Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 19

doc 19 trang thienle22 5850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_19.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 19

  1. TUẦN 19 Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019 TẬP ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1 I. Mục tiêu - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). - Hiểu được tâm trạng day dứt, tăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. - Học sinh khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật II. Hoạt động dạy-học: A. Hoạt động cơ bản * Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi : -Giáo viên giới thiệu bài học : Người công dân số 1. * Hình thành kiến thức: 1. Luyện đọc. Việc 1: Nghe đọc bài. - 1 HS đọc bài Người công dân số 1. - Các bạn khác theo dõi, đọc thầm. - Thảo luận nhóm để chia đoạn bài văn. Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. - Cá nhân tự tìm hiểu các từ ngữ và lời giải nghĩa. - Không nhìn vào lời giải thích, N2 nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó. Bạn hiểu “nghị định ” có nghĩa là như thế nào ? Đốc học ýchỉ ai ? - Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu. Việc 3: Cùng luyện đọc. - Tìm và đọc trong bài các câu có các từ ngữ cần nhấn giọng. VD: sao lại thôi,vào Sài Gòn làm gì? Sao lại không? Không bao giờ, - Thảo luận trong nhóm cách đọc từng nhân vật, từng đoạn. VD: Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình; Giọng anh Thành: chậm rãi, sâu lắng. - Luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm: - 1 nhóm đọc to trước lớp. 2. Tìm hiểu bài. Việc 1: Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK . Việc 2:Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. Việc 3: Nhóm TL , tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. - Với câu hỏi 4 : GV đi về các nhóm để gợi ý, giúp đỡ HS - GV chia sẻ thêm về ý nghĩa của vở kịch. 3. Luyện đọc lại :
  2. Việc 1:Cá nhân tự đọc lại bài và tìm giọng đọc của từng nhân vật. Việc 2: Chia sẻ cách đọc với bạn trong nhóm . Việc 3: Trong nhóm phân vai luyện đọc lại vở kịch. Việc 3: Đại diện 1-2 nhóm thi đọc trước lớp. B. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ với người thân về nội dung , ý nghĩa của vở kịch. Toán: DIỆN TÍCH HÌNH THANG I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan. - Giáo dục các em yêu thích học toán. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 1. Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình thang Việc 1: cá nhân lấy một trong hai hình thang đã chuẩn bị, đặt tên hinh,vẽ một đường cao lên hình thang, cắt và ghép hai mảnh thành một hình tam giác. So sánh diện tích hình thang còn lại và diện tích hình tam giác rồi rút ra công thức tính diện tích hình thang. Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. Việc 2: Nói cho bạn nghe về kết quả của mình Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. - GV tưong tác với học sinh ( Dũng, Long, Triệu Vy) về quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. B. Hoạt động thực hành Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vở bài 1a,2a * Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 1b,2b SGK Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
  3. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. Đạo đức: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê huơng. - GD HS tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: HĐ văn nghệ: Hát các bài hát về chủ đề quê hương. 2. Tìm hiểu chuyện : Cây đa làng em Việc 1: Cá nhân đọc truyện: Cây đa làng em Việc 2: HS thảo luận nhóm đôi. - Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? - Hà đã gắn bó với cây đa như thế nào? - bạn Hà đã góp tiền để làm gì? - Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương? - Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì? Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. Làm bài tập SGK Việc 1: Gọi HS đọc y/c bài. Việc 2: HS thảo luận nhóm 2 bài tập 1 Việc 3: Gọi đại diện các nhóm trình bày. GVKL: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương Việc 3: Gọi HS đọc ghi nhớ. Chia sẻ nội dung ghi nhớ trong nhóm của mình. 4. Liên hệ thực tế Việc 1: HS trao đổi theo gợi ý của phiếu học tập - Bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình? - Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ? Việc 3: Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GVKL và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể.
  4. C. Hoạt động ứng dụng : Chia sẻ nội dung bài học với người thân trong gđ. Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2018 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Tính diện tích hình thang. - Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh. II. Hoạt động học: A. Hoạt động thực hành 1. Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 3. Thực hành: Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vở nháp bài 1; vào vở bài 3a. - GV tưong tác với học sinh về cách tính diện tích của hình thang. * Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 2,3b SGK Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. B . Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về cách tính diện tích của hình thang. Luyện từ và câu: CÂU GHÉP I. Mục tiêu: - Nắm sơ lược khái niệm câu ghép do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các về câu khác. - Nhận biết được câu ghép, xác định được các về trong câu ghép (BT1),thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép ( BT3). + Thực hiện được bài tập 2: trả lời câu hỏi, giải thích lí do. II. Hoạt động học:
  5. A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. 2. Tìm hiểu về câu ghép: Việc 1: Cá nhân đọc đoạn văn ở phần nhận xét. Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển bạn trong nhóm thảo luận các câu hỏi sau: 1. Đánh số thứ tự vào vị trí đầu mỗi câu, tìm bộ phận CN–VN trong từng câu. 2. Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn, câu ghép. 3. Có thể tách mỗi vế câu trong câu ghép trên thành câu đơn được không? Vì sao? Việc 3: GV đến từng nhóm tương tác với HS. Giúp đỡ khi cần thiết: Việc 4: HĐTQ điều khiển các nhóm trình bày trước lớp. Việc 5: GV nhận xét và hướng HS rút ra ghi nhớ. 3. Ghi nhớ: Cá nhân HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, tìm ví dụ chai sẻ trong nhóm. B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định các vế câu trong từng câu ghép Việc 1: Mỗi bạn tự làm bài vào vở bài tập. Việc 2: Cả nhóm kiểm tra lẫn nhau và trao đổi với các nhóm khác. Việc 3: Báo cáo với cô giáo. Nhận xét, chốt bài làm đúng. Bài 2: Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài 1 thành câu đơn được không? Vì sao? Việc 1: Mỗi bạn tự viết vào giấy nháp. Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển bạn chia sẻ ý kiến. Việc 3: HĐTQ tổ chức các nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV kết hợp nhận xét kết quả của các nhóm, giải đáp: không tách được vì 2 vế câu ghép có liên quan nhau. Bài 3: Thêm một vế vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Việc 1: Mỗi bạn tự làm bài vào vở. Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các bạn đặt câu dưới hình thức trò chơi “xì điện”. GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh. C. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân về câu ghép. Chính tả: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I. Mục tiêu - Viết đúng bài chính tả,trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Làm được bài tập 2, bài tập 3a,b. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. * Hướng dẫn nghe - viết:
  6. 1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết. - Bài văn cho em biết điều gì ? (Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam .) Việc 1: Cá nhân tự đọc thầm đoạn viết để trả lời. Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh. Việc 3: Trao đổi trong nhóm để chốt lại kết quả. 2. Hướng dẫn viết từ khó. Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài và tìm các từ viết khó, hay sai , những chữ cần viết hoa ở trong bài. ( Chài lưới,khảng khái, Long An, Nam Kì, ) Việc 2: Thảo luận trong nhóm và viết các từ đó ra nháp. Việc 3: Nhóm trưởng hướng dẫn trong nhóm cách trình bày. B. Hoạt động thực hành: Việc 1. Viết chính tả: - GV đọc bài - HS nghe - Viết bài vào vở. Việc 2. Dò bài: - Cá nhân dò bài của mình. - Nhóm 2 đổi vở, dò bài lẫn nhau. Việc 3. Làm bài tập chính tả: Bài 2: HS làm bài vào vở. - Cá nhân đọc bài và làm vào vở . - Chia sẻ bài làm trong nhóm - Chia sẻ kết quả trước lớp Bài 3: HS làm vào vở. - Cá nhân đọc bài và làm vào vở. - Nhóm đôi đổi vở kiểm tra. - Trao đổi kết quả trong nhóm. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Hai em đọc lại mẫu chuyện vui và câu đố sau khi đã hoàn chỉnh bài. C.Hoạt động ứng dụng - HS Luyện viết lại những từ còn sai. Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2018 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang. - Giải toán có liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm - Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
  7. II. Hoạt động học: A. Hoạt động thực hành 1. Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 3. Thực hành: Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vở nháp bài 1, ; vào vở bài 2. - GV tưong tác với học sinh về cách tính diện tích hình thang. * Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. B . Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về cách tính diện tích hình tam giác, hình thang. Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1 ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu - Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả. - Hiểu nội dung ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. - Học sinh khá giỏi biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch thể hiện tính cách của từng nhân vật. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản * Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi: Hộp thư kì diệu . * Hình thành kiến thức: 1. Luyện đọc. Việc 1: Nghe đọc bài. - 1 HS đọc bài Người công dân số 1. - Các bạn khác theo dõi, đọc thầm. - Thảo luận nhóm để chia đoạn bài thơ. Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. - Cá nhân tự tìm hiểu các từ ngữ và lời giải nghĩa. - Không nhìn vào lời giải thích, N2 nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó ? - Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu. Việc 3: Cùng luyện đọc.
  8. - Tìm và đọc trong bài các câu có các từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt nghĩ. ( Đọc đúng tên riêng: La- tút- sơ Tơ- rê- vin, A-lê-hấp .) - Thảo luận trong nhóm cách đọc từng nhân vật, từng đoạn. - Luyện đọc nối tiếp trong nhóm: - 1 nhóm đọc to trước lớp. 2. Tìm hiểu bài. Việc 1: Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK . Việc 2:Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. Việc 3: Nhóm TL , tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. - Với câu hỏi: “Người công dân số 1” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?( Là Nguyễn Tất Thành vì ý thức công dân được thức tỉnh rất sớm ở Người, với ý thức đó NTT đã ra đi tìm con đường cứu nước ) GV đi về các nhóm để gợi ý, giúp đỡ HS - GV chia sẻ thêm về nội dung, ý nghĩa của vở kịch. 3. Luyện đọc lại : Việc 1:Cá nhân tự đọc lại bài và tìm giọng đọc của từng nhân vật. Việc 2: Chia sẻ cách đọc với bạn trong nhóm . Việc 3: Trong nhóm phân vai luyện đọc lại vở kịch. Việc 3: Đại diện 1-2 nhóm thi đọc trước lớp. B. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ với người thân về nội dung, ý nghĩa của vở kịch. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1). - Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 1 trong 4 đề ở BT2. II. Hoạt động học: A. Hoạt động thực hành: 1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. 2. GV nêu bài học và mục tiêu bài học. 3. Luyện tập. Bài 1: Dưới đây là hai đoạn mở đầu bài văn tả người. Theo em cách mở bài ở trong 2 đoạn này có gì khác nhau? Việc 1: Cá nhân đọc thầm đoạn văn và thực hiện các yêu cầu vào vở bài tập in. Việc 2: Cá nhân chia sẻ với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ bài làm trong nhóm, trước lớp. Việc 4: Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo kết quả với cô giáo. GV bài chốt: Cách mở bài của 2 đoạn này có gì khác nhau? - Mở bài trực tiếp giới thiệu trực tiếp người định tả là người thân trong gia đình. - Mở gián tiếp giới thiệu hoàn cảnh nhìn thấy bác nông dân sau đó mới giới thiệu người định tả là bác nông dân đang cày ruộng. Bài 2: Viết 2 đoạn mở bài theo hai cách đã biết cho 2 trong 4 đề sau:
  9. - Tả một người thân trong gia đình. - Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em. - Tả một ca sĩ đang biểu diễn. - Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. Việc 1: Cá nhân chọn viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách đã biết cho 1 trong 4 đề bài trên vào vở. Việc 2: Cá nhân chia sẻ với bạn bên cạnh để bổ sung cho đầy đủ. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ bài làm trong nhóm. Các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung. Việc 4: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ 2 đoạn mở bài trước lớp. BHT tổng hợp ý kiến và báo cáo kết quả với cô giáo. GV kết luận: Mở bài trực tiếp là em giới thiệu luôn tên, quan hệ, tình cảm của em với người định tả. Mở bài gián tiếp là em giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện hoặc những mối quan hệ của em với người ấy. B. Hoạt động ứng dụng. Chia sẻ 2 đoạn mở bài mà em đã viết với người thân. Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018 Toán: HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn. - Sử dụng com pa để vẽ hình tròn. - Giáo dục các em yêu thích học toán. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 1. Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành biểu tượng về hình tròn, đường tròn, nhận biết một số đặc điểm của bán kính, đường kính của hình tròn. Việc 1: cá nhân quan sát hình tròn, dùng com pa vẽ một hình tròn, đặt tên hình vừa vẽ. Vẽ bán kính, đường kính của hình tròn; phân biệt tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Việc 2: Nói cho bạn nghe về kết quả của mình Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
  10. - GV tưong tác với học sinh về đặc điểm của hình tròn, bán kính, đường kính. B. Hoạt động thực hành Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vở nháp bài 1; vào vở bài 2 * Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về các đặc điểm của hình tròn. Luyện từ và câu: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP I. Mục tiêu: - Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (quan hệ từ hoặc từ hộ ứng) và nối trực tiếp (không dùng từ nối). - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT1, mục 3); viết được đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 3. II. Hoạt động học: A. Hoạt động thực hành: 1. Khởi động: HĐTQ tổ chức các bạn nêu nối tiếp thế nào là câu ghép, nêu ví dụ. 2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu ghép: Việc 1: Cá nhân đọc và tự làm 2 bài tập ở phần nhận xét. Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển bạn trong nhóm chia sẻ, thống nhất ý kiến: 1. Dùng bút chì gạch chéo tách 2 vế câu ghép, gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. 2. Em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? Việc 3: GV đến từng nhóm tương tác với HS. Giúp đỡ khi cần thiết: - VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn/ : / hôm nay tôi đi học - Có hai cách nối các vế câu ghép dùng từ nối và dùng dấu câu. Việc 4: HĐTQ điều khiển các nhóm trình bày trước lớp. Việc 5: GV nhận xét và hướng HS rút ra ghi nhớ. 3. Ghi nhớ: Cá nhân HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, tìm ví dụ chai sẻ trong nhóm. B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định các vế câu trong từng câu ghép Việc 1: Mỗi bạn tự làm bài vào vở bài tập. - GV tương tác nhắc nhở HS chú ý đến 2 yêu cầu của bài tập tìm câu ghép trong đoạn văn, nói cách liên kết giữa các vế câu trong từng câu ghép.
  11. Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển bạn chia sẻ ý kiến. Việc 3: Báo cáo với cô giáo. Nhận xét, chốt bài làm đúng. Bài 2: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào? Việc 1: Mỗi bạn tự viết vào vở bài tập in. Việc 2: Cá nhân đọc đoạn văn trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, sửa sai. GV đến các nhóm nhận xét, tuyên dương những đoạn văn đúng, hay. Việc 3: Một số HS đọc đoạn văn hay trước lớp. B. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ bài học với người thân. Chuẩn bị bài: “MRVT: Công dân”. Kể chuyện: CHIẾC ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu: - Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. II. Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi. 2. GV nêu bài học và mục tiêu bài học. 3. Kể chuyện: Nghe giáo viên kể mẫu. - GV kể lần lượt nội dung câu chuyện. - GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa. B. Hoạt động thực hành: a/ Kể chuyện Việc 1: Cá nhân dựa vào tranh minh họa và lời gợi ý cho mỗi hình để kể lại từng đoạn câu chuyện. Việc 2: HS kể nối tiếp các đoạn cho nhau nghe theo nhóm 2. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn kể nối tiếp đoạn trong nhóm, trước lớp - Các nhóm khác nhận xét. Việc 4: BHT tổ chức cho đại diện các nhóm thi kể toàn chuyện trước lớp. Các nhóm nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. Việc 5: BHT báo cáo kết quả với cô giáo. b/Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện. Việc 1: Cá nhân viết ý nghĩa của câu chuyện vào vở nháp. Việc 2: Hai bạn cùng chia sẻ ý nghĩa câu chuyện.
  12. Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định các bạn nêu ý nghĩa câu chuyện. Việc 4: Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo. - GV tương tác với HS: - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục mọi người để tương lai đất nước tốt đẹp hơn. C. Hoạt động ứng dụng: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2018 Toán: CHU VI HÌNH TRÒN I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. - Giáo dục các em yêu thích học toán. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 1. Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 3. Giới thiệu chu vi hình tròn, quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. Việc 1: cá nhân quan sát, nhận biết độ dài của một đường tròn là chu vi của hình tròn đó. Đọc phần giới thiệu trong SGK nêu cách tính chu vi hình tròn. Việc 2: Nói cho bạn nghe về kết quả của mình Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. - GV tưong tác với học sinh về cách tính chu vi hình tròn. B. Hoạt động thực hành Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vở nháp bài 1a,b; 2c; vào vở bài 3 * Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 2a,b SGK Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. C. Hoạt động ứng dụng:
  13. - Chia sẻ với người thân về cách tính chu vi hình tròn. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng ) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1). - Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2. - HS khá, giỏi làm được BT3 (tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài). II. Hoạt động học: A. Hoạt động thực hành: 1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. 2. GV nêu bài học và mục tiêu bài học. 3. Luyện tập. Bài 1: Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết 2 cách kết bài ở trong 2 đoạn này có gì khác nhau? Việc 1: Cá nhân đọc thầm đoạn văn và thực hiện các yêu cầu vào vở bài tập in. Việc 2: Cá nhân chia sẻ với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ bài làm trong nhóm. Việc 4: BHT điều hành các nhóm chia sẻ sự khác nhau trong 2 cách kết bài trên. Việc 5: BHT tổng hợp ý kiến và báo cáo kết quả với cô giáo. GV bài chốt: Cách kết bài của 2 đoạn này có gì khác nhau? Kết bài b khác kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn có suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân. Bài 2: Viết 2 đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho 1 trong 4 đề sau: - Tả một người thân trong gia đình. - Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em. - Tả một ca sĩ đang biểu diễn. - Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. GV lưu ý: HS khá, giỏi có thể tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài. Việc 1: Cá nhân chọn viết 2 đoạn kết bài theo 2 cách đã biết cho 1 trong 4 đề bài trên vào vở. Việc 2: Cá nhân chia sẻ với bạn bên cạnh để bổ sung cho đầy đủ. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ bài làm trong nhóm. Các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung. Việc 4: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ 2 đoạn mở bài trước lớp. BHT tổng hợp ý kiến và báo cáo kết quả với cô giáo. B. Hoạt động ứng dụng. Chia sẻ 2 đoạn kết bài mà em đã viết với người thân. Sinh hoạt-HĐNG: Phần I: HĐNG: CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM CỦA EM VỚI CỘNG ĐỒNG HĐ1: Trò chơi : Đi tìm địa danh Việt Nam
  14. HĐ2: Tra cứu: Các hoạt động xã hội ở địa phương I. Mục tiêu: - HS hiểu được ý nghĩa của trò chơi. - HS biết được các địa danh trên đất nước Việt nam. - GD học sinh về tình yêu quê hương đất, con người Việt Nam. Say mê tìm hiểu khám phá các địa danh mình chưa biết trên đất nước VN. - Biết được các hoạt động xã hội ở địa phương mình và hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các hoạt động đó. II. Chuẩn bị Sách sống đẹp- lớp 5. NXB Giáo dục VN III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học HĐ1: Trò chơi : Đi tìm địa danh Việt Nam a. Tìm hiểu cách chơi và luật chơi + Gọi HS đọc nội dung SGK trang 5 Thảo luận nhóm về các địa danh trên đất nước ta. b. Tổ chức trò chơi CTTQ điều hành lớp chơi theo nhóm c. Trao đổi sau trò chơi: - Em cảm thấy trò chơi ntn? Liên hệ: - Quê hương em ở đâu? HS kể HĐ2: Tra cứu: Các hoạt động xã hội ở địa phương HS đọc bài tập sgk – suy nghĩ làm vào vở GV hướng dẫn cách làm cho một số em làm chậm. GV đặt câu hỏi để rút ra phần bài học, yêu cầu một số em nhắc lại phần bài học. * Liên hệ: - Nêu các hoạt động của địa phương mình.
  15. - Em đã thể hiện trách nhiệm của mình như thế nào đối với các hoạt động xã hội ở địa phương mình? Phần II: Sinh hoạt: NHẬN XÉT TUẦN I. Mục tiêu: - Nhận xét hoạt động tuần 19 để HS thấy được những ưu điểm, khuyết điểm: -Triển khai kế hoạch tuần 20. - Giáo dục HS ý thức tự giác trong các hoạt động tập thể. II . NỘI DUNG SINH HOẠT CTHĐTQ lên đánh giá hoạt động của lớp trong tuần Các nhóm tự nhận xét trong nhóm mình về các mặt GV chủ nhiệm nhận xét chung về các mặt Đạo đức : Đa số các em ngoan , chăm chỉ biết nghe lời cô . Tự giác trong các mặt học tâp cũng như sinh hoạt . Bên cạnh đó vẫn còn một vài em hay nói chuyện riêng trong giờ học như : Tiến Đạt,Xuân Toàn, Cát Tường Học tập : Có nhiều tiến bộ so với tuần qua , ý thức học tập ở các môn học được đi lên , học và làm bài ở nhà tương đối đấy đủ , rèn chữ , giữ vở khá sạch sẽ . Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chữ xấu , cẩu thả như: Thiên Phú, Hồng Nam, Nam Khánh Các mặt khác : Vệ sinh cá nhân, trường lớp tương đối sạch sẽ , tham gia các mặt khác tự giác, có ý thức khá tốt II) Phương hướng tuần tới. - Nâng cao chất lượng học tập. - Thực hiện tốt về tư cách HS. - Sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi nghiêm túc. - Vệ sinh phong quang, trực nhật sạch sẽ. - Tiếp tục xây dựng tập thể tự quản tốt - Thường xuyên chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2018 Kĩ thuật: NUÔI DƯỠNG GÀ I. Mục tiêu: Sau bài học: - HS nắm được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. - Biết cách cho gà ăn, uống. - Giáo dục HS có ý thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp khởi động. 2. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. Việc 1: Cá nhân đọc phần 1 SGK. Việc 2: Chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm về: - Cho ăn thức ăn gì ? Ăn vào lúc nào ? Cho ăn, uống như thế nào ?
  16. - Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ? Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp. * GV tóm tắt: Nuôi dưỡng gà là hai công việc cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho gà. 3. Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống. Việc 1: Cá nhân đọc phần 2a SGK và quan sát hình 2 SGK Việc 2: HS thảo luận nhóm. Theo nội dung phiếu: a.Cách cho gà ăn. * Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng - Tại sao gà con lại cho ăn liên tục suốt ngày ? (Gà còn nhỏ chưa tự kiếm ăn được ) - Vì sao gà giò cần ăn nhiều thức ăn có chất đạm ? ( Gà giò lớn nhanh ) - Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min ? (Rau xanh, vỏ trứng, cá, ) b.Cho gà uống : - HS nêu vai trò của nước đối với đời sống của động vật. - Vì sao phải cho gà uống nước đầy đủ ? ( Thức ăn của gà chủ yếu là thức ăn khô ) - cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào ? ( Cho gà uống nước sạch, trong máng uống phải luôn có đủ nước sạch, ) Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp. 3. Đánh giá kết quả học tập. Việc 1: CT HĐTQ nêu câu hỏi cho các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp. - Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh ? - Ở gia đình em thường cho gà ăn, uống như thế nào ? Việc 2: Các nhóm nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động ứng dụng: GV nhắc nhớ HS chuẩn bị cho giờ sau. Lịch sử: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điên Biên Phủ. + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch. + Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi. - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch, tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. - Tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.
  17. II. Đồ dùng: HS: Sưu tầm tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ. GV: Lược đồ phóng to để thuật lại chiến dịch Điện Biên Phủ. Bản đồ VN. III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: (N2) Tìm hiểu nguyên nhân + Tại sao ta quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Được sự giúp đỡ của Mỹ. Thực dân Pháp xây dựng ở Điện Biên một tập đoàn cứ điểm ĐBP” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953-1954. GV chốt ý Hoạt động 2: (N6) Diễn biến + Nêu diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? + Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP? HS các nhóm nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch ĐBP. +Ngày 13-3-1954: Quân ta nổ súng mở màn chiến dịch +Ngày 30-3-1954: Ta đồng loạt tập kích lần 2 +Ngày 1-5-1954: Ta mở đợt tấn công lần 3 +Ngày 1-6-1954: Hiệu lệnh tổng công kích +Ngày 7-5-1954: Vào lúc 17 giờ 30 phút, ta cắm cờ trên nóc hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri, chiến dịch toàn thắng. -GV chốt ý Hoạt động 3: (cả lớp) Ý nghĩa lịch sử Chiến thắng ĐBP là mốc son chói lọi góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. B. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những hiểu biết của mình cùng người thân