Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 14, Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

doc 4 trang nhungbui22 10/08/2022 2990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 14, Bài 11: Mục đích học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_14_bai_11_muc_dich_hoc.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 14, Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

  1. Tiết 14: Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (tiết 1) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: - Thế nào là mục đích học tập của học sinh. - Phân biệt được mục đích học tập đúng đắn và mục đích hoc tập không đúng đắn. - Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn. 2. Kĩ năng: Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện mục đích đó. 3. Thái độ: - Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đúng đắn đã xác định. - Luôn có ý thức học tập những tấm gương có mục đích học tập đúng đắn. B. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập đúng đắn và một số hình ảnh có mục đích học tập không đúng đắn. - Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, những tấm gương điển hình vượt khó trong học tập. C. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Theo em tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội đem lại lợi ích gì cho bản thân? Để học giỏi và tham gia tốt các hoạt động tập thể và xã hội chúng ta phải làm gì? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mơ ước chính là mục đích mà con người cần đạt tới, xác định được mục đích học tập đúng đắn là nhiệm vụ của học sinh thể hiện đạo lí, nhân cách, lối sống, trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và xã hội. Vậy để hiểu được mục đích học tập của học sinh, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu Tiết 14 - Bài 11: “Mục đích học tập của học sinh” * Hoạt động 2: Phân tích nội dung truyện đọc: “Tấm gương của học sinh nghèo vượt khó” 1
  2. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu truyện đọc: “ Tấm gương học sinh nghèo vượt khó” 1. Đọc GV: Tổ chức cho HS thảo luận 2. Tìm hiểu truyện nhóm, chia lớp thành 4 nhóm + Nhóm 1: Vì sao Tú đạt được + Vì: kết quả cao trong học tập? - Tú có ước mơ (trở thành nhà toán học trong tương lai). - Vì Tú có tinh thần tự học, nghị lực vượt khó và sự kiên trì. GV: Diễn giảng. + Biểu hiện: + Nhóm 2: Những biểu hiện về - Không học thêm mà tự học ở nhà là tinh thần tự học, nghị lực vượt chính. khó, sự kiên trì của Tú trong học - Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn: Bố là tập? bộ đội, mẹ là công nhân Song, Tú đã vượt lên hoàn cảnh. - Kiên trì làm toán, tìm ra cách giải, giải đi giải lại, sưu tầm đề toán bằng Tiếng Anh. + Nhóm 3: Với nghị lực vượt + Kết quả: khó, sự kiên trì và kế hoạch tự - Được tham dự kì thi toán Quốc tế đoạt học bước đầu mang lại cho giải nhì. Trương Bá Tú kết quả gì? - Là người duy nhất có thể giao tiếp với bạn bè bằng Tiếng Anh. + Nhóm 4: Em học tập được + Liên hệ bản thân: những gì ở Trương Bá Tú? - Phải xác định mục đích học tập, có kế hoạch thực hiện mục đích đó. - Cách học tập tự giác, tích cực không xem nhẹ môn nào, tìm thêm tài liệu vận dụng những điều đã học vào thực tế. - Có ý thức tự học, kiên trì vượt khó. GV: Diễn giảng GV: Tấm gương của bạn Tú gợi cho em suy nghĩ về điều gì? + Gợi ý: sự chơi bời lêu lổng hay tinh thần nghị lực, vượt khó, kiên trì 2
  3. HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Từ tấm gương của bạn Tú, * - Yếu tố cần: Phải xác định cho mình em hãy cho biết để thành công một mục đích học tập đúng đắn. trong học tập yếu tố cần và đủ là - Yếu tố đủ: Phải có kế hoạch thực hiện gì? mục đích đó? HS: Quan sát các hình ảnh trên máy chiếu. GV: Nội dung lời nói của Bác đã * Vai trò của học sinh trong sự phát khẳng định điều gì? triển tương lai của đất nước. GV: Diễn giảng. Chuyển mục II. Nội dung bài học: 1. Mục đích học tập của học sinh. GV: Hãy khẳng định lại vai trò của học sinh? * Vai trò của học sinh: Là chủ nhân HS: Suy nghĩ, trả lời tương lai của đất nước. GV: Vậy với vai trò là chủ nhân * Mục đích học tập của học sinh: tương lai của đất nước thì mục - Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu đích học tập của học sinh là gì? ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. HS: Suy nghĩ, trả lời. - Trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động và lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. GV: Xác định mục đích trước mắt - HS trả lời. và mục đích lâu dài? GV: Chốt ý. GV: Liên hệ xem bản thân trong học tập đã có mục đích chưa? GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu. Yêu cầu HS rút ra nhận xét. GV: Vậy mục đích học tập đúng đắn là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Đưa ra bảng so sánh mục 3
  4. đích học tập đúng đắn và mục Mục đích học Mục đích học tập đích học tập không đúng đắn. tập đúng đắn không đúng đắn - Biết gắn lợi ích - Không biết gắn cá nhân với lợi lợi ích cá nhân với ích của gia đình lợi ích của gia và xã hội đình và xã hội - Phù hợp với xu - Không phù hợp thế phát triển của với xu thế phát xã hội. triển của xã hội. GV: Đưa ra bảng cụ thể hóa ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn với bản thân, gia đình, xã hội. HS: Quan sát trên máy chiếu, kết hợp với nghe GV diễn giảng. ? Từ việc phân biệt giữa mục đích 2. Ý nghĩa đúng đắn và không đúng đắn em - Chỉ có xác định đúng đắn mục đích hãy rút ra ý nghĩa của mụch đích học tập thì mới có thể học tập tốt. học tập không đúng đắn. * Trò chơi. GV: Tổ chức trò chơi để củng cố nội dung bài học. * Hoạt động 3: Bài tập * Bài tập: GV: Đưa bài tập lên máy chiếu. - Bài tập 1: trên máy chiếu. HS: Suy nghĩ, trả lời - Bài tập 2: trên máy chiếu. GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng. 4. Củng cố: ? Mục đích học tập của học sinh là gì? ? Ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn? - GV chốt lại kiến thức cơ bản. 5. Hướng dẫn: - Về nhà học nắm chắc những kiến thức cơ bản của tiết 1. - Nghiên cứu tiếp nội dung của tiết 2. 4