Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

doc 13 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

  1. PHÒNG GDĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II – KHỐI 5 NĂM HỌC 2020- 2021 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 6 Văn bản Câu số 1,2 3,4 5 10 Số điểm 1 1 1 1 4 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 4 Tiếng việt Câu số 6 7 9 8 Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 Tổng số câu 3 3 1 2 1 10 Tổng số điểm 1,5 1,5 1 2 1 7
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 – 2021 (LỚP 5 ) MÔN TIẾNG VIỆT I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) ( Thời gian khoảng 3 -5 phút/ 1 em ) HS bốc thăm đọc đoạn và trả lời câu hỏi liên quan nội dung một trong các bài sau: 1. Người chạy cuối cùng ( Theo John Ruskin ) 2. Hai bệnh nhân trong bệnh viện ( Theo N.V.D ) 3. Đường đua của niềm tin (Theo Bích Thủy ) 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) ( Thời gian khoảng 35 - 40 phút ) Đọc thầm bài “Đôi tai của tâm hồn” và làm bài tập. ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ? (Hoàng Phương) Câu 1. (0,5 đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. (TN- M1) Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ? A. Vì cô không có quần áo để mặc. B. Vì cô bé không có ai chơi cùng . C. Vì cô bị loại ra khỏi dàn đồng ca. D. Vì cô không tự tin hát trước đám đông. Câu 2. (0.5đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. (TN- M1) Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ? A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca. B. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. C. Ngồi trò chuyện với cụ già cả buổi chiều trong công viên. D. Ngồi ngắm cây, hoa và người đi lại trong công viên .
  3. Câu 3. (0.5đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào (TN- M2) Cụ già đã nói gì khi nghe cô bé hát ? Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.” Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện và dạy cho cô kĩ thuật để hát hay hơn. Cụ nói : “Cháu sẽ trở thành ca sĩ trong tương lai, ta tin là như vậy”. Cụ nói : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá” Câu 4. (0.5đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. (TN- M2) Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất đối với cô bé trong câu chuyện là gì ? A. Cụ già đã qua đời vẫn gửi tặng hoa khi cô bé trở thành ca sĩ nổi tiếng. B. Cụ già ngày ngày vẫn lắng nghe và khen cô hát lại là một người khiếm thính. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng vẫn nhớ tới cụ và quay lại để trả ơn. D. Cụ già ngày ngày vẫn lắng nghe và khen cô hát là một nhạc sĩ tài danh. Câu 5. ( 1đ ) Nêu nội dung của câu chuyện . (TL- M3). Câu 6. (0,5 đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. (TL- M3) Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. B. Đánh dấu lời nói của nhân vật. D. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. Câu 7. ( 0,5 đ) Xác định danh từ, tính từ trong câu sau “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca”. Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. ( TN- M2) Danh từ : Tính từ : . Câu 8. (1 đ) Em hãy đặt câu có sử dụng dấu hai chấm. (TL- M2) Câu 9. (1 đ) Nối tác dụng của dấu phẩy ở cột A phù hợp với câu ở cột B.(TN-M3) A B Ngăn cách các vế trong câu Gần tới chân đồi, đoàn quân tiến nhanh qua ruộng. ghép Trời trong xanh, mây trắng bay. Ngăn cách giữa các chủ ngữ Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má Ngăn cách giữa các vị ngữ đội lên đầu . Ngăn cách trạng ngữ với chủ Tiếng vó ngựa, tiếng thở, tiếng nhạc khô lạnh, tiếng ngữ và vị ngữ. gà ấm như lòng đất vang lên. Câu 10. (1 đ) Em hiểu : “đôi tai của tâm hồn” là gì ? Là học sinh em cần làm gì để tâm hồn của mình ngày càng đẹp hơn? ( TL- M4)
  4. II. Phần viết 1. Chính tả:(Nghe viết) (2 đ) Bài viết: Buổi sáng mùa hè trong thung lũng Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả Nắng vàng lan nhanh xuống chân đồi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những đồng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười nhộn nhịp, vui vẻ. 2. Tập làm văn( 8 đ) Chọn một trong hai đề sau Đề 1: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. Đề 2: Tả một người nơi em sinh sống. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT I. ĐỌC: 1. Đọc tiếng HS bốc thăm các bài 1. Người chạy cuối cùng ( Theo John Ruskin ) 2. Hai bệnh nhân trong bệnh viện ( Theo N.V.D ) 3. Đường đua của niềm tin (Theo Bích Thủy ) - Đọc đoạn - TLCH liên quan nội dung bài đọc - Tốc độ đọc 75-90 tiếng/ 1 phút. - Giáo viên làm 3 phiếu cho học sinh bốc thăm để đọc bài qua tiết ôn tập cuối kỳ - Đánh giá: Đọc đủ nghe, rõ ràng: 1 đ + Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu, cụm từ 1đ. +Trả lời đúng câu hỏi về ND đoạn đọc: 1đ. Tùy mức độ sai sót, GV ghi điểm thấp dần. 2. Đọc hiểu: Hiểu văn bản 4 điểm; KTTV về từ và câu: 3 đ. Câu 1: C ( 0,5 điểm) Câu 2 : B ( 0,5 điểm) Câu 3 : B ( 0,5 điểm) - HS điền theo thứ tự : Đ, S, S, Đ.(Mỗi ý đúng được 0,125 điểm) Câu 4. B (0.5 điểm) Câu 5. (1đ ) Câu chuyện kể về cụ già trong công viên luôn khen ngợi cổ vũ cô bé hát lại là một người câm điếc bẩm sinh. Cụ là một người có tâm hồn nhân hậu, luôn biết đồng cảm, sẻ chia những thất vọng, khó khăn của người khác.Cụ đã làm nên điều kì diệu, giúp một cô bé từ chỗ bị loại ra khỏi dàn đồng ca của nhà trường thành một ca sĩ nổi tiếng. Câu 6. (0,5 đ) A. Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu Câu 7 . (0,5 đ) : Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca - Danh từ : cô bé, thầy giáo, dàn đồng ca. (0,3 đ) Tính từ : gầy, thấp. (0,2 đ) Câu 8. (1đ) Đặt câu đúng theo yêu cầu đạt (1 điểm) VD Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
  5. Câu 9. ( 1 đ ) Nối tác dụng của dấu phẩy ở cột A phù hợp với câu ở cột B A B Ngăn cách các vế trong câu Gần tới chân đồi, đoàn quân tiến nhanh qua ghép ruộng. Trời trong xanh, mây trắng bay. Ngăn cách giữa các chủ ngữ Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu . Ngăn cách giữa các vị ngữ Ngăn cách trạng ngữ với chủ Tiếng vó ngựa, tiếng thở, tiếng nhạc khô lạnh, ngữ và vị ngữ. tiếng gà ấm như lòng đất vang lên. Câu 10. (1 đ ) ( TL - M4) (Mỗi ý đúng 0,5 đ) Em hiểu: “đôi tai của tâm hồn” là gì ? Là học sinh em cần làm gì để tâm hồn của mình ngày càng đẹp hơn? * Gợi ý: - Cụ già bị điếc không nghe được bằng tai nhưng lại nghe bằng chính tâm hồn, vì vậy “đôi tai tâm hồn” ở đây chính là nghe bằng tâm hồn. Là học sinh em luôn lắng nghe thế giới bằng chính trái tim, tâm hồn nhân hậu của mình, em sẽ luôn đồng cảm, sẻ chia những thất vọng, khó khăn của người khác bằng cách quyên góp ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần . II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Viết chính tả:(Nghe viết) - Bài viết: Buổi sáng mùa hè trong thung lũng - Đánh giá: Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu, cỡ chữ , trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp: 1đ Viết đúng chính tả:1đ (sai 1 lỗi trừ 0.2 đ) 2. Tập làm văn: Viết bài văn tả người theo đúng yêu cầu đề bài: Phần mở đầu: 1đ; Phần Thân bài : 4 đ (Nội dung 1,5đ; Kĩ năng 1,5đ; cảm xúc 1đ) Kết bài: 1đ; Chữ viết: 0,5 đ; Dùng từ, đặt câu: 0,5 đ + Bài viết có sự sáng tạo. (1 điểm) Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. An Lạc, ngày 24 tháng 04 năm 2021 Ban giám hiệu duyệt Người ra đề và đáp án TM Tổ chuyên môn Nguyễn Thị Dịnh
  6. BÀI ĐỌC TIẾNG NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Theo John Ruskin Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? Câu 2: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: Câu 3: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? Câu 4: Nội dung chính của câu chuyện gì?
  7. HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi! Theo N.V.D Câu 1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng? Câu 2.Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào? Câu 3.Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui? Câu 4.Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?
  8. ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa. Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.” Theo Bích Thủy Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào? Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào? Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào? Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua?
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2020 - 2021 Họ và tên MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Ngày kiểm tra: Lớp : Điểm Nhận xét của giáo viên I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) ( Thời gian khoảng 35 - 40 phút) Đọc thầm văn bản sau và làm bài tập ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ? (Hoàng Phương) Câu 1. (0,5 đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ? A. Vì cô không có quần áo để mặc. C. Vì cô bị loại ra khỏi dàn đồng ca. B. Vì cô bé không có ai chơi cùng . D. Vì cô không tự tin hát trước đám đông. Câu 2. (0.5đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ? A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca. B. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. C. Ngồi trò chuyện với cụ già cả buổi chiều trong công viên. D. Ngồi ngắm cây, hoa và người đi lại trong công viên . Câu 3. (0.5đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào
  10. Cụ già đã nói gì khi nghe cô bé hát ? Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.” Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện và dạy cho cô kĩ thuật để hát hay hơn. Cụ nói : “Cháu sẽ trở thành ca sĩ trong tương lai, ta tin là như vậy”. Cụ nói : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá” Câu 4. (0.5đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất đối với cô bé trong câu chuyện là gì ? A. Cụ già đã qua đời vẫn gửi tặng hoa khi cô bé trở thành ca sĩ nổi tiếng. B. Cụ già ngày ngày vẫn lắng nghe và khen cô hát lại là một người khiếm thính. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng vẫn nhớ tới cụ và quay lại để trả ơn. D. Cụ già ngày ngày vẫn lắng nghe và khen cô hát là một nhạc sĩ tài danh. Câu 5. ( 1đ ) Nêu nội dung của câu chuyện . Câu 6. (0,5 đ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. B. Đánh dấu lời nói của nhân vật. D. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. Câu 7. ( 0,5 đ) Xác định danh từ, tính từ trong câu sau “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca”. Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. Danh từ : . . Tính từ : . Câu 8. (1 đ) Em hãy đặt câu có sử dụng dấu hai chấm. . . Câu 9/ (1 đ) Nối tác dụng của dấu phẩy ở cột A phù hợp với câu ở cột B A B Ngăn cách các vế trong Gần tới chân đồi, đoàn quân tiến nhanh qua ruộng. câu ghép Trời trong xanh, mây trắng bay. Ngăn cách giữa các chủ Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của ngữ má đội lên đầu . Ngăn cách giữa các vị Tiếng vó ngựa, tiếng thở, tiếng nhạc khô lạnh, ngữ tiếng gà ấm như lòng đất vang lên. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 10. (1 đ) Em hiểu : “đôi tai của tâm hồn” là gì ? Là học sinh em cần làm gì để tâm hồn của mình ngày càng đẹp hơn?
  11. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Họ và tên: Lớp : Ngày kiểm tra: Điểm Nhận xét của giáo viên II. Kiểm tra viết: 1. Chính tả: (Nghe - viết)(2điểm) ( Thời gian làm bài khoảng 15-20 phút) Bài viết: Buổi sáng mùa hè trong thung lũng
  12. 2.Tập làm văn:(8 điểm) ( Thời gian làm bài khoảng 30- 35 phút) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. Đề 2: Tả một người nơi em sinh sống.