Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS Đông Dư

doc 9 trang thienle22 7310
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS Đông Dư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_10_mon_sinh_hoc_9_truong_thcs_dong_du.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sinh học 9 - Trường THCS Đông Dư

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRƯỜNG THCS ĐÔNG DƯ NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Sinh học 9 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 3 trang) Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Trong hệ thống tuần hoàn máu, loại mạch quan trọng nhất là: A. Động mạch B. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Mạch bạch huyết Câu 2: Tham gia hoạt động thực bào có: A. Các bạch cầu B. Các tiểu cầu C. Các hồng cầu D. Các kháng thể. Câu 3: Khi cơ thể bị mất nước nhiều: A. Mạch máu có thể lưu thông dễ dàng B. Máu khó lưu thông C. Mạch máu bị co lại D. Cả A và B Câu 4: Phản xạ ho có tác dụng: A. Dẫn không khí ra vào phổi B. Làm sạch và làm ấm không khí C. Tống các chất bẩn hoặc dị vật D. Ngăn cản bụi Câu 5: Hệ hô hấp gồm: A. Đường dẫn khí B. Hai lá phổi C. Khoang mũi D. Cả A,B và C. Câu 6: Nếu gan không đảm nhiệm được chức năng của mình dẫn đến điều gì? A. Cơ thể không khử được các chất độc B. Không tích lũy được glucagon C. Không tiết dịch mật để tiêu hóa thức ăn D. Cả A, B và C Câu 7: Khi đi tàu xe không nên đọc sách vì: A. Tàu xe đông người nên không thể tập trung đọc sách được B. Khi đi tàu xe căng thẳng thần kinh nên có hại cho mắt. C. Khoảng cách giữa mắt và sách luôn thay đổi làm mắt phải điều tiết nhiều D. Đọc sách trên tàu xe dễ buồn ngủ. Câu 8: Phản xạ có điều kiện có thể mất do: A. Thường xuyên dùng quá nhiều B. Không được củng cố thường xuyên C. hình thành trong đời sống cá thể D. Cả A và B. Câu 9: Tính trạng trội là: A. Tính trạng luôn biểu hiện ở F1 B. Tính trạng chỉ biểu hiện ở F2. C. Tính trạng của bố mẹ(P) C. Tính trạng của cơ thể AA hay Aa. Câu 10: Phép lai nào sau đây tạo ra nhiều loại kiển gen nhất? A. AABb x aabb B. AaBb x AaBb C. AaBb x aabb D. AaBb x aaBb Câu 11: Để tiến hành lai 1 cặp tính trạng, Menđen đã sử dụng đối tượng nào là chủ yếu? A. Chuột B. Ruồi giấm C. Ong D. Đậu Hà Lan. Câu 12: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là: A. Đề có kiểu gen NN. B. Đều có kiểu gen Nn. C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại. D. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại. Câu 13: Có thể quan sát NST rõ nhất ở kỳ nào qua quá trình phân bào? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối. Câu 14: Một tế bào ở người (2n=46NST)đang ở kỳ sau của nguyên phân, số lượng NST trong tế bào bằng: A. 46 B. 92 C. 23 D. 128
  2. Câu 15: Ở lợn, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 38. Một tế bào sinh dục của lợn khi ở kì giữa I có bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 19 NST kép B. 38 NST kép C. 38 NST đơn D. 76 NST kép Câu 16: Tế bào có bộ NST được ký hiệu AaBbDd. Khi giảm phân bình thường sẽ tạo được số loại giao tử là: A. 4 B. 8 C. 16 D. 2 Câu 17: Từ một noãn bào bậc 1 trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng, 1 thể cực B. 4 trứng. C. 4 thể cực D. 1 trứng, 3 thể cực Câu 18: Axit nuclêic được cấu tạo từ các thành phần nào sau đây? A. N, P, O, S, H. B. N, O, P, H, C. C. N, P, K, H D. N, P, O, I, H. Câu 19: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu là: A. Phân tử protein B. Riboxom C. Phân tử ARN mẹ D. Phân tử AND Câu 20: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù của Protein là: A. Thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các nucleotit B. Thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các axit amin C. Thành phần, số lượng của các cặp nucleotid trong ADN D. Cả 3 phương án trên đều đúng Câu 21: Một gen có chiều dài 0,51 micromet. Phân tử ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen, phân tử ARN đó có bao nhiêu Nu? (1 micromet = 104A0) A. 2400 Nu B. 1200 Nu C. 3600 Nu D. 1500 Nu Câu 22: Mạch thứ nhất của gen có 180A, mạch 2 của gen có 420X. Gen đó dài 5100 A0 và có 22,5%A. Số liên kết hiđrô của gen đó là: A. 3000 B. 3600 C. 2205 D. 3825 Câu 23: Đột biến nhiễm sắc thể là sự thay đổi về: A. Số lượng NST B. Kiểu hình C. Cấu trúc NST D. Số lượng và cấu trúc NST Câu 24: Số lượng nhiễm sắc thể ở thể 3n của loài có 2n = 24 là: A. 6 B. 24 C. 12 D. 36 Câu 25: Bộ nhiễm sắc thể của thể tam bội được kí hiệu là: A. 2n + 3 B. 3n C. 2n+1 D. 2n -3 Câu 26: Khi nói về thường biến, những nhận định nào dưới đây là đúng? (1) Thường biến là sự mềm dẻo của KH trước điều kiện môi trường khác nhau. (2) Thường biến là những biến dị không di truyền vì có KG không thay đổi. (3) Thường biến được phát sinh trong quá trình sinh sản ở những loài giao phối. (4) Thường biến giúp cho sinh vật sống phù hợp với sự thay đổi của môi trường. A. (1), (2) và (3) B. (2) (3) và (4) C. (1), (2) và (4) D. (3), (4) và (1) Câu 27: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở lúa mạch làm emzim thủy phân tinh bột ở lúa mạch có hoạt tính cao hơn bình thường là: A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Thay thế Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? A. Chẩn đoán. B. Cung cấp thông tin. C. Cho lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền. D. Điều trị các tật, bệnh di truyền.
  3. Câu 29: Nếu bố mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%. Câu 30: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp: A. Gây đột biến gen. B. Nhân bản vô tính. C. Gây đột biến dòng tế bào xoma D. Sinh sản hữu tính. Câu 31: Cây hoa hồng sống trong môi trường nào dưới đây: A. Môi trường nước B. Môi trường trên mặt đất - không khí C. Môi trường trong đất D. Môi trường sinh vật Câu 32: Các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm được gọi là: A. Tự tỉa ở thực vật B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài D. Đấu tranh trực tiếp. Câu 33: Nhóm động vật biến nhiệt gồm: A. Bò sát, chim, thú. B. Cá, thú, động vật bậc thấp. C. Bò sát, cá, lưỡng cư. D. Lưỡng cư, chim, động vật bậc thấp. Câu 34: Ứng dụng của sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta đã trồng: A. Cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau. B. Cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau. C. Cây nào trồng trước là tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng của 2 giống. D. Đồng thời cùng một lúc 2 loại cây này. Câu 35: Rừng mưa nhiệt đới là: A. Một quần thể B. Một bộ C. Một quần xã D. Một giới Câu 36: Trong các đặc điểm của quần thể, đặc điểm quan trọng nhất là: A. Tỉ lệ đực cái B. Thành phần tuổi C. Sức sinh sản D. Mật độ Câu 37: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. B. Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt. C. Săn bắn nhiều loại động vật làm giảm đa dạng sinh học. D. Phá hủy thảm thực vật, từ đó gây nhiều hậu quả xấu. Câu 38: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: A. Trồng rau sạch. B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. C. Bón phân cho thực vật. D. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. Câu 39: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió thuộc loại tài nguyên nào? A. Tài nguyên tái sinh B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. C. Tài nguyên không tái sinh D. Cả A, B và C. Câu 40: Để góp phần bảo vệ môi trường cần phải xóa bỏ hành vi nào sau đây? A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng B. Du canh du cư. C. Không ném rác bừa bãi D. Xử lí rác thải.
  4. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRƯỜNG THCS ĐÔNG DƯ NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Sinh học 9 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 3 trang) Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và ôxi được thực hiện ở: A. Động mạc B. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Phổi Câu 2: Loại bạch cầu nào tham gia hoạt động thực bào? A. Tế bào lympho B B. Tế bào lympho T C. A,B đúng D. A, B sai Câu 3: Loại tế bào máu có số lượng lớn nhất là: A. Hồng cầu B. Bạc cầu C. Tiểu cầu D.Huyết tương Câu 4: Đâu không phải là tác hại của khói thuốc lá? A. Gây ug thư phổi B. Gây cản trở hô hấp do bám vào phổi C. Gây nghiện D. Diệt khuẩn Câu 5: Hiệu quả hô hấp sẽ tăg khi: A. Thở sâu B. Tăng nhịp thở C. Thở bình thường D. Cả A và C. Câu 6: Tiếp nước hoa quả có nhiều vitamin cho cơ thể bệnh nhân có được coi là quá trình tiêu hóa không? A. Không vì nó không thông qua hoạt động của hệ tiêu hóa B. Có vì nó đi vào máu C. Có vì nó đi đế trực tiếp các tế bào D. Cả A,B và C. Câu 7: Biện pháp nào dưới đây không phải là một biệ pháp vệ sinh hệ thần kinh? A. Đảm bảo ngủ đủ giấc để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kình B. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý C. Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu D. Làm việc gắng sức để có giấc ngủ sâu, giúp hệ thần kinh hồi phục. Câu 8: Phản xạ có điều kiện có đặc điểm A. Sinh ra đã có, không phải học tập. B. Được hình thành trong đời sống cá thể C. có thể mất đi khi không được củng cố D. Cả A và B Câu 9: Dòng thuần là: A. Dòng có kiểu hình đồng nhất. B. Dòng có đặc tính di truyền đồng nhất. C. Dòng có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau sinh ra giống thế hệ trước về tính trạng D. Dòng có kiểu hình trội đồng nhất. Câu 10: Cho cà chua quả đỏ lai với nhau, F1 thu được có cà quả vàng. Kiểu gen của P là: A. Aa x aa B. Aa x Aa C. AA x AA D. aa x aa Câu 11: Đặc điểm ào sau đây tạo điều kiện cho việc tạo dòng thuần? A. Có hoa lưỡng tính B. Nhiều tính trạng C. Tự thụ phấn cao D. Dễ trồng Câu 12: Ở người mắt nâu (A) là trội đối với mắt xanh (a). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là: E. Đề có kiểu gen AA. F. Đều có kiểu gen Aa. G. Bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen Aa hoặc ngược lại. H. Bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen aa hoặc ngược lại. Câu 13: Trong quá trình nguyên phân, NST xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
  5. Câu 14: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Trong nguyên phân bình thường của một tế bào sẽ có bao nhiêu cromatit ở kì sau? A. 0 B. 16 C. 32 D. 48 Câu 15: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 8, kì đầu của giảm phân I trong tế bào có: A. 8 crômatit và 8 tâm động B. 16 crômatit và 16 tâm động C. 16 crômatit và 8 tâm động C. 4 crômatit và 4 tâm động Câu 16: Trong quá trình phát sinh giao tử, từ 4 tế bào sinh tinh (tế bào mầm) sẽ tạo ra: A. 4 tinh trùng B. 8 tinh trùng C. 12 tinh trùng D. 16 tinh trùng Câu 17: Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 4 lần liên tiếp, số lượng tế bào con được tạo là: A. 3 B. 8 C. 4 D. 16 Câu 18: ARN được cấu tạo từ các nguyên tố: A. C, H, O B. C, H, O, N C. C, H, O, P D. C, H, O, N, P Câu 19: Quá trình tổng hợp protein xảy ra ở: A. Tại riboxom của tế bào chất B. Trong nhân tế bào C. Trên màng tế bào D. Trên phân tử AND Câu 20: Cấu trúc bậc 3 của một prôtêin? A. Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. B. Có dạng chuỗi xoắn lò xo và dạng nếp gấp của một chuỗi axit amin. C. Là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin. D. Là tương tác của một chuỗi axit amin này với một chuỗi axit amin khác. Câu 21: Một đoạn gen có 40 chu kì xoắn. Số nucleotit của gen là: A. 200 B. 400 C. 800 D. 1600 Câu 22: Gen có số nuclêotit loại T chiếm 13,7% tổng số nuclêoti. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêotit của gen trên làt A. A=T=13,7%, G=X=86,3% B. A=T=13,7%, G=X=36,3% C. A=T= G=X=13,7% C. A=T= G=X=36,3% Câu 23: Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là: A. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào B. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào C. Rối loạn trong quá trinh tự nhân đôi của ADN D. Sự phân li của NST trong nguyên phân Câu 24: Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST ở thể tam bội là: A. 8 NST B. 25 NST C. 36 NST D. 72 NST Câu 25: Thể dị bội là : A. Tế bào xôma có 2n NST. B. Giao tử có (n-1) hay (n+1) NST. C. Hợp tử có 3n NST. D. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có (2n -1) hay (2n+1) NST. Câu 26: Thường biến là sự biến đổi: A. xảy ra trên NST B. xảy ra trên cấu trúc di truyền C. xảy ra trên gen của AND D. kiểu hình của cùng một kiểu gen Câu 27: Hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây?
  6. A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Thay thế Câu 28: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời thì không được kết hôn vói nhau ? A. 3 đời B. 4 đời C. 5 đời D. 6 đời. Câu 29: Bệnh bạch tạng do 1 gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là : A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%. Câu 30: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh ? A. Tia tử ngoại. B. Xung điện. C. Tia X D. Hoocmon sinh trưởng. Câu 31: Ruột non là môi trường của nhiều loại giun sán sống ký sinh. Ruột non thuộc loại môi trường nào dưới đây? A. Môi trường nước B. Môi trường trên mặt đất - không khí C. Môi trường trong đất D. Môi trường sinh vật Câu 32: Đặc điểm của cây sống ở vùng ôn đới: A. Bề mặt lá có lớp cutin mỏng. B. Chồi được che chở bởi lớp vảy mỏng C. Thân và rễ có lớp bần dày. D. Cả A, B và C Câu 33: Động vật ngủ đông để : A. Thích nghi và tồn tại B. Thích nghi với môi trường. C. Báo hiệu mùa lạnh đến D. Sinh trưởng và phát triển vào mùa đông. Câu 34: Dựa vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các loại: (1) cây trung sinh, (2) cây ưa sáng, (3) cây ưa bóng, (4) cây chịu hạn, (5) cây chịu mặn, (6) cây chịu bóng, (7) cây gỗ lớn. A. (1), (2), (3) B. (2), (4), (6) C. (1), (4), (5) D. (2), (3), (6) Câu 35: Rừng ngập mặn ven biển là: A. Một quần thể B. Một quần xã C. Một loài D. Một giới Câu 36: Đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là: A. Tỉ lệ đực cái B. Thành phần tuổi C. Mật độ D. Tỉ lệ tử vong Câu 37: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên gây ra những hậu quả xấu: xói mòn, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét, là: A. Phá hủy thảm thực vật. B. Khai thác quá mức tài nguyên khoáng sản C. Săn bắn động vật hoang dã D. Chiến tranh Câu 38: Các hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc hóa học có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người trong trường hợp: A. Khi quá thời hạn sử dụng. B. Bất kỳ trường hợp nào khi sử dụng chúng C. Khi sử dụng quá liều lượng D. Khi sử dụng không đúng cách, quá liều lượng Câu 39: Rừng thuộc loại tài nguyên nào: A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. C. Tài nguyên tái sinh D. Cả B và C đều đúng Câu 40: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này cần phải: A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung. B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ. C. Tăng cường đánh bắt ven bờ.
  7. D. Dùng hóa chất hoặc xung diện để đánh bắt hải sản.
  8. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRƯỜNG THCS ĐÔNG DƯ NĂM HỌC 2019 – 2020 ___ Môn: Sinh học 9 Thời gian làm bài 60 phút CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TỔNG CHỦ ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao ĐIỂM 1 câu 1 câu 1 câu 1.Tuần hoàn 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,75 2,5% 2,5% 2,5% 1 câu 1 câu 2.Hô hấp 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 2,5% 2,5% 1 câu 3. Tiêu hóa 0,25 điểm 0,25 2,5% 2 câu 4. Thần kinh 0,5 điểm 0,5 và giác quan 5% 5. Các thí 2 câu 1 câu 1 câu nghiệm của 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1 Menđen 5% 2,5% 2,5% 2 câu 2 câu 1 câu 6. Nhiễm sắc 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 1,25 thể 5% 5% 2,5% 2 câu 1 câu 1 câu 1 câu 7. ADN và gen 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1,25 5% 2,5% 2,5% 2,5% 3 câu 1 câu 1 câu 8. Biến dị 0,75 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1,25 7,5% 2,5% 2,5% 9. Di truyền 2 câu 1 câu học người và 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 ứng dụng 5% 2,5% 2 câu 1 câu 10. Sinh vật và 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 môi trường 5% 2,5% 1 câu 1 câu 11. Hệ sinh 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 thái 2,5% 2,5% 12. Con người, 2 câu 2 câu dân số và môi 0,5 điểm 0,5 điểm 1 trường 5% 5% 20 câu 10 câu 6 câu 4 câu TỔNG SỐ 5 điểm 2,5 điểm 1,5 điểm 1 điểm 10 50% 25% 15% 10%
  9. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI VÀO 10 TRƯỜNG THCS ĐÔNG DƯ NĂM HỌC 2019 – 2020 ___ Môn: Sinh học 9 Thời gian làm bài: 60 phút Mỗi câu trả lời đúng được 0,25điểm Đề 1 Đề 2 1. 11. 21. 31. 1. 11. 21. 31. 2. 12. 22. 32. 2. 12. 22. 32. 3. 13. 23. 33. 3. 13. 23. 33. 4. 14. 24. 34. 4. 14. 24. 34. 5. 15. 25. 35. 5. 15. 25. 35. 6. 16. 26. 36. 6. 16. 26. 36. 7. 17. 27. 37. 7. 17. 27. 37. 8. 18. 28. 38. 8. 18. 28. 38. 9. 19. 29. 39. 9. 19. 29. 39. 10. 20. 30. 40. 10. 20. 30. 40.