Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - GV: Đinh Thị Tố Như - Trường TH số 2 Kiến Giang

doc 22 trang thienle22 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - GV: Đinh Thị Tố Như - Trường TH số 2 Kiến Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_gv_dinh_thi_to_nhu_truong_th_so_2_kien.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - GV: Đinh Thị Tố Như - Trường TH số 2 Kiến Giang

  1. Trường TH số 2 Kiến Giang TUẦN 3 Thø hai ngµy 10 th¸ng 9 n¨m 2018 Toán: LUYỆN TẬP ( Soạn điển hình) I.Mục tiêu: Giúp HS - Đọc, viết được các số đến lớp triệu. - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - GD HS ý thức tự giác khi làm bài, trình bày bài cẩn thận. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học. II. Hoạt động học: * Khởi động: (3- 5 phút) - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi ( Đố bạn ) Việc 1: Cá nhân viết số bất kì, chẳng hạn: 4 046 789. Việc 2: Đố bạn đọc số em vừa viết và ngược lại Bạn Chủ tịch hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trao đổi giữa các nhóm *Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở, PP viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + HS biết đọc, viết các số đến lớp triệu + Tham gia chơi nhanh, nói to, không bị lặp kết quả GV giới thiệu bài- HS ghi vở 2. Viết theo mẫu - Cá nhân tự làm bài vào VBT. - Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp. ? Bạn hãy nêu cách đọc số, viết số có nhiều chữ số? - Nhận xét và chốt: + Cách lập số, đọc, viết số theo 3 lớp. + Cấu tạo hàng, lớp của số. * Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung sau: - Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu 1 GV: Đinh Thị Tố Như
  2. Trường TH số 2 Kiến Giang - Trả lời câu hỏi : Các bạn đã làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? 3: Đọc các số: - Cặp đôi luân phiên nhau thực hiện đọc các số. - HĐTQ gọi đại diện các nhóm đọc các số. - Nhận xét và chốt: *Đánh giá thường xuyên bài 2,3: - PP: PP tích hợp. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết cách lập số, đọc, viết số theo 3 lớp. Cấu tạo hàng, lớp của số(B2). + Đọc đúng các số đến lớp triệu(B3): VD: 47 320 103: bốn mươi bảy triệu ba trăm hai mươi nghìn một trăm linh ba + Hợp tác tốt với bạn và giải quyết vấn đề toán học. + Sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Cùng người lớn trong nhà thực hiện: Em về nhà hỏi mẹ giá của chiếc ti vi, xe máy, 2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau. Tiếng Việt: THÔNG CẢM VÀ CHIA SẺ (T1) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nổi đau của bạn.Biết bố cục của bức thư. - Hiểu được tình cảm người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn - Giáo dục lòng nhân ái, các em có ý thức giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh khó khăn. - Năng lực: rèn luyện năng lực ngôn ngữ; học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình; biết chia sẻ buồn vui với bạn bè. - GDBVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. - GDKNS:-Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.Thể hiện sự thông cảm. Xác định giá trị.Tư duy sáng tạo II.Chuẩn bị đồ dùng: - bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động dạy- học: HĐ1. (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2 GV: Đinh Thị Tố Như
  3. Trường TH số 2 Kiến Giang - Tiêu chí đánh giá: + Nêu đúng : Tranh vẽ cảnh lũ lụt và bà con được sự ủng hộ, cứu giúp của nhiều người, + HS diễn đạt rõ nội dung, không bị lặp kết quả. - Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của bài học. HĐ 2,3,4: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Đọc trôi chảy lưu loát; Chú ý thể hiện được sự cảm thông, chia sẻ + Biết nhấn giọng ở những từ ngữ: xả thân, dũng cảm, đau đớn, thiệt thòi + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: xả thân: không tiếc thân vì việc nghĩa; quyên góp: vận động mọi người góp tiền của để làm việc nghĩa hay ích lợi chung; khắc phục: vượt qua (khó khăn, trở ngại) HĐ5: Thảo luận, trả lời câu hỏi: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc qua phần trả lời câu hỏi. + Câu 1: Nhờ đọc Báo Thiếu niên Tiền phong mà Lương mới biết Hồng và hoàn cảnh của bạn, - Câu 2: Mục đích Lương viết thư cho Hồng vì: An ủi, chia sẻ nỗi đau với Hồng và động viên Hồng sau trận lụt ( Chọn ý c) - Câu 3: Những câu : Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào ; Nhưng chắc Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ - Câu 4: Bạn Lương rất biết cách an ủi Hồng: Ý 2,3 ,4 - Hiểu được tình cảm người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn - Trả lời rõ ràng, lưu loát mạnh dạn, tự tin trước tập thể. IV.Hướng dẫn HĐ ứng dụng: Như TLHD học Tiếng Việt: THÔNG CẢM VÀ CHIA SẺ (T2) (Soạn điển hình) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức. - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ ; bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ. - GDHS yêu thích môn học. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, năng lực sử dụng ngôn ngữ II.Chuẩn bị đồ dùng: - Vở BT TV GK II. Hoạt động dạy- học: 3 GV: Đinh Thị Tố Như
  4. Trường TH số 2 Kiến Giang * Khởi động: (3- 5 phút) - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 6.Tìm hiểu về cấu tạo của từ *Việc 1: Nhận xét - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc thầm từng câu văn và thảo luận nhóm theo CH: ? Câu “Nhờ bạn giúp đỡ, học sinh tiên tiến” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ? ? Hãy chia các từ trên thành hai loại: Từ gồm một tiếng, từ gồm nhiều tiếng. ? Theo em, tiếng dùng để làm gì, từ dùng để làm gì? - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. ? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? GV: Từ chỉ có một tiếng là từ đơn. Từ gồm nhiều tiếng là từ phức. Tiếng dùng để cấu tạo từ. Từ dùng để cấu tạo câu. Tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, từ nào cũng có nghĩa. *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp,quan sát - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng, - Tiêu chí đánh giá: 1a) Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn): Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, liền 1b) Từ gồm 2 tiếng (từ phức): giúp đỡ, học hành, tiên tiến, học sinh, 2) Tiếng khác từ: Tiếng dùng để cấu tạo từ, từ dùng để cấu tạo câu. Tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, từ nào cũng có nghĩa. + Phối hợp tốt với bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập,biết chia sẻ kết quả với bạn. *Việc 2: Ghi nhớ - HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ. B. Hoạt động thực hành: * HĐ 1: Dùng dấu gạch chéo để phân tích các từ. Ghi lại các từ đơn và từ phức. - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm các câu văn và thảo luận, xác định từ đơn, từ phức; thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Từ đơn và từ phức *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng, - Tiêu chí đánh giá: 1a) Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn): chỉ, còn, cho , tôi, của, mình, rất, vừa, lại 4 GV: Đinh Thị Tố Như
  5. Trường TH số 2 Kiến Giang 1b) Từ gồm 2 tiếng (từ phức): truyện cổ, thiết tha, nhận mặt, ông cha, công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang, + Trình bày ngắn gọn, rõ nội dung. + Phối hợp tốt với bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập, biết chia sẻ kết quả với bạn. HĐ2: Thi tìm từ, đặt câu: Hai đội chơi, thầy cô làm trọng tài: đội Một nêu từ, đội Hai xác định từ đơn hay từ phức và đặt câu Nếu đội Hai làm đúng được tính 1 điểm và ngược lại. - Lớp chia hai đội chơi- GV theo dõi- Đánh giá. *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, quan sát, viết. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: Biết tìm từ có nghĩa; đặt câu rõ nghĩa. + Tham gia chơi nhanh, nói to, không bị lặp kết quả. + Phạn xạ nhanh nhẹn. C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực hành viết đoạn văn, bài văn. - Chia sẻ với người thân về bài học. Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018 Toán: LUYỆN TẬP(T2) I.Mục tiêu: Giúp HS - Đọc, viết được các số đến lớp triệu. - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - GD HS ý thức tự giác khi làm bài, trình bày bài cẩn thận. -Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - SHD học Toán. III. Hoạt động dạy học: BT4, 5: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: PP tích hợp. - KT: Thực hành , N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Cách viết các số đến lớp triệu. (B4): 375 000 000; 231 890 000; 915 143 407; 7 016 121 + Cách viết các số đến lớp triệu.(B5): 4 960 537; 4 906 037. 5 GV: Đinh Thị Tố Như
  6. Trường TH số 2 Kiến Giang + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học. + Sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác. IV. H­íng dÉn phÇn øng dông: - Theo s¸ch HDH. Tiếng Việt: THÔNG CẢM VÀ CHIA SẺ (T3) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, và các khổ thơ - Làm đúng BT4b. - GD HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - PBT bài 4b III. Hoạt động dạy- học: *Khởi động: - Hát một bài - Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của bài học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ1: Viết chính tả (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: *ĐGTX: -PP: quan sát, vấn đáp; PP viết -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. -Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: chuyện, dẫn + Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. + Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. + Biết đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi một cách khách quan. HĐ2: Làm bài tập 4(theo tài liệu) - Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, viết - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: 4.b:triển lãm; bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh, vẽ cảnh, khẳng, bởi, sĩ, vẽ, ở, chẳng. + Viết đúng chính tả hỏi/ngã. + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (theo tài liệu) TiÕng ViÖt: cho vµ nhËn (t1) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật trong câu truyện. 6 GV: Đinh Thị Tố Như
  7. Trường TH số 2 Kiến Giang - Hiểu ND bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. - GDHS biết yêu thương những người khốn khổ - Năng lực: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát, cảm nhận được vẻ đẹp của những câu chuyện cổ qua bài thơ. - GDKNS:Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Thể hiện sự thông cảm. Xác định giá trị. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: HĐ1: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: Biết tìm nhân vật phù hợp với câu chuyện. + Tham gia chơi nhanh, nói to, không bị lặp kết quả. HĐ 2,3,4: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên HĐ2,3,4: - PP: vấn đáp, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Đọc trôi chảy lưu loát; phân biệt được giọng của nhân vật: (người dẫn chuyện: chậm, nhấn giọng một số từ gợi tả. Lời ông lão: chậm rãi. Lời cậu bé: lễ phép, hạ giọng thể hiện sự áy náy + Biết nhấn giọng ở những từ ngữ: lọm khọm, tả tơi, lẩy bẩy, run rẩy, đỏ đọc + Phân vai thể hiện được giọng đọc của các nhân vật. + Chọn đúng: a-2; b-3; c-1; d-5; e-4. ( HĐ3) HĐ5: (theo tài liệu): Thảo luận, trả lời câu hỏi: *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: HS hiểu được nội dung bài đọc qua phần trả lời câu hỏi. +Câu 1: Hình ảnh ông lão đáng thương là: già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu , + Câu 2:Ông lão nhận đượctình thương và sự tôn trọng của cậu bé qua những hành động, lời nói sau: cố gắng tìm quà tặng, lời xin lỗi chân thành, cái nắm tay rất chặt + Câu 3:Cậu bé được nhận từ ông lão: sự thông cảm, lòng biết ơn + Trả lời rõ ràng, lưu loát mạnh dạn, tự tin trước tập thể. + Hiểu ND bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: (theo tài liệu). 7 GV: Đinh Thị Tố Như
  8. Trường TH số 2 Kiến Giang Khoa học: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (T1) I/ Mục tiêu: Sau bài học H có khả năng: - Nêu được vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể người - Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ hàng ngày - HS hợp tác nhóm tích cực THBVMT: -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Hình trang4,5; PHT, Phiếu trò chơi III/ Hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ1. (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát,Vấn đáp gợi mở - KT: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí Đánh giá: + Các loại quả trong bài có ích lợi: tốt cho sức khỏe, cung cấp năng lượng cho cơ thể . + Kể thêm tên một số quả: xoài, mận, ổi, hồng, + HS hợp tác nhóm tích cực, HS tự tin bày tỏ ý kiến HĐ2. (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát,Vấn đáp gợi mở - KT: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí Đánh giá: + Nắm tên các nhóm thức ăn. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn HĐ3,4,5. (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp gợi mở, Quan sát - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí Đánh giá: + Thực vật: dầu mè, bún gạo, đậu phụ, nước chanh, chuối, xôi đậu đen, mứt dừa, + Động vật: thịt lợn rán, sữa bò tươi, canh cua, mỡ lợn, trứng gà , pho mát + Các thức ăn, đồ uốngđều có nguồn gốc từ động vật, thực vật. + Chất bột đường chủ yếu cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. + Chất đạm là nguồn chủ yếu để tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế cho những tế bào già đã bị hủy diệt. + Chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng, là thành phần phần cấu tạo quan trọng của tế bào thần kinh, 8 GV: Đinh Thị Tố Như
  9. Trường TH số 2 Kiến Giang + Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp ta ăn ngon miệng mà chúng ta còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển. + Trình bày rõ ràng, dễ hiểu; hợp tác tốt trong nhóm. IV. Hoạt động ứng dụng: : (Theo tài liệu) HĐNGLL: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM I. Mục tiêu: - Vẽ tranh về đề tài Trường em - Hát, múa về chủ đề mái trường thân yêu. - Chơi trò chơi vận động Tìm người chỉ huy hoặc Xếp hàng nhanh - Năng lực: Hợp tác nhóm, giao tiếp. Chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. II.Đồ dùng dạy học: HS: Dụng cụ học vẽ III.Các hoạt động dạy học: * Khởi động (5p) - HD HS tập trung theo đội hình hàng dọc: Lắng nghe và kể trường em? - Nêu mục tiêu của tiết học. * HĐ1: Vẽ tranh. Việc 1 : Cá nhân vẽ tranh. Việc 2 : Hai bạn cùng bạn trao đổi về chủ đề bức tranh. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá nhau. * ĐGTX: - PP: vấn đáp . - Kĩ thuật: thực hành, nhận xét bằng lời; giao lưu chia sẻ; thực hiện nhiệm vụ thực tiễn. - Tiêu chí đánh giá: + VÏ được bức tranh vÒ chñ ®Ò tr­êng em . + Trao đổi được với bạn về chủ đề bức tranh mà em vẽ. + Phối hợp tốt trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn một cách khách quan. * HĐ 2: Hát, múa về chủ đề mái trường thân yêu. Việc 1 : Cá nhân chọn bài hát hoặc bài thơ, về chủ đề mái trường thân yêu. Việc 2 : Hai bạn cùng bàn chia sẻ. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá nhau. * ĐGTX: - PP: vấn đáp . 9 GV: Đinh Thị Tố Như
  10. Trường TH số 2 Kiến Giang - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; giao lưu chia sẻ; thực hiện nhiệm vụ thực tiễn. - Tiêu chí đánh giá: + H¸t, móa vÒ chủ đề mái trường thân yêu ( hoặc về thÇy c«, b¹n bÌ.) + Phối hợp tốt trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Trình bày, biểu diễn tự nhiên, mạnh dạn trước tập thể; đúng chủ đề. + Biết nhận xét, đánh giá bạn một cách khách quan. * HĐ 3: Chơi trò chơi vận động Tìm người chỉ huy hoặc Xếp hàng nhanh Việc 1 : TBHT phổ biến trò chơi, luật chơi Việc 2 : Chơi thử 1-2 lần Việc 3 : TBHT làm quản trò tổ chức cho cả lớp cùng chơi GVCN nhắc nhở nhận xét. * ĐGTX: - PP: vấn đáp . - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; trò chơi. - Tiêu chí đánh giá: + Nắm được luật chơi. + Phối hợp tốt cùng các bạn để tham gia chơi tốt, đúng luật. + Nhanh nhẹn, phản xạ tốt.Tham gia tích cực, hào hứng. + Tôn trọng quản trò và bạn bè cùng tham gia chơi. *Hoạt động ứng dụng: Qua bài học em có suy nghĩ gì về mái trường của mình. Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2018 Toán: DÃY SỐ TỰ NHIÊN. VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN(T1) I.Mục tiêu: Giúp HS - Bước đầu nhận biết về STN, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. - GD HS tính toán chính xác, trình bày bài khoa học. - Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - SHD học Toán. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - Cả lớp hát một bài mà các em yêu thích. A. Hoạt động cơ bản HĐ1, 2, 3,4 . Đọc kĩ nội dung sau (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP:Vấn đáp gợi mở, PP quan sát. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. 10 GV: Đinh Thị Tố Như
  11. Trường TH số 2 Kiến Giang - Tiêu chí đánh giá: + Nắm : Các STN được sắp xếp từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy STN .Vẽ tia số và biểu diễn STN trên tia số. . Điểm gốc của tia số ứng với số mấy? Các STN trên tia số được biểu diễn ntn? . ? Mỗi điểm trên tia số ứng với gì? Cuối tia số có dấu gì? Thể hiện điều gì ? + Dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi mãi, không có số tự nhiên nào lớn nhất. STN bé nhất là 0, 2STN liên tiếp hơn kém 1đ/vị . + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học HĐ5: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở, PP viết. - KT: Thực hành, N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết xác định STN liền sau; số chẵn, số lẻ. 912; 913; 914; 915 8,10,12,14; 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15 + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. HĐ6. Trò chơi : Đố bạn viết số (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết viết số liền sau của một số. + Tham gia chơi nhanh, nói to, không bị lặp kết quả IV. H­íng dÉn phÇn øng dông: - Theo s¸ch HDH. TiÕng ViÖt: cho vµ nhËn (t2) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: Nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện . - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp, gián tiếp. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - SHD, bảng nhóm III. Hoạt động dạy học: HĐ6: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: 11 GV: Đinh Thị Tố Như
  12. Trường TH số 2 Kiến Giang 1) Câu ghi lại lời nói của cậu bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé: -Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào. -Cả tôi nữa. Tôi cũng vừa nhận chút gì của ông lão. 2) Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giù tình yêu thương con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão. 3) Cách kể a) tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé. ( Dựa vào các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé : ông – cháu) Cách kể b) tác giả kể lại lời kể của ông lão bằng lời kể của mình.( Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.) + Nắm được nội dung ghi nhớ ( SHD) + Trình bày ngắn gọn, trôi chảy, rõ nội dung. B. Hoạt động thực hành: BT1, 2, 3: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát, viết. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Bài 1: Lời dẫn trực tiếp: - Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. - Theo tớ, tốt nhất chúng mình nhận lỗi với bố mẹ + Bài 2: Lời dẫn gián tiếp: bèn hỏi bà hàng nước xem trầu ấy ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm bà lão đành nói thật là con gái bà têm. + Bài 3: Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước: - Xin bà cụ cho biết ai đã têm trầu này? Bà lão bảo: - Tâu bệ hạ, trầu này do chính tay già têm đấy ạ! Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật: - Thưa, đó là trầu do con gái già têm. + Bài 4: Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không. Hòe không ngần ngại đáp rằng là cậu thích lắm. . + Trình bày ngắn gọn, rõ nội dung. IV. Hoạt động ứng dụng: (theo tài liệu) Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018 Toán: DÃY SỐ TỰ NHIÊN. VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN (T2) I. Mục tiêu: - Em biết thêm thông tin về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 12 GV: Đinh Thị Tố Như
  13. Trường TH số 2 Kiến Giang - Em biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. - GD HS yêu thích môn học. - Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học; nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV và HS: SHD. III. Hoạt động học : B. Hoạt động thực hành: HĐ1: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát , Vấn đáp gợi mở - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được: Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. HĐ2,3: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở, PP viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc thành thạo các số; xác định được chữ số 3 thuộc hàng nào, lớp nào. ( bài 2) + Viết được các số theo y/c; viết được các số đó thành tổng. ( bài 3) + Trình bày trôi chảy, diễn đạt đúng ngôn ngữ toán học. + Trình bày vở đẹp, sạch sẽ. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Nói cho bố mẹ biết kiến thức em vừa học trên lớp. Tiếng Việt: CHO VÀ NHẬN (T3) I. Mục tiêu: - KÓ ®­îc c©u chuyÖn ®· nghe,®· ®äc cã nh©n vËt, cã ý nghÜa, nãi vÒ lßng nh©n hËu . - Lêi kÓ râ rµng, rµnh m¹ch, b­íc ®Çu biÓu lé t×nh c¶m qua giäng kÓ. - Gi¸o dôc häc sinh biết sống nhân hậu, thương yêu nhau. - Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm. Biết kết hợp ngữ điệu, cử chỉ trong khi kể chuyện. Bồi dưỡng nâng cao năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp; năng lực diễn đạt. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD. III. Điều chỉnh hoạt động : - HĐ5, 6-HĐTH HS thực hiện từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. III. Hoạt động học: HĐ 5:Chuẩn bị kể một câu chuyện về lòng nhân hậu (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: 13 GV: Đinh Thị Tố Như
  14. Trường TH số 2 Kiến Giang + Nêu được một số biểu hiện của lòng nhân hậu. + Tìm được trong thư viện các truyện về lòng nhân hậu. + Chuẩn bị chu đáo cho bài học. Có ý thức tự học. HĐ 3: Kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Giới thiệu được câu chuyện mà mình định kể. + Câu chuyện đúng với chủ đề. + Kể được thành lời một câu chuyện rõ nội dung, có đầu có cuối. + Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; khuyến khích kết hợp ngữ điệu, cử chỉ trong khi kể chuyện. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHD. H§GD §¹o đøc: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T1) I/ Mục tiêu: HS nhận thức được: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập . - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ . - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập . - Năng lực: Hợp tác nhóm, giao tiếp, lắng nghe chia sẻ. KNS:-Lập kế hoạch vượt khó trong học tập -Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập III/ Hoạt động dạy - học A/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1,2: HS tìm hiểu nội dung câu chuyện Việc 1 : Cá nhân kể tóm tắt nội dung chuyện và trả lời câu hỏi : - Thảo đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập ? - Trong hoàn cảnh ấy bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? Việc 2 : Em kể tóm tắt nội dung chuyện với bạn cùng bàn và đưa ra câu trả lời đúng Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ bài * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Nắm được nội dung câu chuyện và kể lại được bằng lời của mình. + Hiểu được bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. + Học tập tinh thần vượt khó của bạn. 14 GV: Đinh Thị Tố Như
  15. Trường TH số 2 Kiến Giang HĐ 3: HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi 3 ( Trang 6) Việc 1: HS thảo luận nhóm đôi. Việc 2: Đại diện nhóm trình bày tìm các giải quyết. Việc 3: HĐTQ tổ chức trao đổi, đánh giá các cách giải quyết. * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Thảo luận tích cực trong nhóm. + Trình bày được phương án giải quyết của nhóm mình. . + Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, nói đúng nội dung cần trao đổi. HĐ4: HS làm bài tập 1( Trang7) Việc 1 : Cá nhân HS làm bài tập 1/ trang 7 sgk . ( Phiếu bài tập ) Qua bài học em rút ra được điều gì? Việc 2 : Em với bạn cùng bàn đổi chéo phiếu để kiểm tra Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp. -Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + H chọn đúng: a); b); đ). + Hợp tác tốt trong nhóm để chọn đúng. + Trình bày ngắn gọn, trôi chảy, rõ ràng. + Năm được nội dung ghi nhớ. Hoạt động kết thúc tiết học : HS nêu mục tiêu đạt được sau bài. B/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Cùng người lớn trong nhà thực hiện: Kể những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. 2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Đạo đức tuần sau. ÔLTOÁN: ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 2 I.Mục tiêu: Giúp HS - Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự được các số đến lớp triệu. - Nêu được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 6. HS có năng lực làm được BT vận dụng II.Chuẩn bị: - GV và HS: Vở hướng dẫn em tự ôn luyện Toán 4 III.Hoạt động học: 15 GV: Đinh Thị Tố Như
  16. Trường TH số 2 Kiến Giang A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò mình yêu thích. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động thực hành: BT: 1,2,3: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát - KT: Thực hành, N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Cách đọc, viết các số đến lớp triệu.(BT1). + Cách viết các số đến lớp triệu (BT2). + Cách xác định giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. (BT3). + Xác định được số lớn nhất trong các số; cách xếp thứ tự các số. (BT6) + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học + HS có năng lực làm bài tập vận dụng - Cá nhân tự làm vào vở ôn luyện Toán trang 14. C. Hoạt động ứng dụng: - Tự ôn lại bài. ÔnTiếng Việt: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT TUẦN 2 I.Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc và hiểu truyện “Hai chú kiến nhỏ”. Nhận ra được sự cần thiết phải giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. - Dùng đúng dấu hai chấm. - GD HS lòng yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ những người sống chung quanh mình. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc,nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4. III. Hoạt động dạy học: HĐ1,2,3: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: ? Vì sao Kiến Đen bị rơi xuống sông: Vì Kiến Vàng cố vớt được hạt cây đang trôi dưới sông. ? Kiến Vàng đã làm những gì để cứu Kiến Đen và cứu chính mình: Lợi dụng chú cá nhỏ kéo mình và Kiến Vàng vào bờ. ? Nhận xét về tính cách của Kiến Đen và Kiến Vàng trong câu chuyện: Kiến Đen: bình tĩnh, thông minh, sáng tạo; Kiến Vàng : nhiệt tình song yếu ớt. 16 GV: Đinh Thị Tố Như
  17. Trường TH số 2 Kiến Giang ? Câu chuyện muốn nói những điều gì với em: Phải biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. + Có ý thức tự học, tìm cách giải quyết nhiệm vụ học tập. + Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. HĐ4, 5, 6: (theo tài liệu) - PP: vấn đáp, quan sát. - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Câu thành ngữ viết đúng: ( Bài 4) a) Cao chạy xa bay. b) Năng mưa thì giếng năng đầy. c) Nói trước quên sau. d) Cách núi ngăn sông. + Cách sử dụng đúng dấu hai chấm (B5). + Đặt được câu có sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu những từ ngữ sau đó là lời giải thích(B6). - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. IV.Hướng dẫn HĐ ứng dụng: - Kể với người thân của em các nhân vật trong câu chuyện Hai chú kiến nhỏ. Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2018 Toán: SO SÁNH VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (T1) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. - GD HS yêu thích học toán, tính cẩn thận khi làm bài - Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1,2: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Biết cách so sánh số tự nhiên + Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn số đứng sau, ngược lại. + Trên tia số, số nào ở gần gốc 0 hơn thì bé hơn, số nào ở xa gốc 0 hơn thì lớn hơn. + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học 17 GV: Đinh Thị Tố Như
  18. Trường TH số 2 Kiến Giang HĐ 3: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: tích hợp - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Biết cách so sánh số tự nhiên: 693 215 >693 200; 43 256 < 432 510; + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. HĐ 4: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát , vấn đáp - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Biết cách xếp thứ tự các số tự nhiên + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: (theo tài liệu) Tiếng Việt: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT (T1) I.Mục tiêu: - Biết được mục đích của việc viết thư. - Ôn luyện cách viết một bức thư, viết được bức thư thăm hỏi. - Biết viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu; lời lẽ chân thành, tự nhiên. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, nâng cao năng lực ngôn ngữ. GDKNS:-Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.Tìm kiếm và xử lí thông tin.Tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Bút chì, bút màu thực hiện cho HĐ1. III. Hoạt động học: HĐ1: Thi vẽ trang trí phong bì thư: ( Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát , vấn đáp - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Vẽ trang trí được một phong bì thư. + Hình vẽ hài hòa, rõ nội dung. + Phối hợp tốt trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. HĐ2: Tìm hiểu cách viết một bức thư: ( Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát , vấn đáp - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: 18 GV: Đinh Thị Tố Như
  19. Trường TH số 2 Kiến Giang 1) Người ta viết thư để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, bày tỏ tình cảm, trao đổi ý kiến. 2) Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. 3) Nội dung bức thư cần: * Nêu lí do và mục đích viết thư. * Thăm hỏi người nhận thư. * Thông báo tình hình người viết thư. * Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. 4) Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn. + Trình bày ngắn gọn, rõ nội dung. + Năm được nội dung ghi nhớ. HĐ3:( Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát , vấn đáp - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Nắm được yêu cầu của bài tập. + Viết được bức thư đầy đủ 3 phần. + Lời văn tự nhiên, tình cảm; dùng từ đặt câu đúng. + Có ý thức tự học. Tích hợp GDKNS vào bài tập 2,3 IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHD. Tiếng Việt: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT (T2) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ, và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1) - Giáo dục HS về lòng nhân hậu, tinh thần đoàn kết; sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực bạn yếu hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ BVMT: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh (biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm. III.Các hoạt động dạy- học: HĐ1: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: 19 GV: Đinh Thị Tố Như
  20. Trường TH số 2 Kiến Giang + Biết tìm nhanh từ và viết vào bảng a, Chứa tiếng hiền: hiền lành, dịu hiền, hiền từ, hiền thục, hiền hậu, ngoan hiền, . b, Chứa tiếng ác: ác nghiệt, ác độc, gian ác, hung ác, ác ôn, + Tìm đúng từ phức. + Biết sử dụng từ điển. + Tham gia chơi hào hứng, phản xạ nhanh, nói to, không bị lặp kết quả. HĐ2: (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát,vấn đáp. - KT: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.Ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + Các từ ngữ đồng nghĩa với nhân hậu: nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu. + Các từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu: tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo, + Các từ ngữ đồng nghĩa với đoàn kết: cưu mang, che chở, đùm bọc, + Các từ ngữ trái nghĩa với đoàn kết: chia rẽ, bất hòa, lục đục. + Phối hợp tốt trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. HĐ3: (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát,vấn đáp. - KT: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + Hiền như bụt; Lành như đất; Dữ như hổ; Thương nhau như chị em gái. + Hiểu nội dung các câu tục ngữ. + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề HĐ4: (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp - KT: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Máu chảy ruột mềm: Nghĩa đen: Máu chảy thì đau tận trong ruột gan. Nghĩa bóng: Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn. + Nhường cơm sẻ áo: Nghĩa đen: nhường cơm áo cho nhau. Nghĩa bóng: giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc hoạn nạn. + Lá lành đùm lá rách: Nghĩa đen: lá lành bọc lá rách cho khỏi hở. Nghĩa bóng: Người khỏe mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu + Hiểu được ý nghĩa sâu xa của các câu thành ngữ, tục ngữ. + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - theo SHD. 20 GV: Đinh Thị Tố Như
  21. Trường TH số 2 Kiến Giang Khoa học: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (T2) I/ Mục tiêu: Sau bài học H có khả năng: - Kể được tên một số thức ăn có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật. - Nêu được tên một số thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và nguồn gốc từ động vật. - Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ hàng ngày. - HS hợp tác nhóm tích cực; biết lắng nghe chia sẻ. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Hình trang4,5; PHT, Phiếu trò chơi III/ Hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động:3' - HĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” củng cố kiến thức đã học: +Vẽ lại sơ đồ sự trao đổi chất ở người - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. Hoạt động cơ bản: HĐ3. (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp gợi mở, Quan sát - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí Đánh giá: + Thực vật: dầu mè, bún gạo, đậu phụ, nước chanh, chuối, xôi đậu đen, mứt dừa, + Động vật: thịt lợn rán, sữa bò tươi, canh cua, mỡ lợn, trứng gà , pho mát + Các thức ăn, đồ uốngđều có nguồn gốc từ động vật, thực vật. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn HĐ4,5. (Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, Quan sát - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Kể được các loại thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật, thực vật. + HS nắm được: + Chất bột đường chủ yếu cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. + Chất đạm là nguồn chủ yếu để tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế cho những tế bào già đã bị hủy diệt. + Chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng, là thành phần phần cấu tạo quan trọng của tế bào thần kinh, + Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp ta ăn ngon miệng mà chúng ta còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển, IV. Hoạt động ứng dụng: (Theo tài liệu) 21 GV: Đinh Thị Tố Như
  22. Trường TH số 2 Kiến Giang HĐTT: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu : - Nhận xét đánh giá những hoạt động trong tuần học thứ 3 vừa qua. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần 4. - Giáo dục hs ý thức tự giác trong hoạt động tập thể. II.Tiến trình : 1. Chủ tịch HĐTQ lên nêu mục tiêu của tiết sinh hoạt. 2. Các trưởng ban lên nhận xét đánh giá hoạt động của ban mình, lên dự thảo kế hoạch cho tuần tiếp theo. 3. Nhận xét của chủ tịch HĐTQ Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm : *Ưu điểm : Nhìn chung các ban đã làm tốt công việc của minh, về học tập cũng như về các công việc khác, nhiều em tiến bộ rõ như : Em Toàn, em Tuấn Vệ sinh sạch sẽ, một số em tự giác trong các hoạt động như : Việt Hà, Nhật, Khánh Ngọc, Diệu Yến *Tồn tại : Một số em chưa có ý thức tự giác, trong giờ học còn nói chuyện riêng, còn ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, Kế hoạch tuần tới : Nhất trí như dự thảo kế hoạch của các ban. - Thực hiện ra vào lớp nghiêm túc, truy bài đầu giờ có hiệu quả. - Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ. 22 GV: Đinh Thị Tố Như