Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Trường THCS Dương Hà

doc 4 trang thienle22 6120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Trường THCS Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_truong_thcs_duong.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Trường THCS Dương Hà

  1. Phòng GD-ĐT Gia Lâm ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10-THPT Ngày .tháng năm 20 Trường THCS Dương Hà Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120’ §Ò bµi Phần I ( 4 điểm): Làng là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân, viết về nông thôn và người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thành công của Kim Lân ở chỗ ông đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung của con người thời kháng chiến trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một cá nhân, trở thành một nét tâm lí đặc biệt ở nhân vật ông Hai . Câu 1. Hãy cho biết truyện ngắn Làng được xây dựng trên tình huống nào? Phân tích tác dụng của việc tổ chức tình huống đó. Câu 2. Xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật ông Hai là xung đột giữa những tình cảm nào? Vì sao lại nảy sinh xung đột ấy trong nội tâm nhân vật ? Và ông Hai đã giải quyết như thế nào? Câu 3. Truyện ngắn Làng (Kim Lân) đã thể hiện một cách xúc động tình cảm với quê hương, đất nước của con người Việt Nam. Từ cảm nhận về chủ đề của truyện và bằng hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về những biểu hiện yêu nước của người Việt Nam hiện nay, nhất là khi một phần chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc đang bị xâm phạm.(viết khoảng nửa trang giấy thi) Phần II ( 6 điểm ): Một bài thơ trong chương trình ngữ văn lớp 9 có những câu sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Sách Ngữ văn 9- tập I- trang 144) Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai? Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2. Từ Nhóm trong đoạn thơ mang những nghĩa nào? Vận dụng kiên thức đã học về phép tu từ, hãy phân tích giá trị nghệ thuật của từ Nhóm trong đoạn thơ Câu 3. Viết đoạn văn quy nạp ( khoảng 12 câu) làm sáng tỏ nhận xét: Đoạn thơ là những suy nghĩ sâu sắc về bà, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người thanh niên trưởng thành đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước (trong đoạn có sử dụng câu bị động - gạch chân chỉ rõ.
  2. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10-THPT Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120’ Phần Câu Nội dung Điểm - Tình huống: ở nơi tản cư, ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo Tây 0,5 đ -Vi Tácệt gian dụng: + Tình huống đã đưa ông Hai vào cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, 0,25 đ 1 từ đó bộc lộ tình yêu làng quê, yêu đất nước sâu sắc và cảm động của ông 0,25 đ + Tình huống cũng góp phần thể hiện nét chuyển biến trong tư tưởng của người nông dân những ngày đầu cuộc kháng chiến: Tình yêu đất nước, tinh thần thủy chung với cách mạng với kháng chiến là tình cảm rộng lớn. Nó thống nhất, bao trùm và chi phối mọi tình cảm khác. - Xung đột trong nội tâm ông Hai là xung đột giữa hai tình cảm: 0,5 đ tình yêu làng quê với tình yêu đất nước . - Có sự xung đột đó vì: Ông Hai là người rất yêu làng chợ Dầu. Đó là 0,25 đ. thứ tình yêu thiêng liêng, máu thịt. Nhưng ở ông, cùng với tình yêu làng quê còn có lòng yêu nước và ý thức công dân. Tình yêu làng dù I 2 (4 đ) sâu nặng đến đâu cũng không thể đối lập với tinh thần yêu nước, mà thực sự lúc này, tình cảm quê hương chỉ có thể trọn vẹn khi đặt trong tình yêu nước. Thế mà làng Chợ Dầu lại phản bội đất nước theo Tây. 0,25 đ. - Ông Hai đã lựa chọn dứt khoát: “ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù“, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm và chi phối tình yêu làng quê. * Về hình thức: Đảm bảo dung lượng bài viết(viết theo đoạn hoặc 0,25 đ bài); Các câu văn liên kết chặt chẽ, mạch lạc * Về nội dung: Học sinh có cách thể hiện riêng song cần đảm bảo: - Nêu được những biểu hiện phong phú thể hiện tình yêu đất nước 0,5 đ của mọi tầng lớp người Việt Nam ở khắp mọi nơi ( Chiến sĩ nơi đảo xa, cảnh sát biển, kiểm ngư; kiều bào ở nước ngoài, nhân dân trong nước; thanh niên học sinh, văn nghệ sĩ ) 3 - Suy nghĩ về những biểu hiện yêu nước của người Việt Nam : + Đó là một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc 0,75 đ + Lòng yêu nước đã đoàn kết mọi người dân thành sức mạnh to lớn đấu tranh với kẻ xâm lược. - Liên hệ bản thân: 0,5 đ + Tự hào về truyền thống dân tộc. + Có những hành động thiết thực thể hiện tinh thần yêu nước. II - Nêu đúng tên bài thơ, tác giả. 0,5 đ. (6 đ) 1 - Hoàn cảnh: Viết năm 1963, khi tác giả đang học ngành luật ở 0,5 đ nước ngoài.
  3. - Nghĩa của từ nhóm: 0,5 đ + Nghĩa gốc: làm cho lửa bén vào, bắt vào chất đốt để cháy lên. + Nghĩa chuyển ẩn dụ: Gieo vào, khơi lên những tình cảm - Chỉ ra phép tu từ được sử dụng: Phép điệp từ - Tác dụng: + Điệp từ được nhắc lại 4 lần đã nhấn mạnh: từ những việc làm 0,5 đ giản dị, những yêu thương tảo tần, bà đã gieo vào, khơi lên những tình cảm đẹp để cháu biết yêu thương, biết ước mơ và tin tưởng vào ngày mai. + Từ đó khẳng định: bà là hình ảnh của thế hệ nhóm lửa, giữ lửa và 0,5 đ truyền lửa yêu thương, lửa của niềm tin. Viết một đoạn văn: * Yêu cầu về hình thức: - Đúng mô hình quy nạp, đủ số câu, các câu văn liên kết chặt 0,5đ. chẽ, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả. - Có dùng câu bị động 0,5đ. * Yêu cầu về nội dung: - HS phân tích những tín hiệu nghệ thuật của đoạn thơ để làm rõ: 3 + Những suy nghĩ sâu sắc về bà, cuộc đời bà. 1,5 đ + Tình cảm kính yêu, trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là 1 đ với gia đình, quê hương, đất nước. Lưu ý : + Phần thân đoạn chưa thật đủ ý, nghị luận chưa làm rõ ý khái quát ( 1,5 đ) + Chỉ nêu được 1/2 số ý, bố cục chưa thật chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát, còn mắc lỗi câu, lỗi chính tả ( 1,0 đ) + Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc nhiều về nội dung, diễn đạt quá kém, mắc lỗi nhiều ( 0,5 đ) Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,25đ. Giáo viên căn cứ vào mức điểm trên để cho các mức còn lại . Duyệt đề Giáo viên Ngày tháng . năm . Dương Thị Thanh Thủy
  4. MA TRẬN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10-THPT Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120’ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề( ND) Làng -Trình bày về Suy nghĩ về tình huống và lòng yêu nước tác dụng của của người Việt tình huống Nam hiện nay- truyện viết nghị luận - Hiểu về nội xã hội theo tâm nhân vật yêu cầu và lí giải về đặc điểm liên quan Số câu: Số câu: 2 Số câu: 1 3 câu Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 2 4 điểm Tỉ lệ (%): Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % 40 % Bếp lửa Nhận biết về Nhận biết về Viết đoạn văn tên tác giả, các nét nghĩa theo một cách tác phẩm, của từ, phân viết cụ thể, có hoàn cảnh tích giá trị vận dụng bắt sáng tác nghệ thuật buộc về kiểu câu cụ thể để làm sáng tỏ nhận định nội dung về khổ thơ Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 3 câu Số điểm: Số điểm: 1 Số điểm: 1,5 Số điểm: 3,5 6 điểm Tỉ lệ (%): Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 15 % Tỉ lệ: 35 % 60 % Tổng số câu: 1 câu 3 câu 1 câu 1 câu 6 câu Số điểm: 1 điểm 3,5 điểm 3,5 điểm 2 điểm 10 điểm Tỉ lệ (%): 10 % 35 % 35 % 20 % 100 % 4