Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 3

doc 26 trang thienle22 5450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_su_dia_lop_4_5_tuan_3.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 3

  1. TUẦN 3 KHỐI 5 MÔN LỊCH SỬ: Bài 1: Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ. Cuộc phản công ở kinh thành Huế ( T3) Dạy lớp 5C - tiết 1 – Sáng thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 2 – Chiều thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 3 – Chiều thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức: + Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái : chủ hòa và chủ chiến ( đại diện là Tôn Thất Thuyết.) + Đêm mồng 4 rạng sáng ngày mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế. + Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị. + Tại vùng căn cứ vua Hàm nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh pháp. - Kể được tên một số lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành - Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng ( Hương Khê). 2. Kĩ năng: - Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong .ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên. 3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn truyền thống và những tục lệ của dân tộc ta. 4. Năng lực: Tự học và tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
  2. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cả lớp hát tập thể - HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học - HS viết tên bài vào vở - HĐTQ gọi 2-3 HS lên nhắc lại kiến thức cũ => GV giới thiệu bài mới B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa: Việc 1: Đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế ? ( Do triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân pháp trên toàn bộ nước ta nhưng nhân dân không chịu khuất phục. Phái chủ chiến đại diện là Tôn Thất Thuyết cùng nhân dân tiếp tục chống Pháp. Tướng Pháp bày mưu để bắt ông. Trước sự uy hiếp của kẻ thù ông đã quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.) + Cuộc phản công diễn ra như thế nào ? Do ai lãnh đạo ? (Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885 trong cảnh vắng lặng của kinh thành Huế bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết. Bị đánh bất ngờ quân Pháp vô cùng bối rối, nhưng nhờ có nhiều vũ khí, chúng ra sức cố thủ, gần đến sáng thì chúng đánh trả lại. Trước tình hình đó Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nhgi lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.)
  3. + Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ?( Ông cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi Quảng Trị đến Thanh Hóa, ông còn lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập sẵn sàng đánh pháp) Việc 2: Nhóm trưởng chỉ định đại diện nhóm báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất đáp án. Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: +HS tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức: - Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái : chủ hòa và chủ chiến ( đại diện là Tôn Thất Thuyết.) - Đêm mồng 4 rạng sáng ngày mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế. - Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị. - Tại vùng căn cứ vua Hàm nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh pháp. +HS kể được diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. +Hợp tác, tự giải quyết vấn đề. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời 2. Ý nghĩa của cuộc phản công: Việc 1: Đọc phần tiếp theo thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
  4. + Ý nghĩa cuộc phản công ở kinh thành huế? ( Thể hiện lòng yêu nước của một số bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp) + Sau cuộc phản công thất bại Tôn Thất thuyết đã có quyết định gì mới? ( Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua đánh giặc.) + Chiếu Cần Vương có tác dụng gì? (kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua đánh giặc cứu nước.) + Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu? (Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ( Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê ( Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.) Việc 2: Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất đáp án. Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Tại vùng căn cứ vua Hàm nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh pháp. +HS kể được tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. +Hợp tác, tự giải quyết vấn đề. + Thấy được lòng yêu nước của một số bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
  5. - Kể tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong ở địa phương, thành phố mà em biết mang tên Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết. ———— ———— MÔN ĐỊA LÍ : Địa hình và khoáng sản (T1) Dạy lớp 5C - tiết 2 – Sáng thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 3 – sáng thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 4 – sáng thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020 I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chính của địa hình:phần đất liền của Việt Nam, 3 diện tích là đồi núi và 1 diện tích là đồng bằng. 4 4 - Nêu được một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ(lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam *Đối với HS HTT: - Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi Tây Bắc-Đông Nam, cánh cung. HSKT:Biết được đặc điểm chính của địa hình nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 điện tích là đồng bằng.
  6. 2.Kĩ năng: nắm được đặc điểm, địa hình và một số khoáng sản ở nước ta. Chỉ được các dãy núi và đồng bằng lớn , một số mỏ khoáng sản lớn trên bản đồ. 3. Thái độ:- Giúp HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 4. Năng lực: tự học , tự giải quyết vấn đề *Tích hợp nội dung TNMTBHĐ (liên hệ) II.Chuẩn bị: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ địa hình Việt Nam, lược đồ một số khoáng sản Việt Nam. - Tranh ảnh SGK, phiếu III. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Khám phá địa hình Việt Nam Việc 1: Quan sát hình SGK, thảo luận nhóm đôi ( Chú ý HSKT) Hai bạn thảo luận với nhau về các dạng địa hình chính của nước ta
  7. ? Nhận xét về địa hình nước ta? (3/4 diện tích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng. Đồi núi nước ta trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và chạy dài từ bắc vào nam.Đồng bằng nước ta phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp.) Việc 2: Thảo luận trả lời câu hỏi. Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Nắm được đặc điểm chính của địa hình:phần đất liền của Việt Nam, 3 diện tích 4 là đồi núi và 1 diện tích là đồng bằng. 4 + Kể được tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng lớn của nước ta +Hợp tác, tự học. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời 2. Chỉ trên lược đồ và nhận xét địa hình Việt Nam Việc 1: Đọc thông tin SGK, quan sát lược đồ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Chỉ và nêu tên các dãy núi, đồng bằng lớn ở nước ta ? Trả lời câu hỏi “Núi nằm ở phía nào của nước ta? Kể tên các đồng bằng lớn của nước ta?” ( Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc-đông nam và một số có hình cánh cung, ĐB bắc bộ, ĐB duyên hải miền trung, ĐB nam bộ)
  8. ? So sánh diện tích vùng đồi núi với diện tích vùng đồng bằng của nước ta? (Diện tích đồi núi lớn hơn diện tích đồng bằng) ? Những dãy núi nào có hình cánh cung? Những dãy nào có hướng Tây Bắc – Đông Nam? (dành cho HS K –G)?( Hình cánh cung: Sông Gâm,Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Những dãy núi có hướng tây bắc- đông nam: Dãy Hoàng Liên Sơn, Dãy Trường Sơn.) Việc 2: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Nắm nêu tên các dãy núi, đồng bằng lớn ở nước ta. + Chỉ được trên bản đồ các đồng bằng lớn, các dãy núi có hình cánh cung và các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam. +Hợp tác, tự học. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. 3.Khoáng sản Việt Nam: Việc 1: HS quan sát hình 2, đọc SGK và thảo luận nhóm2 hoàn thành phiếu sau: Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố Than
  9. A-pa-tít Sắt Bô-xít Dầu mỏ Việc 2: Các cặp thảo luận hoàn thành vào phiếu. Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Tích hợp nội dung TNMTBHĐ (liên hệ) - Cá nhân suy nghĩ trả lời: - Việc khai thác dầu mỏ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? => Kết luận: Dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước nhưng việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vì vậy cần khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung. - Tổ chức cho HS thực hành chỉ lược đồ một số mỏ khoáng sản. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Nắm được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ(lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam cần khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung. +Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ. +Hợp tác, tự học. PP: Quan sát, vấn đáp
  10. KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (3p) - Trả lời câu hỏi: Gia đình em sử dụng những sản phẩm nào làm từ khoáng sản? Đó là loại khoáng sản gì? ———— ———— KHOA HỌC Nam và nữ (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được con trai và con gái đều bình đẳng và có quyền như nhau. - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ. 2. Kĩ năng: Liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, say mê nghiên cứu, tìm tòi. - Tích cực tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới tính 4. Năng lực: Hợp tác, trình bày ý kiến II. Chuẩn bị ĐD DH: GV : thẻ từ HS: SHDH III. Điều chỉnh hoạt động học: không Hoạt động 1: Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi TC “Xì điện” khởi động tiết học - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời được những câu hỏi GV đưa ra. Tuyên dương những câu trả lời hay, thông minh, dí dỏm. Nắm được mục tiêu của bài học.
  11. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 2. Hoạt động 2: Trò chơi Đồng ý hay không đồng ý * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết đồng ý và không đồng ý các ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ. - Giải thích được vì sao lại đồng ý và không đồng ý với các ý kiến đưa ra. - Biết được mình dù là con trai hay con gái đều bình đẳng, có quyền như nhau và có thể làm những việc giống nhau. + Phương pháp: trò chơi, vấn đáp. + Kĩ thuật: viết nhận xét, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 2. Hoạt động 3: Đóng vai * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết xử lí tình huống Một bạn trai bị một bạn khác bắt nạt đang đứng khóc, một bạn gái đứng ra bênh vực bạn trai đó bằng nhiều cách khác nhau. - Biết diễn đạt nét mặt , cử chỉ, thái độ và tính cách cho phù hợp với nhân vật. - Biết rút ra được sự tôn trọng các bạn cùng giới, khác giới không phân biệt nam hay nữ. + Phương pháp: trò chơi, quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: viết nhận xét, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. IV. Điều chỉnh ND dạy học: Không. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn học sinh giải thích cho sự lựa chọn của mình. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH IV. Hướng dẫn phần ứng dụng:
  12. Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: kể tên những công việc nhà mà em và bố đã tham gia hằng ngày. * Đánh giá: + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: viết nhận xét, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. + Tiêu chí đánh giá: - Kể được tên những công việc nhà mà em và bố đã tham gia hằng ngày: nấu ăn, giặt ———— ———— KHOA HỌC: BÀI 2: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI (T1) Dạy lớp 5B - tiết 2 – Chiều thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được sự thay đổi về sinh học và xã hội ở các giai đoạn phát triển khác nhau của con người. 2. Kĩ năng: Liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, say mê nghiên cứu, tìm tòi. 4. Năng lực: Hợp tác, trình bày ý kiến II. Chuẩn bị ĐD DH: GV : thẻ từ - HS: SHDH III. Điều chỉnh hoạt động học: không 1. Hoạt động 1: Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi TC “Xì điện” khởi động tiết học - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời được những câu hỏi GV đưa ra. Tuyên dương những câu trả lời hay, thông minh, dí dỏm. Nắm được mục tiêu của bài học.
  13. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 2. Hoạt động 2: (theo tài liệu) Trò chơi Ai nhanh, ai đúng * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết lấy các thẻ và ghép đúng các thẻ với các biểu hiện của từng giai đoạn của cuộc đời. - Nắm được sự thay đổi về sinh học và xã hội của từng giai đoạn của cuộc đời. - Biết hợp tác trong nhóm để hoàn thành trò chơi. + Phương pháp: trò chơi, vấn đáp. + Kĩ thuật: viết nhận xét, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 3. Hoạt động 3: Theo tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nắm được cuộc đời con người được chia thành 4 giai đoạn lớn: Tuổi ấu thơ: từ lúc mới sinh đến 9 tuổi Tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi. Tuổi trưởng thành: từ 20 đến 60 hoặc 65 tuổi. Tuổi già: từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên. - Nêu được đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn. - Biết được mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: viết nhận xét, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. IV. Điều chỉnh ND dạy học: Không. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn học sinh tìm hiểu những giai đoạn của cuộc đời.
  14. Câu hỏi gợi mở: 1. Giai đoạn ấu thơ như thế nào? 2. Giai đoạn trưởng thành như thế nào? 3. Giai đoạn tuổi già như thế nào? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: kể lại một số hoạt động của em trong tuổi ấu thơ. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kể được một số hoạt động của em trong tuổi ấu tơ: biết đi, biết nói, đi học mẫu giáo, vào lớp 1, + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: viết nhận xét, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. ———— ———— KHỐI 4 MÔN LỊCH SỬ: BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC (T1) Dạy lớp 4A - tiết 4 – Sáng thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4B - tiết 5 – Sáng thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 2 – sáng thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 1 – sáng thứ bảy ngày 26 tháng 9 năm 2020 I. Mục tiêu: 1.KT: Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: Thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ; Khoảng 700 TCN nước Văn Lang,nhà nước đầu tiển trong lịch sở dân tộc ra đời;Người Lạc Việt biết làm ruộng,ươm tơ, dệt lụa, đúc đồnglàm vũ khí và công cụ sản xuất;Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng bản; Người Lạc Việt còn tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền ,đấu vật,
  15. * HS nổi trội: Biết các tâng lớp XH của nước Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc t- ướng,lạc hầu; Biết được những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: Đua thuyền,đấu vật, 2.KN: Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống. 3.TĐ: Giáo dục HS giữ gìn truyền thống và những tục lệ của dân tộc ta. 4. NL: Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực; Thu thập và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm. II.Đồ dùng dạy- học: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc trung Bộ, tranh ảnh một số lễ hội. III. Các hoạt động dạy- học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - Nêu các bước sử dụng bản đồ? Đánh giá TX: -Tiêu chí: Nắm được các bước khi sử dụng bản đồ - PP: vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. 2. Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang. Việc 1 : HĐ nhóm 5-6 trả lời các câu hỏi sau : - HS quan sát lược đồ để xác định địa phận của nước Văn Lang. -Em biết gì về các tầng lớp của XH Văn Lang ?
  16. Việc 2: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến giữa các bạn trong nhóm Việc 3: Thư kí báo cáo với cô giáo và xin nhận xét từ cô giáo *KL: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN tại khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, sông Đaý là người Lạc Việt sinh sống Đánh giá TX: -Tiêu chí: Nắm được Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN tại khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, sông Đaý là người Lạc Việt sinh sống - PP: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn,nhận xét bằng lời. 3.Đời sống vật chất người Lạc Việt. Việc 1 : Làm việc cá nhân -Dựa vào hình và đọc SGK để điền các thông tin về ĐS vật chất tinh thần của ng- ười Lạc Việt vào bảng thống kê GV đã chuẩn bị. Việc 2 : HĐ nhóm trả lời các câu hỏi sau : Việc 3: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến giữa các bạn trong nhóm Việc 4: Thư kí báo cáo với cô giáo và xin nhận xét từ cô giáo - GV kết luận: Người Lạc Việt rất thích lễ hội, vào những ngày hội làng mọi người thường hóa trang vui chơi nhảy múa. Đánh giá TX:
  17. -Tiêu chí: Nắm được người Lạc Việt rất thích lễ hội, vào những ngày hội làng mọi người thường hóa trang vui chơi nhảy múa. - PP: vấn đáp - Kĩ thuật:trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 4. Phong tục của người Lạc Viêt. Việc 1 : HĐ nhóm 5-6 trả lời các câu hỏi sau : * Hãy kể một số câu chuyện cổ tích,truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết ? Việc 2: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến giữa các bạn trong nhóm Việc 3: Thư kí báo cáo với cô giáo và xin nhận xét từ cô giáo Việc 4: GV kết luận: Các phong tục của người Lạc Việt như: ăn trầu, nhuộm răng đen, làm bánh chưng, bánh giày, Đánh giá TX: -Tiêu chí: Nắm được các phong tục của người Lạc Việt như: ăn trầu, nhuộm răng đen, làm bánh chưng, bánh giày, - PP: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn,nhận xét bằng lời. B. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân, bạn bè về ND bài Nước Văn Lang - Tìm đọc một số câu chuyện nói về phong tục, tập quán của nước ta.
  18. MÔN ĐỊA LÍ : DÃY HOÀNG LIÊN SƠN Dạy lớp 4B - tiết 2 – Chiều thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 1 – Chiều thứ tư ngày tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4A - tiết 1 – Chiều thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 2 – Sáng thứ bảy ngày 26 tháng 9 năm 2020 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: 1.KT: Nêu được tên một số dân tộc ít người ở HLS : Thái ,Mông,Dao. 2.KN: Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 3.TĐ: Biết yêu quý quê hương đất nước. 4.NL: Biết quan sát và đặt câu hỏi về cuộc sống của một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Biết nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình học tập. *HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, các tranh trong SGK,tranh nhà sàn, 2. Học sinh: SGK, vở BT in III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Khởi động : - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
  19. Đánh giá Tiêu chí: Chỉ chính xác các vị trí của Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và nêu đặc điểm của dãy núi này - Nêu khí hậu của Hoàng Liên Sơn ở những nơi cao. - PP: Quan sát - KT: Nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 1. Hoàng Liên Sơn, nơi cư trú của một số dân tộc ít người. (14-16’) Việc 1: HS đọc thầm mục 1 SGK , quán sát lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: ? Kể tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? ? Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? Việc 2: Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi. Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét ,bổ sung ,chốt: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.ở đây có các dân tộc ít người như: DT Thái, Mông,Dao Đánh giá Tiêu chí: Nắm được các dân tộc ít người đó là DT Thái, Dao, Mông. - Nắm được bảng số liệu và nêu được thứ tự dân cư từ thấp đến cao. - PP: Quan sát, PP viết, - KT: Ghi chép nhanh, nhận xét bằng lời. 2. Nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS. 15-17’
  20. Việc 1: Dựa vào SGK ,tranh nhà sàn HS tiếp tục thảo luận nhóm lớn trả lời câu hỏi: ? Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống bằng nhà sàn? ? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? ? Em hãy nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong các H 4,5,6. Việc 2: Nhóm trưởng chỉ đạo nhóm thảo luận. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đánh giá Tiêu chí: Nắm được một số tập tục của người dân về lễ hội, trang phục của người dân. - Cách sống của người dân và biết được vì sao người dân sống bằng nhà sàn - PP: Quan sát quá trình, PP viết, PP đặt câu hỏi - KT: Ghi chép nhanh, trình bày miệng. NX bằng lời ( Hỗ trợ khi HS còn lúng lúng) C. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: - Ôn lại bài, chia sẻ với người thân, bạn bè về các tập tục của các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ———— ——— KHOA HỌC CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ (T1) Dạy học lớp 4A: Tiết 3- chiều thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 I. Mục tiêu: 1. KT: Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người.
  21. 2.KN: Nêu được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người theo cách hiểu của mình. 3.TĐ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập. 4.Năng lực: vận dụng để ăn uống đủ chất giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. II. Đồ dùng dạy học: SHD III. Các hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động : Hát và thảo luận theo lời bài hát “Quả” - Việc 1: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn hát bài “Quả”. - Việc 2: Tổ chức thảo luận và trả lời câu hỏi: + Các loại quả nêu trong bài hát có lợi ích gì? + Kể thêm các loại quả khác và lợi ích của chúng đối với con người. - Việc 3: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. - Tiêu chí ĐGTX: + Học sinh hát đều, đúng nhạc, rõ lời bài hát. + HS thảo luận và trả lời đúng, nhanh các câu hỏi. + HS hứng thú học tập. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở. - Kĩ thuật: Phỏng vấn nhanh, n/x bằng lời. * Giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài. - Cá nhân đọc mục tiêu bài(2 lần). - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình về mục tiêu.
  22. - Tiêu chí ĐGTX: + Học sinh nắm được mục tiêu cần đạt được sau khi học xong bài. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: N/x bằng lời. * HĐ 2: Quan sát và đọc thông tin - Việc 1: Cá nhân quan sát và đọc thông tin trong hình trang 14 SHD. - Việc 2: Từng bạn trong nhóm đôi thay nhau nhắc lại vai trò của các nhóm thức ăn. - Tiêu chí đánh giá: + HS tự giác đọc và chia sẻ thông tin để nắm được vai trò của các nhóm thức ăn. +HS kể tên được các thức ăn trong hình tương ứng với vai trò của nó. + Hợp tác nhóm hiệu quả. - Phương pháp: quan sát quá trình, vấn đáp gợi mở. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, n/x bằng lời. ———— ———— Khoa học: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ (T2) Dạy lớp 4A- tiết 5 – chiều thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020 I. Mục tiêu: 1.KT: Kể được tên một số thức ăn có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật. 2.KN: Quan sát, trình bày kết quả, giải quyết vấn đề. 3.TĐ: Ham học hỏi, tìm hiểu về tên một số thức ăn có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật
  23. 4.NL: Vận dụng để sử dụng thức ăn từ nhiều nguồn khác nhau mà vẫn đủ chất dinh dưỡng. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập III. Các hoạt động học A. Hoạt động cơ bản HĐ 3: Làm việc với phiếu học tập (theo SHD) - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em nối các ô chữ với các cột để biết được nguồn gốc của các loại thức ăn. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm. HĐ 4: Suy nghĩ và nói với bạn (theo SHD) HĐ 5: Đọc và viết (theo SHD) - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết và nối đúng các loại thức ăn với nguồn gốc nguồn gốc của chúng. + HS kể nhanh và đúng các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, động vật. + Đọc nhanh và rút ra được kết luận về vai trò của một chất dinh dưỡng để viết vào vở. + HS tháo tác nhanh, trình bày khoa học, rõ ràng. - Phương pháp: quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, vấn đáp, phương pháp viết. - Kĩ thuật: Phỏng vấn nhanh, n/x bằng lời, ghi chép ngắn.
  24. KHỐI 2 THỦ CÔNG GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (T2) Thời lượng: 2 tiết Dạy lớp 2A - tiết 1 – Sáng thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2C - tiết 2 – Sáng thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2B - tiết 3 – Sáng thứ bảy ngày 26 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2D- tiết 4 – Sáng thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2E - tiết 4 – sáng thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu - KT: Biết gấp máy bay phản lực - KN: Gấp được máy bay phản lực, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - TĐ: Biết yêu quí môn học, hoàn thành sản phẩm. - NL: Quan sát. Tự học II.Chuẩn bị - GV: Tranh SGK - HS: VBT, giấy màu, kéo, keo III. Phân bố thời gian các hoạt động dạy học: - Tiết 1: A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành - Tiết 2: B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng IV. Các hoạt động dạy- học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức khởi động tiết học - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. Hoạt động 1:Quan sát và nhận xétmẫumáy bay phản lực. Việc 1: Quan sát mẫu máy bay phản lực và trả lời câu hỏi: + Hình dáng của máy bay phản lực
  25. + Máy bay phản lực có những bộ phận nào? +Máy bay phản lực làm bằng chất liệu gì? Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ. Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với GV. Quan sát GV thực hiện thao tác mở dần mẫu máy bay phản lực và gấp lại như hình dạng ban đầu để sơ bộ hiểu được các bước gấp. Hoạt động 2: Quan sát tranh hướng dẫn quy trình gấp tên lửa Việc 1: Quan sát tranh và thảo luận về các bước gấp máy bay phản lực Việc 2: Chia sẻ trong nhóm Việc 3: Trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung, thống nhất câu trả lời. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nắm được các cách gấp; Có ý thức tự giải quyết vấn đề và hợp tác nhóm. - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. Hoạt động 3. HS thực hành Việc 1: Hướng dẫn cả lớp thực hành: Việc 2:Cả lớp thực hành *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: Gấp được máy bay phản lực có đầy đủ các bộ phận; Biết gấp các nếp gấp tương đối thẳng, sử dụng giấy màu theo ý thích, Có ý thức tự học. - Phương pháp: Quan sát, Tích hợp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Khích lệ, động viên, Thực hành Hoạt động 4. Trưng bày, đánh giá sản phẩm *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nêu được nhận xét về sản phẩm của mình, của bạn - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Tôn vinh học tập C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà gấp máy bay phản lực với các chất liệu khác. ———— ————