Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Sinh học

docx 13 trang thienle22 6980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_sinh_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Sinh học

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: Sinh học (Đề thi gồm 06 trang) Ngày thi: Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 001 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Ở người, cấu trúc nào sau đây của hệ hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường? A. Thanh quản. B. Khi quản. C. Phế nang. D. Phế quản. Câu 2: Hệ tuần hoàn gồm: A. Động mạch, tĩnh mạch, tim. C. Tim, mao mạch bạch huyết. B. Tâm nhĩ, tâm thất. D. Hệ mạch, tim. Câu 3: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây? (I) Giới tính. (II) Lứa tuổi. (III) Hình thức lao động. (IV) Trạng thái sinh lý của cơ thể. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 4: Chức năng của trụ não là A. điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan. B. điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. C. điều hòa, phối hợp các hoạt động phức tạp. D. giữ thăng bằng cơ thể. Câu 5: Trong cấu tạo của da người, các sắc tố melanin phân bố ở đâu? A. Tầng tế bào sống. B. Tuyến mồ hôi. C. Tuyến nhờn. D. Tầng sừng. Câu 6: Các yếu tố gây hại đối với hệ thần kinh là A. các khí thải độc hại. C. các loại vitami n. B. thuốc lá và heroin. D. các chất gia vị với liều lượng lớn. Câu 7: Trường hợp nào dưới đây làm giảm huyết áp và vận tốc máu? A. Tuyến trên thận tiết ra ít anđôstêron. B. Sống trong không khí có nhiều khí CO. C. Sau khi ăn mặn, uống nhiều nước. D. Sau khi nín thở quá lâu. Câu 8: Muối mật có tác dụng A. làm cho phân có màu vàng nâu. B. trung hòa dịch axit của dạ dày. C. tạo ra các giọt lipit nhỏ từ giọt lớn. D. kích thích tuyến tụy tiết dịch. Câu 9: Phép lai cho biết kết quả ở con lai không đồng tính là A. P: BB x bb. B. P:BB x BB. C. P: Bb x bb. D. P: bb x bb. Câu 10: Đặc điểm nào của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen? A. Sinh sản và phát triển mạnh. C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao.
  2. B. Tốc độ sinh trưởng nhanh. D. Có hoa đơn tính. Câu 11: Đặc điểm của của giống thuần chủng là A. có khả năng sinh sản mạnh. B. các đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó. C. dễ gieo trồng. D. nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm. Câu 12: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng A. AA và bb. B. Aa và Bb. C. AA và Bb. D. aa và Bb. Câu 13: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là A. 0,2 đến 2 micrômet. C. 0,5 đến 20 micrômet. B. 2 đến 20 micrômet. D. 0,5 đến 50 micrômet. Câu 14: Thành phần hoá học của NST bao gồm A. phân tử Protein. C. protein và phân tử ADN. B. phân tử ADN. D. axit và bazơ. Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào? A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần. B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần. C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần. D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần. Câu 16: Tên gọi của phân tử ADN là gì? A. Axit đêôxiribônuclêic. C. Axit ribônuclêic. B. Axit nuclêic. D. Nuclêôtit. Câu 17: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với A. T của môi trường. C. G của môi trường. B. A của môi trường. D. X của môi trường. Câu 18: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của A. phân tử prôtêin. B. ribôxôm. C. phân tử ADN. D. phân tử ARN mẹ. Câu 19: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa 20 nucleotit. Một đoạn gen có 20 vòng xoắn có chiều dài là A. 680 A0. B. 670 A0. C. 690 A0. D. 660 A0. Câu 20: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 5 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng A. 30. B. 31. C. 32. D. 33. Câu 21: Đặc điểm của đột biến gen lặn là A. luôn biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. B. luôn không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. C. chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp. D. chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp. Câu 22: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là do đâu? A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào. B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh. C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST.
  3. D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào. Câu 23: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người? A. Mất đoạn đầu trên NST số 21. C. Đảo đoạn trên NST giới tính X. B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23. D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23. Câu 24: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là A. hai trứng được thụ tinh cùng lúc. B. một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau. C. một trứng được thụ tinh với một tinh trùng. D. một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời. Câu 25: Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây? A. Đỉnh sinh trưởng. C. Bộ phận thân. B. Bộ phận rễ. D. Cành lá. Câu 26: Loài cá nào đã được nhân bản vô tính thành công ở Việt Nam? A. Cá trạch. C. Cá chép. B. Cá ba sa. D. Cá trắm. Câu 27: Hoocmon insulin được dùng để A. làm thể truyền trong kĩ thuật gen. B. chữa bệnh đái tháo đường. C. sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn. D. điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ. Câu 28: Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng để làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm A. có khả năng đề kháng mạnh. B. dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh. C. cơ thể chỉ có 1 tế bào. D. có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau. Câu 29: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là A. giới hạn sinh thái. C. khả năng cơ thể. B. tác động sinh thái. D. sức bền của cơ thể. Câu 30: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở A. một khu vực nhất định. B. một khoảng không gian rộng lớn. C. một đơn vị diện tích. D. Một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 31: Tùy theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là A. nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối. B. nhóm động vật ưa sáng và kị tối. C. nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối. D. nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối. Câu 32: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia? A. Tỉ lệ giới tính. B. Sự tăng giảm dân số.
  4. C. Thành phần nhóm tuổi. D. Cả 3 yếu tố A, B và C. Câu 33: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là A. có số cá thể cùng một loài. B. cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định. C. tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật. D. xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản. Câu 34: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở A. khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên. B. tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống. C. mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã. D. mức độ di cư của các cá thể trong quần xã. Câu 35: Khi nói về đặc điểm của lưới thức ăn phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng của quần thể. B. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. C. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm sinh vật tiêu thu và sinh vật sản xuất. D. Lưới thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Câu 36: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Rừng. B. Đất. C. Khoáng sản. D. Sinh vật. Câu 37: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp và nguồn tài nguyên nào sau đây? A. Tài nguyên không tái sinh. C. Tài nguyên tái sinh. B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. D. Tài nguyên tái sinh và không tái sinh. Câu 38: Biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng có hiệu quả chính nào sau đây? A. Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ tài nguyên rừng. B. Bảo vệ các động vật quý hiếm. C. Bảo vệ rừng đầu nguồn. D. Bảo vệ nguồn nước. Câu 39: Nếu luật bảo vệ môi trường không quy định: Nghiêm cấm săn bắn động vật hoang dã thì hậu quả gì sẽ xảy ra? A. Chất thải đổ không đúng nơi quy định. B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt. C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch. D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch Câu 40: Luật bảo vệ môi trường quy định: Cần quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường có tác dụng gì? A. Chất thải được thu gom lại đúng chỗ và được xử lý, không gây ô nhiễm môi trường. B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt. C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch. D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: Sinh học (Đề thi gồm 06 trang) Ngày thi: Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 002 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt cần thực hiện các thao tác sau: (1) Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. (2) Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào miệng nạn nhân. (3) Thổi liên tục với 12 -20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được bình thường. (4) Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp. (5) Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay. A. (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (5). C. (1) -> (5) -> (2) -> (3) -> (4). B(1) -> (2) -> (4) -> (3) -> (5). D. (1) -> (5) -> (2) -> (4) -> (3). Câu 2: Máu gồm các thành phần: A. Tế bào máu, tiểu cầu. C. Tế bào máu, huyết tương. B. Huyết tương, nước mô. D. Hồng cầu, bạch cầu, huyết tương. Câu 3: Loại vitamin nào dưới đây không tan trong dầu mỡ? A. Vitamin A. B. Vitamin D. C. Vitamin K. D. Vitamin C. Câu 4: Tiểu não có chức năng gì? A. Điều khiển quá trình trao đổi chất. B. Giữ thăng bằng cơ thể. C. Điều hòa các hoạt động hô hấp, tuần hoàn. D. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan. Câu 5: Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ da là A. thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. B. vệ sinh cơ thể thường xuyên, tránh làm da bị xây xát. C. giữ vệ sinh nguồn nước và môi trường sống. D. tắm nắng từ lúc 8-9 giờ sáng vào mùa đông và 6 – 7 giờ sáng vào mùa hè. Câu 6: Thói quen nào sau đây có thể làm cho mắt bị cận thị? A. Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc. B. Đeo kính bảo vệ mắt mỗi khi tham gia giao thông trên dường bộ. C. Rửa mắt bằng nước muối loãng. D. Ăn các loại rau, của, quả có chứa nhiều vitamin A. Câu 7: Trường hợp nào dưới đây làm tăng huyết áp và vận tốc máu? E. Đang hoạt động cơ bắp một cách tích cực. F. Đang nghỉ ngơi, thư giãn.
  6. G. Sống ở nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh. H. Tuyến trên thận tiết ra ít anđôstêron. Câu 8: Nhóm chất không phải là các chất dinh dưỡng thiết yếu của người là A. amilaza, lipaza, proteaza. B. tinh bột, protein, glucozo. C. lipit, vitamin, protein. D. protein, lipit, tinh bột. Câu 9: Các quy luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở A. cây đậu Hà lan. C. cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác. B. ruồi giấm. D. nhiều loài côn trùng. Câu 10: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. tính trạng. B. kiểu hình. C. kiểu gen. D. kiểu hình và kiểu gen. Câu 11: Kết quả nào dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng? A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp. C. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình. B. Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp.D. Làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình. Câu 12: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là A. AaBb. B. AaBB. C. AABB. D. Aabb. Câu 13: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có A. hình que. B. hình hạt. C. hình chữ V. D. nhiều hình dạng. Câu 14: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở kì nào? A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 15: Nhóm sinh vật nào dưới đây có đôi NST giới tính XY trong tế bào 2n của giới cái? A. Chim, ếch, bò sát. C. Bò, vịt, cừu. B. Người, gà, ruồi giấm. D. Người, tinh tinh. Câu 16: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là gì? A. Axit đêôxiribônuclêic. C. Axit ribonucleic. B. Axit photphoric. D. Nuclêôtit. Câu 17: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là A. mARN. B. rARN. C. tARN. D. ARN. Câu 18: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là A. thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin. B. thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit. C. thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN. D. thành phần, số loại và trật tự của các nuclêôtit. Câu 19: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng A. 5. B. 6. C. 7. D. 8 Câu 20: Một đoạn gen dài 680 A0, biết 1 vòng xoắn có 20 nuclêôtit. Đoạn gen trên có bao nhiêu vòng xoắn?
  7. A. 20 vòng xoắn. B. 21 vòng xoắn. C. 22 vòng xoắn. D. 23 vòng xoắn. Câu 21: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là gì? A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn. D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn. Câu 22: Đột biến số lượng NST bao gồm A. lặp đoạn và đảo đoạn NST. B. đột biến dị bội và chuyển đoạn NST. C. đột biến đa bội và mất đoạn NST. D. đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST. Câu 23: Đặc điểm của đột biến gen lặn là A. luôn biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. B. luôn không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. C. chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp. D. chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp. Câu 24: Bệnh Tơcnơ là một dạng bệnh A. chỉ xuất hiện ở nữ. B. chỉ xuất hiện ở nam C. có thể xảy ra ở cả nam và nữ. D. không xảy ra ở trẻ con, chỉ xảy ra ở người lớn. Câu 25: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là bao nhiêu? A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%. Câu 26: Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì A. làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài. B. tạo nên tính đa dạng về kiểu hình. C. tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng. D. dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền. Câu 27: Chất kháng sinh được sản xuất phần lớn có nguồn gốc từ A. thực vật. B. động vật. C. xạ khuẩn. D. thực vật và động vật. Câu 28: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 75%. Câu 29: Tùy theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là A. nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối. B. nhóm động vật ưa sáng và kị tối. C. nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối. D. nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối. Câu 30: Môi trường là A. nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật. B. các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật.
  8. C. tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật. D. các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm. Câu 31: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là A. tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể. B. thời gian hình thành của quần thể. C. thành phần nhóm tuổi của các cá thể. D. mật độ của quần thể. Câu 32: Hiện tượng tăng dân số cơ học là do A. tỉ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong. B. tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong bằng nhau. C. số người nhập cư nhiều hơn lượng người xuất cư. D. lượng người xuất cư nhiều hơn lượng người nhập cư. Câu 33: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là A. sinh vật phân giải. C. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật sản xuất. D. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Câu 34: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là A. thành phần không sống và sinh vật. B. sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải. Câu 35: Khi nói về đặc điểm của lưới thức ăn phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng của quần thể. B. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chugn taojt hành một lưới thức ăn. C. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm sinh vật tiêu thu và sinh vật sản xuất. D. Lưới thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Câu 36: Loài thực vật nào dưới đây thuộc nhóm ưa sáng? A. Lúa. B. Ngô. C. Thầu dầu. D. Cả A, B và C. Câu 37: Để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, điều cần làm là A. xây dựng gia đình với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. B. tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên. C. chặt, phá cây rừng nhiều hơn. D. tăng tỉ lệ sinh trong cả nước. Câu 38: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh? A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật. B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. C. Dầu mỏ và tài nguyên nước. D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật. Câu 39: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu)? A. Rừng, đất, nước. B. Dầu mỏ, khí đốt, sinh vật. C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước. D. Đất, sinh vật, khí đốt. Câu 40: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường quy định A. có thể đưa trực tiếp ra môi trường. B. có thể tự do chuyên chở thải từ nơi này sang nơi khác. C. các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiêm xử lý chất thải bằng công nghệ thích hợp.
  9. D. chôn vào đất. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  10. MA TRẬN ĐỀ ĐỀ THI VÀO 10 THPT MÔN SINH NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian làm bài: 60 phút Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Tên Chủ đề (nội dung, chương ) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Tuần hoàn Cấu tạo hệ tuần hoàn Huyết áp, vận tốc máu Số câu 1 1 2 Số điểm 0.25 0.25 0.5 Tỉ lệ % 2.5 % 2.5 % 5 % Tiêu hóa Nhu cầu dinh dưỡng, vitamin Muối mật Số câu 1 1 2 Số điểm 0.25 0.25 0.5 Tỉ lệ % 2.5 % 2.5 % 5 % Thần kinh và Chức năng tiểu não, trụ não Yếu tố gây giác quan hại cho hệ tk và giác quan Số câu 1 1 2 Số điểm 0.25 0.25 0.5 Tỉ lệ % 2.5 % 2.5 % 5 % Da Bảo vệ da Số câu 1 1 Số điểm 0.25 0.25 Tỉ lệ % 2.5 % 2.5 % Hô hấp PP hô hấp nhân tạo Số câu 1 Số điểm 0.25 Tỉ lệ % 2.5 % Các thí nghiệm Khái niệm về Tỉ lệ kiểu tính trạng trội hình, kiểu của Menđen lặn, đối tượng gen thí nghiệm, ý nghĩa quy luật Số câu 3 1 4 Số điểm 0.75 0.25 1 Tỉ lệ % 7.5 % 2.5% 10 %
  11. Đặc điểm về . Nhiễm sắc thể hình thái, kích . Quá trình thước, cấu tạo nguyên của NST. phân, giảm phân, tạo giao tử Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 Tỉ lệ % 5% 2.5% 7.5% Tên gọi, cấu Quá trình Vận dụng ADN và gen tạo đơn phân nhân đôi giải bài tập của ADN, ADN, đặc ADN. ARN, prôtêin. điểm của ADN, ARN, prôtêin. Số câu 2 1 2 5 Số điểm 0.5 0.25 0.5 1.25 Tỉ lệ % 5% 2.5% 5% 12.5% Các dạng đột Đặc điểm các Biến dị biến gen, NST. dạng đột biến gen, đột biết NST. Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 Tỉ lệ % 5% 2.5% 7.5% Di truyền học Bệnh và tật di Di truyền Vận dụng người truyền học với con kiến thức di người truyền học trong thực tiễn. Số câu 1 1 2 4 Số điểm 0.5 0.25 0.5 1 Tỉ lệ % 5% 2.5% 5% 10 % Sinh vật và Môi truờng và Nhân tố sinh Ảnh hưởng nhân tố sinh thái của nhân tố môi trường thái sinh thái tới sinh vật Số câu 2 1 1 4 Số điểm 0.5 0.25 0.25 1 Tỉ lệ % 5 % 2.5% 2.5% 10 % Đặc trưng quần Hệ sinh thái thể nguời, quần Ảnh hưởng Lưới thức thể Sv và quần nhân tố sinh ăn xã, hệ sinh thái thái lên đời sống SV, luới thức ăn Số câu 2 1 1 4 Số điểm 0.5 0.25 0.25 1 Tỉ lệ % 5 % 2.5% 2.5% 10 % Tài nguyên và Ô nhiễm môi Vận dụng Bảo vệ môi các biện pháp truờng và các thực tế về bảo vệ biện pháp bảo tài nguyên
  12. trường vệ, luật bảo thiên nhiên vệ môi trường Số câu 2 1 2 5 Số điểm 0.5 0.25 0.5 1.25 Tỉ lệ % 5 % 2.5% 5% 12.5% Tổng số câu 20 10 10 40 Tổng số điểm 5 2.5 2.5 10 Tỉ lệ % 50 % 25% 25% 100% ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI VÀO 10 THPT MÔN SINH NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian làm bài: 60 phút Mỗi câu đúng được 0,25 đ Đề Đề 001 Đề 002 Đề Đề 001 Đề 002 Câu Câu 1 C D 21 C C 2 D C 22 B D 3 D D 23 A C 4 A B 24 D A 5 A B 25 A A 6 B A 26 B D 7 A A 27 B C 8 C A 28 A B 9 C A 29 A C 10 C A 30 D C 11 B A 31 C B 12 A A 32 D A 13 A D 33 C B 14 C C 34 C C 15 A D 35 D D 16 A C 36 C D 17 D A 37 B A 18 C B 38 A B 19 A D 39 B A 20 C A 40 A C
  13. Duyệt đề Ngày tháng . Năm 2020 Giáo viên Nguyễn Thị Thùy Linh