Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng" - Hoàng Thị Hà
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng" - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_lang_hoang_thi_ha.docx
- Bài giảng LÀNG (Hoàng Hà) 13.45.29.ppt
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng" - Hoàng Thị Hà
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân LÀNG – Kim Lân – Sau đây cô mời các em đến với bài hát “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao. Nghe xong các em hãy cho cô biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? - Cho HS nghe bài hát “Làng tôi ” - Bài hát nói về ngôi làng bị giặc Pháp chiếm đóng và tâm trạng của con người khi chứng kiến cảnh tượng đó - Bài hát gợi lên tình yêu làng, yêu quê hương đất nước GV: Các em thân mến! Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước có lẽ vốn là một trong những tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ra – xun Gam-za-tốp, một nhà thơ nổi tiếng của Liên Xô đã từng nói như thế này “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Điều đó có nghĩa là con người có thể đi xa quê hương, có thể xa cách quê hương về mặt địa lí, nhưng trong trái tim con người luôn luôn ôm ấp hình bóng của quê hương. Điều này càng được thể hiện rõ trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân mà hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu. B. Bài mới: I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả - Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. (Nói đến vùng đất Bắc Ninh, chúng ta nhớ đến làn điệu dân ca quan họ, được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể.) - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. - Ông bắt đầu viết văn từ 1941 và là một cây bút có sở trường viết về truyện ngắn. - Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Một số truyện đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đảm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân trước CM tháng 8 . Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 1
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Nhưng ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê, qua đó góp phần biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. - Sau CM tháng 8, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn và vẫn viết về làng quê VN – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. - Ngoài hoạt động sáng tác, nhà văn Kim Lân còn tham gia sân khấu và điện ảnh. Ông diễn kịch, đóng phim và cũng đã để lại nhiều vai diễn khá ấn tượng ví dụ như vai Lão Hạc trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” đạo diễn Phạm Văn Khoa. - Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thương Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi. - Nói về nhà văn Kim Lân, người ta thường hay nhắc đến những tác phẩm như “Vợ nhặt”, “Nên vợ nên chồng”, “Con chó xấu xí”, “Làng” * Tìm tòi mở rộng: Để hiểu thêm về nhà văn Kim Lân cũng như sự nghiệp văn chương của ông, xin mời các em tìm đọc thêm một số bài viết trên các trang mạng và một số cuốn sách như: 2. Tác phẩm a) Đọc, tóm tắt và tìm hiểu chú thích * Đọc * Tóm tắt: Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức CM. Nhưng một hôm ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Ông bàng hoàng, tủi nhục, đau đớn, không muốn gặp ai, bỏ cả thói quen ra phòng thông tin. Ông thấy thù làng. Bị bà chủ nhà đuổi, gia đình ông không biết đi đâu nhưng kiên quyết không về làng. Sau đó ông nhận được tin cải chính. Ông vui mừng khoe với mọi người làng Chợ Dầu không theo giặc, nhà ông bị giặc đốt và lại say sưa kể về làng. Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 2
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân Mở rộng: Làng Chợ Dầu nay có tên gọi khác là làng Phù Lưu cách thủ đô Hà Nội 16 km về phía bắc, nằm bên Quốc lộ 1A, gần kề với thị trấn Từ Sơn. Do thuận lợi về vị trí, cũng như phong thủy, Phù Lưu đã sớm hình thành nghề buôn bán từ xa xưa. Đến tận năm2000, chợ mới được đầu tư, xây dựng lại, lấy tên cũ là Chợ Dầu (Chợ Giàu). b) Tìm hiểu chung về văn bản (?) Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Hoàn cảnh sáng tác: 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Các em chưa học đến phần lịch sử VN, tới đây các em học thì sẽ thấy đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. GV: Trong cái thời kì này thì người dân nghe theo cái chính sách của chính phủ là kêu gọi nhân dân ta tản cư. Những người dân ở vùng tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài. - Kim Lân kể lại như thế này: "Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt Gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng tôi với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin dân làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thế để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi” (Theo: Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ) (?) Em hãy cho biết chủ đề chính của văn bản là gì? - Tình yêu quê hương đất nước (?) Văn bản thuộc thể loại gì? - Truyện ngắn Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 3
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân (Vâng, đây là sở trường của nhà văn Kim Lân) (?) Phương thức biểu đạt chính của vb là gì? - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (?) Truyện được kể bằng ngôi kể nào? - Ngôi thứ 3 (?) Việc sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể có tác dụng gì? - Tạo tính khách quan cho câu chuyện. (?) Nhân vật chính trong truyện là ai? - Ông Hai Nhà văn Kim Lân đã từng tâm sự rằng, cái nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng” chính là được khơi nguồn từ cái nỗi niềm rất thực của ông khi mà ông nghe tin làng ông, quê hương ông theo giặc. (?) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? 3 phần + P1: từ đầu “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc + P2: tiếp theo “Nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần” Ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm việt gian theo giặc + P3: còn lại Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 4
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân Ông Hai khi nghe tin cải chính: làng Chợ Dầu không làm vg (?) Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản - Truyện được kể theo mạch diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai II. PHÂN TÍCH Để hiểu hơn về nhân vật ông Hai, một người nông dân trong kháng chiến chống Pháp, thì cô và các em sẽ chuyển sang phần thứ 2 đó là phần Phân tích. Trước hết ta đi tìm hiểu phần tình huống truyện. 1. Tình huống truyện Hoạt động nhóm - Chia nhóm theo bàn (hoạt động cặp đôi) - Nội dung làm việc gồm có hai nội dung: (?) Tìm những tình huống trong truyện? (?) Nêu tác dụng của những tình huống ấy? (GV đưa khái niệm tình huống lên bảng để HS soi chiếu vào và lựa chọn tình huống) - Hs làm việc nhóm ( 5 phút) - Trình bày sản phẩm - Sau khi nhóm đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung GV chốt lại kiến thức: + Tình huống thứ 1: ở đây, tác giả đã khéo léo đặt nhân vật vào một tình huống thử thách đó chính là khi ông Hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc (thắt nút) -> Đây là một tình huống tạo nên nút thắt của câu chuyện. gây ra sự giằng xé trong tâm trạng ông Hai. Và khi sự giằng xé trong tâm hồn của ông Hai lên đến đỉnh điểm, cao trào thì nhà văn Kim Lân lại đặt ông vào một tình huống thứ hai đó là Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 5
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân + Tình huống 2: tình huống ông Hai nghe tin cải chính làng ông không làm việt gian theo giặc (mở nút) -> Đây là tìn huống mở nút của câu chuyện, giúp người đọc cảm nhận được sự giải tỏa những giằng xét trong tâm hồn ông Hai. (Nếu ở tình huống 1, nhà văn Kim Lân cho ta thấy được sự giằng xé trong tâm hồn của ông Hai thì ở tình huống thứ 2 ông lại cho người đọc cảm nhận được nỗi giằng xé ấy được giải tỏa như thế nào) Từ đó bộc lộ được phẩm chất, tính cách của nhân vật, góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm. 2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai a) Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc (?) Mở đầu đoạn trích, nhà văn Kim Lân đã miêu tả ông Hai đang làm gì? - Ông Hai hì hục vỡ đất (?) Chỉ với hai câu văn ngắn gọn, nhưng ta thấy hình ảnh ông Hai hiện lên là người như thế nào trong lao động? - Là người cần cù lao động, chăm chỉ làm ăn G.V: Vâng, đối với ngời nông dân thì phẩm chất đầu tiên có lẽ là như vậy, nhưng bên cạnh phẩm chất cần cù lao động, chí thú làm ăn, họ còn có những đức tính khác mà nhà văn Kim Lân khai thác. We sẽ đi tìm hiểu tiếp ? Sau khi làm việc xong, ông Hai nằm vật trên giường, vắt tay lên trán và nghĩ về điều gì? - Ông nghĩ về cái làng của ông, nghĩ đến những ngày làm việc với anh em (?) Mỗi khi nghĩ về làng, trong lòng ông Hai lại cảm thấy như thế nào? Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 6
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Ông thấy náo nức hẳn lên (?) Từ đó ông mong muốn điều gì và tâm trạng của ông lúc này lại ra sao? - Ông muốn về làng (Lòng mong mỏi muốn về làng, đồng nghĩa với việc mong mỏi đất nước sạch bóng ngoại xâm) - Ông lão nhớ làng (?) Nhà văn Kim Lân đã sử dụng những bpnt gì NT: miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng điệp từ, câu cảm thán ND: luôn nhớ và nghĩ về làng, trăn trở và lo lắng về phong trào kháng chiến ở quê mình. b) Lúc đến phòng thông tin - Trên đường đi: ông mong “ Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” Căm thù giặc - Ở phòng thông tin: nghe được những tin hay: những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên. + Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa + Một anh trung đội trưởng sau khi giết dược bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. + Đội nữ du kích Trức Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ + Nhiều tin đột kích nữa Luôn dõi theo cuộc kháng chiến của dân tộc, vui chung với niềm vui của CM Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 7
- Giáo án: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân Người soạn: Th.s Hoàng Thị Hà Page 8