Giáo án môn học Tuần 2 - Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 2 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_hoc_tuan_2_lop_4.doc
Nội dung text: Giáo án môn học Tuần 2 - Lớp 4
- TUẦN 2: Thứ , ngày 0 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp) I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật. Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Dũng cảm, yêu lẽ phải, biết chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng "nhân" 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: 1
- - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu những tấm gương về lòng nhân ái xung quanh mình hoặc qua sách báo, phát thanh, truyền hình ___ Tiết 2: TOÁN Các số có sáu chữ số I. Mục tiêu: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số. BTCL:1, 2, 3, 4 (a,b). - HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, các thẻ số. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đọc - viết số 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề; - Mấy đơn vị bằng 1 chục? 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? - Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? 1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn? - Hãy viết số 1 trăm nghìn? - Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? Hoạt động 2: Giới thiệu số có sáu chữ số - GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số - Giới thiệu số 432 516 - Giới thiệu cách viết số 432 516 * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu mối quan hệ giữa các hàng liền kề. + Nắm được cách đọc và viết số có 6 chữ số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi 2
- - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em tìm trên sách báo, tạp chí các số có sáu chữ số và ghi lại những thông tin liên quan đến các số tìm được. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. - Hiểu được câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. - Giáo dục HS lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV đọc diễn cảm bài thơ. - Yêu cầu HS đọc bài thơ. - GV kể lại câu chuyện theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. 3
- - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. + Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Trao đổi chất ở người (tiếp) I. Mục tiêu: - Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. - Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. - Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 8, 9 SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất - GV tổ chức HS hoạt động cả lớp. - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 8/SGK và trả lời câu hỏi. 1) Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ? 2) Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ? - Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ vừa giới thiệu. Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất - Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì? - Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào? - Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. 4
- - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được sơ đồ cơ quan trao đổi chất. + Biết vẽ sơ đồ cơ quan trao đổi chất. 4. Hoạt động thực hành: Trò chơi: Ghép chữ. - Dán sơ đồ trang 7 phóng to lên bảng và gọi HS đọc phần “thực hành”. -Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ còn thiếu vào chỗ chấm trong sơ đồ. - Gọi HS nhận xét bài của bạn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em đố người thân: Nếu không có quá trình trao đổi chất thì con người sống được không? Quá trình trao đổi chất diễn ra như thế nào? ___ Tiết 2: LỊCH SỬ Làm quen với bản đồ (tiếp) I. Mục tiêu: - Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ, - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào truyền thống dân tộc II. Đồ dùng dạy học: - Một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, VN. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát, vận động tại chỗ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ. - Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi . + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? + Dựa vào bảng chú giải hình 3 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí. + Chỉ đường biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên bản đồ và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới Quốc gia. -GV giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ (như SGK đã nêu). Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. -Cho HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a,b (SGK) -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. -HS các nhóm khác sữa chữa bổ sung. Hoạt động 3:Làm việc cả lớp 5
- -GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng. -1HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam , Đông,Tây. -Khi học sinh lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được các bước sử dụng bản đồ. Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản IV. Hoạt động ứng dụng: - Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy: Chỉ vị trí tỉnh/ thành phố nơi em sống trên bản đồ hành chính Việt Nam và cho biết tỉnh/ thành phố đó giáp những tỉnh/ thành phố nào? ___ Thứ , ngày 0 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số. BT cần làm: BTCL: 1, 2, 3, 4 (a,b) - Tích cực, tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Sắp thứ tự 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào bảng nhóm. 6
- - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu mối quan hệ giữa các hàng liền kề. + Nắm được cách đọc và viết số có 6 chữ số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em tìm trên sách báo, tạp chí các số có sáu chữ số và ghi lại những thông tin liên quan đến các số tìm được. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích. Làm đúng BT2a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. 7
- + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2a: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: KĨ THUẬT Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiếp) I. Mục tiêu: -HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. -Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Một số sản phẩm cắt, khâu, thêu III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a) Vải HS đọc mục a SGK. GV hướng dẫn HS quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải để nêu đặc điểm của vải. - GV hướng dẫn HS chọn vải để khâu thêu. b) Chỉ + Nêu tên các loại chỉ ở hình 1 ( a và b) - GV giới thiệu 1 số chỉ màu, chỉ khâu, chỉ thêu. Hoạt động 2: Dụng cụ cắt, khâu, thêu. c) Kéo - Cho HS quan sát tranh cái kéo, nêu sự giống và khác nhau của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ - HS nêu các bộ phận của cái kéo. + Hướng dẫn HS quan sát hình 3 để trả lời cách cầm kéo vải. - GV hướng dẫn HS trên vải. 8
- * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. 4. Hoạt động thực hành: - GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. - Hướng dẫn HS quan sát hình 6 SGK và quan sát một số dụng cụ cắt, khâu và nêu tác dụng của chúng. - HS trả lời - GV nhận xét. - Cho HS nhắc lại. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số mẫu vải hay dùng trong may mặc. ___ Tiết 2: ĐẠO ĐỨC Trung thực trong học tập (tiết 2) I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Có thái độ trung thực trong học tập II. Đồ dùng dạy học: - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Xử lí tình huống - GV yêu cầu HS xem tranh SGK. - Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào? - GV viết thành mấy cách giải quyết chính lên bảng. - Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? - Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó. - GV kết luận. Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập - GV nêu yêu cầu bài tập. - Trong học tập, vì sao phải trung thực? 9
- - GV kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập không thực chất – chúng ta sẽ không tiến bộ được. Hoạt động 3: Trò chơi : Tán thành – Không tán thành - GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: + Tán thành + Phân vân + Không tán thành - Cả lớp trao đổi, bổ sung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. + Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số hình ảnh và câu chuyện nói về việc trung thực trong học tập. ___ Tiết 3: ĐỊA LÍ Dãy núi Hoàng Liên Sơn I. Mục tiêu: - Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và lược đồ Địa lí tự nhiên. Biết sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản ( về Sa pa) - Biết thêm một vài cảnh đẹp của đất nước II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam Làm việc cá nhân : - GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1. - Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ? - Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ? 10
- - Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km ? - Đỉnh núi ,sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ? - Cho HS chỉ và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn - Cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý + Chỉ đỉnh núi Phan-xi păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó . -Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi la “nóc nhà” của Tổ quốc ? Hoạt động 2: Khí hậu lạnh quanh năm Làm việc cả lớp: - GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ? - GV gọi HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lý VN . + Nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 . + Đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ địa lý VN. 4. Hoạt động thực hành: - Cho HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác. - Cho HS làm việc theo cặp, một em vẽ, một em nói ký hiệu. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: một lễ hội, nhà sàn, ruộng bậc thang, Sapa, đỉnh núi Phan-xi-păng). Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm về chủ đề đó. ___ Thứ , ngày 0 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Hàng và lớp I. Mục tiêu: - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. BTCL: 1, 2, 3 - Tích cực, tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Phân tích số 11
- 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn - Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? - GV vừa giới thiệu, vừa kết hợp chỉ lên bảng, lớp của số có sáu chữ số đã nêu ở đồ dung dạy học. - Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ? - Lớp nghìn gồm có mấy hàng, đó là những hàng nào ? - Viết số 321 vào cột và yêu cầu HS đọc - GV gọi HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng - GV làm tương tụ các số: 654321 * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn, giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Truyện cổ nước mình I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tự hào, trầm lắng. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối. - Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức giữ gìn các câu chuyện cổ của nước ta. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. 12
- III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia khổ thơ. - Luyện đọc nối tiếp theo khổ thơ và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài cho người thân của em cùng nghe. ___ Thứ , ngày 0 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN So sánh các số có nhiều chữ số I. Mục tiêu: 13
- - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. BTCL: 1, 2, 3. - Rèn tích cực, làm việc cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Thay chữ bằng số 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số a. So sánh các số có số chữ số khác nhau - GV viết lên bảng các số 99578 và số 100000 yêu cầu HS so sánh 2 số này với nhau. - Vậy, khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. b. So sánh các số có số chữ số bằng nhau - GV viết lên bảng số 693251 và số 693500, yêu cầu HS đọc và so sánh hai số này với nhau. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết so sánh các số có nhiều chữ số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm thương người như thể thương thân. 14
- - Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. Làm được các BT 1,2,3. Giảm tải: Không làm BT4. - Mở rộng vốn hiểu biết về Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn các cột a, b, c, d ở BT1, viết sẵn các từ mẫu để HS điền các từ cần thiết vào từng cột. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu. + Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo nghĩa khác nhau. + Biết vận dụng các từ ngữ đã học để đặt câu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Với sự giúp đỡ của người thân hãy đặt thêm câu với các từ vừa tìm được ở trên. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Kể lại hành động của nhân vật I. Mục tiêu: - Hành động của nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật. - Biết dựa và tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, chim Chích), bước đầu biết sắp xếp hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện. -Có ý thức rèn luyện tính cách tốt. 15
- II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai - thế nào? 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - HS đọc truyện “Bài văn bị điểm không”. GV lưu ý HS: đọc phân biệt rõ lời thoại của các nhân vật. - GV đọc diễn cảm bài văn. - Chia nhóm, HS nhận đồ dùng học tập, thảo luận, hoàn thành phiếu. - Yêu cầu HS ghi vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không. - Theo em, mỗi hành động nói trên đều thể hiện điều gì ? - Hành động của cậu bé kể theo thứ tự nào? - Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cách kể hành động, tính cách của từng nhân vật. + Biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau để tạo nên câu chuyện 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___ Thứ , ngày 0 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Triệu và lớp triệu I. Mục tiêu: - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. 16
- - Biết viết các số đến lớp triệu. BTCL: 1, 2, 3. - Kích thích trí tò mò, ham hiểu biết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu - Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? - Hãy kể tên các lớp đã học? - GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn. - 1 triệu bằng mấy trăm nghìn ? - Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? - Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? -1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? - Giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. - Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ? - Kể tên các hàng lớp đã học. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Với sự giúp đỡ của người lớn, em hỏi giá tiền một số đồ vật có giá trị đến hàng triệu đồng, chục triệu đồng, trăm triệu đồng rồi ghi lại. ___ Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Dấu hai chấm I. Mục tiêu: 17
- - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu. - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. - Có thái độ tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 (mỗi em đọc 1 ý). - HS thảo luận và đọc lần lượt từng câu văn, thơ - nhận xét về tác dụng và cách dùng trong các câu đó. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được tác dụng của dấu hai chấm trong câu. + Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân đặt một số câu có sử dụng dấu hai chấm. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện. - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên Ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. 18
- - Có ý thức trau dồi kiến thức khi làm bài văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - HS đọc đoạn văn. - Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. - Chia nhóm HS. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. - Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày. - Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách của nhân vật + Kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên Ốc. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường I. Mục tiêu: - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn:chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi -ta –min, chất khoáng. Kể tên những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, ngô, khoai, sắn. 19
- - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. - Có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ ở trang 10, 11/ SGK - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hộp quà bí mật. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Phân loại thức ăn, đồ uống. B1: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 10 / SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật và thực vật ? - GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hai cột: Nguồn gốc động vật và thực vật. - Cho HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ vào cột đúng tên thức ăn và đồ uống. - Gọi HS nói tên các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật. B2: Hoạt động cả lớp. - Yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết ở SGK - Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác ? - Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? - Có mấy cách phân loại thức ăn? Dựa vào đâu để phân loại như vậy? Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng. B1: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm theo các bước. - Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11 / SGK và trã lời các câu hỏi sau: 1) Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 / SGK. 2) Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường. 3) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ? B2: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được các loại thức ăn, đồ uống. + Nắm được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể tên những thức ăn mà gia đình em thường ăn vào bữa sáng, trưa và tối. ___ 20
- Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 2. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: Phát, Đức, An, - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Tuyết, Huy c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân: đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Phát cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 3: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 2. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Phát, Nhàn, Mạnh, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Nhàn, Tuyết, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ 21
- Kí duyệt giáo án ngày 03 tháng 09 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 22