Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 môn thi Ngữ văn

doc 2 trang thienle22 6980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 môn thi Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_nam_hoc_2019_2020_mon_thi_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 môn thi Ngữ văn

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút Phần I. (6 điểm) Khi chiến tranh kết thúc, những người lính trở về với cuộc sống đời thường trong hòa bình. Nhưng không phải ai cũng nhớ đến những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, thân thương Bày tỏ cảm xúc và suy tư trước thực tế đó, nhà thơ Nguyễn Duy viết: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó. Theo em, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiẹn chủ đề của bài thơ? Câu 2. Trong bài thơ, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng đã được nhắc tới ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ đó khác nhau như thế nào? Câu 3. Em hiểu cái “giật mình” trong câu thơ cuối là của ai? Nó thể hiện ý nghĩa sâu sắc như thế nào? Câu 4. Dựa vào đoạn thơ trích dẫn trên, hãy viết đoạn văn nghị luận theo cách tổng- phân- hợp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ, ở đó có sử dụng câu phủ định và phép thế để liên kết câu (gạch dưới một câu phủ định và từ ngữ sử dụng làm phép thế). Phần II. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trong cuộc trò chuyện lan man, một người bạn vong niên của tôi than thở rằng: “Điều đáng thất vọng nhất về giới trẻ ngày nay là họ ưa hưởng thụ quá!” Một người khác cười: “Ưa hưởng thụ thì có gì sai?Thú thật là tôi đây, tôi cũng ưa hưởng thụ”. Và tôi, tôi đồng ý với người bạn thứ hai. Tôi cũng không cho rằng sự ưa hưởng thụ là một điều sai trái hay là con đường dẫn đến vấp ngã. Ngược lại, sai lầm của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta thường đắm chìm trong ảo giác và ít khi thực sự biết hưởng thụ. Hưởng thụ thực sự không phỉa là tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp kể cả chính mình. Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác gải đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Vì sao tác giả “không cho rằng sự ưa hưởng thụ là một điều sai trái hay là con đường dẫn đến vấp ngã.”?
  2. Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp kể cả chính mình.”? Câu 4. Từ đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày quan điểm của em về lối sống hưởng thụ. Hết.