Giáo án dạy Tuần 17 - Lớp 4

doc 21 trang thienle22 6030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 17 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_17_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 17 - Lớp 4

  1. TUẦN 17: Thứ 2, ngày 17 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết chia cho số có ba chữ số. - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. BTCL: 1a, 2. GT: 1b; 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự tính và ghi vào vở bài tập. - Lần lượt gọi HS nêu cách tính từng phép tính. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số, chia cho số có ba chữ số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Rất nhiều mặt trăng I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất đáng yêu. - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Nâng cao trí tưởng tượng của tuổi thơ. II. Đồ dùng dạy học: 1
  2. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Mùa đông trên rẻo cao I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. 2
  3. - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT2 a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2a: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Gọi các nhóm bổ sung. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. - Giáo dục HS biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Ôn tập I. Mục tiêu: 3
  4. - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc, hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần. - Nhớ được các giai đoạn lịch sử gắn liền với các nhân vật lịch sử. - Tự hào, trân trọng truyền thống yêu nước của ông cha ta. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 – 1 009) - GV treo bảng thời gian. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. - Buổi đầu độc lập của nước ta gắn với các triều đại nào ? - Thời kì này nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước? - Em hãy trình bày sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 938 – năm 979? Hoạt động 2: Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226). - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào? - Trong thời gian này có các sự kiện lịch sử gì? - Trong thời gian nhà Lý trị vì, đất nước ta như thế nào? - Trận chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai diễn ra ở đâu? Do ai chỉ huy? Kết quả thế nào? Hoạt động 3: Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400) - Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần? - Em hãy nêu những chi tiết chứng tỏ nhà Trần rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước? - Nguyên nhân nào ta đã đánh thắng quân Mông – Nguyên hùng mạnh? - GV nhận xét – Chốt ý * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết hệ thống được những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII. + Nhớ được các giai đoạn lịch sử gắn liền với các nhân vật lịch sử. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC 4
  5. Ôn tập học kì I I. Mục tiêu: - Ôn tập các kiến thức: + Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về: tháp dinh dưỡng cân đối. - GV chia nhóm, phát hình vẽ “ tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. - Gọi các nhóm trình bày sản phẩm. Đánh giá các sản phẩm của các nhóm. - GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi ở trang 69 SGK và yêu cầu đại diện nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Củng cố vai trò của nước và không khí - GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề. - Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm. - GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm. - GV cho cả lớp tham quan khu triễn lãm của từng nhóm. - GV đánh giá nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết được tháp dinh dưỡng cân đối và vai trò của nước, không khí. IV. Hoạt động ứng dụng: - GDHS: Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. ___ 5
  6. Thứ 3, ngày 18 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết đọc thông tin trên biểu đồ. - Thực hiện được phép nhân, phép chia. BTCL: bài 1 bảng 1 (3 cột đầu), bảng 2 (3 cột đầu); bài 4 (a,b). - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết đọc thông tin trên biểu đồ. + Thực hiện được phép nhân, phép chia. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? (nội dung ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III) viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 6
  7. 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét Bài tập 1, 2 : - GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu. - GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi, phân tích tiếp những câu còn lại. - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể. - Nhận xét phần HS đặt câu và kết luận câu hỏi đúng. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? + Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi dùng từ, đặt câu IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm và đọc các câu kể Ai là gì? cho người thân cùng chia sẻ. ___ * Buổi chiều: Tiết 2: KĨ THUẬT Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3) I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu. 7
  8. - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. - Rèn luyện đôi tay khéo léo, óc thẩm mĩ. II. Đồ dùng dạy học: + Hai mảnh vải giống nhau : 20cm x 30cm + Len, chỉ khâu . + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn . III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: * Nhắc lại thao tác kỹ thuật : - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa, thêu móc xích. - HS nhắc lại các thao tác thêu đã học. * Thực hành thêu : - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành và nêu yêu cầu thực hành. - HS thực hành đo, cắt vải và gấp khâu hai bên đường nẹp. - Thực hành trên vải. - HS nộp sản phẩm. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành khâu hoặc thêu một sản phảm bất kì mà em ưa thích. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Yêu lao động (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được ý nghĩa của lao động. - Nêu được ích lợi của lao động; tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở truờng, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện chây lười lao động, có ý thức tự mình tham gia lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 8
  9. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi – a” GV đọc lần thứ nhất - Y/c 1 em đọc -Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi ở sách - Đại diện các nhóm trình bày, lớp trao đổi tranh luận. GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc đều sản phẩm của người lao động, lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn 4. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, người lao động. Bài tập 2: Đóng vai - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận - Lớp thảo luận các câu hỏi. - Cách xử lí trong mỗi tình huống có phù hợp không? Vì sao? - Nhận xét ứng xử trong mỗi tình huống? - Các nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống - Một số nhóm lên diễn kịch GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết được ý nghĩa của lao động. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về tinh thần lao động. ___ Thứ 4, ngày 19 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP ĐỌC Rất nhiều mặt trăng (tiếp) I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ. II. Đồ dùng dạy học: 9
  10. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Dấu hiệu chia hết cho 2 I. Mục tiêu: - Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Biết số chẵn và số lẻ. - Rèn kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. BTCL:1,2 10
  11. - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 2. - Yêu cầu HS cho một số ví dụ về chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. - Cho HS thảo luận nhóm tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2. - Cho HS so sánh đối chiếu và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2 - Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Hoạt động 2: Số chẵn, số lẻ - GV nêu : “Các số chia hết cho 2 là số chẵn”. Cho HS nêu ví dụ về số chẵn. - Thế nào là số chẵn? - GV cho lớp thảo luận và rút ra kết luận về các số lẻ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết được dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Biết số chẵn và số lẻ. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó giải thích bài làm của mình. - GV nhận xét Bài 2: Hoạt động cá nhân - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những dấu hiệu chia hết cho 2 cùng bạn và người thân. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu: - Nắm được kiến thức cơ bản của để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (nội dung ghi nhớ). - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. 11
  12. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ - HS đọc đoạn văn. Yêu cầu HS tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. - Yêu cầu HS xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được. - Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của vị ngữ? - Yêu cầu HS cho biết vị ngữ trong các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành? - Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường làm gì? Vị ngữ là từ ngữ nào tạo thành? - Chốt ý Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí:+ Nhận biết được vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?và biết vị ngữ do từ ngữ nào tạo thành. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài, GV khuyến khích HS viết thành đoạn văn vì trong tranh chỉ hoạt động của các bạn HS trong giờ ra chơi. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi dùng từ, diễn đạt. IV. Hoạt động ứng dụng: - Trao đổi với bạn về những bộ phận trong câu kể “Ai là gì?”. ___ Thứ 5, ngày 20 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: 12
  13. - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (nội dung ghi nhớ). - Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2). - Nâng cao ý thức học tốt môn TLV. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc bài Cái cối tân (trang 143, 144, SGK). Yêu cầu HS theo dõi trao đổi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một đoạn. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào? + Nhờ đâu em nhận biết được đoạn văn có mấy đoạn. Hoạt động 2: Ghi nhớ - HS đọc nội dung phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nắm được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. + Biết hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn của mình cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Dấu hiệu chia hết cho 5 I. Mục tiêu: - Biết dấu hiệu chia hết cho 5. 13
  14. - Rèn kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5, biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. BTCL: 1, 4. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 - Cho mỗi HS tự tìm ra một vài số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 - Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5. - GV cho HS quan sát và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 5 . - GV cho HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết dấu hiệu chia hết cho 5. + Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS tự làm vở và trao đổi cách làm. - Chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2b: Hoạt động cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn luyện tuần 17 I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, phép chia cho số có đến ba chữ số, vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia và giải toán có lời văn. - Nhận biết được dấu hiệu số chia hết cho 2, chia hết cho 5 và vận dụng giải các bài toán có liên quan. - Đọc đúng thông tin trên biểu đồ hình cột. 14
  15. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép nhân, phép chia cho số có đến ba chữ số. + Nhận biết được dấu hiệu số chia hết cho 2, chia hết cho 5. +Tìm thành phần chưa biết của phép nhân, chia và giải toán có lời văn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu lại cách thực hiện nhân số có 3 chữ số và dấu hiệu chia hết cho 2; 5. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Ôn luyện tuần 17 I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Hoa anh đào. Hiểu được vẻ đẹp của hoa anh đào và ý nghĩa của hoa anh đào với cuộc sống người Nhật Bản. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n (hoặc tiếng có vần ât/âc). - Đặt được câu kể Ai làm gì? - Viết được đoạn văn tả một đồ vật mà em thích. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói cho nhau nghe về vẻ đẹp của loài hoa anh đào trong sách. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2, 3, 4: Hoạt động cá nhân 15
  16. - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Hoa anh đào. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em cần hỏi đường đến rạp chiếu phim, em sẽ hỏi thế nào nếu người em định hỏi là một bác lớn tuổi? ___ Thứ 6, ngày 21 tháng 12 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1). - Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3). - Có thái độ thích tìm tòi khi học môn văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS trao đổi và thực hiện yêu cầu. - Gọi HS trình bày và nhận xét. Sau mỗi phần GV kết luận, chốt lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu và gợi ý. - Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài, chú ý nhắc HS - Gọi HS trình bày. GV sữa lỗi dùng từ, diễn đạt những HS viết tốt. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý - Nhắc HS lưu ý chỉ viết một đoạn tả bên trong chiếc cặp - Nhận xét. * Đánh giá: 16
  17. - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả. + Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách. IV. Hoạt động ứng dụng: - Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. BTCL: 1, 2, 3. - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - HS thảo luận cặp đôi và trình bày. - Nhận xét. Bài 3: Hoạt động nhóm - HS thảo luận làm bài vào bảng nhóm. - HS trình bày. - Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5. ___ 17
  18. Tiết 4: KỂ CHUYỆN Một phát minh nho nhỏ I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK) bước đầu kể lại được câu chuyện “Một phát minh nho nhỏ” rõ ý chính, đúng diễn biến. - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Chăm chú nghe cô, bạn kể câu chuyện và tự kể lại câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trang 167/SGK phóng to. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Kể lại chuyện cho người thân nghe. ___ 18
  19. * Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC Kiểm tra định kì cuối học kì I ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Ôn tập cuối học kì I I. Mục tiêu: - Hệ thống những kiến thức đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. - Xác định được vị trí các vùng địa lí : dãy Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc Bộ - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. Chuẩn bị các lá thăm có ghi các địa danh,HS lên bốc lá thăm nào thì sẽ chỉ địa danh đó trên bản đồ. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghề thủ công truyền thống và khai thác * Nghề thủ công truyền thống : - GV cho HS quan sát tranh ảnh, yêu cầu thảo luận nhóm: - Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? - Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì? - GV chốt ý. * Khai thác khoáng sản. - GV cho HS quan sát tranh. - Nêu một số khoáng sản có ở HLS? - Hiện nay, ở vùng núi HLS có khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? Vì sao? - Vì sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý? - GV chốt ý, giáo dục BVMT. Hoạt động 2: Đồng bằng Bắc Bộ - Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?) Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? - Làng Việt cổ có đặc điểm như thế nào ? 19
  20. - Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào ? - GV cho HS trình bày ý kiến của nhóm. - GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết hệ thống những kiến thức đặc điểm tiêu biểu của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 17. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: -Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. 3. Phương hướng tuần 18: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 17. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán, đọc viết. - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp. - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 17 tháng 12 năm 2018 20
  21. PHT Trần Thị Mỹ Dạ 21