Giáo án Hóa học 8 - Chương 4: Oxi Không khí - Tiết 39, Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 1)

doc 10 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Chương 4: Oxi Không khí - Tiết 39, Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_8_chuong_4_oxi_khong_khi_tiet_39_bai_24_tinh.doc

Nội dung text: Giáo án Hóa học 8 - Chương 4: Oxi Không khí - Tiết 39, Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 1)

  1. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC Tuần: 20 CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ Ngày soạn: 28/12/2019 Tiết: 39 Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: I.1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: - Thực hiện một tiết dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chương trình GDPT 2018 đổi mới. - Áp dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. - Đổi mới hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú, chủ động của học sinh. => Rút kinh nghiệm và áp dụng vào các tiết học phù hợp. I.2 MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hóa học của oxi: Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim. Trong các hợp chất, nguyên tố oxi có hóa trị II. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm phản ứng của oxi với S, P, C, viết được các PTHH và rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của oxi. - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: - Gây hứng thú học tập bộ môn, tính cẩn thận, khoa học, chính xác. - Tập trung nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng các phẩm chất - năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. - Năng lực tự chủ-tự học, giao tiếp- hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên, nhận thức khoa học bộ môn, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 8. - SGK Hóa học 8, SBT Hóa học 8, KHDH. GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 1
  2. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC - Tranh minh họa, phiếu học tập, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cần thiết. - Máy chiếu, màn chiếu, laptop, bài giảng điện tử. * Phân công thực hiện dự án: Nhóm 1: Dự án 1 Nhóm 2: Dự án 2 Nhóm 4: Dự án 3 Nhóm 3: Dự án 4 - Các nhóm không thiết kế sản phẩm của nhóm khác, nhưng tim hiểu tìm hiểu thông tin của nhóm khác để nhận xét, đánh giá. - Sau 5 ngày triển khai dự án giáo viên yêu cầu học sinh nộp sản phẩm, đánh giá, sửa chữa cho phù hợp với mục tiêu bài học. - Giao lại cho nhóm để hoàn thành nội dung trình diễn và yêu cầu HS nộp sản phẩm cho Gv trước tiết học 2 ngày. - Kết hợp với sản phẩm của học sinh vào bài học, thiết kế bài dạy. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRONG DỰ ÁN Dự án 1 Nghiên cứu về tính chất vật lí của oxi, tìm hiểu một số hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến tính chất vật lí của oxi. 1/ Trong tự nhiên oxi tồn tại ở dạng nào (tự do hay hóa hợp)? Có thể lấy hình ảnh minh họa 2/ Bằng giác quan chúng ta có thể nhận biết được oxi có những tính chất vật lí nào? 3/ Hãy giải thích tại sao khi leo núi, càng lên cao ta càng cảm thấy khó thở? 4/ Để dự trữ và vận chuyển oxi được nhiều trong các trường hợp cần thiết như (cấp cứu, thợ lặn ) người ta làm thế nào? 5/ Oxi được tạo ra như thế nào? Từ đó cho thấy oxi có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. 6/ Hãy tìm hiểu các tính chất vật lí của oxi bằng cách hoàn thành bảng sau: Tính chất vật lí Trạng thái Màu sắc Mùi, vị D (oxi/không khí) Tính tan trong nước Nhiệt độ hóa lỏng GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 2
  3. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC Dự án 2: Thí nghiệm 1: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1 SGK, cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ lưu huỳnh bột (bằng hạt ngô). Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn, cho lưu huỳnh cháy ngoài không khí sau đó mở nắp lọ chứa oxi cho lưu huỳnh đang cháy vào lọ oxi. Nhận xét hiện tượng xảy ra khi lưu huỳnh cháy ngoài không khí và cháy trong bình chứa oxi. Hoàn thiện phiếu học tập phía dưới đây. Đốt lưu huỳnh Ngoài không khí Trong bình oxi (biết lưu huỳnh cháy tạo ra khí sunfurơ SO2) PTHH Vai trò của phản ứng trên trong thực tiễn Dự án 3: Thí nghiệm 2: Đốt cháy cacbon trong không khí và trong oxi Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1 SGK, cho vào muỗng sắt một mẩu than gỗ. Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn, cho mẩu than cháy ngoài không khí sau đó mở nắp lọ chứa oxi cho mẩu than đang cháy vào lọ oxi. Nhận xét hiện tượng xảy ra khi cabon cháy ngoài không khí và cháy trong bình chứa oxi. Hoàn thiện phiếu học tập phía dưới đây Đốt Than Ngoài không khí Trong bình oxi (biết thành phần chính của than là Cacbon khi cháy tạo ra khí cacbonic CO2). PTHH Vai trò của phản ứng trên trong thực tiễn GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 3
  4. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC Dự án 4: Thí nghiệm 4: Đốt cháy Photpho trong không khí và trong oxi Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.2 SGK, cho vào muỗng sắt một ít photpho đỏ. Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn, cho photpho cháy ngoài không khí sau đó mở nắp lọ chứa oxi cho photpho đang cháy vào lọ oxi. Nhận xét hiện tượng xảy ra khi photpho cháy ngoài không khí và cháy trong bình chứa oxi. Hoàn thiện phiếu học tập phía dưới đây Đốt photpho Ngoài không khí Trong bình oxi (biết Photpho khi cháy tạo ra hợp chất điphotphopentaoxit P2O5). PTHH Vai trò của phản ứng trên trong thực tiễn 2. Chuẩn bị các dụng cụ, hóa hóa chất: C, S, P, O2 cho 4 nhóm. 3. Máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: - Hoạt động theo nhóm, tìm kiếm thông tin, tư liệu, xử lí thông tin, thiết kế sản phẩm dự án như đã phân công, trình diễn sản phẩm bằng chương trình PowerPoint. - Tìm thông tin liên quan đến dự án của nhóm khác để đánh giá và nhận xét GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 4
  5. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC - Sau 5 ngày nộp sản phẩm dựu án cho giáo viên tiến hành nhận xét đánh giá. - Tiếp tục hoàn thành sản phẩm, chỉnh sửa hợp lí theo mục tiêu bài học - Nộp lại sản phẩm cho học sinh trước tiết học 3 ngày - Phân công người thuyết trình cho sản phẩm. - Thuyết trình nội dung dự án trước lớp (3 phút), nếu thí ngiệm thực hành thời gian 5 phút. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Nêu và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo dự án - Thực hành thí nghiệm. - Trực quan. - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối: (3 phút) 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) 2. Tổ chức trò chơi vào bài “Ai nhanh nhất”: (2 phút) - GV phổ biến luật chơi: yêu cầu trong vòng 2 phút - Câu hỏi: Viết CTHH đơn chất, hợp chất có mặt oxi. VD: O2, O3, H2O, CO2, SO2, SO3 - Hoặc Hs chuẩn bị phần khởi động chào hỏi giới thiệu về oxi - Tuyên dương và phát thưởng cho 4 nhóm. B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi (10 phút) Năng lực- phẩm chất Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS hướng tới - GV kiểm tra và phát các - HS chia nhóm và nhận - Phẩm chất chăm chỉ, lọ đựng khí oxi cho các hoá chất thí nghiệm. trung thực, trách nhiệm, nhóm học sinh. yêu nước-yêu thiên nhiên. - GV yêu cầu đại diện học - HS đại diện nhóm 1 tiến sinh nhóm 1 trình bày dự hành trình bày dự án (3 - Năng lực tự chủ-tự học, án. phút) giao tiếp- hợp tác, giải 5 phút cho các nhóm nhận quyết vấn đề, sáng tạo. xét, gv chốt nội dung. - Các nhóm khác có câu - HS nhóm 1 trả lời, nếu hỏi nào muốn hỏi thêm không trả lời được hoặc hay bổ sung cho nhóm trả lời chưa đúng, nhóm bạn không? Hoặc nhóm 1 khác trả lời: Do các loài - Năng lực tìm hiểu tự có câu hỏi nào chuẩn bị thực vật thủy sinh tạo ra nhiên, nhận thức khoa học GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 5
  6. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC muốn đặt ra cho các nhóm khí oxi cho sinh vật hô bộ môn, năng lực vận bạn khác không? hấp. Vì vậy, chúng cần dụng kiến thức hóa học GV: Khí oxi ít tan trong bảo vệ sinh vật biển, vào cuộc sống. nước như thế thì làm sao không khai thác bừa bãi các loài sinh vật trong và làm ô nhiễm môi nước vẫn sống được? Các trường nước. em phải làm gì để bảo vệ các loài sinh vật biển? Phần thiết kế của nhóm GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 6
  7. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC Tiểu kết 1: I/ Tính chất vật lí: - Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Oxi hoá lỏng ở -1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi khi tác dụng với phi kim (15 phút) Năng lực- phẩm chất Hướng dẫn của GV Hoạt động của hs hướng tới - GV yêu cầu các nhóm - HS tiến hành thí nghiệm - Phẩm chất chăm chỉ, tiến hành thí nghiệm đốt lưu huỳnh, cacbon, trung thực, trách nhiệm, - GV yêu cầu các nhóm photpho trong không khí yêu nước-yêu thiên nhiên nêu nhận xét, rút ra kết và oxi theo dự án đã phân - Năng lực tự chủ-tự học, luận, hoàn thành phiếu công hoàn thành phiếu giao tiếp- hợp tác, giải học tập trong dự án, học học tập trong dự án quyết vấn đề, sáng tạo. sinh có thể trình bày dự + Lưu huỳnh cháy trong - Năng lực thực hành hóa án trên PW chèn video mà không khí với ngọn lửa học. nhóm tự chuẩn bị thí nhỏ, màu xanh nhạt. nghiệm trước + Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí không màu, mùi hắc. - Năng lực Sử dụng ngôn + Cacbon cháy nóng đỏ ngữ hóa học. trong không khí. + Cacbon cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu sáng chói, sinh ra chất khí không màu. GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 7
  8. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC - HS trả lời được: SO2 CO2 tạo ra nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường, tạo - GV đặt vấn đề: Khí CO2, mưa axit, ảnh hưởng các SO2 được tạo ra nhiều sẽ công trình. CO2 nguyên gây nên những tác hại gì? nhân chính gây hiện Cần làm gì để hạn chế tạo tượng hiệu ứng nhà kính. ra khí SO2, CO2 ngoài Vì vậy chúng ta cần phải không khí? xử lí khí thải, trồng nhiều cây xanh để không khí trong lành. - Năng lực tìm hiểu tự + Photpho cháy khói trắng nhiên, nhận thức khoa học trong không khí. bộ môn, năng lực vận + Photpho cháy trong khí dụng kiến thức hóa học oxi mãnh liệt hơn, với vào cuộc sống. khói trắng dày đăc, sinh ra điphotphopentaoxit - Vai trò của phản ứng? => P cháy tạo khói trắng nên P dùng làm chế tạo - GV nhận xét chung về 3 bom khói thí nghiệm, kết luận sơ bộ về tính chất hoá học của oxi. Tiểu kết 2: II/ Tính chất hóa học: 1. Tác dụng với phi kim: GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 8
  9. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC a. Tác dụng với cacbon (C): - Cacbon cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, khí tạo thành không màu. Chất tạo thành là cacbondioxit t0 - PTHH: C(r)+O2(k)  CO2 (k) b. Tác dụng với lưu huỳnh (S): - Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất lưu huỳnh đioxit SO2, còn gọi là khí sunfurơ. t0 - PTHH: S(r)+ O2 (k)  SO2 (k) c. Tác dụng với photpho (P): - Phốt pho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc. -Phương trình: To 4P + 5O2  2P2O5 (r) ( k) (r) C. Hoạt động luyện tập: (3 phút) - GV yêu cầu HS quan sát tranh: Khí oxi có thể thu vào bình theo cách nào dưới đây? Giải thích? Thu oxi theo cách 2: đẩy không khí ra khỏi ống nghiệm đặt dứng bình thu do oxi nặng hơn không khí Thu oxi theo cách 3: đẩy nước ra khỏi ống nghiệm do oxi ít tan trong nước. Qua bài tập giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức khoa học bộ môn. D. Hoạt động vận dụng: (1 phút) - Năng lực tính toán, thực hành. 1/ Chất rắn A cháy mạnh trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc. PTHH nào mô tả thí nghiệm trên? To A. S + O2  SO2 To B. 3Fe + 2O2  Fe3O4 To C. 4P + 5O2  2P2O5 To D. C + O2  CO2 GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 9
  10. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT- NĂNG LỰC 2/ Chất rắn B cháy mãnh liệt trong bình chứa oxi cho ngọn lửa sáng màu xanh, khí thu được có mùi hắc. PTHH nào dưới đây mô tả thí nhiệm trên? To A. S + O2  SO2 To B. 3Fe + 2O2  Fe3O4 To C. 4P + 5O2  2P2O5 To D. C + O2  CO2 3/ Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol C trong bình chứa oxi thu được cacbon đioxit. Thể tích oxi (đktc) cần dùng là A. 22,4 lít B. 2,24 lít C. 3,2 lít D. 6,4 lít E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (1 phút) GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Giải thích các hiện tượng sau: a. Khi nhốt một con dế mèn (hoặc châu chấu) vào lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn? b. Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc các chậu, bể chứa cá sống ở các cửa hàng bán cá? Trả lời: a. Con dế mèn (hoặc châu chấu) sẽ chết vì thiếu khí oxi – nguyên tố giúp vạn vật duy trì sự sống. b. Phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá để oxi tan thêm vào nước cung cấp thêm oxi cho cá. - GV chiếu một số hình ảnh hoặc quan sát hiện tượng thực tế về sự gỉ của các kim loại đặt nền tảng, vấn đề cho tiết 2. Tìm tòi và mở rộng cho tiết 2: Trong đời sống hằng ngày, có nhiều đồ dùng bằng sắt, thép bị gỉ, em hãy cho biết nguyên nhân nào làm cho những đồ dùng bằng sắt bị gỉ và cách bảo vệ những đồ dùng bằng sắt như thế nào? Kết thúc chuyên đề - GV yêu cầu đại diện các nhóm liệt kê các phẩm chất và năng lực các em được hình thành trong quá trình các nhóm chuẩn bị các dự án của mình, các em có đề xuất và kiến nghị gì thêm trong quá trình hợp tác với các bạn và với cô giáo. Cô giáo nhận xét ưu điểm và hạn chế của từng nhóm, tuyên dương nhóm, cá nhân hoàn thành tốt các hoạt động học. - GV rút kinh nghiệm cho các chuyên đề, áp dụng cho các bài học tiếp theo. GV: Lê Thị Hương- Trường THCS Trần Đại Nghĩa- TX Buôn Hồ- Tỉnh ĐắkLắk 10