Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Đinh Thị Tố Như - Trường TH số 2 Kiến Giang

doc 20 trang thienle22 6000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Đinh Thị Tố Như - Trường TH số 2 Kiến Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_gv_dinh_thi_to_nhu_truong_th_so_2_kien.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Đinh Thị Tố Như - Trường TH số 2 Kiến Giang

  1. Trường TH số 2 Kiến Giang TUẦN 5 Thø hai ngµy 24 th¸ng 9 n¨m 2018 Toán: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (Soạn điển hình) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. - Kĩ năng: Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số . - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán . - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Hình thành kiến thức *Việc 1: Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng. *Bài toán1: - HD HS đọc BT, phân tích và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận cách giải, thư kí viết bài giải vào bảng phụ. - Nhận xét và chốt bài giải. - Giới thiệu: 5 là TBC của hai số 6 và 4. Ta nói: Can thứ nhất có 6l, can thứ hai có 4l, trung bình mỗi can có 5l. Cách làm: Tìm tổng của hai số rồi chia cho 2. Bài toán2: Hiền hái được 11 cây nấm, Hoa hái được 15 cây nấm, Thanh hái được10cây nấm Mỗi bạn được bao nhiêu cây nấm? - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận cách giải, thư kí viết bài giải vào bảng phụ. - Nhận xét và chốt bài giải. - Nhận xét và chốt: Ta tính tổng của ba số đó rồi chia tổng đó cho 3. *Việc 2: Hình thành quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. ? Muốn tìm số TBC của nhiều số ta làm ntn? - Chốt QT: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng. * ĐGTX - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + HS biết Cách tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng. 1 GV: Đinh Thị Tố Như
  2. Trường TH số 2 Kiến Giang + Hợp tác tốt với bạn và giải quyết vấn đề toán học. + Sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Tìm số TBC của các số sau: a) 20; 30 và 10 b) 4; 3 và 8 - Cá nhân tự làm bài vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. * ĐGTX - PP: PP Vấn đáp , quan sát. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + HS biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc. + Phối hợp tốt với bạn để giải quyết nhiệm vụ học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Chia sẻ với người thân về bài học. Tiếng Việt: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM (T1) I.Mục tiêu: Giúp HS: -Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật. - Kĩ năng: Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Thái độ: Giáo dục HS tính trung thực, thật thà. - Năng lực: rèn luyện năng lực ngôn ngữ; học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình; Biết cảm nhận được sự trung thực của chú bé Chôm. GDKNS:-Xác định giá trị-Tự nhận thức về bản thân-Tư duy phê phán II.Chuẩn bị đồ dùng: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động dạy- học: HĐ1. (theo tài liệu) * ĐGTX - PP: vấn đáp. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2 GV: Đinh Thị Tố Như
  3. Trường TH số 2 Kiến Giang - Tiêu chí đánh giá: + Nói về nội dung bức tranh theo gợi ý. + Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. HĐ 2,3,4: (theo tài liệu) *ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Đọc trôi chảy lưu loát; phân biệt được giọng của nhân vật: (người dẫn chuyện; giọng Chôm: thể hiện giọng lo lắng. Giọng nhà vua: lúc ôn tồn, lúc dõng dạc + Biết nhấn giọng ở những từ ngữ: giao hẹn, trừng phạt, dốc công, nô nức, + Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A.( a-2; b- 1; b- 5; d- 3; e- 4) HĐ5: (theo tài liệu): Thảo luận, trả lời câu hỏi: *ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. + Câu 1: Nhà vua phát thóc cho mọi người một thúng thóc đã luộc kĩ và giao hẹn : ai thu được nhiều thóc hơn sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng trị. +Câu 2: Hành động của chú Chôm khác với mọi người là: không có thóc, lo lắng đến gặp vua +Câu 3: Nhà vua đã giải thích về sự thật thóc không nảy mầm là vì đã luộc chín rồi + Câu 4: Chọn ý b (Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé vì cậu là người trung thực, dũng cảm) + Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn . Nói đúng nội dung cần trao đổi. IV.Hướng dẫn HĐ ứng dụng: Như TLHD học Tiếng Việt: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM(T2) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực- tự trọng. - Kĩ năng: Tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được, nắm được nghĩa từ “tự trọng” . - Thái độ: Giáo dục HS hiểu biết thêm về sự trung thực, tự trọng. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ II.Chuẩn bị đồ dùng: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học: 3 GV: Đinh Thị Tố Như
  4. Trường TH số 2 Kiến Giang * Khởi động: (3- 5 phút) B. Hoạt động thực hành: BT1;2,3: (theo tài liệu): * ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng, - Tiêu chí đánh giá: + Bài 1. Các từ cùng nghĩa và các từ trái nghĩa với trung thực. Từ cùng nghĩa với từ Trung thực Từ trái nghĩa với từ Trung thực Chính trực, ngay thẳng, thật thà, thật Dối trá, gian dối, lừa dối, gian lận, lừa lòng, ngay thật, thành thật, thật tâm, đảo, gian trá, lừa lọc, gian ngoan, thảng tính, thật tình, bộc trực, thẳng thắn, + Bài 2. Đặt được một câu có từ cùng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ “Trung thực” . + Bài 3. Chọn ý c ( Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.) + Tự học tốt hoàn thành bài của mình. + Biết lắng nghe, chia sẻ kết quả với bạn. IV.Hướng dẫn HĐ ứng dụng: Như TLHD học  Thø ba ngµy 25 th¸ng 9 n¨m 2018 Toán: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG(T2) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. - Kĩ năng: Tính được trung bình cộng của nhiều số Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán . - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: 1.Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích B. Hoạt động thực hành Bài ,2,3,4: ( Theo tài liệu): *ĐGTX - PP: PP Vấn đáp , quan sát, PP viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết Cách tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng(B1). + Biết số TBC của hai số, biết một trong hai ssos đó, cách tìm số kia ( Bài 4a) 4 GV: Đinh Thị Tố Như
  5. Trường TH số 2 Kiến Giang + Cách giải dạng toán liên quan đến việc tìm số trung bình cộng của nhiều số( Baif 2,3,4b). + Trình bày vở cẩn thận, sạch sẽ. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc. C. Hoạt động ứng dụng: ( Theo tài liệu): Tiếng Việt: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM(T3) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: hiểu thế nào là lời nói của nhận vật, hiểu nội dung đoạn viết. - Kĩ năng: Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. Làm đúng bài tập 5a. -Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đẹp, giữ vở sạch. - Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm; năng lực nghe viết. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:- PBT bài 5a III. Hoạt động dạy- học: *Khởi động: - Hát một bài - Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của bài học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ1: Viết chính tả (theo tài liệu) *ĐGTX -PP: quan sát, vấn đáp; PP viết. -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: đầy ắp, ôn tồn, quý, hiền minh. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả. + Trình bày vở sạch xé, cẩn thận, chữ đều nét. HĐ2: Làm bài tập 4(theo tài liệu) * ĐGTX - PP: vấn đáp. - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: + BT4.a) Từ cần điền vào chỗ chấm: lời; nộp; này; làm; lòng ; làm + Phân biệt và viết đúng chính tả âm l/n. + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (theo tài liệu) Tiếng Việt: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (T1) (Soạn điển hình) I.Mục tiêu: Giúp HS: 5 GV: Đinh Thị Tố Như
  6. Trường TH số 2 Kiến Giang - Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (Trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng) - Kĩ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. - Thái độ: Giáo dục HS tinh thần cảnh giác với cái xấu. - Năng lực: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát, cảm nhận được sự thông minh cảnh giác của Gà Trống. II. Hoạt động học: *Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1: Cá nhân đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần) Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì? Việc 3: CTHĐTQ Mời 1 bạn đọc mục tiêu và nêu cách làm để đạt được mục tiêu đó * Hình thành kiến thức: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Trò chơi Cáo bắt Gà CTHĐTQ tổ chức: - Phổ biến luật chơi, cử trọng tài - Quản trò hô, các bạn làm theo 2.Nghe cô giáo đọc bài 3.Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa Việc 1: Em đọc và nối lời giải nghĩa và từ cho phù hợp. Việc 2: Hai bạn cùng bàn hỏi đáp từ nối cho phù hợp Việc 3: Chia sẻ trong nhóm Việc 4: CTHĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ bài. 4.Cùng luyện đọc Việc 1: Cá nhân đọc từ ngữ và câu( 1 - 2 lần ) Việc 2: Hai bạn cùng bàn đọc cho nhau nghe, đánh giá nhận xét bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành nhóm chia sẻ cách đọc từ ngữ và câu Đọc nối tiếp bài Việc 1 : Một bạn đọc - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. (đọc hai lượt để mỗi bạn được đọc hết cả bài.) 6 GV: Đinh Thị Tố Như
  7. Trường TH số 2 Kiến Giang Việc 2 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn thi đọc giữa các nhóm, bình chọn bạn đọc hay, tuyên dương. * ĐGTX: - PP: Vấn đáp, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, - Tiêu chí đánh giá: + Giọng dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật: Gà thông minh, ăn nói ngọt ngào. Cáo tinh ranh, xảo quyệt. + Ngắt cuối dòng thơ, nghỉ sau khổ thơ, đọc đúng nhịp thơ, + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: Đon đả: cử chỉ vui vẻ, thái độ nhanh nhảu khi gặp gỡ; dụ: nói khéo để người khác hám lợi mà theo; hồn lạc phách bay: vô cùng sợ hãi + Biết nhấn giọng ở những từ ngữ: tinh nhanh, lõi đời; kết thân, sung sướng, hồn lạc phách bay + Phối hợp tốt trong nhóm để luyện đọc. + Bình chọn được bạn đọc tốt, đọc hay một cách khách quan. 5.Trả lời các câu hỏi Việc 1: Cá nhân trả lời các câu hỏi trong sách hướng dẫn trang 81 ghi ra nháp câu trả lời cuả mình.: Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. CTHĐTQ mời các nhóm chia sẻ câu trả lời, các nhóm khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu có 6. Đọc phân vai Việc 1: Em và bạn cùng phân vai đọc lời Cáo, Gà Trống và người dẫn chuyện Học thuộc lòng Việc 1 : Em đọc thuộc bài thơ Việc 2 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc thuộc lòng trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm * ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc qua phần trả lời câu hỏi: Câu 1: Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới: từ rày muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống đẻ Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân. 7 GV: Đinh Thị Tố Như
  8. Trường TH số 2 Kiến Giang Câu 2: Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngọt ngào ấy là ý định xấu xa: muốn ăn thịt Gà. Câu 3( Chọn ý b) Câu 4: ( Chọn ý c) + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn . Nói đúng nội dung. + Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo + Học thuộc lòng khổ thơ em thích chú ý phân biệt giọng nhân vật: Gà thông minh, ăn nói ngọt ngào. Giọng Cáo tinh ranh, xảo quyệt. *Hoạt động kết thúc tiết học: Chia sẻ ý kiến sau tiết học GDNGLL: BÀI 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PTGT ĐƯỜNG THỦY BÀI6: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GTCC I, Mục tiêu. -Kiên thức: Hs biết mặt nước cũng là một loại đường GT. Hs biết tên gọi các loại PT GTĐT, biết tên gọi các loại PT GTĐT để bảo đảm an toàn khi đi trên đường thủy. Giúp hs biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các PTGT công cộng đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền, đò. - Kĩ năng: H nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng. Có các kĩ năng và hành vi đúng khi đi trên các phương tiện GTCC. - Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PT GTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người. - Năng lực: Giao tiếp, hợp tác nhóm. II, Chuẩn bị. - Soạn bài. - SGK an toàn giao thông. III, Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức(2-3’) - Nhắc nhở Hs ngồi học ngay ngắn. - Nhận xét, uốn nắn. 2. Bài mới. HĐ 1. Tìm hiểu về GT trên đường thủy.( 6’) Việc 1: NT hỏi, các bạn trả lời và cả nhóm thống nhất. * Người ta chia GTĐT làm mấy loại ?( GTĐT nội địa và GT đường biển.) Việc 2: Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo GVKL: GTĐT ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch.GTĐT là một mạng lưới GT quan trọng ở nước ta. Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước ( sông suối, hồ, ao ) đều có thể đi lại được, trở thành đường GT? HĐ 2. Phương tiện GTĐT nội địa.( 6’) 8 GV: Đinh Thị Tố Như
  9. Trường TH số 2 Kiến Giang - Gv hd hs quan s¸t tranh ë sgk, yªu cÇu: Việc 1: . ? Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần có các PTGT riêng. Em nào biết đó là những loại PT nào? Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét góp ý - CTHĐTQ huy đông kết quả-báo cáo với cô giáo. * ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + H nắm được: GTĐT ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch.GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta. (HĐ 1) + Hs biết tên gọi các loại PT GTĐT, biết tên gọi các loại PT GTĐT .(HĐ2) + Phối hợp tốt trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ 3. Biển báo hiệu GTĐT nội địa. (6’) Việc 1: NT điều hành: ? Bạn nào đã nhìn thấy biển báo hiệu GTĐT? Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét góp ý GV giới thiệu biển báo hiệu GTĐT cho hs biết. KL: Đường thủy cũng là một loại đường GT, có rất nhiều PT đi lại, do đó cần có chỉ huy GT để tránh tai nạn. Biển báo hiệu GTĐT cũng cần thiết và có tác dụng như biển báo hiệu GTĐB. * ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + H biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT . + Biết các biển báo hiệu GTĐT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thủy. + Phối hợp tốt trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ 4. Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.(7’) ? Ở lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi xa, được đi ô tô khách, tàu hỏa hay tàu thủy? ? Bố mẹ em đã đưa em đến đâu để mua được vé và lên tàu hay lên ô tô. ? Người ta gọi những nơi ấy bằng tên gì?( Nhà ga, bến tàu, bến xe) (Cho hs liên hệ kể tên các nhà ga, bến xe, bến tàu, bến đò ở địa phương mà các em biết) H§ 5: Ngåi ë trªn tµu, xe.( 6’) 9 GV: Đinh Thị Tố Như
  10. Trường TH số 2 Kiến Giang Việc 1: - KÓ những lưu ý khi ngåi trªn tµu, trªn xe ? Việc 2 : Kể trong nhóm- Bổ sung cho bạn. Báo cáo với cô giáo * ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + H biết : muốn đi bằng phương tiện GTCC người ta phải đến nhà ga, bến xe hoặc bến tàu, bến xe buýt để mua vé, chờ đến giờ tàu, xe khởi hành mới đi. + Biết các việc cần làm, cần lơu ý khi ngồi trên tàu, xe. + Phối hợp tốt trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập 3. Ứng dụng.(2’) - Cần nhớ những quy định trên để có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PT GTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.  Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018 Toán: BIỂU ĐỒ TRANH I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Kĩ năng: Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. Bước đầu xử lí số liệu trong biểu đồ tranh. Lập biểu đồ tranh đơn giản. -Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: *Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích A. Hoạt động cơ bản: (Theo tài liệu) * ĐGTX - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: +Biểu đồ gồm có 2 cột. Cột bên trái cho biết tên các gia đình. Cột bên phải cho biết số con của mỗi gia đình +Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình cô Diệp, cô Chi, cô Đào, cô Mận. + Gia đình cô Diệp có 2 con. ? Gia đình cô Chi có 1 con . 10 GV: Đinh Thị Tố Như
  11. Trường TH số 2 Kiến Giang +Hiểu được thế nào là biểu đồ tranh. + Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. + Hợp tác tốt với bạn và giải quyết vấn đề toán học. B. Hoạt động thực hành Bài 1,2,3: (theo tài liệu) * ĐGTX - Tiêu chí đánh giá: - PP: PP Vấn đáp gợi mở, quan sát, PP viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + Đọc được thông tin trên biểu đồ tranh, trả lời được các câu hỏi. (Bài1). + Cách giải toán về xử lí số liệu trên biểu đồ tranh (Bài 2) + Biết lập biểu đồ tranh về một chủ đề nào đó(Bài 3) + Trình bày vở cẩn thận, sạch sẽ. + Hợp tác tốt với bạn và giải quyết vấn đề toán học. C. Hoạt động ứng dụng: (theo tài liệu) Tiếng Việt: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (T2) I. Mục tiêu: Giúp HS - Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư). - Giáo dục HS tình cảm thương yêu ông bà, cô giáo, bạn bè, - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngông ngữ viết . II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: Bảng lớp ghi sẵn đề bài; HS: Vở TV 2. III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ1: (theo tài liệu) * ĐGTX - PP: vấn đáp, quan sát, viết - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Chọn được một trong hai đề; xác định được trọng tâm đề ra. + Viết đươc một bức thư đầy đủ ba phần, đảm bảo cấu trúc: 1. Phần đầu thư: - Địa điểm và thời gian viết thư. - Lời thưa gửi 2. Phần chính: - Nêu mục đích, lí do viết thư. - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. - Thông báo tình của người viết thư; nêu ý kiến trao đổi/bày tỏ tình cảm. 3. Phần cuối thư: - Lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn. - Chữ kí và tên hoặc họ, tên. + Chú ý dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy. + Lời văn tự nhiên, thư viết tình cảm. 11 GV: Đinh Thị Tố Như
  12. Trường TH số 2 Kiến Giang + Trình bày vở cẩn thận, sạch sẽ. IV. Hoạt động ứng dụng: (theo tài liệu)  Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018 Toán BIỂU ĐỒ CỘT(T1) I.Mục tiêu: Giúp HS - Kiến thức: Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ hình cột. -Kĩ năng: Đọc một số thông tin trên biểu đồ hình cột. Bước đầu xử lí số liệu trong biểu đồ cột. -Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, máy chiếu III. Điều chỉnh hoạt động : - Tất cả các bài tập HS bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: (Theo tài liệu) * ĐGTX - PP: PP quan sát , Vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: +Hiểu được thế nào là biểu đồ cột. + Nhận biết được các đặc điểm của biểu đồ cột. + Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. + Hợp tác tốt với bạn trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập. HĐ2: (Theo tài liệu) * ĐGTX - PP: PP quan sát , Vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: +Đọc một số thông tin trên biểu đồ hình cột. + Cách giải toán về xử lí số liệu trên biểu đồ cột. + Nhận biết được các đặc điểm của biểu đồ cột. + Hợp tác tốt với bạn trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập. V. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHDH. Tiếng Việt: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (T3) I. Mục tiêu: 12 GV: Đinh Thị Tố Như
  13. Trường TH số 2 Kiến Giang - Kiến thức: Hiểu thế nào là kể chuyện đã nghe đã đọc. - Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực. - Thái độ: GD HS đức tính trung thực. - Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm. Biết kết hợp ngữ điệu, cử chỉ trong khi kể chuyện. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giao tiếp; năng lực diễn đạt. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV & HS: SHD. III. Điều chỉnh hoạt động : - HĐ5,6,7-HĐTH HS thực hiện từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV. Hoạt động học : HĐ 2: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Chọn được một câu chuyện về người trung thực. + Trả lời được các câu hỏi qua gợi ý của SHD. + Diễn đạt trôi chảy, nói đúng nội dung cần trao đổi. + Phối hợp tốt trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ 3: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: + Dựa vào câu chuyện, trả lời được các câu hỏi bằng lời của mình. + Qua các câu trả lời, trình bày được diễn biến của câu chuyện. HĐ 3,4: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, PP viết. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng; ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Kể lại được toàn bộ câu chuyện mà mình đã chọn. ( Bài 3a) + Lời kể tự nhiên, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt với lời nói khi kể. + Biết nhận xét bạn kể theo các gợi ý trong SHD.( Bài 3b) + Tham gia thi kể chuyện trước lớp . (Bài 4) + Bình chọn được bạn kể hay nhất. + Phối hợp tốt với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: -Thực hiện theo SDH. HĐGD Đạo dức: BÀY TỎ Ý KIẾN (T1) I. Mục tiêu 13 GV: Đinh Thị Tố Như
  14. Trường TH số 2 Kiến Giang - Kiến thức: Biết được: trẻ em cần phải cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Kĩ năng: Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. - Thái độ: Biết tôn trọng ý kiến của người khác. - Năng lực: Hợp tác nhóm, giao tiếp, lắng nghe chia sẻ. *GDBVMT: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường. TN,MT,B,HĐ: Biết bày tỏ, chia sẻ với người xung quanh về giữ gìn,bảo vệ TN, MT,BĐ Việt Nam. - Vận động mọi người biết quan tâm, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, MT, BĐVN. III/ Hoạt động dạy - học 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Hoạt động 1:Nhận xét tình huống Việc 1 : Cá nhân nghe tình huống từ cô giáo + Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em được nói bất kì điều gì. Theo em bố Tâm làm , đúng hay sai ? Vì sao ? Việc 2 : Em với bạn cùng bàn đưa ra cách giải quyết Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, giải quyết tình huống * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu được tình huống cô giáo đưa ra. + Tìm cách giải quyết tình huống theo hướng tích cực. + Hiểu được trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. + Diễn đạt trôi chảy, nói đúng nội dung cần trao đổi. *Hoạt động 2: Em sẽ làm gì Việc 1 :Em đọc các câu tình huống SGK và thảo luận trả lời theo hướng dẫn Việc 2 : Em và bạn thảo luận đưa ra cách giải quyết và hỏi bạn. Vì sao bạn chọn cách giải quyết đó? Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớpvà chia sẻ : Theo bạn, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em? * Giáo dục : Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Tìm cách giải quyết mỗi tình huống theo hướng tích cực. + Hiểu được các em đều có ý kiến thẳng thắn, chia sẻ những mong muốn của mình. 14 GV: Đinh Thị Tố Như
  15. Trường TH số 2 Kiến Giang + Biết bày tỏ ý kiến với người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. + Diễn đạt trôi chảy, nói đúng nội dung cần trao đổi. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ Việc 1 : Cá nhân suy nghĩ và thảo luận : - Trẻ em cần lắng nghe ý kiến của người khác - Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em - Em cần làm gì để bảo vệ các tài nguyên MT, BĐVN? - Em sẽ bày tỏ ý kiến của mình như thế nào khi vận động mọi người quan tâm, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, MT, BĐVN? - Mọi trẻ em đều đưa được ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện Việc 2 : Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Biết đưa ra ý kiến để thuyết phục người khác. + Biết bày tỏ ý kiến với người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. + Phối hợp tốt với bạn để giải quyết nhiệm vụ học tập. + Diễn đạt trôi chảy, nói đúng nội dung cần trao đổi. Hoạt động kết thúc tiết học : HS nêu mục tiêu đạt được sau bài. - GV liên hệ thực tế , giáo dục học sinh . ÔLTOÁN: ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 4 I.Mục tiêu: Giúp HS - Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về số tự nhiên; hiểu biết về số đo khối lượng. - Kĩ năng: Biết so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.Thực hiện đúng các phép chuyển đổi, phép tính với các đơn vị đo khối lượng. - Thái độ: Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3, bài 5, bài 8. HS có năng lực làm được BT vận dụng II.Chuẩn bị: - Hệ thống BT. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò mình yêu thích. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động thực hành: BT: 1,3, 5,8: (theo tài liệu) * ĐGTX 15 GV: Đinh Thị Tố Như
  16. Trường TH số 2 Kiến Giang - PP: Tích hợp - KT: Thực hành, thí nghiệm, thực tiễn, N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Cách so sánh các số có nhiều chữ số. (BT1). + Cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng. (BT3). + Cách sắp xếp thứ tự các số tự nhiên (BT5) + Cách chuyển đổi các đơn vị đo thời gian. (BT8) + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học *Việc 5: HS có năng lực làm bài tập vận dụng - Cá nhân tự làm vào vở ôn luyện Toán trang 24. C. Hoạt động ứng dụng: - Tự ôn lại bài. ¤LTiÕng ViÖt ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT TUẦN 4 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Cây khế. Hiểu kết cục đáng buồn của sự thiếu trung thực và tham lam, ích kỉ. - Kĩ năng: Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. Phân biệt được từ ghép và từ láy. Xây dựng được cốt truyện theo ý tưởng của mình. -Thái độ: GD HS biết sống trung thực, không tham lam ích kỉ. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4. III. Điều chỉnh hoạt động : - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV. Hoạt động dạy học: HĐ1,2, 3: (theo tài liệu) *ĐGTX: - PP: vấn đáp, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung câu chuyện qua phấn trả lời câu hỏi: + Câu a: Người anh chiếm hết ruộng vườn, nhà cửa;để lại cho người em một túp lều và mảnh vườn nhỏ có cây khế ngọt. + Câu b: Vì người anh tham lam, muốn lấy thật nhiều vàng. + Câu c: Người anh rơi xuống biển và chết. Đó là kết cục đáng buồn của sự thiếu trung thực và tham lam, ích kỉ. + Câu d: Khuyên mọi người đừng nên sống tham lam ích kỉ. + Trả lời ngắn gọn, rõ nội dung, diễn đạt trôi chảy. + Phối hợp tốt với bạn để giải quyết nhiệm vụ học tập. HĐ4, 5 : (theo tài liệu) *ĐGTX: - PP: vấn đáp, quan sát. - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 16 GV: Đinh Thị Tố Như
  17. Trường TH số 2 Kiến Giang - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r,d,gi (Bài 4). + Phân biệt được từ ghép, từ láy; tìm được từ ghép, từ láy để điền vào chỗ trống theo y/c (Bài 5): V. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như phần vận dụng Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018 Toán: BIỂU ĐỒ CỘT(T2) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Hiểu biết về biểu đồ cột - Kĩ năng: Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. Bước đầu biết xử lí số liệu trên biểu đồ cột. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán . - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ toán học. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ ; tranh vẽ minh họa III.Hoạt động học: 1. Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích B. Hoạt động thực hành Bài 1,2,3,4: (theo tài liệu) * ĐGTX - PP: PP quan sát, Vấn đáp; PP viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc được số liệu trên biểu đồ cột.(Bài 1) + Xử lí được số liệu trên biểu đồ cột.(Bài 2,Bài3) + Lập tiếp được biểu đồ cột dựa vào thông tin đã cho (Bài 4). + HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc. + Trình bày vở cẩn thận, sạch sẽ. C. Hoạt động ứng dụng: (theo tài liệu) Tiếng Việt: Ở HIỀN GẶP LÀNH (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu thế nào là danh từ . - Kĩ năng: Xác định được danh từ trong câu, sử dụng được danh từ để đặt câu. - Thái độ: GD HS giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Năng lực: hợp tác nhóm, giao tiếp; diễn đạt mạch lạc,sử dụng ngôn ngữ. II.Chuẩn bị ĐDDH: GV: SHD, BP; HS: SHD,vở III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 17 GV: Đinh Thị Tố Như
  18. Trường TH số 2 Kiến Giang HĐ1: (theo tài liệu) * ĐGTX - PP: PP quan sát, Vấn đáp . - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc hiểu đoạn văn. + Xác định được các từ chỉ sự vật thích hợp: Từ chỉ người: người Từ chỉ con vật: ve, chim cuốc Từ chỉ cây cối: sấu, phượng Từ chỉ vật: nhà, bản, bếp, suối Từ chỉ hiện tượng: gió + Nắm được nội dung ghi nhớ. HĐ2,3: (theo tài liệu) * ĐGTX - PP: PP quan sát, Vấn đáp gợi mở; PP viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Tìm được 3 danh từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng thiên nhiên.(Bài 2) + Đặt câu có dùng danh từ tìm được ở BT2 ( bài 3). + Dùng từ đặt câu đúng. + Diễn dạt trôi chảy, nói đúng nội dung trao đổi. IV. Hoạt động ứng dụng : Thực hiện theo sách HDH Tiếng việt: Ở HIỀN GẶP LÀNH (T2) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: : Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ). - Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức xây dựng được đoạn văn trong bài văn kể chuyện đúng yêu cầu - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm. III.Các hoạt động dạy- học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ 4: (Theo tài liệu) * ĐGTX - PP: quan sát,vấn đáp. - KT: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.Ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + Săp xếp được các sự việc đúng trình tự câu chuyện: 2- 1- 4-3 18 GV: Đinh Thị Tố Như
  19. Trường TH số 2 Kiến Giang + Tìm được đoạn kể về mỗi sự việc. + Tìm được dấu hiệu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn truyện. + Nắm : Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng. + Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. B. Hoạt động thực hành: BT 1: (Theo tài liệu) ĐGTX - PP: quan sát,vấn đáp. - KT: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.Ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + Các sự việc theo trình tự : c-a-b.(B1) + Đọc đoạn thơ phù hợp với sự việc, kể lại được sự việc đó bằng lời của mình.(B2) + Chọn một trong ba đoạn văn và hàn thiện đoạn văn đó ( bài 3) + Biết tìm lỗi và sửa lỗi cho bạn ( bài 4) + Biết phối hợp tốt với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. + Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. + Cấu trúc đoạn văn chặt chẽ, Dùng từ đặt câu đúng. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - theo SHD. HĐTT: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu : - Nhận xét đánh giá những hoạt động trong tuần học thứ 5 . - Đề ra phương hướng hoạt động tuần 6. - Giáo dục hs ý thức tự giác trong hoạt động tập thể. II.Tiến trình : 1. Chủ tịch HĐTQ lên nêu mục tiêu của tiết sinh hoạt. 2. Các trưởng ban lên nhận xét đánh giá hoạt động của ban mình, lên dự thảo kế hoạch cho tuần tiếp theo. 3. Nhận xét của chủ tịch HĐTQ Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm : *Ưu điểm : Nhìn chung các ban đã làm tốt công việc của mình - Các nhóm vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ. - Một số nhóm phối hợp tích cực, tự giác như : Họa Mi, Vành Khuyên, Sơn Ca. - Chữ viết một số em tiến bộ : Toàn, Đạt *Tồn tại : Một số em chưa có ý thức tự giác, trong giờ học còn nói chuyện riêng, còn ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, Kế hoạch tuần tới : - Nhất trí như dự thảo kế hoạch của các ban. 19 GV: Đinh Thị Tố Như
  20. Trường TH số 2 Kiến Giang - Thực hiện ra vào lớp nghiêm túc, truy bài đầu giờ có hiệu quả. - Thường xuyên củng cố nền nếp tự quản. - Xây dựng ý thức trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra. - Nhóm thực hiện thường xuyên kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, việc chuẩn bị bài của các bạn trong từng ngày. - Thực hiện tốt trực dịch vụ theo lịch phân công. - Thực hiện tốt ATGT khi đến trường. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước. * Tiến hành bình bầu HĐTQ tháng 10 (có biên bản kèm theo) *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể.  20 GV: Đinh Thị Tố Như