + HS khám phá và vận dụng quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn HĐKP2: thành HĐKP2. a) 3 . 33 = 3.3.3.3 = 34 - Từ HĐKP2, GV dẫn dắt khái quát hóa b) 22 . 24 = 2.2.2.2.2.2 = 26 thành quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số: * Quy tắc:
  35. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ nguyên cơ số và cộng số mũ: số, ta giữ nguyên cơ số và cộng am.an= am+n số mũ: -GV lấy ví dụ bằng cách phân tích Ví dụ 2 . am.an= am+n - GV cho 1 vài HS đọc lại quy tắc. Thực hành 2: - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc làm bài 33 . 34 = 33+4 = 37 Thực hành 2. 104 . 33 = 104+3 = 107 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: x2 . x5 = x2+5 = x7 - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: -HS giơ tay phát biểu tại chỗ, trình bày bảng, các HS khác chú ý và nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án, lưu ý HS và cho HS nhắc lại quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Hoạt động 3: Chia hai lũy thừa cùng cơ số a. Mục tiêu: + HS khám phá và vận dụng quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
  36. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu và hoàn HĐKP3: HĐKP3. a) Có: 55. 52 = 57 - Từ HĐKP3, GV dẫn dắt khái quát => 57 : 52 = 55 và 57 : 55 = 52 hóa thành quy tắc chia hai lũy thừa b)Nhận xét: Số mũ của thương bằng cùng cơ số: hiệu của số mũ số bị chia và số mũ Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta của số chia. giữ nguyên cơ số và trừ số mũ: Từ đó ta tính: am.an= am+n ( a ≠ 0; m ≥ n) 79 : 72 = 79−2 = 77 -GV lấy ví dụ bằng cách phân tích Ví 65 : 63 = 65−3 = 62 dụ 3 . * Quy tắc: - GV cho 1 vài HS đọc lại quy tắc. Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc làm giữ nguyên cơ số và trừ số mũ: bài Thực hành 3. am.an= am+n ( a ≠ 0; m ≥ n) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Quy ước: a0 = 1 (a ≠ 0). - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và Thực hành 3: hoàn thành các yêu cầu của GV. 117 : 113= 117-3 = 114 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 117 : 117= 117-7 = 110= 1 - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại 72 . 74 = 72+4 = 76 chỗ. 72 . 74: 73 = 72+4-3 = 73 - Một số HS khác nhận xét, bổ sung b) 97 : 92 = 95 => Đúng. cho bạn. 710 : 72 = 75=> Sai. Bước 4: Kết luận, nhận định ( 710 : 72 = 710-2 = 78.) - GV chốt lại đáp án và nêu lại quy tắc 211 : 28 = 6=> Sai. chia hai lũy thừa cùng cơ số. (211 : 28= 211-8 = 23= 8) 56 : 56 = 5 => Sai. (56 : 56= 1.) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
  37. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, lên bảng. Bài 1 : Cột A Cột B 37.33 517 59 : 57 23 211: 28 310 512.55 52 - GV yêu cầu HS hoàn thành Bài 2. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, 2 HS lên bảng trình bày. Bài 2: a) 57 . 55 = 57+5 = 512. 95 : 80 =95 : 1 = 95. 210 : 64 . 16 = 210 : 26 . 24= 210-6+4= 28. b) 54 297 = 5 . 10000 + 4 . 1000 + 2 . 100 + 9 . 10 + 7 = 5 . 104 = 4 . 103 + 2 . 102 + 9 . 10 + 7 2 023 = 2 . 1000 + 0. 100 + 2 . 10 + 3 = 2 . 103 + 2 . 10 + 3 - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố và khắc sâu kiến thức. b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức dã học,vận dụng làm bài tập. c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
  38. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 3+ 4 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, 3 HS trình bày bảng Bài 3: Giải: Viết dân số của Việt Nam dưới dạng tích của một số với một lũy thừa của 10 như sau: 98 000 000 = 98. 1 000 000 = 98 . 106 Bài 4: Giải: a) Khối lượng của Trái Đất = 6 . 1021 tấn Khối lượng của Mặt Trăng = 75 . 1018 tấn b) Khối lượng Trái Đất gấp khối lượng Mặt Trăng: (6 . 1021) : (75 . 1018) = 6 000. 1018 : 75.1018 = 80 (lần) - HS nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ,
  39. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ các quy nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số. - Làm các bài tập 4 (SBT-tr14) - Chuẩn bị bài mới “ Thứ tự thực hiện các phép tính”
  40. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 6+ 7- BÀI 5. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS - Biết thực hiện đúng thứ tự các phép tính trong một biểu thức. - Biết sử dụng máy tính cầm tay tính giá trị của biểu thức. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Tính được giá trị biểu thức số, biểu thức chữ bằng cách vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính. + Lập được biểu thức tính kết quả của một số bài toán thực tiễn quen thuộc. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; Giáo án PPT, máy tính xách tay có cài sẵn phần mềm giả lập máy tính Casio fx – 570 VN PLUS, máy chiếu. 2 – HS: Đồ dùng học tập; SGK; SBT; máy tính cầm tay. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu + Gây chú ý để HS quan tâm tới thứ tự thực hiện các phép tính. b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu hoặc SGK hoàn thành yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Nhận biết được kiến thức chuẩn bị tìm hiểu trong bài. d. Tổ chức thực hiện:
  41. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính: 6 – ( 6 : 3 + 1) . 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện tính theo suy nghĩ cá nhân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV hỏi đáp nhanh đáp án của tất cả HS và gọi 1 vài HS nếu cách thực hiện phép tính. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó đặt vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học mới: “ Muốn biết kết quả của bạn nào đúng, bạn nào sai. Tại sao bạn này đúng? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Thứ tự thực hiện phép tính a. Mục tiêu: + Nhớ lại và nhận biết được một đối tượng đã cho có phải là biểu thức hay không. + Nhận biết và nắm được hệ thống các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính. + Kiểm tra khả năng nhận biết các kiến thức và vận dụng vào đời sống. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Thứ tự thực hiện phép tính - GV cho HS nhớ và nhắc lại về biểu thức. HĐKP: - GV chốt lại khái niệm biểu thức một cách Có các kết quả khác nhau đó vì:
  42. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 ngắn gọn: Gồm các phép toán cộng, trừ, + An có kết quả bằng 0 vì An nhân, chia và nâng lên lũy thừa của các thực hiện lần lượt các phép tính từ con số hoặc chữ. trái sang phải (sai thứ tự các phép ( GV không bắt HS học thuộc mà chỉ cần tính): HS nhận biết được đối tượng cụ thể cho có 6 – 6 : 3 . 2 = 0 : 3. 2 = 0 phải là biểu thức không) + Bình có kết quả bằng 2 vì Bình - GV yêu cầu HS suy nghĩ và hoàn thành thực hiện đúng theo quy tắc nhân HĐKP. chia trước, cộng trừ sau: - GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc hiểu quy ước 6 – 6 : 3 . 2 = 6 – 2. 2 = 6 - 4 = 2 về thực hiện các phép tính trong một biểu + Chi có kết quả bằng 5 vì Chi thức . thực hiện 3.2 trước ( sai thứ tự - GV phân tích và lấy Ví dụ cho HS dễ hình phép tính): dung (GV vừa giảng vừa bao quát lớp bảo 6 – 6 : 3 . 2 = 6 – 6 : 6= 6 -1 = 5 đảm 100% ghi chép đầy đủ, chính xác): * Khi thực hiện các phép tính ❖ Đối với biểu thức có dấu ngoặc trong một biểu thức: Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ ( hoặc - Với các biểu thức không có dấu chỉ có phép nhân và phép chia) thì thực ngoặc: Lũy thừa → Nhân và chia hiên các phép tính từ trái qua phải, chẳng → Cộng và trừ hạn: VD: • 52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55 • 52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55 • 60 : 10 × 5 = 30 • 60 : 10 × 5 = 30 • 10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16 Nếu có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, = 10 + 32 = 42 nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép tính - Với các biểu thức có dấu ngoặc: nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, trong ngoặc trước, ngoài ngoặc cuối cùng đến cộng và trừ, chẳng hạn: sau: • 10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16 ( ) → [ ] → { } = 10 + 32 = 42 VD:
  43. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 ❖ Đối với biểu thức không có dấu • ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3 ngoặc: • {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9 Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện = 15 + 2.[8-2]} : 9 phép tính trong dấu ngoặc trước. Chẳng = {15 + 2.6} : 9 hạn: = {15+12} :9 • ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3 = 27 : 9 = 3 Nếu có các dấu ngoặc tròn ( ) , dấu ngoặc Thực hành 1: vuông [ ], dấu ngoặc nhọn { } thì ta thực a) 72 . 19 - 362 : 18 = 1368 – 72 = hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn 1296. trước, rồi thực hiện các phép tính trong dấu b) 750 : {130 – [(5 . 14 – 65)3 + ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép 3]} tính trong dấu ngoặc nhọn. Chẳng hạn: = 750 : {130 – [(70 – 65)3 + 3]} • {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9 = 750 : {130 – [(5)3 + 3]} = 15 + 2.[8-2]} : 9 = 750 : (130 – 128) = {15 + 2.6} : 9 = 750 : 2 = {15+12} :9 = 375 = 27 : 9 = 3 Thực hành 2: - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 được trình a) (13x- 122) : 5 = 5 bày trong SGK – tr19. 13x- 122 = 25 - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc để hoàn 13x = 25 + 122 thành Thực hành 1 ( 2 HS lên bảng trình 13x = 25 + 144 bày). 13x = 169 - GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm hoàn x = 169 : 13 thành Thực hành 2( 2 HS lên bảng trình => x = 13 bày). b) 3x [82 - 2.(25 - 1)] = 2 022 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 3x = 2 022: [82 - 2 . (25 - 1)] - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động và 3x = 2 022 : [ 64 – 2.31] hoàn thành các yêu cầu của GV. 3x = 2 022 : 2
  44. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: x = 1 011 : 3 - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. => x = 337 - HS giơ tay, trình bày bảng, cácHS khác hoàn thành vở. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chữa lại đáp án, cho 1 vài HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức và đánh giá quá trình học của HS. Hoạt động 2: Sử dụng máy tính cầm tay a. Mục đích: - HS biết chức năng và sử dụng một số phím chức năng chính của máy tính: Mở (tắt) máy; Xóa màn hình ; Chọn chế độ tính toán số học ; Nhận kết quả. - HS biết thực hiện các phép tính số học cơ bản : Cộng, trừ, nhân, chia hai số tự nhiên ; Lũy thừa của một số tự nhiên ; Bình phương ; Lập phương ; Tìm thương ( và dư, nếu có). - HS biết nhập biểu thức tính toán ( có dấu ngoặc) : biểu thức hiện trên màn hình giống như sách, vở. b. Nội dung: + GV giảng, trình bày. + HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Sử dụng máy tính cầm tay - GV giới thiệu: Có rất nhiều loại MTCT. Thực hành 3: Em hãy nêu 1 số loại máy tính cầm tay mà a) 93. ( 4327 – 1928) + 2500
  45. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 em biết. - Nút ấn: - Sau khi HS trả lời, GV chiếu Slide và giới thiệu 1 số loại máy tính cầm tay. - GV dẫn dắt: “Trên thị trường có rất nhiều loại máy tính cầm tay khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu các tính năng trên của máy -Kết quả: Casio fx 570VN PLUS, một loại máy tính cầm tay khá phổ biến.” - GV chiếu Slide “Bản giả lập Máy tính fx b) 53. (64.19 + 26.35) – 210 500 VN PLUS” và giới thiệu một số phím chức năng chính của MTCT ( HS nghe và - Nút ấn: thực hành theo): - Kết quả: + Nút mở máy: + Nút tắt máy: + Các nút số từ 0 đến 9. + Nút dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chia. + Nút dấu “=” cho phép hiện ra kết quả trên màn hình số. + Nút xóa: + Nút xóa toàn bộ phép tính vừa thực hiện:
  46. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + Nút dấu ngoặc trái và phải: + Nút tính lũy thừa: - GV yêu cầu HS đọc hiểu và thực hiện theo Ví dụ 2. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoàn thành Thực hành 3. - GV lưu ý cho HS : Khi nhập phép nhân một số với tổng, trước dấu ngoặc không cần bấm phím . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: -HS giơ tay phát biểu tại chỗ, trình bày bảng, các HS khác chú ý và nhận xét, bổ sung. - Đối với bài Thực hành 3, HS lên thực hiện thao tác trên bản gải lập máy tính cho cả lớp cùng theo dõi và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án, lưu ý HS và cho HS nhắc lại quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
  47. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành Bài 1+ 2. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, mỗi bài 2 HS lên bảng trình bày. Bài 1: a) 2 023 + 252 : 53 + 27 = 2 023 + (5 . 5)2 : 53+ 27 = 2 023 + 52 . 2 : 53+ 27 = 2 023 + 5 + 27 = 2 055 b) 60 : [7 . (112 - 20 . 6) + 5] = 60 : [7 . (112 - 20 . 6) + 5] = 60 : [7 . (121 - 20 . 6) + 5] = 60 : [7 . (121 - 120) + 5] = 60 : (7 . 1 + 5) = 60 : 12 = 5 Bài 2: a) (9x + 23) : 5 = 2 9x + 23 = 2 . 5 9x + 23 = 10 9x = 10 - 23 9x = 10 – 8 9x = 2 2 => x = 9 b) [34 - (82 + 14) : 13]x = 53 + 102 [34 - (82 + 14) : 13]x =225 x = 225 : [34 - (82 + 14) : 13]
  48. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 x = 225 : (34 - 78 : 13) x = 225 : (34 - 6) x = 225 : 75 => x = 3 - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố và khắc sâu kiến thức. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 3+ 4 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở ( 2 HS lên thực hiện trên bản giả lập máy tính bài 3, 1HS lên bảng trình bày bài 4) c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bài 3: a) 20272 – 19732 - Nút ấn: - Kết quả: b) 42 + (365 – 289) . 71 - Nút ấn: - Kết quả: Bài 4: Giải: Tổng số tiền mua văn phòng phẩm của cơ quan là:
  49. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 35 . 10 + 67 . 5 + 100 . 5 + 35 . 7 + 35 . 5 = 1 605 (nghìn đồng). Đáp án: 1 605 nghìn đồng. - HS nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ thứ tự thực hiện các phép tính. - Làm các bài tập 1+ 3 (SBT-tr17). - Chuẩn bị bài mới “ Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng.”
  50. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 8 + 9 – BÀI 6: CHIA HẾT VÀ CHIA CÓ DƯ. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Nhận biết: + Phép chia hết, phép chia có dư trong tập hợp số tự nhiên. + Tính chia hết của một tổng . - Hiểu và biết cách sử dụng các kí hiệu "⋮” , “” 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Vận dụng được tính chất chia hết của một tổng để giải bài toán và giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, giáo án. 2 - HS : Đồ dùng học tập; Ôn lại phép chia hết, phép chia có dư. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện:
  51. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt tình huống: “Có thể chia đều 7 quyển vở cho 3 bạn được không?”. + GV cho HS suy nghĩ và thực hành chia cho cả lớp cùng quan sát. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe , trao đổi và dự đoán trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết ta có thể chia đều số vở đó cho 3 bạn được không? Tại sao? Cách chia như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Chia hết và chia có dư a) Mục tiêu: + Hình thành khái niệm chia hết và biết sử dụng kí hiệu “⋮” ; “  ” + Biết cách xác định quan hệ chia hết, chia có dư trong trường hợp đã cho. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Chia hết và chia có dư - GV yêu cầu HS đọc đề HĐKP1, suy nghĩ HĐKP1: và hoàn thành. - Vì 15 ⋮ 3 => Có thể chia đều 15 - GV gợi ý HS thực hiện phép chia 15 : 3 và quyển vở cho 3 bạn. Mỗi bạn 7 : 3. được 5 quyển vở. - GV dẫn dắt để HS rút ra nhận xét như - Vì 7 : 3 = 2 dư 1 => 7  3 => trong SGK. Không thể chia đều 7 quyển vở - GV phân tích cho HS hiểu rõ và yêu cầu cho 3 bạn.
  52. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 HS đọc hiểu kiến thức trọng tâm trình bày * Kiến thức trọng tâm: trong SGK. Cho a, b ∈ ℕ ( b ≠ 0). Ta luôn - GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm và tìm được đúng hai số q, r ∈ ℕ : a lưu ý HS : Số dư phải nhỏ hơn số chia. ( 0 = b.q + r ( 0 ≤ r < b) ( q, r lần ≤ r < b). lượt là thương và số dư trong - Gv yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi Thực phép chia a cho b.) hành 1. + Nếu r = 0 tức a = b . q, ta nói a Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: chia hết cho b, kí hiệu a ⋮ b và ta + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông có phép chia hết a : b = q. qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + Nếu r ≠ 0, ta nói a không chia + GV: quan sát và trợ giúp HS. hết cho b, kí hiệu a  b và ta có Bước 3: Báo cáo, thảo luận: phép chia có dư. +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận Thực hành 1: xét và bổ sung cho nhau. a) 255 : 3 = 85 ( dư 0) Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính 157 : 3 = 52 dư 1. xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung 5105 : 3 = 1701 dư 2. chính. b) Ta có 17 = 4 . 4 + 1 Ta thấy 17 bạn vào cho 4 xe taxi sẽ dư ra 1 người. Vậy không thể sắp xếp cho 17 bạn vào 4 xe taxi. Hoạt động 2: Tính chất chia hết của một tổng a) Mục tiêu: + HS hình thành tính chất chia hết của một tổng. b) Nội dung: HS quan sát SGK, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu c) Sản phẩm: Hs nắm vững kiến thức, kết quả của HS
  53. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Tính chất chia hết của một tổng. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi HĐKP2: HĐKP2. - Hai số chia hết cho 11 là: 22 và 33. - GV cho HS rút ra nhận xét, GV khái Ta có 22 + 33 = 55 ⋮ 11 quát thành Tích chất 1 và cho HS ghi - Hai số chia hết cho 13 là: 26 và 39 vào vở. Ta có 26 + 39 = 65 ⋮ 13 - GV phân tích cho HS Ví dụ 1 để HS Tính chất 1: hiểu và nắm được cách trình bày. Cho a, b, n ∈ ℕ, n ≠ 0. Nếu a ⋮ n - GV lưu ý cho HS: và b ⋮ n thì ( a+b) ⋮ n. + Tính chất 1 cũng đúng với một hiệu: * Nhận xét: (a ≥ b) - Tính chất 1 cũng đúng với một hiệu: Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮ n. (a ≥ b) + Tính chất 1 có thể mở rộng cho một Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮ n. tổng có nhiều số hạng: - Tính chất 1 có thể mở rộng cho một Nếu a ⋮ n và b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a+b+c) ⋮ tổng có nhiều số hạng: n. Nếu a ⋮ n và b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a+b+c) ⋮ Trong một tổng, nếu mọi số hạng n. đều chia hết cho cùng một số thì Trong một tổng, nếu mọi số hạng tổng cũng chia hết cho số đó. đều chia hết cho cùng một số thì - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi tổng cũng chia hết cho số đó. hoàn thành HĐKP3. HĐKP3: - GV cho HS rút ra nhận xét, GV khái - Vì 12 ⋮ 6 và 10 ⋮̸ 6 quát thành Tích chất 2 và cho HS ghi => 12 + 10 = 22 ⋮̸ 6 vào vở. 12 – 10 = 2 ⋮̸ 7 - GV lưu ý cho HS: - Vì 14 ⋮ 7 và 9 ⋮̸ 7 + Tính chất 2 cũng đúng với một hiệu => 14 + 9 = 23 ⋮̸ 7
  54. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 (a > b) 14 – 9 = 5 ⋮̸ 7 Nếu a ⋮̸ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮̸ n. Tính chất 2: Nếu a ⋮ n và b ⋮̸ n thì ( a-b) ⋮̸ n. Cho a, b, n ∈ ℕ, n ≠ 0. Nếu a ⋮̸ n + Tính chất 2 có thể mở rộng cho một và b ⋮ n thì ( a+b) ⋮̸ n. tổng nhiều số hạng: * Nhận xét: Nếu a ⋮̸ n, b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a + b + c) ⋮̸ + Tính chất 2 cũng đúng với một hiệu n. (a > b) Nếu trong một tổng chỉ có đúng một Nếu a ⋮̸ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮̸ n. số hạng không chia hết cho một số, Nếu a ⋮ n và b ⋮̸ n thì ( a-b) ⋮̸ n. các số hạng còn lại đều chia hết cho + Tính chất 2 có thể mở rộng cho một số đó thì tổng không chia hết cho số tổng nhiều số hạng: đó. Nếu a ⋮̸ n, b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a + b + c) ⋮̸ - GV phân tích cho HS Ví dụ 2 để HS n. hiểu rõ lưu ý. Nếu trong một tổng chỉ có đúng một - GV yêu cầu HS hoạt động, suy nghĩ số hạng không chia hết cho một số, và thảo luận nhóm hoàn thành Thực các số hạng còn lại đều chia hết cho hành 2. số đó thì tổng không chia hết cho số - GV yêu cầu HS hoàn thành Vận đó. dụng. Thực hành 2: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: a) + Vì 1200 ⋮ 4 và 440 ⋮ 4 - HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các => 1200 + 440 ⋮ 4. yêu cầu. + Vì 440 ⋮ 4 và 324 ⋮ 4 - GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý => 440 – 324 ⋮ 4. và trợ giúp nếu cần. + Vì 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 4 và 27 ⋮̸ 4 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: => 2 . 3 . 4 . 6 ⋮̸ 4. - HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các b) Có: 13 ⋮̸ 5 và 17 ⋮̸ 5 nhưng 13 + 17 yêu cầu. = 30 ⋮ 5. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV Vận dụng:
  55. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình A = 12 + 14 + 16 + x làm việc, kết quả hoạt động và chốt Ta có: 12 ⋮ 2, 14 ⋮ 2 và 16 ⋮ 2 kiến thức. Nên x ⋮ 2 thì A ⋮ 2 x ⋮̸ 2 thì A ⋮̸ 2. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 2 + 3 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 1: a ) Đúng. Vì 1560 ⋮ 15 và 390 ⋮ 15 nên 1560 + 390 ⋮ 15. b) Đúng. Vì 456 ⋮̸ 10 và 555 ⋮̸ 10 nên 456 + 555 ⋮̸ 10. c) Sai. Vì 77 ⋮ 7 và 49 ⋮ 7 nên 77 + 49 ⋮ 7. d) Đúng. Vì 6 624 ⋮ 6 và 1 806 ⋮ 6 nên 6 624 – 1 806 ⋮ 6. Bài 2: a) 144 = 3 . 48 => 144 : 3 là phép chia hết. b) 144 = 13 . 11 + 1 => 144 chia 13 dư 1. c) 144 = 30 . 4 + 24 => 144 chia 30 dư 24. Bài 3: a) Ta có: 1 298 = 354 . 3 + 236 Vậy: q = 3 và r = 236. b) Ta có: 40 685 = 985 . 41 + 300 Vậy: q = 41 và r = 300. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  56. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 4 Bài 4: Tổng số quyển sách lớp 6A thu được là : 36 + 40 + 15 = 91 quyển. Ta có: 91 = 4 . 22 + 3 nên 91 không chia hết cho 4. Vì vậy không thể chia được số sách đã thu được thành 4 nhóm với số lượng quyền bằng nhau. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS.
  57. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại nội dung kiến thức đã học. - Làm BT 1 + 5 (SBT – tr 19) - Chuẩn bị bài mới “Dấu hiệu chia hết cho 2, 5”
  58. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 10 - BÀI 7: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Phát biểu được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - Nhận biết một số chia hết cho 2 và 5. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 trong giải quyết vấn đề toán học và trong thực tiễn. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, giáo án. 2 - HS : Đồ dùng học tập; Ôn tập về phép chia hết và phép chia có dư. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS. + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  59. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + GV đặt vấn đề qua bài toán: “Tìm số dư của phép chia 71 001 cho 2 và cho 5?” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành bài toán ra nháp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Làm thế nào để biết một số có chia hết cho 2, cho 5 hay không mà không cần thực hiện phép chia. Để biết được đó là cách nào?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 2. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 2 . + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Dấu hiệu chia hết cho 2. - GV cho HS hoạt động nhóm đôi, hoàn HĐKP1: thành HĐKP1. Các đội A, B, C, H, I có tổng số - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết người là số chẵn nên chia hết cho cho 2. 2. - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu Vì vậy, trong các đội thì các đội chia hết cho 2. có thể xếp được thành hai hàng có - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 để hình dung số người bằng nhau là đội A, B,
  60. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 cách trình bày. C, H, I. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực Dấu hiệu chia hết cho 2: hiện Thực hành 1. Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 4, 6, 8 (tức chữ số chẵn) thì chia + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông hết cho 2 và chỉ những số đó mới qua việc thực hiện yêu cầu của GV. chia hết cho 2. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Thực hành 1: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: a) Các số lớn hơn 1000 và chia hết +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận cho 2 là các số chẵn và lớn hơn xét và bổ sung cho nhau. 1000. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính Ví dụ: 1002, 1256 xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung b) Các số lớn hơn 100 và không chính: Dấu hiệu chia hết cho 2 . chia hết cho 2 là các số lẻ và lớn hơn 1000. Ví dụ: 103, 159 Hoạt động 2: Dấu hiệu chia hết cho 5. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 5. + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Dấu hiệu chia hết cho 5. - GV cho HS hoạt động nhóm đôi, hoàn HĐKP2:
  61. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 thành HĐKP2. Các số chia hết cho 5 là: 10, 15, - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết 25, 95. cho 5. Chữ số tận cùng của các số chia - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu hết cho 5 là 0 và 5. chia hết cho 5. Dấu hiệu chia hết cho 5: - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2 để hình dung Các số có chữ số tận cùng là 0 cách trình bày. hoặc 5 thì chia hết cho 5 thì chia - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hết cho 5 và chỉ những số đó mới hiện Thực hành 2. chia hết cho 5. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thực hành 2: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông a) Thay dấu * bởi các chữ số 0, 2, qua việc thực hiện yêu cầu của GV. 4, 6, 8 thì 17 ∗ chia hết cho 2. + GV: quan sát và trợ giúp HS. b) Thay dấu * bởi các chữ số 0, 5 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: thì 17 ∗ chia hết cho 5. +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận c) Thay dấu * bởi chữ số 0 thì xét và bổ sung cho nhau. 17 ∗ chia hết cho cả 2 và 5. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Dấu hiệu chia hết cho 5 . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 2 (SGK – tr25) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 1 :
  62. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 a) Số chia hết cho 2 là 1010. Bởi vì 1 010 có chữ số tận cùng là 0. b) Số chia hết cho 5 là 19 445. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 5. c) Số chia hết cho 10 là 1 010. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 0. Bài 2: a) 146 + 550 chia hết cho 2. Vì 146 ⋮ 2 và 550 ⋮ 2 nên 146 + 550 ⋮ 2. b) 575 – 40 chia hết cho 5. Vì 575 ⋮ 5 và 40 ⋮ 5 nên 575 – 40 ⋮ 5 c) 3 . 4 . 5 + 83 không chia hết cho 2, không chia hết cho 5 d) 7 . 5 . 6 – 35 . 4 chia hết cho 2 và chia hết cho 5. Vì 7 . 5 . 6 ⋮ 2 và 35 . 4 ⋮ 2 nên 7 . 5 . 6 – 35 . 4 ⋮ 2. Vì 7 . 5 . 6 ⋮ 5 và 35 . 4 ⋮ 5 nên 7 . 5 . 6 – 35 . 4 ⋮ 5. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 3 + 4 . Bài 3: a) Ta có: 35 ⋮ 5 40 ⋮ 5 => Lớp 6A và 6D có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên. b) Ta có: 36 ⋮ 2 40 ⋮ 2 => Lớp 6B và 6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập. Bài 4: Ta có: 19 ⋮̸ 5 và 40 ⋮ 5 nên 19 + 40 ⋮̸ 5.
  63. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Vì vậy Bà Huệ không thể chia số quả xoài và quýt thành 5 phần bằng nhau. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ và ôn lại Các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. - Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 2 + 4 – tr21 - Chuẩn bị bài mới “Dấu hiệu chia hết cho 3 và 9”.
  64. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 11 - BÀI 8: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Phát biểu được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. - Nhận biết một số chia hết cho 3 và 9. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 trong giải quyết vấn đề toán học và trong tình huống thực tiễn. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, SGK, tài liệu giáo án. 2 - HS : SGK, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS. + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  65. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + GV đặt vấn đề qua bài toán: “Tìm số dư của phép chia 27 009 cho 3 và cho 9?”. + GV hỏi thêm: “Một số chia hết cho 3 thì có chia hết cho 9 không?” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành bài toán ra nháp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Làm thế nào để biết một số có chia hết cho 3, cho 9 hay không mà không cần thực hiện phép chia. Và một số chia hết cho 3 có chia hết cho 9 không?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 9. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 9. + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Dấu hiệu chia hết cho 9. - GV cho HS đọc hiểu HĐKP1, trao đổi, HĐKP1: thảo luận hoàn thành HĐKP1. Khẳng định của An là đúng. Vì - GV chốt lại đáp án: Khẳng định của bạn mọi số đều viết được dưới dạng An hợp lí và có thể làm tương tự cho các số tổng các chữ số của nó cộng với khác. một số chia hết cho 9. - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết Nhận xét: Mọi số đều viết dưới cho 9. dạng tổng các chữ số của nó cộng
  66. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu với một số chia hết cho 9. chia hết cho 9. Dấu hiệu chia hết cho 9: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực Các số có tổng các chữ số chia hết hiện Thực hành 1. cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: những số đó mới chia hết cho 9. + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông Thực hành 1: qua việc thực hiện yêu cầu của GV. a) 245 có 2 + 4 + 5 = 11 ⋮̸ 9 nên + GV: quan sát và trợ giúp HS. 245 ⋮̸ 9 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 9 087 có 9 + 0 + 8 + 7 = 24 ⋮̸ 9 +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận nên 9 087 ⋮̸ 9 xét và bổ sung cho nhau. 398 có 3 + 9 + 6 = 18 ⋮ 9 nên - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính 398 ⋮ 9 xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung 531 có 5 + 3 + 1 = 9 ⋮ 9 nên chính: Dấu hiệu chia hết cho 9 . 531 ⋮ 9 Vậy các số 398, 531 chia hết cho 9. b) Hai số chia hết cho 9 là 936, 18 Hai số không chia hết cho 9 là 987, 192. Hoạt động 2: Dấu hiệu chia hết cho 3. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 3. + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  67. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Dấu hiệu chia hết cho 3. - GV dẫn dắt, phân tích cho HS đọc hiểu HĐKP2: nội dung trong SGK rồi rút ra nhận xét. 315 = 3 . 100 + 1 . 10 + 5 - GV cho HS hoạt động nhóm đôi, hoàn = 3.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 5 thành HĐKP2. = 3.99 + 3 + 9 + 1 + 5 - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết = (3 +1+5) + (3.3.11 + 3) . 3 cho 3. 418 = 4 . 100 + 1 . 10 + 8 - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu = 4 . (99 + 1) + 1 . (9 + 1) + 8 chia hết cho 3. = 4 . 99 + 4 + 9 + 1 + 8 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực = (4 +1+8) + (4 .3 .11 + 3) . 3 hiện Thực hành 2. Dấu hiệu chia hết cho 3: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các số có tổng các chữ số chia hết + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ qua việc thực hiện yêu cầu của GV. những số đó mới chia hết cho 3. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Thực hành 2: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Trong hai số 315 và 418 thì số +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận 315 chia hết cho 3. xét và bổ sung cho nhau. Vì số 315 có 3 + 1 +5 = 9 chia hết - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính cho 3. xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Dấu hiệu chia hết cho 3 . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện:
  68. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 2 (SGK – tr27) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 1 : a) 1 + 1 + 7 = 9 ⋮ 9 nên 117 ⋮ 9 3 + 4 + 4 + 7 = 18 ⋮ 9 nên 3 447 ⋮ 9 5 + 0 + 8 + 5 = 18 ⋮ 9 nên 5 085 ⋮ 9 5 + 3 + 4 = 12 ⋮̸ 9 nên 534 ⋮̸ 9 1 + 2 + 3 = 6 ⋮̸ 9 nên 123 ⋮̸ 9 A = {117, 3 447, 5 085}. b) 5 + 3 + 4 = 12 ⋮ 3 nhưng 12 ⋮̸ 9 nên 534 ⋮ 3 và 534 ⋮̸ 9. 1 + 2 + 3 = 6 ⋮ 3 nhưng 6 ⋮̸ 9 nên 123 ⋮ 3 và 534 ⋮̸ 9. B = {534, 123}. Bài 2: a) 1 + 2 + 0 + 6 = 9 + 9 ⋮ 3 nên 1 206 ⋮ 3 + 9 ⋮ 9 nên 1 206 ⋮ 9 5 + 3 + 0 + 6 = 14 + 14 ⋮̸ 3 nên 5036 ⋮̸ 3 + 14 ⋮̸ 9 nên 5036 ⋮̸ 9 - Vì 1 206 ⋮ 3 và 5 306 ⋮̸ 3 nên 1 206 + 5 306 ⋮̸ 3. - Vì 1 206 ⋮ 9 và 5 306 ⋮̸ 9 nên 1 206 + 5 306 ⋮̸ 9. b) 4 + 3 + 6 = 13 + 13 ⋮̸ 3 nên 436 ⋮̸ 3 + 13 ⋮̸ 9 nên 436 ⋮̸ 9 3 + 2 + 4 = 9 + 9 ⋮ 3 nên 324 ⋮ 3 + 9 ⋮ 9 nên 324 ⋮ 9 - Vì 436 ⋮̸ 3 và 324 ⋮ 3 nên 436 – 324 ⋮̸ 3.
  69. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Vì 436 ⋮̸ 9 và 324 ⋮ 9 nên 436 – 324 ⋮̸ 9. c) 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 3 2 . 3 . 4 . 6 = 2 . 4 . 18 ⋮ 9 2 + 7 = 9 + 9 ⋮ 3 nên 27 ⋮ 3 + 9 ⋮ 9 nên 27 ⋮ 9 - Vì 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 3 và 27 ⋮ 3 nên 2 . 3 . 4 . 6 + 27 ⋮ 3. - Vì 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 9 và 27 ⋮ 9 nên 2 . 3 . 4 . 6 + 27 ⋮ 9. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng : Bài 3 Bài 3: a) 2 + 0 + 3 = 5 ⋮̸ 3 => 203 ⋮̸ 3. 1 + 2 + 7 = 10 ⋮̸ 3 nên 203 ⋮̸ 3. 9 + 7 = 16 ⋮̸ 3 nên 203 ⋮̸ 3. 1 + 7 + 3 = 11 ⋮̸ 3 nên 203 ⋮̸ 3. => Không thể chia số bi trong mỗi hộp thành 3 phần bằng nhau được. b) Tổng số bi là: 203 + 127 + 97+ 173 = 600 Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi thì tổng số người chơi là 3 người. Ta có: 6 + 0 + 0 = 6 chia hết cho 3 nên số 600 chia hết cho 3 => 600 viên bi chia đều cho 3 người.
  70. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 => Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người. c) Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi thì tổng số người chơi là 9 người. Ta có: 6 + 0 + 0 = 6 không chia hết cho 9 nên số 600 không chia hết cho 9 => 600 viên bi không thể chia đều cho 9 người. => Nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi bi thì không thể chia đều tổng số bi cho mỗi người. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn, hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ và ôn lại Các dấu hiệu chia hết cho 9 và 3. - Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 2 + 4 – tr23
  71. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Chuẩn bị bài mới “Ước và bội”.
  72. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 12 +13 - BÀI 9: ƯỚC VÀ BỘI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Nhận biết được ước, bội của một số tự nhiên. - Sử dụng được kí hiệu tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số tự nhiên. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Tìm được tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số tự nhiên cho trước. + Vận dụng được kiến thức về bội, ước của một số tự nhiên vào giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, SGK, tài liệu giáo án. 2 - HS : SGK, đồ dùng học tập, giấy A 4 ( để cắt 1 số mảnh giấy nhỏ và ghép thành các băng giấy), giấy màu, hồ dán, kéo cắt giấy, tờ bìa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS. + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  73. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt vấn đề qua bài toán HĐKP1: a) Lớp 6A có 36 học sinh. Trong một tiết mục đồng diễn thể dục nhịp điệu, lớp xếp thành đội hình gồm những hàng đều nhau. Hãy hoàn thành bảng sau vào vở để tìm các cách mà lớp có thể xếp đội hình: Cách xếp đội hình Số hàng Số học sinh trong một hàng Thứ nhất 1 36 Thứ hai 2 18 b) Viết số 36 thành tích của hai số bằng các cách khác nhau. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm hoàn thành bài toán. HS đưa ra đáp án: Cách xếp đội hình Số hàng Số học sinh trong một hàng Thứ nhất 1 36 Thứ hai 2 18 Thứ ba 3 12 Thứ tư 4 9 Thứ năm 6 6 b) 36 = 1 . 36 36 = 2 . 18 36 = 3 . 12 36 = 4 . 9 36 = 6 . 6
  74. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “ 36 chia hết cho các số 1, 2, 3, 4, 6, 9, 12, 18, 36, ta nói 36 là gì của các số đó và mỗi số đó có quan hệ như thế nào với 36?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Ước và bội. a) Mục tiêu: + HS nhận biết được khái niệm ước, bội của một số tự nhiên và kí hiệu. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Ước và bội - GV chữa, phân tích lại cho HS HĐKP1. Nếu số tự nhiên a chia hết cho số Từ đó dẫn dắt, rút ra khái niệm ước va bội tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, như trong SGK. còn b gọi là ước của a. - GV yêu cầu 1 vài HS đọc lại khái niệm Chú ý: ước và bội trong mục Kiến thức trọng tâm. + Số 0 là bội của tất cả các số tự - GV cho HS đọc phần Chú ý trong SGK nhiên khác 0. Số 0 không là ước và khắc sâu cho HS nhớ. của bất kì số tự nhiên nào. - GV yêu cầu HS áp dụng khái niệm hoàn + Số 1 chỉ có một ước là 1. Số 1 là thành Thực hành 1. ước của mọi số tự nhiên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Mọi số tự nhiên a lớn hơn 1 luôn + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông có ít nhất hai ước là 1 và chính nó. qua việc thực hiện yêu cầu của GV. Thực hành 1: + GV: quan sát và trợ giúp HS. 1) a) 48 là bội của 6
  75. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: b) 12 là ước của 48 +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận c) 48 là ước/bội của 48 xét và bổ sung cho nhau. d) 0 là bội của 48 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính 2) Ư(6) = {1; 2; 3; 6}. xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung 3) Ư(24) = {1;2;3;4;6;8;12;24}. chính: Khái niệm ước và bội. => Số 24 là bội của 1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24. Hoạt động 2: Cách tìm ước. a) Mục tiêu: Biết cách tìm được tập hợp các ước của một số tự nhiên cho trước. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Cách tìm ước. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, hoàn thành HĐKP2: HĐKP2. Số 18 có thể chia hết cho các số 1, - GV dẫn dắt, rút ra cách tìm ước của một 2, 3, 6, 9, 18. số a như Kiến thức trọng tâm trong SGK. Cách tìm Ư(a): - GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 2 Muốn tìm các ước của số tự nhiên để HS hiểu và hình dung cách làm. a ( a >1), ta có thể lần lượt chia a - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực cho các số tự nhiên từ 1 đến a để hiện Thực hành 2. xét xem a chia hết cho những số - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: nào, khi đó các số ấy là ước của a, + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông Thực hành 2: qua việc thực hiện yêu cầu của GV. a) Ư(17) = {1; 17}.
  76. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 + GV: quan sát và trợ giúp HS. b) Ư(20) = { 1; 2; 4; 5; 10; 20}. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Cách tìm Ư (a). Hoạt động 3: Cách tìm bội. a) Mục tiêu: Biết cách tìm được tập hợp bội của một số tự nhiên cho trước. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Cách tìm bội. - GV yêu cầu HS hoàn thành HĐKP3 dưới sự HĐKP3: hướng dẫn của GV: a) – Độ dài của miếng băng a) Chuẩn bị một số mảnh giấy nhỏ có chiều dài tiếp theo là: 3 . 5 = 15 (cm). là 3cm. Ghép các mảnh giấy nhỏ đó thành các – Các số đo dài của các băng giấy như hình mình họa dưới đây: băng giấy là các bội của 3. b) Muốn tìm bội của 3 một cách nhanh chóng, ta nhân 3 lần lượt với 0, 1, 2, 3, Cách tìm B(a): Hãy tính độ dài của hai băng giấy tiếp theo Muốn tìm các bội của số tự b) Làm thế nào để tìm được các bội của 3 một nhiên a ≠ 0, ta có thể nhân a cách nhanh chóng? lần lượt với 0, 1, 2, 3, - GV dẫn dắt, rút ra cách tìm bội của một số a
  77. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 như Kiến thức trọng tâm trong SGK. Chú ý: - GV lưu ý cho HS phần Chú ý. Bội của a có dạng tổng quát - GV phân tích, HS đọc hiểu Ví dụ 3 để hiểu rõ là a . k với k 휖 ℕ. Ta có thể và hình dung cách làm. viết: - GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực B (a) = { a . k | k ∈ ℕ} hành 3. Thực hành 3: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: a) B(4) = {0, 4, 8, 12, 16, 20, + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua 24, 28, 32, 36, 40, 44, }. việc thực hiện yêu cầu của GV. b) B(7) = {0, 7, 14, 21, 28, + GV: quan sát và trợ giúp HS. 35, 42, 49, 56, 63, 70, 77, }. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Cách tìm B(a). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 2 + 3 (SGK – tr30) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 1 : a) 6 ∈ Ư(48) b) 12 ∉ Ư(30) c) 7 ∈ Ư(42) d) 18 ∉ B(4)
  78. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 e) 28 ∈ B(7) g) 36 ∈ B(12) Bài 2: a) Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 15; 30}. b) B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48}. c) C ={x 휖 ℕ| x ⋮ 18 và 72 ⋮ x} = {18; 36; 72}. Bài 3: a) – Độ dài của miếng băng tiếp theo là: 3 . 5 = 15 (cm). – Các số đo dài của các băng giấy là các bội của 3. b) Muốn tìm bội của 3 một cách nhanh chóng, ta nhân 3 lần lượt với 0, 1, 2, 3, - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng : Bài 4 Bài 4: a) Để viết được số 20, người muốn thắng cuộc phải viết được số 16, vì dù người chơi tiếp có thể viết 17 hay 18 ( số lớn hơn 16, nhưng không lớn hơn quá 3 đơn vị), người muốn thắng cuộc vẫn viết được số 20. Tương tự, để viết số 16, người muốn thắng cuộc phải viết được số 12. Cứ như thế, người muốn thắng cuộc phải viết được số 8, số 4, số 0. Vậy ai biết được cần phải viết được dãy số 0, 4, 8, 12, 16, 20 ( gồm các số là bội của 4) thì người đó sẽ thắng.
  79. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Có thể Bình đã biết bí quyết này nên luôn thắng được Minh. Minh có cơ hội thắng được Bình khi Minh nắm được bí quyết trên và có cơ hội viết được một trong các số 0, 4, 8, 12, 16, 20 trước Bình. b) Có thể đề xuất luật chơi mới tương tự, chẳng hạn, thay số 20 bởi số 30 ( hay một số khác), hoặc thay số 3 bằng một số khác, - GV cho HS đọc và tìm hiểu Em có biết ?: + GV lưu ý HS : • Để xác định một năm nào đó có phải là năm nhuận ( theo dương lịch) hay không thì chỉ cần lấy năm đó chia cho 4. Nếu năm đó có chia hết cho 4 thì năm đó sẽ nhuận, nếu không chia hết thì không phải là năm nhuận. • Tuy nhiên, với những năm có 2 chữ số 0 ở cuối, thì ta phải lấy năm đó chia cho 400. Nếu năm đó không chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận, nếu không chia hết thì không phải là năm nhuận. Ví dụ : Năm 2000 là năm nhuận vì chia hết cho 400. Nhưng năm 2100 không phải là năm nhuận vì 2100 không chia hết cho 400. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá Chú - Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp quan - Báo cáo thực + Sự tích cực chủ động của sát: hiện công việc. HS trong quá trình tham + GV quan sát qua quá - Hệ thống câu gia các hoạt động học tập. trình học tập: chuẩn bị hỏi và bài tập + Sự hứng thú, tự tin, trách bài, tham gia vào bài - Trao đổi, thảo nhiệm của HS khi tham gia học( ghi chép, phát luận. các hoạt động học tập cá biểu ý kiến, thuyết nhân. trình, tương tác với + Thực hiện các nhiệm vụ GV, với các bạn,
  80. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 hợp tác nhóm ( rèn luyện + GV quan sát hành theo nhóm, hoạt động tập động cũng như thái độ, thể) cảm xúc của HS. - Đánh giá đồng đẳng: HS kiểm tra chéo cho nhau. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ khái niệm ước và bội; Cách tìm ước và bội. - Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 2 + 4 – tr25 - Chuẩn bị bài mới “Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.”.
  81. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 14 + 15 - BÀI 10: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Nhận biết được các khái niệm về số nguyên tố, hợp số và cách phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Phân tích được một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, bài giảng, giáo án. 2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; Bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS. + Gợi mở vấn đề khái niệm số nguyên tố sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện:
  82. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt vấn đề: “Những số tự nhiên nào lớn hơn 1 và có ít ước nhất?” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc, suy nghĩ, thảo luận nhóm và suy đoán, giải thích. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Những số tự nhiên lớn hơn 1 và có ít ước nhất gọi là gì?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Số nguyên tố. Hợp số a) Mục tiêu: + Hình thành và nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số. + Vận dụng dấu hiệu chia hết để kiểm tra số nào là hợp số và số nào là số nguyên tố. + Giải thích đươc một số lớn là hợp số bằng cách sử dụng dấu hiệu chia hết và phát triển khả năng suy luận cho HS. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và luyện tập. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Số nguyên tố. Hợp số + GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm thực HĐKP1: hiện HĐKP. a) Ư(1) = 1 + GV phân tích, rút ra Kiến thức trọng tâm như Ư(2) = {1; 2} trong SGK. Ư(3) = {1; 3} + GV yêu cầu 1 vài HS đọc khái niệm số Ư(4) = {1; 2; 4}
  83. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 nguyên tố, hợp số như trong SGK. Ư(5) = {1; 5} + GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 1 để hình dung Ư(6) = {1; 2; 3; 6} rõ hơn về khái niệm. Ư(7) = {1; 7} + GV lưu ý HS phần Chú ý: Ư(8) = {1; 2; 4; 8} Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng Ư(9) = {1; 3; 9} không là hợp số. Ư(10) = {1; 2; 5; 10} + GV yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 1. b) Nhóm 1: gồm 1 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 2: gồm 2, 3, 5, 7 + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua Nhóm 3: gồm 4, 6, 8, 9, việc thực hiện yêu cầu của GV. 10. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Thực hành 1: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: a) Ư(11) = {1; 11} +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và => Số 11 là số nguyên tố vì bổ sung cho nhau. chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Ư(25) = {1; 5; 25} Số nguyên tố. Hợp số => Số 12 và 25 là hợp số vì có nhiều hơn 2 ước. b) Em không đồng ý. Bởi vì số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số. Hoạt động 2: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. a) Mục tiêu: + Ôn lại khái niệm ước và thừa số để có khái niệm thừa số nguyên tố. + Phân tích một số ra thừa số nguyên tố đồ cây và sơ đồ cột.
  84. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Phân tích một số ra thừa số nguyên a) Thế nào là phân tích một số ra tố. thừa số nguyên tố? a) Phân tích một số tự nhiên ra thừa số - GV yêu cầu HS đọc mục a) trong nguyên tố: SGK và trả lời câu hỏi: - Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng ra thừa số nguyên tố là thế nào? một tích các thừa số nguyên tố. => GV nhận xét từ đó đưa ra khái VD: 24 = 2.3.2.2 = 2.2.2.2.3 = 23.3 niệm phân tích ra thừa số nguyên Ví dụ 2: tố. - Số 7 là số nguyên tố và dạng phân tích - GV yêu cầu một vài HS phát biểu ra thừa số nguyên tố của nó là 7. ( 7=7) lại khái niệm. - Số 12 là hợp số và 12 được phân tích ra - GV phân tích, cho HS đọc hiểu ví thừa số nguyên tố là: dụ. 12 = 2 . 2 . 3 = 122 . 3 - GV nêu ví dụ cho HS dễ hiểu và * Chú ý: hình dung. - Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích VD: VD: 24 = 2.3.2.2 = 2.2.2.2.3 = được thành tích các thừa số nguyên tố. 23.3 - Mỗi số nguyên tố chỉ có một dạng phân - GV lưu ý cho HS phần Chú ý. tích ra thừa số nguyên tố là chính số đó. b) Cách phân tích một số ra thừa - Có thể viết gọn dạng phân tích một số ra số nguyên tố thừa số nguyên tố bằng cách dùng lũy - GV yêu cầu HS đọc hiểu hai cách thừa.
  85. Giáo án toán 6 Chân trời sáng tạo-kì 1 phân tích trình bày như trong SGK. b) Cách phân tích một số ra thừa số - GV giảng, phân tích cho HS hiểu nguyên tố sau đó chia lớp thành 4 nhóm thi C1: Phương pháp phân tích theo sơ đồ đua phân tích số 280 ; 40 và 98 cột dọc: xem nhóm nào là nhanh và đúng VD: hơn - GV cho các nhóm nhận xét sau đó chữa và chú ý cách viết kết quả phân tích của các nhóm. - GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức  36 = 22.32 hoàn thành Thực hành 2 và Thực hành 3 và 2 bạn cùng bàn kiểm tra chéo nhau. - GV dẫn dắt, cho HS rút ra nhận xét:  280 = 23. 5. 7 “Dù phân tích một số ra thừa số Chú ý: nguyên tố bằng cách nào thì ta cũng Khi viết kết quả phân tích một số ra thừa được cùng một kết quả.” số nguyên tố, ta thường viết các ước - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội Thực hành 2: thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát C1: Phương pháp phân tích theo sơ đồ biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. cây: + Đối với HĐ nhóm, HS trình bày VD: Ta có thể phân tích 18 ra thừa số vào bảng nhóm rồi treo lên bảng. nguyên tố theo các sơ đồ cây như sau: