Giáo án Khoa học, Toán, Tiếng Việt lớp 4, 5 + TNXH lớp 1, 2 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Thùy Liên

doc 8 trang thienle22 3070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học, Toán, Tiếng Việt lớp 4, 5 + TNXH lớp 1, 2 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Thùy Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_toan_tieng_viet_lop_4_5_tnxh_lop_1_2_tuan_7.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa học, Toán, Tiếng Việt lớp 4, 5 + TNXH lớp 1, 2 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Thùy Liên

  1. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang TUẦN 7 Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 41, 42, 43 bù theo lịch CM Khoa häc 4: SỬ DỤNG THỨC ĂN SẠCH VÀ AN TOÀN, PHÒNG BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA (t1) I. Mục tiêu - Nêu được một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn - Kể được tên một số cách bảo quản thức ăn - Nêu được cách bảo quản một số loại thức ăn ở gia đình - THBVMT(TH liên hệ) : Em đã làm gì để môi trường sống chúng ta được sạch để hạn chế nhiễm bệnh lây qua đường tiêu hóa. II. Hoạt động học ⃰ Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - Gọi 2-3 bạn lên nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về thực phẩm sạch và an toàn và các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời ta cũng sẽ biết thêm cách bảo quản thực ăn, đồ uống - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát và trả lời - Quan sát hình Trả lời câu hỏi: - Hình nào cho thấy thức ăn chưa sạch, chưa an toàn? - Có những nguyên nhân nào gây ra các bệnh đường tiêu hóa? Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa mà bạn biết? Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu một bạn trình bày kết quả của mình, các bạn khác lắng nghe và bổ sung, thống nhất Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo - THBVMT(TH liên hệ) : Em đã làm gì để môi trường sống chúng ta được sạch để hạn chế nhiễm bệnh lây qua đường tiêu hóa? 2. Chỉ và trả lời - Quan sát và đọc chú thích các hình trang 46 sách HDH Trả lời câu hỏi: - Có những cách nào để bảo quản thức ăn, đồ uống? - Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để bảo quản thức ăn, đồ uống? Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 1
  2. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 42, 41, 43 ngày 3/ 10 / 2017 Khoa häc 4: SỬ DỤNG THỨC ĂN SẠCH VÀ AN TOÀN, PHÒNG BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA (t2) I. Mục tiêu - Có ý thức thực hiện ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa II. Hoạt động học ⃰ Khởi động- Gọi 2-3 bạn lên nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 3. Làm việc với các thẻ chữ Việc 1: Một bạn đại diện nhóm đi lấy bộ thẻ chữ ở góc học tập Việc 2: Các bạn thảo luận và đặt các thẻ chữ vào ô “nên làm” hoặc “không nên làm” cho phù hợp để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa Việc 3: Sau khi hoàn thành xong thì treo lên góc học tập Việc 4: Các bạn quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn 4. Đọc và trả lời - Đọc nội dung ghi nhớ Trả lời câu hỏi: - Thực phẩm như thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? - Có những cách nào để bảo quản thức ăn an toàn? - Cần làm những việc gì để phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa? Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo - Tìm hiểu cách bảo quản thức ăn (đồ uống) trong gia đình B. Hoạt động thực hành - Đọc tên từng loại thực phẩm tươi sống ở trong bảng (trang 49 sách HDH) rồi chọn cách bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm trên C. Hoạt động ứng dụng- Cùng người thân thực hiện bảo quản ít nhất một loại thức ăn Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 2
  3. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Ngày soạn: 30 / 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 52 ngày 3/ 10 / 2017 Khoa học PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT (t1) I. Mục tiêu - Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt - THBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ hạn chế sự sinh sản của muỗi. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập ở HĐ2 (HĐCB) III. Hoạt động học ⃰ Khởi động:- HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Liên hệ thực tế - Theo bạn, muỗi đốt có thể gây ra những bệnh gì? - Bạn đã từng đọc thông tin hoặc đã biết ai bị sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh viêm não chưa? Nếu có, hãy nêu những điều bạn biết về bệnh này? 2. Quan sát và hoàn thành bảng - Đọc thông tin Việc 1: Một bạn đại diện nhóm đi lấy phiếu học tập Việc 2: Các bạn thảo luận và cử ra một bạn thư kí hoàn thiện phiếu học tập Việc 3: Sau khi hoàn thành xong thì treo phiếu học tập vào góc học tập Việc 4: Các bạn quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn 3. Đọc ghi nhớ và trả lời - Đọc ghi nhớ - Trả lời câu hỏi: Cần làm gì để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt? GV chốt: + Tác nhân gây bệnh: do vi rút, kí sinh trùng; con đường lây truyền: do muỗi đốt; cách phòng: Diệt muỗi, diệt bọ gậy; Tránh muỗi đốt; Vệ sinh môi trường. + Giáo dục HS BVMT: Em làm gì để có môi trường sạch sẽ hạn chế sự sinh sản của muỗi.? (HS kể, bổ sung)  Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 3
  4. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Ngày soạn: 30 / 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 11, 12, 13 ngày 3/ 10 / 2017 TN-XH 1: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG, RỬA MẶT I/ MỤC TIÊU: (TH KNS) -Giúp học sinh biết đánh răng và rửa mặt đúng cách. -Học sinh biết đánh răng rửa mặt đúng quy cách là cần thiết. -Giáo dục học sinh thói quen giữ vệ sinh răng miệng. - Rèn KN tự phục vụ bản thân: Tự đánh răng, rửa mặt; KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đánh răng đúng cách; Phát triển KN tư duy phê phán thông qua nhận xét các tình huống II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Mô hình hàm răng, bàn chải. -Học sinh: Bàn chải, li, khăn mặt. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: CTHĐTQ tổ chức trò chơi “Cô bảo ” 2. Bài mới: B. Hoạt động thực hành HĐ1. Thực hành đánh răng: Việc 1: GV giao việc: HS chỉ vào mô hình hàm răng chỉ mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai; Và nêu cách chải răng hàng ngày. Việc 2: 2 HS làm mẫu động tác chải răng với mô hình hàm răng, vừa làm vừa nói: +Chuẩn bị cốc và nước sạch. +Lấy kem vào bàn chải. +Chải theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. +Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. +Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần. +Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng. (Phát triển KN tư duy phê phán thông qua nhận xét các tình huống) Việc 3: Hs thực hành đánh răng ; Quan sát và nhận xét (Rèn KN tự phục vụ bản thân: Tự đánh răng) HĐ2. Thực hành rửa mặt: Việc 1: GV Hướng dẫn H: Ai có thể nói cho cả lớp biết rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất? Nói rõ vì sao? +Trình bày động tác rửa mặt. +Hướng dẫn thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh: Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch. Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước trước khi rửa mặt. Dùng 2 bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt xoa kĩ vùng xung quanh mắt, trán, 2 má, miệng và cằm Sau đó dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác. Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 4
  5. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ. Giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo, thoáng Việc 2: HS thực hành rửa mặt. - GV Đến từng nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. (Rèn KN tự phục vụ bản thân: Tự rửa mặt) C. Hoạt động ứng dụng: Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn HS về nhà đánh răng hằng ngày hai lần.  Ngày soạn: 30 / 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 53 ngày 3/ 10 / 2017 Khoa học: PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT (Đã soạn và dạy ngày 3/10/2017)  Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 42 ngày 4/ 10 / 2017 Toán 4 ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG TLHDH MÔN TOÁN Bài 20: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ. TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG ( T1) I. Mục tiêu: - Em nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ. - Em tính được gía trị của biểu thức có chứa ba chữ với giá trị cho trước của các chữ. - Em biết tính chất kết hợp của phép cộng II. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản: 1. Chơi trò chơi “Nghĩ ra biểu thức có chứa chữ” Việc 1: Mỗi bạn trong nhóm nêu một ví dụ về biểu thức có chứa một chữ, một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ. Việc 2: NT cho giá trị của các số, yêu cầu các bạn nêu cách thực hiện để tính giá trị của biểu thức đó. Việc 3: Nhóm thảo luận và nghĩ ra một biểu thức có chứa ba chữ. Cá nhân đọc nội dung đóng khung trang 76 HDH(2-3 lần). Giải thích cho bạn nghe. 3. Viết tiếp vào chỗ chấm: Việc 1: Cá nhân làm vào phiếu học tập 1 Việc 2: Chủ động trao đổi kết quả với bạn bên cạnh Việc 3: NT cho cả nhóm chia sẻ và hỏi thêm về cách tính giá trị của biểu thức. Thống nhất kết quả và báo cáo với cô giáo. Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 5
  6. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang 4a.Viết vào chỗ chấm và so sánh giá trị của (a+b) + c với giá trị của a + (b+c): Việc 1: Cá nhân thực hiện hoạt động 4a vào phiếu 2. Việc 2: Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. Việc 3: NT cho chia sẻ trong nhóm theo nội dung sau: + Nhận xét hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) có gì giống và khác nhau. + Nhận xét về kết quả của hai biểu thức trên khi thay a = 5, b = 4, c = 6 Làm tương tự với các giá trị tiếp theo khi thay chữ bằng số. Đọc nội dung đóng khung trang 77 HDH (2-3 lần). Giải thích cho bạn nghe 5. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp: Việc 1: Cá nhân làm vào phiếu 3 Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh HĐTQ cho cả lớp chia sẻ các nội dung sau: + Hôm nay chúng ta được học về nội dung gì? + Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. + Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.  Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 42 ngày 4/ 10 / 2017 T.Việt 4: BÀI 7B: THẾ GIỚI ƯỚC MƠ (T2) I. Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng *GDBVMT: Gv kết hợp khai thác vẻ đẹpcủa ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người( đem đến niềm hi vọng tốt đẹp) II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động: - Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không - Điều chỉnh nội dung dạy học: GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài ( khai thác vẻ đẹpcủa ánh trăng) - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận giup các em kể lại được từng đoạn câu chuyện Lời ước dưới trăng. + Đối với HS tiếp thu nhanh:Kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Không V. Những lưu ý sau khi dạy Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 6
  7. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 42 ngày 4/ 10 / 2017 T.Việt BÀI 7B: THẾ GIỚI ƯỚC MƠ (T3) I. Mục tiêu: (Như SHD) II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động: - Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không - Điều chỉnh nội dung dạy học: Không - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu cũn hạn chế: Tiếp cận giúp các em kể lại được câu chuyện theo trình tự. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp các em yếu dựng lại câu chuyện theo đúng trình tự. IV.Hướng dẫn phần ứng dụng: - Theo tài liệu. V. Những lưu ý sau khi dạy  Ngày soạn: 30 / 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 21 ngày 5 / 10 / 2017 TN-XH 2: ĂN, UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH?(T1) 1.Mục tiêu: (Như SHS) 2. Chuẩn bị: GV: - Tài liệu hướng dẫn của GV, HS - Tranh, phiếu học tập HS: - Tài liệu hướng dẫn của HS 3.Điều chỉnh hoạt động - Điều chỉnh từng lô gô: Không điều chỉnh - Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: +HSY: Tiếp cận giúp các em hoàn thành phiếu học tập ở HĐCB 2. + HSKG: Hoàn thành các hoạt động, giúp đỡ các bạn học yếu trong nhóm. Liên hệ được với thực tế. 4. Hướng dẫn phần ứng dụng:- Theo tài liệu 5. Những lưu ý sau khi dạy  Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 51 ngày 5/ 10 / 2017 Khoa học: Phòng tránh các bềnh lây truyền do muềi đềt (T1) (Đã soạn và dạy ngày 3/10/2017)  Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 7
  8. Kế hoạch dạy học Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 22 ngày 5 / 10 / 2017 TN-XH 2 ĂN, UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH?(T1) (Đã soạn và dạy ngày 5/10/2017)  Ngày soạn: 30/ 9 / 2017 Ngày dạy: Lớp 51, 52, 53 ngày 6 / 10 / 2017 Khoa học 5: PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY NHIỄM DO MUỖI ĐỐT (T2) I. Mục tiêu - Biết được những việc nên làm để phòng bệnh do muỗi đốt - THBVMT: Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng tránh các bệnh lây nhiễm do muỗi đốt. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi II. Hoạt động học ⃰ Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành ⃰ Đóng vai xử lí tình huống Việc 1: Lần lượt các nhóm lên sắm vai thê hiện tình huống Việc 2: Quan sát và nhận xét cách thể hiện của mỗi nhóm Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả của lớp Việc 4: - THBVMT: Giáo dục HS BVMT: Em làm gì để có môi trường sạch hạn chế sự sinh sản của muỗi? (HS kể, bổ sung) - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ C. Hoạt động ứng dụng - Nói với người thân những việc cần làm để phòng tránh các bệnh lây nhiễm do muỗi đốt, đặc biệt là thường xuyên vệ sinh môi trường để muỗi không có chỗ sinh sống.  Giáo viên: Lê Thị Thùy Liên Năm học 2017 - 2018 8