Giáo án môn học Tuần 8 - Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tuần 8 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_hoc_tuan_8_lop_4.doc
Nội dung text: Giáo án môn học Tuần 8 - Lớp 4
- TUẦN 8 Từ 15/10/2018 đến 19/10/2018 Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố tính chất của phép cộng và cách tính tổng của ba số. - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. BTCL: 1b, 2 (dòng 1, 2), 4a. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1b: - Yêu cầu HS làm bài. - Đặt tính rồi tính tổng các số. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính. Bài 2: - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện -GV thực hiện mẫu một ví dụ. 408+85+92 = (408+92)+85 = 500 + 85=585 -Hs làm bài vào vở, Gv hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. Bài 4a: Làm việc cả lớp - Gọi 1HS đọc đề. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Nhận xét bằng lời, quan sát. - Tiêu chí: + Biết tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu cách đặt tính rồi tính tổng các số. Tiết 2: TẬP ĐỌC NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. - Yêu thích cuộc sống và có những ước mơ cho tương lai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. 1
- III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1:Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: - Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. - Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. - Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài. Câu 2: HS tự trả lời. Nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: + Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? Tiết 3: CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. Làm đúng bài tập 2a. - Rèn tính cẩn thận, luyện chữ viết đẹp. 2
- II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Đố chữ Chia 2 nhóm. Khi trọng tài hô “bắt đầu” nhóm A sẽ đưa ra 1 tiếng và đố nhóm B nêu được âm đầu của tiếng đó. Cứ thực hiện như thế từ nhóm A đến nhóm B. Kết thúc cuộc chơi, cộng số kết quả đúng và nêu nhóm thắng cuộc. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Hoạt động luyện viết: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. +Nắm được nội dung đoạn cần viết. + Biết sửa lỗi khi viết sai. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành: Bài 2: HS làm bài nhóm. Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: + Câu truyện đáng cười ở điểm nào? Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm. + Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm? Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu - kiếm rơi - đánh dấu, kiếm rơi, đánh dấu. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Gọi HS lên bảng viết lại chữ viết sai. * Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập. - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu: Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; hoàn cảnh, diễn biến và kq (k/n hai Bà Trưng, Ngô Quyền) - Yêu quý các anh hùng của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp vẽ trục thời gian. - Bản đồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 3
- A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS đọc SGK/24. - GV kẻ trục thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn . - Chúng ta đã học những giai đoạn LS nào của dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn. - HS lên điền hoặc báo cáo kết quả - Nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp - GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoặc phát PHT cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 năm TCN, 938. - Tổ chức cho các em lên ghi bảng hoặc báo cáo kết quả. - HS lên chỉ trục thời gian và trả lời. - Nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục 3 trong SGK. - Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau. - Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội). - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa? - Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - Nhận xét và kết luận. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: + Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu: Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; hoàn cảnh, diễn biến và kq. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: * Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * Kể về chiến thắng Bạch Đằng. Tiết 2: KHOA HỌC BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường. - Phân biệt được khi người khỏe và mắc bệnh. - Có ý thức theo dõi sức khỏe bản thân và nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bệnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trang 32, 33/SGK - Phiếu ghi các tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. Chia thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt câu với động từ “hãy”,một nhóm đặt câu với động từ “đừng” để nêu lên những việc cần làm và không cần làm. 4
- A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh - Tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 32/SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau: - Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. - Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh. - Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. - Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt. Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh - Tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng. - Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng. 1) Em đã từng bị mắc bệnh gì ? 2) Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ? 3) Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ? - Nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường. - Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi. Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !” - Chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống. - Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. - Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh. + Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. + Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ? + Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt. - Nhận xét, tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Nhận xét bằng lời, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: +Nêu được một số dấu hiệu cơ thể bị các bệnh thông thường. + Phân biệt được người khỏe và mắc bệnh. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh thông thường. Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài tập cần làm: Bài 1; 2. 5
- - Say mê học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán - Bài toán cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. - Bài toán yêu cầu tìm hai số. - Nêu: Vì bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ bài toán và giải bài toán - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán, nếu HS không vẽ được thì GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ như sau: + Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn. + Thống nhất hoàn thành sơ đồ. HĐ3: Hướng dẫn giải bài toán (cách 1) - Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé. - HS phát biểu ý kiến, nếu HS nêu đúng thì GV khẳng định lại cách tìm hai lần số bé. - Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn sẽ bằng số bé. + Là hiệu của hai số. + Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé. + Tổng mới là 70 – 10 = 60. + Hai lần số bé là 70 – 10 = 60. + Số bé là 60 : 2 = 30. + Số lớn là 30 + 10 = 40 (hoặc 70 - 30 = 40). - Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng, sau đó nêu cách tìm số lớn. - Viết cách tìm số lớn lên bảng và yêu cầu HS ghi nhớ. - Kết luận về các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Hoạt động 3:Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài. - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm. Bài 2: -HS đọc đề. -Gv đặt câu hỏi để phân tích bài toán. -Cả lớp làm vào vở Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Nhận xét bằng lời, quan sát, phân tích. - Tiêu chí:+ Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. + Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài. 6
- - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc. HS trên chuẩn ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc. - Có lòng say mê học TV. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ kẻ sẵn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Nhận xét: - Đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? - Tên người: Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Tôn-xtôi. - Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích. Bộ phận 1 gồm 3 tiếng: Mô-rít-xơ. Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Mát-téc-lích - Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận: Tô-mát và Ê-đi-xơn. Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Tô- mát. Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Ê-đi-xơn. + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? + Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho (ở nhận xét 3) có gì đặc biệt? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS lên bảng lấy ví dụ minh hoạ cho từng nội dung. - Gọi HS nhận xét tên người, tên địa lí nước ngoài bạn viết trên bảng. Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1: Làm việc cả lớp. - Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS. - Kết luận lời giải đúng. + Đoạn văn viết về ai? Bài 2: - Yêu cầu 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. - Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng - Kết luận lời giải đúng. Tên người: An-be Anh-xtanh, I-u-ri Ga-ga-rin. Tên địa lí: Xanh Pê-téc-bua Tô-ki-ô; A-ma-dôn; Ni-a-ga-ra Bài 3 (Học sinh trên chuẩn ) - Yêu cầu HS đọc đề bài quan sát tranh để đoán thử cách chơi trò chơi du lịch. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí:+ Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài. + Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 7
- - Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết như thế nào? + Một số tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết thế nào? * Buổi chiều: Tiết 2: KỈ THUẬT KHÂU ĐỘT THƯA ( TIẾT 1 ) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách khâu đội thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mảnh vải, kéo, phấn, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu : - Giới thiệu mẫu khâu đội thưa * Hướng dẫn thao tác kỹ thuật : - Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 1 SGK. - Quan sát hình 2, 3, 4 . Để nêu cách khâu đội thưa. - Quan sát nêu các bước khâu đội thưa, các mũi khâu đội thưa ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp quan sát hình 1 SGK và trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu đội thưa. - GV hướng dẫn thao tác khâu - 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác vừa quan sát GV hướng dẫn. - GV nhận xét . - HS đọc phần ghi nhớ cuối bài . - Cho HS xâu chỉ vào kim, rê nút chỉ ( chuẩn bị cho tiết học sau ) Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Biết cách khâu đội thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - HS trưng bày sản phẩm thực hành, HS dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá. Tiết 3:ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm lãng phí tiền của. - Có ý thức tự giác tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 8
- Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm . 1. GV chia lớp thành 2 nhóm. - Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? Người Nhật và người Đức rất tiết kiệm còn ở VN chúng ta đang thực hành tiết kiệm. -Theo em có phải do nghèo mà các nước đó họ tiết kiệm không? Là thói quen của họ. -Họ tiết kiệm để làm gì? Có tiết kiệm thì mới có vốn mới giàu có. -Tiền của do đâu mà có? Do sức lao động của con người làm ra. Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi. - HS thảo luận nhóm đôi về những hành vi tán thành và những hành vi không tán thành. Câu đúng: c,d Câu sai: a,b Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến. HS ghi vào phiếu những hành vi em cho là tiết kiệm. - HS trình bày. - HS nêu hiểu biết của mình -Kết thúc GV nhận xét mỗi việc làm của HS. GV kết luận: Trong cuộc sống chúng ta cần phải tiết kiệm không lãng phí. GV cho HS nêu cách tiết kiệm. GV: Trong mua sắm cần phải tiết kiệm ntn? Khi mua sắm cần mua những thứ mình cần nhất. Có nhiều tiền thì chi tiêu ntn cho hợp lí? Sách vở không viết bậy để năm sau các em sẽ được học tiếp khỏi mua Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí:+ Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. + Biết sử dụng thời gian hằng ngày một cách hợp lí. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Làm thế nào để sử dụng thời gian hợp lí? Thứ 4 ngày 17 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP ĐỌC ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu nội dung: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng). - Biết quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 9
- Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1:Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: HS trả lời. Câu 2: Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. Vì chị muốn mang lại niềm hanh phúc cho Lái. Câu 3: Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng, . Nội dung bài: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn văn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: + Qua bài văn, em thấy chị phụ trách là người như thế nào? + Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách? Tiết 3: TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố cách giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 10
- - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. BTCL: 1 a, b; 2; 4. - Rèn tư duy lô gích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: - HS đọc đề. -Cả lớp làm vào vở; đổi chéo vở kiểm tra -Gv nhận xét và chữa bài. -Y/C HS nêu lại cách tìm số lớn, số bé. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở Bài giải: Tuổi của chị là: (36 + 8) : 2 = 22 (tuổi) Tuổi của em là: 22 – 8 = 14 (tuổi) Đáp số: Chị 22 tuổi Em 14 tuổi Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề và tự làm bài Bài giải Số sản phẩm phân xưởng thứ nhất làm được: (1200 - 120) : 2 = 540(sản phẩm) Số sản phẩm phân xưởng thứ hai làm được 540 + 120 = 660 (sản phẩm) Đáp số: 540 sản phẩm 660 sản phẩm - Nhận xét. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: + Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu cách tìm số lớn, số bé. Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU DẤU NGOẶC KÉP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 11
- - Bảng phụ, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Nhận xét Bài 1 - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? + Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ và câu văn đó. + Những từ ngữ và câu văn đó là của ai? Những từ ngữ và câu đó là lời của Bác Hồ. + Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? + Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”. + Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như lời nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn được học hành.” Bài 2 - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. + Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. + Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm? Bài 3 - Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn, sống trên cây to. Nó thường kêu tắc kè. Người ta hay dùng nó để làm thuốc. + Từ “lầu”chỉ cái gì? + Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không? + Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? + Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? - Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu từ ‘lầu” là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Yêu cầu HS tìm những ví dụ cụ thể về tác dụng của dấu ngoặc kép. - Nhận xét tuyên dương những HS hiểu bài ngay tại lớp. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1 - Gọi HS làm bài. - HS cùng bàn trao đổi thảo luận. - HS đọc bài làm của mình. “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi xoa.” - Gọi HS nhận xét, chữa bài. Bài 2 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung. Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện. 12
- Bài 3 - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Kết luận lời giải đúng. + Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. - Tại sao từ “vôi vữa” được đặt trong dấu ngoặc kép? Vì từ “Vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt . Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí: + Biết tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. + Biết vận dụng những hiểu biết để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. Thứ 5 ngày 18 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1:TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Viết được câu mở đầu cho đoạn văn 1,3,4 (ở tiết tập làm văn tuần 7). Nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn. - Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang 73, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1.-Gọi HS đọc yêu cầu - Phát phiếu cho HS và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và viết câu mở đầu cho từng đoạn. - Yêu cầu HS lên sắp xếp các phiếu đã hoàn thành theo trình tự thời gian. - Gọi HS nhận xét phát biểu ý kiến. - GV nhận xét sửa sai. Bài 2.-Yêu cầu HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS đọc toàn truyện và thảo luận nhóm đôi. + Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào? + theo trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. + Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy ? + Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian. Bài 3.- Gọi HS đọc yêu cầu - Em chọn câu chuyện nào đã đọc để kể ? - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - HS thi nhau kể - GV nhận xét 13
- Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Viết được câu mở đầu cho đoạn văn + Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - HS ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, nghĩa là việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc nào xảy ra sau thì kể sau. Tiết 2: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố về phép cộng, phép trừ, một số tính chất của phép cộng và bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. BTCL: 1; 2; 4; 5. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: - Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, chữa bài, nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính. - Nhận xét. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp. - Gọi 1 HS đọc kết quả bài làm. - Nhận xét. Bài 4: - HS tự tóm tắt và làm bài vào vở, sau đó gọi 1 H lên chữa bài ở bảng. - HS, GV nhận xét, kết luận đáp án đúng. Bài giải Hai lần số lít nước chứa trong thùng bé là: 600 – 120 = 480 (l) Số lít nước chứa trong thùng bé là: 480 : 2 = 240 (l) Số lít nước chứa trong thùng to là: 240 + 120 = 360 (l) Đáp số: 240 l và 360 l Bài 5: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Thu bài chấm, nhận xét. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, quan sát, đánh giá. 14
- - Tiêu chí: + Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu các bước giải dạng toán tổng hiệu. Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai. - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phiếu học tập. Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Treo tranh minh hoạ truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian. - Tổ chức cho HS thi kể từng màn. - Nhận xét. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. + Trong truyện Ở Vương quốc Tương Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không? Tin-tin và Mi-tin cùng nhau đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu. + Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật. - Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa? - Nhận xét. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. + Về trình tự sắp xếp. Kể theo trình tự không gian. + Về ngôn ngữ nối hai đoạn? Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. Đánh giá: 15
- - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí: + Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch + Biết phát triển câu chuyện theo trình tự không gian B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Có những cách nào để phát triển câu chuyện. - Những cách đó có gì khác nhau? Tiết 2: TOÁN GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke). - Biết dùng e ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. BTCL: 1, 2 (chọn 1 ý: hình tam giác nào có ba góc nhọn). - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ, ê ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Giới thiệu góc nhọn - Vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. - Yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. - Giới thiệu: Góc này là góc nhọn. - 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. - Có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng êke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). Hoạt động 2: Giới thiệu góc tù - Vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. - Yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - Giới thiệu: Góc này là góc tù. + Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - Nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. - Có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng êke để vẽ góc lớn hơn góc vuông). Hoạt động 3: Giới thiệu góc bẹt - Vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. + Yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - Vừa vẽ hình vừa nêu: Tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. + Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - Yêu cầu HS sử dụng êke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. - Yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: 16
- - Yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - HS tự vẽ mỗi em 1 góc rồi đặt tên, trao đổi kiểm tra với nhau, đọc trước lớp. Bài 2: - Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. - HS cả lớp thảo luận. - HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: + Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. + Hình tam giác DEG có một góc vuông. + Hình tam giác MNP có một góc tù. - HS trả lời theo yêu cầu. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. + Biết dùng e ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nhắc lại tên các góc đã học. Tiết 4: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Dựa vào gợi ý, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện: - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý . + Lấy ví dụ một số truyện về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. + Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao ? + Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất ? - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . Đánh giá: 17
- - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát. - Tiêu chí:: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. * Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô – rê – dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. - Có ý thức ăn uống hợp lý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình SGK, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Sắm vai Chia thành 2 nhóm, đưa ra tình huống để HS tự chia vai, chuẩn bị lời thoại và đưa ra cách giải quyết, HS lên trình diễn. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm với các câu hỏi: + Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ? +Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ? +Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ? +Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy,đặc biệt là trẻ em ? - GV giúp đỡ những nhóm yếu. - Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến. -GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt. *GV kết luận. - GV cho HS đọc mục bạn cần biết. Hoạt động 2: Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy. - GV treo tranh và yêu cầu HS xem tranh thảo luận nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu cách nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê- dôn - GV nhận xét sửa sai. *GV kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước . Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nc1 cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước. Hoạt động 3: Trò chơi : Em tập làm bác sĩ. - GV tiến cho HS thi đóng vai. - GV phát phiếu tình huống cho mỗi nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm tìm cách giải quyết. 18
- +Tình huống : Ngày chủ nhật bố, mẹ về quê, Minh ở nhà một mình. Đang học Minh thấy đau bụng dữ dội, sau đó đi ngoài liên tục. Minh biết mình đã bị tiêu chảy. Nếu là Minh em sẽ làm gì ? - GV nhận xét sửa sai, bổ sung. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, đóng vai. - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: - Biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng? Tiết 2: ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Biết được thuận lợi và khó khăn Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. - Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu , tranh, ảnh để tìm kiến thức. Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. - Yêu thích cảnh đẹp của đất nước mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Tranh, ảnh sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. Chuẩn bị các lá thăm có ghi các địa danh,HS lên bốc lá thăm nào thì sẽ chỉ địa danh đó trên bản đồ. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan * Thảo luận nhóm - Cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). - Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hoặc rau màu ? - Cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời. * Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK. - Nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (giúp cho HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê). - Gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - GV: Không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su, chè, cà phê - Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột? - Giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột ) 19
- Hoạt động 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ * HĐ cá nhân - Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: + Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. + Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? + Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn ? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Gọi vài HS đọc bài học SGK. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, đánh giá. - Tiêu chí: + Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên + Biết một số đặc điểm về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa hình và khí hậu ở Tây Nguyên. Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 8. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: -Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. 3. Phương hướng tuần 9: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 8. - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. Kí duyệt giáo án ngày 15 tháng 10 năm 2018 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 20