Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS Dương Xá
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_10_mon_sinh_hoc_9_truong_thcs_duong_xa.doc
- Sinh học 9 _Đáp án_Ma trận.doc
- Sinh học 9 _đề 2.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS Dương Xá
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỀ SỐ 1 Môn: Sinh học 9 (Đề thi gồm 3 trang) Thời gian làm bài: 60 phút Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là: A. Dự trữ đường B. Làm mát cơ thể C. Cách nhiệt D. Vận chuyển chất dinh dưỡng Câu 2: Khi phá hủy một bộ phận nào sau đây, ếch sẽ nhảy và bơi loạng choạng? A. Cuống não B. Tiểu não C. Hành não D. Cầu não. Câu 3:Thành phần của máu gồm: A. huyết tương và các tế bào máu B. huyết tương và bạch cầu C. hồng cầu và bạch cầu D. huyết tương và hồng cầu Câu 4:Khi được tiêm vacxin thủy đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng A. miễn dịch nhân tạo B. miễn dịch tự nhiên C. miễn dịch tập nhiễm D. miễn dịch bẩm sinh Câu 5: Khi tâm thất trái co máu được đẩy vào A. động mạch chủ B. động mạch phổi C. tâm nhĩ trái D. tâm nhĩ phải. Câu 6: Khi chúng ta thở thì A. cơ liên sườn ngoài co B. cơ hoành co C. thể tích lồng ngực giảm D. thể tích lồng ngực tăng Câu 7: Trong bụng mẹ, thai nhi A. có hô hấp bằng phổi B. không hô hấp bằng phổi C. Không cần hô hấp D. lúc hô hấp, lúc không hô hấp. Câu 8: Enzim amilaza do tuyến nước bọt tiết ra xúc tác cho quá trình biến đổi tinh bột trong thức ăn thành loại đường nào sau đây? A. Saccarôzơ B. Glucozơ C. Mantôzơ D. Fructôzơ. Câu 9: Tính trạng trội là: A. Tính trạng luôn biểu hiện ở F1 B. Tính trạng chỉ biểu hiện ở F2. C. Tính trạng của bố mẹ(P) C. Tính trạng của cơ thể AA hay Aa. Câu 10: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài: P: Lông ngắn thuần chủng X Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào? A. Toàn lông ngắn B. Toàn lông dài C. 1 lông ngắn: 1 lông dài D. 3 lông ngắn : 1 lông dài Câu 11: Để tiến hành lai 1 cặp tính trạng, Menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây là chủ yếu? A. Chuột B. Ruồi giấm C. Ong D. Đậu Hà Lan. Câu 12: Ở người mắt nâu(N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là: A. Đề có kiểu gen NN. B. Đều có kiểu gen Nn. C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại. D. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại. Câu 13: Có thể quan sát NST rõ nhất ở kỳ nào qua quá trình phân bào? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối. Câu 14: Một tế bào ở người (2n=46NST)đang ở kỳ sau của nguyên phân, số lượng NST trong tế bào bằng: Đề số 1 trang 1/3
- A. 46 B. 92 C. 23 D. 128 Câu 15: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24, kì đầu của giảm phân I trong tế bào có: A. 24 crômatit và 24 tâm động B. 48 crômatit và 48 tâm động C. 48 crômatit và 24 tâm động C. 12 crômatit và 12 tâm động Câu 16: Tế bào có bộ NST được ký hiệu AaBbDd. Khi giảm phân bình thường sẽ tạo được số loại giao tử là: A. 4 B. 8 C. 16 D. 2 Câu 17: Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 3 lần liên tiếp, số lượng tế bào con được tạo là: A. 3 B. 16 C. 4 D. 8 Câu 18: Axit nuclêic được cấu tạo từ các thành phần nào sau đây? A. N, P, O, S, H. B. N, O, P, H, C. C. N, P, K, H D. N, P, O, I, H. Câu 19: Sơ đồ đúng mô tả bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng là: A. Gen →tARN→ prôtêin→ tính trạng. B. Gen → mARN→ prôtêin→tính trạng. C. Gen → rARN→ prôtêin→ tính trạng. D. Gen →ribôxôm→ prôtêin→ tính trạng. Câu 20: Bậc cấu trúc không gian nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù về cấu trúc hóa học của protein? A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4 Câu 21: Một gen có chiều dài 0,51 micromet. Phân tử ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen, phân tử ARN đó có bao nhiêu Nu? (1 micromet = 104A0) A. 2400 Nu B. 1200 Nu C. 3600 Nu D. 1500 Nu Câu 22: Mạch thứ nhất của gen có 180A, mạch 2 của gen có 420X. Gen đó dài 5100 A0 và có 22,5%A. Số liên kết hiđrô của gen đó là: A. 3000 B. 3600 C. 2205 D. 3825 Câu 23: Đột biến gen là: A. Biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 cặp nucleotit. B. Biến đổi trong vật chất di truyền. C. Biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen. D. Biến đổi trong cấu trúc của NST. Câu 24: Đột biến gen xảy ra khi: A. NST đang đóng xoắn. B. Các cromatit trao đổi đoạn. C. ADN tái bản. D. ADN phân li cùng NST ở kì sau của phân bào. Câu 25: Đột biến thể đa bội là: A. Cơ thể có 3n, 4n, NST B. Tế bào sinh dưỡng có (2n +2) NST. C. Giao tử có số lượng NST là 2n D. Hợp tử có (2n + 1) NST. Câu 26: Thường biến là: A. Biến đổi kiểu gen dưới tác động của môi trường. B. Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. C. Biến đổi trong gen dẫn đến biến đổi kiểu hình. D. Biến đổi trong NST dận đến biến đổi kiểu hình. Câu 27: Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST ở thể tam bội là: A. 8 NST B. 25 NST C. 36 NST D. 72 NST Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? A. Chẩn đoán. Đề số 1 trang 2/3
- B. Cung cấp thông tin. C. Cho lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền. D. Điều trị các tật, bệnh di truyền. Câu 29: Nếu bố mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%. Câu 30: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp: A. Gây đột biến gen. B. Nhân bản vô tính. C. Gây đột biến dòng tế bào xoma D. Sinh sản hữu tính. Câu 31: Sinh vật nào sau đây không thuộc môi trường trên cạn? A. Cá voi B. Lợn rừng. C. Sư tử. D. Diều hâu. Câu 32: Các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm được gọi là: A. Tự tỉa ở thực vật B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài D. Đấu tranh trực tiếp. Câu 33: Nhóm động vật biến nhiệt gồm: A. Bò sát, chim, thú. B. Cá, thú, động vật bậc thấp. C. Bò sát, cá, lưỡng cư. D. Lưỡng cư, chim, động vật bậc thấp. Câu 34: Ứng dụng của sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta đã trồng: A. Cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau. B. Cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau. C. Cây nào trồng trước là tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng của 2 giống. D. Đồng thời cùng một lúc 2 loại cây này. Câu 35: Mật độ quần thể là gì? A. Là số lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. B. Là số lượng sinh vật có trong 1 vùng nào đó. C. Là số lượng hợp lí các sinh vật có trong 1 đơn vị nào đó. D. Là tổng số lượng sinh vật có trong quần thể. Câu 36: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên. C. Một đàn chuột đồng. D. Một ao cá. Câu 37: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như: A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải. B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình. C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp. D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp. Câu 38: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: A. Trồng rau sạch. B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. C. Bón phân cho thực vật. D. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. Câu 39: Các dạng tài nguyên chủ yếu gồm: A. Đất, nước, dầu mỏ. B. Đất, nước, sinh vật, rừng. C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng. D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng. Câu 40: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây cùng một dạng ( tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu): A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước. B. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật. C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước. D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt. Đề số 1 trang 3/3
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Sinh học 9 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 45 phút Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 1. C 5. A 9. D 13. B 17. D 21. D 25. 29. 2. B 6. C 10. A 14. B 18. B 22. D 26. 30. 3. A 7. B 11. D 15. C 19. B 23. 27. 31. 4. A 8. C 12. B 16. B 20. C 24. 28. 32. Đề số 1 trang 4/3