Giáo án Thủ công tiểu học - Tuần 21 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

doc 11 trang thienle22 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công tiểu học - Tuần 21 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_tieu_hoc_tuan_21_giao_vien_truong_thi_kieu.doc

Nội dung text: Giáo án Thủ công tiểu học - Tuần 21 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

  1. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Tuần 21 Thủ công ĐAN NONG MỐT (Tiết 1) Bµi 13 Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 30/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 1/ 2/ 2021 ( 3E) Thứ 4/ 3/ 2/ 2021 ( 3A, 3D): Thứ 5/ 4/ 2/ 2021 ( 3C, 3B) I. MỤC TIÊU: - Hs nắm được quy trình kĩ thuật đan nong mốt. Hs bước đầu biết cách đan nong mốt. Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Yêu thích những sản phẩm đan nong. - Phát triển khả năng sáng tạo, sự khéo léo của đôi bàn tay, tự GQVĐ, hợp tác , tự tin * HS khuyết tật: nắm được quy trình kĩ thuật đan nong mốt. Hs bước đầu biết cách đan nong mốt. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để hs quan sát được. - Tranh quy trình. 2. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Việc 1: Trưởng ban học tập kiểm tra và báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp. Việc 2: Gv nhận xét *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho tiết học. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời 2. Hình thành kiến thức. GV giới thiệu bài- Ghi đề bài – Mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Việc 1: Quan sát hình mẫu và trả lời câu hỏi: + Tấm đan nong mốt mẫu có hình gì? + Có mấy màu? + Các màu nền được đan như thế nào? + Nhận xét về nan dọc, nan ngang, nan nẹp? Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 1
  2. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Việc 2: Chia sẻ Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm cấu tạo của tấm đan nong mốt mẫu. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp - Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - TLCH; Nhận xét bằng lời; Ghi chép ngắn Hoạt động 2: Quy trình kẻ, cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa. Việc 1: HS mở vở thủ công, quan sát tranh quy trình tìm hiểu kẻ, cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa. Việc 2: CTHĐ mời đại diện các nhóm chia sẻ. Việc 3: Báo cáo với cô giáo hoặc hỏi thầy cô những điều chưa biết. Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác kẻ, cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa. Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS nêu được quy trình kẻ cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa. + Tự GQVĐ, hợp tác tốt, tự tin. - Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi- TLCH; Nhận xét bằng lời; Ghi chép ngắn, tôn vinh Hoạt động 3: Thực hành, kẻ, cắt và đan nong mốt. Tập kẻ, cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa. Chia sẻ cách kẻ, cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ. Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: kẻ, cắt và đan nong mốt bằng giấy, bìa đúng quy trình kĩ thuật. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi- TLCH; Nhận xét bằng lời Thực hành;.tôn vinh C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ sản phẩm cho bạn bè, người thân. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 2
  3. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 TNXH Bµi 10 AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( T2) Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) N gày soạn: 30/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 1/ 2/ 2021 ( 2E) Thứ 4/ 3/ 2/ 2021 ( 2C): Thứ 5/ 4/ 2/ 2021 ( 2D) I.Muc tiêu KT: Kể được tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông. Nhận biết được một số biển báo giao thông. Biết cách sử dụng các phương tiện giao thông an toàn. KN : Nhận biết một số biển báo để bảo đảm an toàn. TĐ : Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. NL : Tự học, hợp tác II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: SHD, phiếu học tập, tranh ảnh, biển báo của các loại phương tiện giao thông. - H/s : Sách hướng dẫn học, phiếu học tập. III . Điều chỉnh hoạt động từng logic: 1.Điều chỉnh hoạt động: Không 2.Điều chỉnh NDDH phù hợp với vùng miền : không 3.Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : . - H/s tiếp thu chậm: giúp h/s kể được tên một số biển báo giao thông trong cuộc sống hàng ngày. -H/s tiếp thu nhanh: nêu được đặc điểm giống của các loại biển báo. IV. Hoạt động dạy – học: B.HĐTH: HĐ1. Liên hệ thực tế - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết kể các phương tiện và đường giao thông đã sử dụng; có ý thức giữ an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đó. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn HĐ2. TC Phân loại biển báo: - Tiêu chí ĐGTX: + HS nắm được cách chơi, tham gia TC tích cực; Phân loại biển báo vào PHT đúng. - Phương pháp:Quan sát, vấn dáp - Kĩ thuật: Trò chơi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Lắng nghe và thảo luận: - Tiêu chí ĐGTX: Biết đọc, lắng nghe đoạn văn và TLCH đúng: Mai cùng mẹ sử dụngPTGT:Xe máy Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 3
  4. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mai cùng mẹ sử dụng đường GT: đường bộ Mai đã suýt bị ngã vì: Mai múa tay nên không ôm vào mẹ và bám vào xe. Mai đã tự nhủ: Lần sau ngồi sau xe phải nhớ bám cẩn thận. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng Thực hiện hoạt động SHD Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 4
  5. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Kỹ thuật Bµi 11 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIEO TRỒNG RAU, HOA Ngày soạn: 30/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 1/ 2/ 2021 ( 4D, 4A, 4C) Thứ 3/ 2/ 2/ 2021 ( 4B) I. MỤC TIÊU: - HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. - Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự giải quyết, hợp tác, ngôn ngữ. * HS khuyết tật: Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh , ảnh, PBT 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, ảnh III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Việc 1: Trưởng ban HT điều khiển nhóm nhắc lại kiến thức đã học + Nêu những vật liệu và dụng cụ trồng cây rau, hoa? Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm mình. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được KT của tiết học trước. Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh 2. Hình thành kiến thức. Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. Quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: + Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào? Hai bạn chia sẻ nội dung các câu hỏi trên. Việc 1: Nhóm trưởng mời 1 bạn nêu phương án trả lời các câu hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên quan đên nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 5
  6. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Việc 2: Bạn thư kí ghi kết quả thảo luận, thống nhất ý kiến của nhóm, báo cáo và hỏi thầy cô những điều nhóm mình chưa hiểu. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS biết được các điều kiện ngoại cảnh cây rau, hoa: Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. (giúp đỡ em Kiên) Việc 1: Đọc nội dung mục 2 SGK để trả lời câu hỏi về nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau hoa. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ Việc 3: Báo cáo cô giáo hoặc Hỏi thầy cô những điều em chưa hiểu. * Gv hướng dẫn hs liên hệ thực tế. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS biết được ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. + Hợp tác tốt với bạn, trình bày ngắn gọn. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 3: Bài tập 1. Để có đủ chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây rau, hoa người ta phải làm gì? (giúp đỡ em Kiên) Việc 1: Đọc bài và trả lời câu hỏi Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ. Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây, + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy chia sẻ cùng người thân, bạn bè về nội dung bài học. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 6
  7. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Thủ công Bµi 12 GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ (T1) Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 30/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 2/ 2/ 2021 ( 2A, 2C, 2D) Thứ 5/ 4/ 2/ 2021 ( 2B): Thứ 6/ 5/ 2/ 2021 ( 2E) I. MỤC TIÊU: - Biết cách gấp ,cắt, dán phong bì. - Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối. - Học sinh hứng thú làm phong bì để sử dụng. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự giải quyết, sáng tạo, thẩm mĩ, ngôn ngữ. * Với HS khéo tay: Gấp cắt dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt,đường dán thẳng,phẳng. Phong bì cân đối. II.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Mẫu phong bì, mẫu thiếp chúc mừng, tranh quy trình gấp, cắt, dán phong bì, giấy, thước kẻ, bút chì, bút màu, kéo, hồ dán. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp, bút chì, kéo, thước, keo. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Việc 1: Trưởng ban học tập kiểm tra và báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp. Việc 2: Gv nhận xét *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho tiết học. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời 2.Hình thành kiến thức. GV giới thiệu bài- Ghi đề bài – Mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Việc 1: Quan sát hình mẫu và trả lời câu hỏi: + Phong bì có hình gì ? + Mặt trước và mặt sau của phong bì như thế nào? Việc 2: Trình bày trước lớp. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 7
  8. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS biết được phong bì hình chữ nhật, mặt trước ghi chữ “người gửi”, “người nhận”; mặt sau dán theo hai cạnh để đựng thư, thiêp chúc mừng. Sau khi cho thư vào phong bì, người ta dán cạnh nốt còn lại. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 2: Quan sát tranh quy trình hướng dẫn gấp, cắt, dán phong bì. Việc 1: HS mở vở thủ công, quan sát tranh quy trình tìm hiểu gấp, cắt, dán phong bì. Việc 2: NT điều hành nhóm thảo luận để thống nhất ý kiến. Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác gấp, cắt, dán phong bì. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách cắt, gấp, dán phong bì + Trình bày ngắn gọn, rõ ràng. - Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Phân tích, phản hồi. Hoạt động 3: Thực hành gấp, cắt, dán phong bì Việc 1: Tập gấp, cắt, dán phong bì. Việc 2: Chia sẻ cách gấp, cắt, dán phong bì. Việc 3: NT báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. . * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập + Gấp, cắt và dán được một phong bì trên giấy nháp. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - KT: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Thực hành; Định hướng học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ nội dung bài học với bạn bè, người thân. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Ý thức chia sẻ với người khác. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 8
  9. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Kỹ thuật Bµi 12 VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ Ngày soạn: 30/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 2/ 2/ 2021 ( 5A, 5C) Thứ 6/ 5/ 2/ 2021 ( 5B) I. MỤC TIÊU: - Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. - Liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). - Giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, tự tin II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh ở SGK, bảng nhóm. - Phiếu học tập. (giấy to – bút dạ) 2. Học sinh: - SGK III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: + Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà? - GV nhận xét, đánh giá. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: KT việc HS nắm kiến thức của bài học trước. + HS trả lời đúng, tự tin, mạnh dạn khi trình bày. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh 2. Hình thành kiến thức. - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Việc 1: Đọc nội dung mục 1 (SGK) và trả lời câu hỏi: + Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà? + Thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà? Việc 2: Hai bạn chia sẻ nội dung câu hỏi trên. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 9
  10. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Việc 3: Nhóm trưởng mời 1 bạn nêu phương án trả lời câu hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên quan đên nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận. Việc 4: Thống nhất ý kiến, báo cáo và hỏi thầy cô những điều nhóm mình chưa hiểu. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà: Nhằm tiêu diệt vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh và làm tăng sức chống bệnh cho gà. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. (giúp đỡ em Nguyên) Việc 1: Đọc thông tin mục 2 ở SGK (đọc 2 lần) : Việc 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Việc 3: Ghi vào PBT kết quả của mình. Việc 1: Trao đổi với bạn về cách phòng bệnh gà. Việc 2: Thống nhất kết quả và trình bày trước lớp. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách vệ sinh phòng bệnh cho gà: Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống; Vệ sinh chuồng nuôi; Tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch cho gà. + Tự giác, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 3: Bài tập 1. Ở gia đình bạn hoặc địa phương bạn đã thực hiện những công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà như thế nào? Việc 1: Đọc nội dung câu hỏi và trả lời. Việc 2: Trình bày trước lớp *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Hs liên hệ được thực tế ở địa phương hoặc ở gia đình mình về cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. + Tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 10
  11. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 - Chia sẻ nội dung bài học cho bạn bè, người thân. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Ý thức chia sẻ với mọi người. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 11