Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 2) - Trường THCS Phù Đổng

doc 5 trang thienle22 5130
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 2) - Trường THCS Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_hoa_hoc_de_2_truong_th.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 2) - Trường THCS Phù Đổng

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRÂN MÃ ĐỀ SỐ 1 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: HOÁ HỌC Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thấp Nội dung Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu câu 1. Oxit 1 2.5% 1 2.5% 0 0% 1 2,5% 2. Axit 1 2.5% 1 2.5% 0 0% 0 0% 3. Bazơ 2 5% 2 5% 0 0% 0 0% 4. Muối 1 2.5% 2 5% 1 2,5% 1 2,5% 5. Kim loại 2 5% 2 5% 2 5% 0 0% 6. Gang thép 1 2.5% 2 5% 0 0% 0 0% 7. Phân bón 1 2.5% 2 5% 1 2,5% 0 0% 8. Hidrocacbon 2 5% 2 5% 1 2.5% 1 2.5% 9. DX của HC 2 5% 2 5% 2 5% 1 2.5% 10. Tổng 13 32.5% 16 40% 7 17.5% 4 10%
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: HOÁ HỌC ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 3 trang) Mã đề 02 Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2, B. Na2O. C. SO2, D. P2O5 Câu 2: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ? A. CO2 B. O2 C. N2 D. H2 Câu 3: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là: A. CO2 và BaO. B. K2O và NO. C. Fe2O3 và SO3. D. MgO và CO. Câu 4: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là: A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2. Câu 5: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là: A. Mg B. CaCO3 C. MgCO3 D. Na2SO3 Câu 6: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại: A. Mg B. Ba C. Cu D. Zn Câu 7: Nhúng cây đinh sắt có khối lượng 2 gam vào dung dịch đồng (II) sunfat, sau phản ứng lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô có khối lượng 2,4 gam, khối lượng sắt tham gia phản ứng là: A. 2,8 g . B. 28 g. C. 5,6 g. D. 56 g. Câu 8. Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là: A. Phenolphtalein B. Quỳ tím C. dd H2SO4 D.dd HCl Câu 9. Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì: A. Màu xanh vẫn không thay đổi. B.Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ D. Màu xanh đậm thêm dần Câu 10. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng: A. Làm quỳ tím hoá xanh B. Làm quỳ tím hoá đỏ C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô D. Không làm đổi màu quỳ tím Câu 11: Nung kali nitrat (KNO3) ở nhiệt độ cao, ta thu được chất khí là: A. NO. B. N2O C. N2O5 D. O2. Câu 12: Điện phân dung dịch natri clorua (NaCl) bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là: A. H2 và O2. B. H2 và Cl2. C. O2 và Cl2. D. Cl2 và HCl Câu 13:Hoà tan 50 gam muối ăn vào 200gam nước thu được dung dịch có nồng độ là: A. 15%. B. 20%. C. 18%. D. 25% Câu 14: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
  3. A/ NH4NO3 B/NH4Cl C/(NH4)2SO4 D/ (NH2)2CO Câu 15: Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại: A. Na B. Zn C. Al D. K Câu 16: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl 2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên: A. Zn B. Fe C. Mg D. Ag Câu 17: Kim loại vừa tác dụng với dd HCl vừa tác dụng được với dung dịch KOH: A. Fe, Al B. Ag, Zn C. Al, Cu D. Al, Zn Câu 18: Khối lượng Cu có trong 120g dung dịch CuSO4 20% là: A. 20g B. 19,2g C. 6,9g D. 9,6g Câu 19: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm: A. Trên 2% B. Dưới 2% C. Từ 2% đến 5% D. Trên 5% Câu 20:Khử một lượng quặng hemantit chứa 80% (Fe 2O3) thu được 1,68 tấn sắt, khối lượng quặng cần lấy là: A. 2,4 tấn B. 2,6 tấn C. 2,8 tấn D. 3,0 tấn Câu 21:Nhóm chất nào sau đây gồm các khí đều cháy được ? A. CO, CO2. B. CO, H2. C. CO2, O2. D. Cl2, CO2. Câu 22:Người ta cần dùng 7,84 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là A. 50% và 50%. B. 20% và 80%. C. 57% và 43%. D. 65% và 35%. Câu 23:Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Có thể làm sạch CO bằng : A. dung dịch nước vôi trong. B. H2SO4 đặc. C. dung dịch BaCl2. D. CuSO4 khan. Câu 24:Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là A. Na2CO3, CaCO3. B. K2SO4, Na2CO3. C. Na2SO4, MgCO3. D. Na2SO3, KNO3. Câu 25:Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch A. HNO3, KHCO3. B. Ba(OH)2, Ca(HCO3)2 .C. Na2CO3, CaCl2. D. K2CO3, Na2SO4. Câu 26: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ? A. K, Ba, Mg, Fe, Cu.B. Ba, K, Fe, Cu, Mg.C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. D. Fe, Cu, Ba, Mg, K. Câu 27:Thành phần chính của xi măng là A. Canxi silicat và natri silicat. B. Nhôm silicat và kali silicat. C. Nhôm silicat và canxi silicat. D. Canxi silicat và canxi aluminat. Câu 28:Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 29: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ: A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1. Câu 30:Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro. C. tham gia pư trùng hợp. D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.
  4. Câu 31: Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là A. 50 % ; 50%. B. 40 % ; 60% C. 30 % ; 70%. D. 80 % ; 20%. Câu 32:Cấu tạo phân tử axetilen gồm A. Hai liên kết đơn và một liên kết ba. B. Hai liên kết đơn và một liên kết đôi. C. Một liên kết ba và một liên kết đôi. D. Hai liên kết đôi và một liên kết ba. Câu 33:Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi ( các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là A. 24 ml. B. 30 ml. C. 36 ml. D. 42 ml. Câu 34:Nhiệt độ sôi của rượu etylic là A. 78,30C. B. 87,30C. C. 73,80C. D. 83,70C. Câu 35: Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại A. pư oxi hóa - khử. B. pư hóa hợp. C. pư phân hủy. D. pư trung hòa. Câu 36:Axit axetic tác dụng với kẽm giải phóng khí A. Hiđro (H2). B. Hiđro clorua ( HCl ). C. Hiđro sunfua (H2S). D. Amoniac (NH3). Câu 37 : Bệnh nhân khi truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch, đó là loại đường nào? A. Sacarozơ. B. Frutozơ. C. Glucozơ D. Mantozơ. Câu 38: Chọn câu đúng nhất. A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước. B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước. C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng. D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng. Còn xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng. Câu 39: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích (-C6H10O5-) trong phân tử tinh bột A. 1850. B. 1900. C. 1950. D. 2100. Câu 40: Để trung hòa 10ml dung dịch CH3COOH cần 15,2 ml dung dịch NaOH 0,2M. Vậy nồng độ của dung dịch CH3COOH là A. 0,05 M. B. 0,10 M. C. 0,304 M. D. 0,215 M. Cho: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137.
  5. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM MÃ ĐẾ SỐ 2 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: HOÁ HỌC Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1. B 2. A 3. A 4. A 5. A 6. B 7. A 8. C 9. C 10. A 11. D 12. A 13. B 14. D 15. C 16. B 17. B 18. B 19. C 20. D 21. B 22. B 23. C 24. A 25. D 26. C 27. D 28. A 29. D 30. D 31. D 32. A 33. C 34. A 35. D 36. A 37. C 38. D 39. A 40. C