Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 11
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_su_dia_lop_4_5_tuan_11.doc
Nội dung text: Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 11
- TUẦN 11 LỊCH SỬ 5: PHIẾU KIỂM TRA 1 Ngày dạy: Thứ 2 /30/ 11/ 2020 (5C) Thứ 3/ 1 / 12/ 2020 ( 5A,5B) I. MỤC TIÊU 1.KT: Nhớ lại các mốc thờ gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện đó 2.KN:Bước đâu rèn luyện khả năng tư duy, sắp xếp liên kết các sự kiện lịch sử. 3.TĐ: Tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta 4.NL:thao tác nhanh, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, trình bày bài sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ ĐDDH: phiếu kiểm tra II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN ⃰ Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - GV giới thiệu bài: - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: HS làm bài vào phiếu ( Vở HS) HĐ2:. Nhận xét nêu kết quả Đánh giá: - TCĐG: + Nắm được nội dung trong phiếu kiểm tra làm bài tốt. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Trao đổi với người thân nội dung đã học trong giai đoạn lịch sử từ 1858- 1945. . ĐỊA LÝ 5: DÂN CƯ NƯỚC TA ( T2) Ngày dạy: Thứ 2 /30/ 11/ 2020 (5C) Thứ 4/ 2/ 12/ 2020 ( 5A,5B) MỤC TIÊU 1.KT: Trình bày sơ lược về dân số,sự gia tăng dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta. 2.KN: Nêu được hậu quả của dân số đông, tăng nhanh và sự phân bố dân cư chưa hợp lý. 3.TĐ: có ý thức được sự cần thiết trong việc chấp hành chính sách dân số,kế hoạch hóa gia đình 4.NL: biết hợp tác, xử lý các tình huống. II. CHUẨN BỊ: - SGK- tranh ảnh III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò: Ai nhanh-Ai đúng.
- +Nêu vị trí địa lý nước ta. - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài HĐ2: Đọc thông tin,quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi. Việc 1: Đọc thông tin (trang 130) Việc 2: Cùng thảo luận và trả lời câu hỏi - - - Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào,thưa thớt ở vùng nào? - Nhà nước có chính sách gì để điều chỉnh sự phân bố dân cư? - Dâncư nước tachủ yêusống ở thành thị hay nông thôn? 2 Việc 3: quan sát lược đồ h2 kể tên một số khu vực có mật độ dân cư trên1000người/km Đánh giá- TCĐG: + Nắm được sự phân bố của dân số nước ta - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. HĐ3: Đọc và ghi nhớ nội dung bài Việc 1: Đọc thông tin trang 131. Việc 2: ghi vào vở những điều đã học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ: Làm bài tập Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập Việc 2: Viết câu đúng vào vở Việc 3: Trao đổi thông tin với bạn Đánh giá: - TCĐG: + Nắm được Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới và là nước có mật độ dân số cao.Dân sốtăng nhanh gây nhiều khó khăn cho việc nâng cao đời sống.Nước ta có nhiều dân tộc,dân tộc Kinh đông nhất. Dân cư nước ta sống tập trung ở đồng bằng và ven biển thưa thớt ở đồng bằng.Hơn 2/ 3 dân số nước ta sống ở nông thôn. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. HĐ2: Đóng vai xử lí tình huống Việc 1: chọn tình huống Việc 2: Nhóm đóng vai xử lí tình huống Việc 3: Nghe, trao đổi về cách giải quyết tình huống. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Trao đổi với người thân nội dung đã học . LỊCH SỬ 4: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP ( T2 Ngày dạy: Thứ 2 / 30/ 11/ 2020 (4A,4B) Thứ 5/ 3/ 12/ 2020 ( 4C) Thứ 6/ 4/ 12/ 2020 ( 4D) .MỤC TIÊU
- 1.KT: Hiểu được sau khi Ngô Quyền mất,đất nước rơi vào cảnh loạn lạc,nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.Biết được Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn,thống nhất đất nước lập nên triều đại nhà Đinh.Biết được Lê Hoàn lên ngôi ,lập nên nhà Tiền Lê là hợp với lòng dân và công lao của ông trong lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống thắng lợi. 2.KN: Biết phân tích sự kiện lịch sử, nêu được nhận xét. 3.TĐ: có lòng tự hào về truyền thống đấu tranh giành độc lập của dân tộc. 4.NL: tự học, giải quyết các bài tập . II. CHUẨN BỊ: - Phiếu kiểm tra III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò: Ai nhanh-Ai đúng. +Nêu được tình hình đất nước sau khi Ngô quyền mất. - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Tìm hiểu sự lên ngôi của Lê Hoàn,lập nên nhà Tiền Lê - Việc1: Đọc kĩ đoạn văn hội thoại -Việc 2: Kể cho bạn nghe truyện Lê Hoàn lên ngôi,lập ra nhà nước Tiền Lê(Có kết hợp tả theo bức tranh vẽ) -Việc 3: Các nhóm chia sẻ HĐ2:. Tìm hiểu diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Việc 1: Lắng nghe cô giáo tường thuật trên lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Việc 2:Thảo luận thống nhất nội dung điền vào phiếu Việc 3: Trình bày kết quả với cô giáo. Việc 4: Đọc thông tin ghi vào vở HĐ3:. Trả lời câu hỏi 1. Sau khi Ngô quyền mất đất nước rơi vào hoàn cảnh như thế nào? 2. Đinh bộ lĩnh đã có những công lao gì? 3. Điền thông tin vào bảng Thời gian Sự kiện lịch sử Năm 968 Lê Hoàn lên ngôi Năm 981 Đánh giá: - TCĐG: + Nắm được Lê Hoàn lên ngôi ,lập nên nhà Tiền Lê là hợp với lòng dân và công lao của ông trong lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống thắng lợi. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Trao đổi với người thân nội dung đã học trong bài. KHOA HỌC 5: PHIẾU KIỂM TRA 1: CHÚNG TA ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ TỪ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE? Ngày dạy: Thứ 2 / 30/ 11/ 2020 (5B) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Ôn tập các kiến thức về sự sinh sản ở người và thiên chức của người phụ nữ. - Biết cách phòng bệnh do muỗi đốt, viêm gan A, HIV/AIDS. - Biết cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. 2. Kĩ năng: Hoàn thành phiếu kiểm tra 1 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học 4. Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực tư duy, vận dụng thực hành; năng lực tự học, giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm tự tin II. Chuẩn bị đồ dùng DH - GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh minh họa, bảng phụ HĐ4. - HS: Tài liệu HDH, vở. III. Hoạt động học * Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi “Đố bạn”. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. * Đánh giá: + Tiêu chí: Củng cố kiến thức đã học: Cách phòng tránh tai nạn giao thông. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. HĐ1,2,3: (Theo tài liệu): * Đánh giá: + Tiêu chí: - Hoàn thành phiếu bài tập, trình bày đầy đủ sự hiểu biết của mình vào phiếu học tập sau: 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được? A. Nấu ăn B. Chăm sóc con cái C. Mang thai, sinh con và cho con bú D. Dọn dẹp nhà cửa E. Rửa bát đũa G. May vá, thêu thùa 2. Viết tiếp vào chỗ trống trong các câu: a. Cách phòng bệnh viêm gan A: - Ăn chín, b. Cách phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt - Diệt muỗi,
- c. Cách phòng tránh HIV/AIDS - Chỉ dùng kim tiêm một lần, 3. Trình bày những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ Nên Không nên + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ. IV. Điều chỉnh ND dạy học: Không. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp HS hoàn thành nội dung phiếu. - Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: * Đánh giá: + Tiêu chí: - Chia sẻ kiến thức cùng người thân về phòng tránh các bệnh do muỗi đốt, bệnh viêm gan A và HIV/AIDS. + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi. ĐỊA LÝ 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN ( T1) Ngày dạy: Thứ 2 / 30/ 11/ 2020 (4B) Thứ 5/ 3/ 12/ 2020 ( 4A,4C) Thứ 6/ 4/ 12/ 2020 ( 4D) I. MỤC TIÊU: 1. KT: Học xong bài này , HS : - Trình bày được: một số đặc điểmtiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. 2. KN: Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Tây Nguyên 3. TĐ: Có ý thức bảo vệ nguồn nước và bảo vệ rừng. 4.NL: tự học và giải quyết vấn đề; giao tiếp, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV: B¶n ®å hµnh chÝnh ViÖt Nam; b¶n ®å ®Þa lÝ tù nhiªn ViÖt Nam. HS: SGK,VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - GV giới thiệu bài. - HS viết tên bài vào vở B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ1 : Đọc thông tin và thảo luận - Việc 1: Hoạt động nhóm
- + Đọc thông tin trong trang 91 Việc 2: Thảo luận và trả lời các câu hỏi: - Kể tên một số hoạt động sản xuất của người Tây Nguyên. - Giải thích vì sao Tây Nguyên lại có những hoạt động sản xuất này? - Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: Neâu ñöôïc các hoạt động sản xuất của các dân tộc sống ở Tây Nguyên. +Hợp tác, tự học. PP: Quan sát,vấn đáp KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời HĐ 2: Quan sát lược đồ và trả lời - Việc 1: -Quan sát hình 1 ,kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên. Việc 2: Quan sát hình 2và hoàn thành vào phiếu học tập Việc 3: lần lượt chỉ tên các con sông trên lược đồ. HĐ3: Khám phá nghề trồng cà phê và nuôi voi. - Việc 1: Quan sát ,đọc thông tin hình3 - Việc 2: Kể cho nhau nghe cà phê ở Buôn Ma Thuột. - Việc 3: Thảo luận câu hỏi: Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên? - Việc 4: Quan sát hình 4và trả lời: Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: - Neâu ñöôïc một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên - Khả năng hợp tác, tự học. PP: Quan sát,vấn đáp KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời HĐ 4: Liên hệ thực tế - Kể một số nhà máy thủy điện mà em biết. - Hãy chỉ và nêu tên nhà máy được thể hiện trên lược đồ hình 2 - Những nhà máy đó nằm trên sông nào? - Quan sát và đọc thông tinhình 5,cho biết người dân đã làm gì để khai thác sức nước? HĐ 5: tìm hiểu về rừng và khai thác rừng - Quan sát hình 6-7 - Chọn và sắp xếp ý đúng vào hai cột trong bảng - Rừng có tác dụng gì? HĐ 6: Đọc và ghi vào vở C. HOẠT Đ ỘNG ỨNG DỤNG - Ôn lại bài cùng gia đình. . KHOA HỌC 4: BÀI 13: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC (T2)
- Ngày dạy: Thứ 2 /30/ 11/ 2020 (4A) I. Mục tiêu: 1.KT: Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. 2.KN: Vẽ và mô tả được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 3.TĐ: Yêu thích môn học. 4.NL: Vận dụng trình bày sự chuyển thể của nước trong tự nhiên cho người thân nghe. II. Đồ dùng dạy học: SHD III. Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 5. Quan sát, đọc và trả lời Việc 1: Cá nhân quan sát, đọc kĩ các đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi. Việc 2: Thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (hình 9). HĐTQ tổ chức chia sẻ hoạt động. - Tiêu chí ĐGTX: + HS quan sát, đọc thông tin và trả lời đúng các câu hỏi: - Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành mây. - Các hạt nước trong các đám mây kết hợp với nhau, to và nặng dần rồi rơi xuống thành mưa. - Nước mưa rơi xuống rồi lại chảy về sông, hồ, biển + HS tự tin nói về vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên dựa vào hình 9. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 6. Đọc nội dung sau Việc 1: Cá nhân tự đọc và trao đổi thông tin với bạn bên cạnh. - Tiêu chí ĐGTX: + HS đọc nhanh thông tin và chia sẻ với bạn bên cạnh về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo cách hiểu của mình. + HS tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến. - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành Thảo luận và hoàn thành sơ đồ Việc 1: NT lấy sơ đồ và thảo luận tìm những từ có thể điền vào ô trống, vẽ đầu mũi tên phù hợp. Việc 2: NT tổ chức cho các bạn vừa chỉ vào sơ đồ, vừa nói về vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên. Việc 3: Thảo luận những thể của nước khi tuần hoàn trong tự nhiên. HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả. - Tiêu chí ĐGTX:
- + HS quan sát sơ đồ, điền đúng thông tin, vẽ đúng chiều mũi tên và nêu lại được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dựa vào sơ đồ. + HS nêu được sự chuyển thể của nưới khi tuần hoàn trong tự nhiên: Thể lỏng, thể khí; thể khí, thể lỏng. + HS trả lời to, rõ ràng, trôi chảy. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện theo SHDH - Tiêu chí ĐGTX: + HS nêu được cách em đã làm cho nước chuyển từ thể này sang thể khác. - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. THỦ CÔNG2: ÔN TẬP CHƯƠNG I: KĨ THUẬT GẤP HÌNH (T1) Ngày dạy: Thứ 3 /1/12/ 2020 (2A,2C,2D) Thứ 5/ 3/12/ 2020 (2E) Thứ 6/ 4/12/ 2020 (2B) I. MỤC TIÊU: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi. - Rèn tính cẩn thận, có thói quen giữ gìn vệ sinh và yêu thích gấp hình - Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề. * Đối với HS năng khiếu: Gấp được ít nhất 2 hình để làm đồ chơi, hình gấp cân đối. II.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Các mẫu gấp hình của các bài đã hoc - PBT 2. Học sinh - Giấy màu, bút chì, kéo, thước, keo. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Việc 1: Trưởng ban HT điều khiển nhóm nhắc lại kiến thức đã học + Nêu quy trình kĩ thuật gấp hình của các bài 1,2,3,4,5 ? Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm mình. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức cũ và trình bày đúng quy trình của các bài đã học.Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh 2. Hình thành kiến thức. - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài
- B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thực hành gấp hình. Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm. Việc 2: Gấp một trong những hình gấp đã học. Việc 3: Chia sẻ cách gấp hình cho bạn bên cạnh. Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. * Hướng dẫn em Lúa,em Hằng gấp hình. 2. Chia sẻ kết quả. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm. Việc 2: Chia sẻ sản phẩm theo các tiêu chí: a. Hoàn thành tốt: + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, đẹp, nếp gấp thẳng, phẳng. b. Chưa hoàn thành: + Gấp hình chưa đúng quy trình. + Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra được sản phẩm. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp. Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Trưng bày sản phẩm ở góc học tập. - Chia sẻ sản phẩm cho bạn bè, người thân. KHOA HỌC: BÀI 14: VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI TIẾT KIỆM NƯỚC (T1) Ngày dạy: Thứ 4 /2/12/ 2020 (4A) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Nêu được vai tr ò của nước đối với sự sống con người, lí do phải tiết kiệm nước 2.Kỹ năng: Biết làm thí nghiệm 3.Thái độ:: Tích cực, tự giác học tập. 4.Năng lực: Vận dụng có ý thức tiết kiệm nước trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học: SHD
- III. Các hoạt động học: - Hoạt động cơ bản HĐ1. Liên hệ thực tế và trả lời (thực hiện theo SHDH) HĐ2. Quan sát và trả lời (thực hiện theo SHDH) - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2HĐ trên: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em liên hệ thực tế kết hợp với quan sát tranh, nêu được vai trò của nước trong cuộc sống. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong nhóm. - Tiêu chí ĐGTX cả 2HĐ trên: + HS nêu được vai trò của nước đối với cuộc sống: - Đối với cuộc sống của con người, động vật, thực vật: giúp trao đổi chất, là môi trường sống của một số ĐV, TV. - Đối với hoạt động sản xuất, sinh hoạt: dùng để sản xuất điện, trồng lúa - Nếu thiếu nước, con người sẽ chết khát, cơ thể không hắp thụ được các chất dinh dưỡng; thực vật héo và chết, không sinh trưởng và phát triển được; động vật cũng bị chết khát, động vật dưới nước sẽ bị tuyệt chủng. + HS tự tin trao đổi ý kiến; trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. HĐ3. Đọc hội thoại và thảo luận (thực hiện theo SHDH) HĐ4. Quan sát và thảo luận (thực hiện theo SHDH) - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2HĐ trên: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em nêu được một số lí do phải tiết kiệm nước. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong nhóm. - Tiêu chí ĐGTX cả 2HĐ trên: + HS đọc và trả lời đúng các câu hỏi: - Vì nước ngọt trên Trái Đất rất ít mà phần lớn lại bị đóng băng ở những nơi có nhiệt độ thấp. - Chúng ta phải sử dụng nước tiết kiệm. + HS quan sát hình nhanh, so sánh và đưa ra các sử dụng nước hợp lí. + HS trả lời câu hỏi rõ ràng, lưu loát. + HS hợp tác nhóm tích cực, hiệu quả. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện theo SHDH - Tiêu chí ĐGTX: + HS thấy được vai trò của nước và thực hiện sử dụng nước tiết kiệm, hợp lí. - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. KHOA HỌC 5: BÀI 12: TRE, MÂY, SONG( Bài soạn điển hình) Ngày dạy: Thứ 5 /4/12/ 2020 (5B) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm và công dụng của tre, mây, song 2. Kĩ năng: - Nhận ra được một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song
- - Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng và bảo quản các đồ vật làm từ thiên nhiên 4. Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực tư duy, vận dụng thực hành; năng lực tự học, giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm tự tin ; năng lực sử dụng CNTT. II. Chuẩn bị đồ dùng DH - GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh minh họa, bảng phụ HĐ4. - HS: Tài liệu HDH, vở. III. Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. HĐ1,2: (Theo tài liệu): * Đánh giá: + Tiêu chí: - Kể được tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song: rổ, rá, nhà, bàn ghế, - Nêu được đặc điểm (hình dạng, độ cứng) của tre, mây, song. - Nêu được công dụng của tre, mây song. - Tự tin trình bày ý kiến. + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ. - Biết các đụng chạm với bản thân có an toàn hay không 2. HĐ3,4 (Theo tài liệu): * Đánh giá: + Tiêu chí: - Nắm được nội dung SHD, trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu. - Biết được những việc nên và không nên khi sử dụng các đồ dùng làm bằng tre, mây, song. - Trình bày tự tin trôi chảy + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 2. HĐ5,6 (Theo tài liệu): * Đánh giá: + Tiêu chí: - Nêu được nên dùng những vật liệu nào để làm máng nước, thang để leo lên cao, khung bàn ghế có hình dáng phức tập và giải thích được lí do vì sao. - Nêu được ví dụ về sử dụng tre, mây hoặc song để làm đồ dùng trong gia - Trình bày tự tin trôi chảy + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ. IV. Điều chỉnh ND dạy học: Không. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em tham gia thảo luận về cách phòng tránh xâm hại tình dục: + Tại sao trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục. + Trẻ em nên làm gì trong trường hợp cảm thấy bối rối hoặc không an toàn vì một sự đụng chạm nào đó?
- - Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: * Đánh giá: + Tiêu chí: - Chia sẻ kiến thức cùng người thân về nội dung bài học. + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.