Giáo án dạy Tuần 31 - Lớp 4

doc 21 trang thienle22 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 31 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_31_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 31 - Lớp 4

  1. TUẦN 31: Thứ 2, ngày 08 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Thực hành (tiếp) I. Mục tiêu: - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. - Vẽ được hình theo yêu cầu bài tập. BTCL: 1. - Rèn tính chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - Thước dây cuộn, (hoặc đoạn dây có ghi mét). III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tiếp sức 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Cách vẽ đoạn thẳng thu nhỏ trên bản đồ. - GV nêu bài toán SGK/159. - GV gợi ý: + Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB theo cm: + Đổi: 20 m = 2000 cm + Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 (cm) - Yêu cầu HS vẽ vào vở đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm. - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em hãy ước lượng khoảng cách từ phòng học lớp em ra tới cổng trường. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Ăng – co Vát I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 1
  2. - Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm hiểu một công trình kiến trúc ở địa phương, một kì quan thế giới qua phim ảnh. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Nghe lời chim nói 2
  3. I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng chính tả, biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ. Làm đúng BT3. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố vui 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về bài thơ cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong bài thơ. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung bài thơ cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 3: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Nhà Nguyễn thành lập I. Mục tiêu: 3
  4. - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn. - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị (tăng cường lực lượng quân đội, xây dựng thành trì; ban hành Bộ luật Gia Long). - Nâng cao ý thức học tốt môn lịch sử dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Một số điều luật của Bộ luật Gia Long - Các hình minh họa trong SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi: - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Anh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn. - Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Anh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? - Từ năm 1802 – 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? - GV kết luận. Hoạt động 2: Những chính sách hà khắc của nhà Nguyễn. - GV phát phiếu thảo luận cặp đôi. + Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách để bảo vệ ngai vàng của vua. Đó là những chính sách gì? - GV giới thiệu thêm một số điều Bộ luật Gia Long. GV kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn. + Biết một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Với sự hỗ trợ của người thân, em hãy sưu tầm thêm một số thông tin hoặc tranh ảnh về Nguyễn Huệ - Quang Trung. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Trao đổi chất ở thực vật I. Mục tiêu: - Biết sự trao đổi chất của thực vật với môi trường. 4
  5. - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường; thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. - Thích khám phá thế giới xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK phóng to. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ô cửa bí mật 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì? - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được. - Gọi HS trình bày. - Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống? - Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì? Quá trình trên được gọi là gì? - Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật? - Kết luận. Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường - Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào? - Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào? - Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài. Hoạt động 3: Thực hành : vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. - Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn. - Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường. + Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sử dụng những kiến thức về nước, không khí và các chất khoáng của cây để chăm sóc các cây trồng ở nhà. ___ Thứ 3, ngày 09 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng 5
  6. Tiết 1: TOÁN Ôn tập về số tự nhiên I. Mục tiêu: - Biết dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó. - Đọc, viết số tự nhiên trong hệ thập phân. Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong 1 số cụ thể. BTCL: 1, 3a, 4. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Rung chuông vàng 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số. + Biết đọc, viết số tự nhiên trong hệ thập phân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Thêm trạng ngữ cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND ghi nhớ). - Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1- mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 6
  7. 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - Cho HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2, 3. - Yêu cầu lớp suy nghĩ, lần lượt thực hiện từng yêu cầu, phát biểu ý kiến. - Nhận xét lại, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi nào? - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu được thế nào là trạng ngữ. + Nhận diện được trạng ngữ trong câu. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Lắp ô tô tải (tiết 1) I. Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải. - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu 7
  8. - Cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của xe ô tô tải và đặc câu hỏi: + Xe ô tô tải có những bộ phận nào? - Kết luận. 4. Hoạt động thực hành: - Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: - GV hướng dẫn lắp xe ô tô tải theo quy trình trrong SGK. a) GV hướng dẫn chọn các chi tiết - Y/c HS chọn các chi tiết theo SGK. - Gọi HS lên chọn một vài chi tiết cần lắp xe ô tô tải. b) Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin - Lắp ca bin - Lắp thành sau thùng xe và trục bánh xe - HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK. c) Lắp ráp xe ô tô tải - GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (H.4 vào H.2) để hoàn thành xe ô tô tải như hình 1. d) Hướng dẫn HS tháo các chi tiết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe ô tô tải. Lắp được xe ô tô tải. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành lắp xe ô tô tải ở nhà. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Bảo vệ môi trường (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 8
  9. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin SGK) - Yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đó. - Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống? - Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận 4. Hoạt động thực hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. - Yêu cầu HS biểu lộ thái độ theo quy ước - GV mời một số HS giải thích lí do a / Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. b / Trồng cây gây rừng. c / Phân loại rác trước khi xử lí. d / Giết , mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt. đ / Làm ruộng bậc thang. e / Vứt xác súc vật ra đường. g / Dọn sạch rác thải trên đường phố. h / Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn thức ăn. GV kết luận, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. + Biết tham gia bảo vệ môi trường. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm hình ảnh liên quan đến việc bảo vệ môi trường. ___ Thứ 4, ngày 10 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Con chuồn chuồn nước I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Bồi dưỡng tâm hồn yêu thiên nhiên. 9
  10. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm các cảnh đẹp ở địa phương của em. ___ Tiết 3: TOÁN Ôn tập về số tự nhiên (tiếp) I. Mục tiêu: - So sánh được các số có đến 6 chữ số. 10
  11. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. BTCL: 1, 2, 3 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ô cửa bí mật 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Sắp xếp được 4 số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. + Biết so sánh được các số có đến 6 chữ số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu đựơc tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. - Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn; bước đầu biết thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ, biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét 11
  12. - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2. - Trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng ngữ. - Mời HS lên bảng gạch dưới bộ phận TrN trong câu, chốt lại lời giải đúng. - Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu ta cần làm gì? - Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được tác dụng, đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài vào phiếu bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 5, ngày 11 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật I. Mục tiêu: - Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, 2). - Quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được các từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). - Yêu thích các loài vật. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh, ảnh một số con vật. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đoán tên con vật? - Một em nói vài câu miêu tả về con vật mà mình thích. Bạn cùng chơi đoán xem đó là con gì? 12
  13. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1, 2: Hoạt động cặp đôi - Gọi 1 HS đọc bài 1 - Thảo luận cặp đôi bài tập 2 - Gọi các nhóm phát biểu. - Nhận xét lại, ghi bảng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Treo tranh ảnh một số con vật. - HD HS cách quan sát và tìm, ghi những từ ngữ miêu tả chính xác đặc điểm của các bộ phận đó. - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét lại, sửa từ cho HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật. + Tìm được các từ ngữ miêu tả thích hợp. IV. Hoạt động ứng dụng: - Quan sát một con vật mà em yêu thích, tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng bên ngoài và hành động của con vật. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về số tự nhiên (tiếp) I. Mục tiêu: - Ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9. - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. BTCL: 1, 2, 3 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. 13
  14. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 để giải các bài toán có liên quan. IV. Hoạt động ứng dụng: - Hoa đố Linh đoán đúng năm sinh của mình. Hoa nói: "Năm 2013 mình lớn hơn 8 tuổi và bé hơn 12 tuổi. Nếu lấy năm sinh của mình bớt đi 3 thì được một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5". Em hãy giúp Linh tìm năm sinh của Hoa. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu: - Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự được các số tự nhiên; nêu được hàng, lớp, giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong một số tự nhiên cụ thể. - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; thực hiện được các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên và vận dụng để giải bài toán có liên quan. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7, 8: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. 14
  15. - Tiêu chí: + Hiểu và làm đúng các bài tập cơ bản trong sách. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Ôn trạng ngữ chỉ nơi chốn I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Một số kỉ lục về loài vật; nắm được những thông tin cơ bản về các con vật được nêu trong bài. - Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n (hoặc tiếng có dấu hỏi/dấu ngã). Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa dân chủ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2, 3: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 4,5: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc cặp đôi - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Một số kỉ lục về loài vật. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Thứ 6, ngày 12 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước. 15
  16. - Biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn; bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn. - Biết chăm sóc và yêu quý các con vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, kết luận. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn. + Biết viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Quan sát một con gà trống và tìm những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con gà trống đó. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên. - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. Giải được các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ. BTCL: 1(dòng 1,2); 2; 4 (dòng 1); 5 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: 16
  17. Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 5: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên. + Giải được các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Ôn kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). - Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. - Phát huy trí tưởng tượng, tính thích mạo hiểm làm được nhiều việc có ích. II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện viết nói về du lịch hay thám hiểm. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. + Câu chuyện liên quan đến du lịch hay thám hiểm thể hiện như thế nào?Lấy ví dụ. 17
  18. + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình như thế nào? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Động vật cần gì để sống? I. Mục tiêu: - Biết những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật. - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. - Thêm yêu thích khoa học, thích khám phá xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 124 , 125 SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí, ánh sáng đối với đời sống động vật. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm thí nghiệm: Cây cần gì để sống? Lưu ý các nhóm làm việc theo thứ tự sau: - Đọc mục Quan sát SGK/124, xác định điều kiện sống của 5 con chuột. - Nêu nguyên tắc của thí nghiệm. 18
  19. - Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con, thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu HS trình bày. - GV nhận xét – kết luận Hoạt động 2: Những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm dựa vào câu hỏi SGK: + Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? Tại sao? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào? + Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường. - Yêu cầu HS kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng. GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật. IV. Hoạt động ứng dụng: - Trao đổi với người lớn về những yếu tố cần cho sự sống của động vật và vận dụng để chăm sóc vật nuôi ở nhà em. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Thành phố Đà Nẵng I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP Đà Nẵng: Vị trí ven biển đồng bằng duyên hải miền Trung. Đà Nẵng TP cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. Đà Nẵng trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. - Chỉ được TP Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). - Có ý thức tìm hiểu về quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ của hình 1 bài 20 - Một số ảnh cảnh thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm đường 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Đặc điểm về tự nhiên của thành phố Đà Nẵng. - GV treo lược đồ thành phố Đ. Nẵng yêu cầu HS quan sát chỉ thành phố Đà Nẵng và mô tả vị trí. - Em hãy nêu vị trí của thành phố Đà Nẵng? Đà Nẵng có cảng nào? - Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng? GV kết luận. 19
  20. Hoạt động 2: Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp. - Yêu cầu HS đọc SGK , thảo luận theo nhóm. - Em hãy kể tên các hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi đến nơi khác? - Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng ? GV kết luận. Hoạt động 3: Đà Nẵng – địa điểm du lịch. - Tìm trên hình 1 những địa điểm của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch; những điểm đó thường nằm ở đâu? - Đọc đoạn văn SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như: Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. - Tìm lí do khiến Đà Nẵng thu hút được khách du lịch. GV kết luận, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số đặc điểm chủ yếu của TP Đà Nẵng. Chỉ được TP Đà Nẵng trên bản đồ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về thành phố Đà Nẵng. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 30. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. 20
  21. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 31: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 30. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 08 tháng 04 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 21