Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Ngữ văn - Trường THCS Yên Viên

doc 2 trang thienle22 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Ngữ văn - Trường THCS Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_mon_thi_ngu.doc
  • docĐáp án - môn Ngữ Văn ôn thi vào L10.doc
  • docMa trận - môn Ngữ Văn ôn thi vào L10.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Ngữ văn - Trường THCS Yên Viên

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Họ tên thí sinh: Số báo danh: Phần I (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ.” 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai? Nêu thời điểm văn bản đó ra đời. Thời điểm ấy có ý nghĩa đặc biệt gì? (1.25 điểm) 2. Chỉ ra một phép liên kết trong đoạn trích trên. Nêu từ ngữ được dùng để liên kết. (0.75 điểm) 3. Ngày nay, sự sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng. Qua đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự sáng tạo bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. (2.0 điểm) Phần II (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” (“Ánh trăng” - Nguyễn Duy) 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Kể tên hai bài thơ đã học trong chương trình Trung học cơ sở cũng viết theo thể thơ đó? (0.75 điểm) 2. Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả viết “vầng trăng tròn”; trong đoạn thơ này, một lần nữa, nhà thơ lại viết: “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì? (1.0 điểm) 3. Hãy chép chính xác một câu thơ có hình ảnh “trăng” ở một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Nêu rõ tên bài thơ đó. (0.75 điểm) 4. Từ khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn theo hình thức lập luận diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về những triết lí và suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Duy gửi gắm qua hình tượng trăng. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập tình thái và một câu ghép ( gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và câu ghép đó) (3.5 điểm) Hết Trang 1/1
  2. Trang 2/1