Giáo án dạy Tuần 22 - Lớp 4

doc 20 trang thienle22 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 22 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_22_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 22 - Lớp 4

  1. TUẦN 22: Thứ 2, ngày 28 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố về khái niệm phân số. - Rút gọn được phân số. Quy đồng được mẫu số hai phân số. BTCL: 1, 2, 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. - Gọi học sinh lên bảng điền kết quả. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS trao đổi làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Biết rút gọn được phân số. + Quy đồng được mẫu số hai phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Sầu riêng I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Bài văn tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Có ý thức bảo vệ cây trồng. 1
  2. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Sầu riêng I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. 2
  3. - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích. Làm đúng BT3. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 3: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Trường học thời Hậu Lê I. Mục tiêu: - Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê: Đến thời Hậu Lê, giáo dục có quy cũ, chật chẽ, ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công 3
  4. còn có các trường tư 3 năm có một kì thi Hương, thi Hội, nội dung, học tập là Nho giáo, đặt tên Lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên người đỗ đạt cao vào bia đá - Kể lại được những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục chính sách khuyến học. - Coi trọng sự học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa bài học. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê - Cho HS thảo luận nhóm điền vào phiếu có các câu hỏi. + Nhà Hậu Lê đã tổ chức trường học như thế nào? + Dưới thời Hậu Lê, những ai được học trong trường Quốc Tử Giám? + Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì? + Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào? - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Yêu cầu HS mô tả tóm tắt tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê. - Kết luận nội dung đoạn 1. Hoạt động 2: Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ? - Kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Âm thanh trong cuộc sống I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: Âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, ). - Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh cả mình. - Hiểu được mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần âm thanh để giao tiếp 4
  5. II. Đồ dùng dạy học: - Vỏ chai nước ngọt hoặc cốc thủy tinh. - Hình minh họa trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống. - Yêu cầu HS quan sát theo nhóm các hình minh họa trang 86 và nêu vai trò của âm thanh thể hiện trong hình. - Gọi HS trình bày. Các nhóm khác theo dõi bổ sung. - Kết luận. - Yêu cầu HS kể những âm thanh thích và không thích. Lí do. - Kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Hoạt động 2: Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh - Em thích nghe bài hát nào ? Muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào? - Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì? - Hiện nay có những cách ghi âm nào? - Cho HS hát, ghi âm, bật lại cho lớp nghe. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống. + Biết vai trò của âm thanh trong cuộc sống. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những ứng dụng của âm thanh trong đời sống cho người thân nghe. ___ Thứ 3, ngày 29 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN So sánh hai phân số cùng mẫu số I. Mục tiêu: - Nhận biết một phân số bé hơn 1 hoặc lớn hơn 1. - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số. BTCL: 1, 2 (a,b) - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Hình vẽ như hình bài học SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 5
  6. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh hai phân số cùng mẫu số - Vẽ đoạn thẳng AB lên bảng. + Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB ? + Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB ? + Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD. + So sánh độ dài 2 AB và 3 AB. 5 5 + Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số 2 và 3 5 5 - Vậy muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số. + Nhận biết một phân số bé hơn 1 hoặc lớn hơn 1. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND ghi nhớ) - Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào ? (BT2). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 6
  7. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu câu kể Ai thế nào? - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: - Yêu cầu học sinh tự làm bài (HS yếu xác định CN, VN của 1 đến 2 câu). - HD chữa bài; nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3: - Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì? - Chủ ngữ nào là do 1 từ, chủ ngữ nào là do 1 cụm từ tạo thành? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Gọi HS đặt câu kể Ai thế nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? + Nhận biết được câu kể Ai thế nào? 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm và đọc các câu kể Ai thế nào?, xác định bộ phận CN trong câu cho người thân cùng chia sẻ. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Trồng cây rau, hoa (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. - Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật. II. Đồ dùng dạy học: 7
  8. - Cây con rau, hoa để trồng. - Túi bầu có chứa đầy đất. -Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ). III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con. - GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi: + Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn? + Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? - GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt. - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi : + Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ? + Tại sao phải đào hốc để trồng ? + Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ? - Cho HS nhắc lại cách trồng cây con. 4. Hoạt động thực hành: - GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu. Sau đó tiến hành trồng cây con). * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. Trồng được cây rau, hoa. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành trồng rau và hoa tại nhà giúp bố mẹ. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Lịch sự với mọi người (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. - Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. 8
  9. II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - Cho học sinh thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lý do: 1/ Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. 2/ Một ông lão xin ăn vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông ít gạo rồi quát” Thôi đi đi”. 3/ Lâm hay kéo tóc bạn nữ trong lớp. 4/ Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ. - Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự? 4. Hoạt động thực hành: a. Thi tập làm người lịch sự + Cả lớp chia làm 2 dãy, mỗi một lượt chơi mỗi dãy cử ra một đội gồm 4 học sinh. + Trong mỗi lượt chơi GV đưa ra một số lời gợi ý. + Nhiệm vụ mỗi đội chơi, xây dựng một tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự. + Sau các lượt chơi, dãy nào ghi được nhiều điểm hơn là dãy đó thắng cuộc. b. Tìm hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ, ca dao. - Em hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau đây như thế nào? 1/ Lời nói chẳng mất tiền mua./ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 2/ Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3/ Lời chào cao hơn mâm cỗ. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Yêu cầu đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết nêu ví dụ và ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè cho người thân nghe. ___ Thứ 4, ngày 30 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Chợ Tết 9
  10. I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được một vài câu thơ yêu thích. - Thêm tự hào về nền văn hóa của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: 10
  11. - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết viết phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - So sánh được hai phân số có cùng mẫu số. So sánh được một phân số với 1. BTCL: 1, 2, 3 (a, c) - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào phiếu bài tập. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó giải thích bài làm của mình. - Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết viết phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. + So sánh được hai phân số có cùng mẫu số và so sánh với 1. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những phân số bé hơn 1, lớn hơn 1 và phân số bằng 1 cho người thân của em nghe. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Cái đẹp I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4). - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. 11
  12. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. Từ điển Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi dùng từ, diễn đạt. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. + Biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học, biết một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm và kể tên một số môn thành ngữ có liên quan tới cái đẹp cho người thân nghe. ___ Thứ 5, ngày 31 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập quan sát cây cối I. Mục tiêu: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1) - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2). - Yêu thích loài cây, biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học: 12
  13. - Tranh, ảnh một số loài cây. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS đọc lại các bài văn trong SGK: Bãi ngô trang 30, Cây gạo trang 32, Sầu riêng trang 34 trao đổi, trả lời miệng các câu hỏi. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, bổ sung để có kết quả đúng. - Tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan? - Yêu cầu HS tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong từng bài. - Yêu cầu học sinh tìm hình ảnh so sánh. - Giáo viên nhận xét và kết luận. + Theo em, trong văn miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cái cây cụ thể? + Theo em, tả 1 loài cây và 1 cái cây có gì giống nhau? Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Giáo viên ghi nhanh các tiêu chí đánh giá trên bảng. + Cây đó có thật trong thực tế quan sát không? + Cái cây bạn quan sát có gì khác với các cây cùng loài? + Tình cảm của bạn đối với cây đó như thế nào? - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, sửa sai. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan. + Ghi lại được các ý quan sát về một cây theo một trình tự nhất định. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài 2 của mình cho người thân và bạn cùng nghe. ___ Tiết 2: TOÁN So sánh hai phân số khác mẫu số I. Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số khác mẫu số. - Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số. BTCL: 1, 2a - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Hai băng giấy kẻ vẽ như phần bài học trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 13
  14. 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh hai phân số khác mẫu số. - GV nêu ví dụ : Chia băng giấy một ra thành ba phần, băng hai ra thành bốn phần bằng nhau. Lấy đi 2 phần ở băng một, 3 phần ở băng 2. - So sánh phần gạch chéo ở mỗi băng giấy. Kết luận - Viết 2 và 1 dưới dạng phân số cùng mẫu số? 3 4 - Để so sánh hai phân số này, ta làm gì? - Rút ra cách so sánh hai phân số khác mẫu số? - GV nhận xét, chốt ý. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết so sánh hai phân số khác mẫu số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS tự làm vở và trao đổi cách làm. - Chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài với người thân của em. ___ Thứ 6, ngày 01 tháng 02 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) trong đoạn văn mẫu (BT1). - Viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2). - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Nâng cao ý thức học tốt môn TLV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Tranh minh hoạ một số loại cây ăn quả. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 14
  15. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS đọc đề bài - Gọi 2 HS đọc bài "Lá bàng" và "Cây sồi già" - Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ và trao đổi trong bàn để nêu lên cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý. - Nhận xét, sửa lỗi, tuyên dương những học sinh có ý kiến hay nhất. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài. + Em chọn bộ phận nào của cây (lá, thân, cành hay gốc cây) để tả. - Treo tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như (mít, xoài, mãng cầu, cam, chanh, bưởi, dừa, chuối, ) - Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu. - Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm. - Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có. - Nhận xét, tuyên dương một số HS viết bài tốt. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối. + Viết được đoạn văn ngắn tả bộ phận ở một cây mà em thích. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn của mình đã viết ở bài 2 cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số. - Củng cố về so sánh hai phân số. BTCL: 1 (a, b); 2 (a, b); 3 - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - HS lên bảng làm bài 15
  16. - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết so sánh hai phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Con vịt xấu xí I. Mục tiêu: - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. - Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện “Con vịt xấu xí” rõ ý chính, đúng diễn biến. - Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài. II. Đồ dùng dạy học: - 4 bức tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK phóng to. Ảnh thiên nga. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 16
  17. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Âm thanh trong cuộc sống (tiếp) I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ), gây mất tập trung trong công việc, học tập, - Một số biện pháp chống tiếng ồn: Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng. Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống. Bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồ, - Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh họa trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Làm nhạc cụ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn - Yêu cầu HS quan sát hình trang 88/ SGK và trả lời: + Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu? Nêu các tiếng ồn nơi bạn ở? - GV giúp HS phân loại tiếng ồn chính và để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - Yêu cầu HS đọc và quan sát hình trong SGK và tranh ảnh do các em sưu tầm được. 17
  18. - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo cặp đôi, trả lời các câu hỏi: + Tiếng ồn gây tác hại gì? Nêu các cách phòng chống tiếng ồn ở hình 4, h5? Có cách chống tiếng ồn nào khác mà em biết? - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Các việc nên, không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm về những việc các em nên làm, không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi công cộng. - Yêu cầu các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp. - GV nhận xét, góp ý. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được ví dụ về tác hại của tiếng ồn và biện pháp chống tiếng ồn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tuyên truyền cho mọi người quanh em cùng biết tác hại và cách hạn chế tiếng ồn. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB: Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng và chế biến thủy sản, chế biến lương thực. - Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bảng thống kê, bản đồ. - Thêm yêu mến, tự hào về đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. - GV treo tranh, yêu cầu HS dựa vào SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Hãy nêu lên những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây. - Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước. - Yêu cầu các nhóm đọc tài liệu SGK và thể hiện quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu. - Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ. 18
  19. - GV nhận xét, sữa chữa hoàn thiện sơ đồ đúng cho HS. Hoạt động 2: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: + Đặc điểm mạng lưới sông ngòi, có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân Nam Bộ? - GV kết luận chung và GDBVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về một số hoạt động sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 22. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ 19
  20. - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 23: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 22. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 28 tháng 01 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 20