Đề thi thử vào 10 môn Sinh học - Trường THCS Kiêu Kỵ

doc 21 trang thienle22 7290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử vào 10 môn Sinh học - Trường THCS Kiêu Kỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_10_mon_sinh_hoc_truong_thcs_kieu_ky.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào 10 môn Sinh học - Trường THCS Kiêu Kỵ

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: SINH HỌC ––––––––– Thời gian: 60 PHÚT Năm học: 2019 - 2020 (Đề gồm .trang) Đề 1 Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây ? A. Cỏ châu chấu trăn gà rừng vi khuẩn B. Cỏ trăn châu chấu vi khuẩn gà rừng C. Cỏ châu chấu gà rừng trăn vi khuẩn D. Cỏ châu chấu vi khuẩn gà rừng trăn Câu 2. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác biệt của quần thể người so với quần thể các sinh vật khác? A. Tỉ lệ giới tính B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ cá thể D. Những đặc điểm về kinh tế xã hội (pháp luật, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ) Câu 3.Làm thế nào để bảo vệ thiên nhiên ? A. Cải tạo hệ sinh thái bị suy thoái B. Bảo vệ tài nguyên sinh vật C. Tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm D. Cả A, B và C Câu 4. Ở ruồi giấm 2n = 8. Sau 3 lần phân bào liên tiếp, số NST mới được hình thành là bao nhiêu ? A. 8 B. 56 C. 64 D. 112 Câu 5. Thế nào là tính trạng ? A. Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể B. Tính trạng là những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của một cơ thể C. Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể D. Cả B và C
  2. Câu 6. Đặc điểm của phương pháp phân tích các thế hệ lại là ? A. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng tương phản khi lai các cặp bố mẹ thuần chủng về các cặp tính trạng đó. C. Dùng toán thống kê phân tích kết quả phép lai thu được của các cặp bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng tương phản để rút ra quy luật di truyền các tính trạng D. Cả A, B và C Câu 7. Nếu hai gen tương ứng không giống nhau thì cơ thể mang gen đó gọi là ? A. Cơ thể lai B. Thể đồng hợp C. Thể dị hợp D. Cả B và C Câu 8. Các kì của quá trình nguyên phân là ? A. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối B. Kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau C. Kì đầu, kì giữa, kì cuối, kì trung gian D. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì trung gian Câu 9. Sự kiện chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là ? A. Trong giảm phân, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng B. Các NST kép phân li độc lập với nhau C. NST tự nhân đôi 2 lần trong giảm phân D. Cả A và B Câu 10. Thế nào là di truyền liên kết ? A. Sự di truyền của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào. B. Sự di truyền các tính trạng do các gen bắt chéo quy định C. Sự di truyền một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên các NST tương đồng D. Cả B và C Câu 11. Chiều dài mỗi chu kì xoắn của phân tử ADN là bao nhiêu ? A. 34Å B. 3,4Å C. 20Å D. 10Å Câu 12. Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp Prôtêin ? A. mARN B. tARN
  3. C. rARN D. Cả A, B và C Câu 13. Hằng năm trên Thế giới và Viẹt Nam tổ chức phong trào “Làm sạch biển quốc tế - ICC” được tổ chức vào tháng nào trong năm A. Tháng 6 B. Tháng 7 C. Tháng 8 D. Tháng 9 Câu 14. Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử? A. ADN có khả năng sao chép đúng khuôn mẫu B. ADN có trình tự các cặp nuclêôtit đặc trưng cho loài C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh D. Cả B và C Câu 15. Nếu gen trội là trội hoàn toàn thì kiểu gen nào dưới đây có chung kiểu hình ? A. AabbCC và AABbCc B. aabbcc và AABBCC C. AABbCC và AaBbCc D. aaBbcc và aaBbCc Câu 16. Đột biến là gì ? A. Biến đổi xảy ra trong kiểu gen của sinh vật B. Sự thay đổi kiểu hình của sinh vật C. Biến đổi xảy ra trong ADN và NST D. Cả A và B Câu 17. Một gen A = 600 nuclêôtit, G = 900 nuclêôtit. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 601 nuclêôtit, G = 900 nuclêôtit. Đây là dạng đột biến gì ? A. Mất 1 cặp nuclêôtit B. Thêm 1 cặp nulêôtit C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit D. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit18 Câu 18. Thế nào là mức phản ứng ? A. Là khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó B. Là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước các môi trường khác nhau C. Là sự biểu hiện kiểu hình thành 1 kiểu gen xác định D. Cả A và B Câu 19. Biến dị nào sau đây không di truyền được ? A. Đột biến gen B. Đột biến NST
  4. C. Thường biến D. Biến dị tổ hợp Câu 20. Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người ? A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm D. Cả A, B và C Câu 21. Nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người ? A. Do tác nhân lí hóa học trong tự nhiên B. Do ô nhiễm môi trường C. Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào D. Cả A, B và C Câu 22. Đặc điểm di truyền của bệnh Đao là ? A. Là bệnh ở người có 3 NST thứ 20 B. Là bệnh ở người có 3 NST thứ 21 C. Là bệnh ở người có 3 NST thứ 22 D. Là bệnh ở người có 3 NST thứ 23 Câu 23. Công nghệ tế bào có những ứng dụng gì ? A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng B. Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống C. Nhân bản vô tính ở động vật D. Cả A, B và C Câu 24. Mục đích của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống là gì ? A. Là củng cố 1 số đặc tính mong muốn nào đó bằng cách tạo ra các dòng thuần B. Đánh giá từng dòng thuần, loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể C. Dùng các dòng thuần lai với nhau để tạo ưu thế lai D. Cả A, B và C Câu 25. Lai kinh tế là gì ? A. Là phép lai cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần có phẩm chất khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm B. Là phép lai giữa cơ thể thuộc dòng thuần và cơ thể dị hợp C. Là phép lai giữa hai dòng bị thoái hóa để khôi phục các tính trạng tốt vốn đã có D. Là phép lai cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần có phẩm chất khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm giống Câu 26. Gen A quy định mắt đen ở người trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Chọn cặp bố mẹ phù hợp trong trường hợp khi trong gia đình có con mắt xanh và con mắt đen. A. AA x aa
  5. B. Aa x aa C. Aa x Aa D. Cả B và C đều đúng Câu 27. Giới hạn sinh thái là gì ? A. Là khoảng thuận lợi của một nhận tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật với các nhân tố sinh thái khác nhau C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vậy đối với một nhân tố sinh thái nhất định D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái với cơ thể sinh vật Câu 28. Có mấy loại môi trường sống của sinh vật ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 29. Khái niệm quần thể sinh vật ? A. Là một tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định B. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo ra các thể hệ mới C. Quần thể là sự tụ họp của các sinh vật tại một đại điểm nào đó D. Cả A và B Câu 30. Trong hệ sinh thái những thành phần vô sinh là ? A. Đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ B. Đất, cây cỏ, chuột C. Cây cỏ, gỗ, bọ ngựa D. Mùn hữu cơ, chuột, bọ ngựa Câu 31. Hệ sinh thái bao gồm những thành phần chủ yếu nào ? A. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ B. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ Câu 32. Vì sao các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm ? A. Ít được chiếu sáng hơn các cành phía trên B. Quang hợp kém hơn, không đủ chất hữu cơ tích lũy để bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp C. Khả năng lấy nước kém hơn, nên cành sớm khô và rụng D. Cả A, B và C
  6. Câu 33. Lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thuần chủng thì F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn do nguyên nhân nào sau đây ? A.Ở tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền (gen) tồn tại thành từng cặp không hòa lẫn vào nhau. B. Khi hình thành giao tử, các nhân tố di truyền đã phân li độc lập tao ra các giao tử mang các nhân tố di truyền trội và lặn ngang nhau. C. Khả năng kết hợp các loại giao tử trong thụ tinh là ngẫu nhiên D. Cả A, B và C đúng Câu 34. Thế nào là ô nhiễm môi trường ? A. Là môi trường chứa nhiều chất thải độc hại và dễ lên men B. Là môi trường có nhiều các loại rác khó tiêu hủy và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối C. Là hiện tượng môi trrường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác D. Cả A, B và C Câu 35. Hậu quả của chặt phá rừng là gì ? A. Cây rừng mất không ngăn cản được nước chảy bề mặt gây xói mòn đất, lũ lụt B. Lượng mưa giảm, lượng nước ngầm cũng gỉam C. Mất nơi ở của các loài sinh vật, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái D. Cả A, B và C Câu 36. Tác động lớn nhất của con người tới tự nhiên là gì ? A. Phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu B. Gây ra chiến tranh làm tiêu hủy sức người, sức của và gây ô nhiễm môi trường C. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng D. Cả A, B và C Câu 37. Tại sao không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ? A. Phụ nữ sinh con ngoài 35 tuổi thì đứa con dễ bị bệnh tật di truyền (như bệnh Đao) B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ sức đầu tư cho con phát triển tốt C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng D. Cả A và B Câu 38. Thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên ? A. Là hình thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại vừa duy trì được tài nguyên cho thế hệ sau B. Là hình thức sử dụng kết hợp các tài nguyên để tiết kiệm và đỡ hao hụt C. Là tăng cường sử dụng tài nguyên tái sinh và hạn chế sử dụng tài nguyên không tái sinh D. Cả A, B và C Câu 39. Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường là gì ? A. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
  7. B. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường C. Nội dung và biện pháp giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp D. Cả A và B Câu 40. Trâu, bò, ngựa, đều ăn cỏ nhưng lại có thịt và các tính trạng khác nhau do ? A. Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. C. Cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau
  8. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM Đáp án, Biểu điểm chấm TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Môn Sinh học 9 –––––––––– Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,25đ Đề 1 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C D D B A D C A A A Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 C B D A C C B B C D Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 D B D D A D C B D A Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 B D D C D A A A D B
  9. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN MÔN: SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Thời gian: –––––––– Năm học: (Ma trận gồm 2 trang) Đề 1 Chủ đề Các mức độ cần đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở số cơ bản mức cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1.Các thí -Khái niệm tính - Giải thích nguyên -Xác định kiểu - Tìm kiểu gen nghiệm trạng nhân sự phân li kiểu hình dựa vào bố mẹ của -Đặc điểm phương hình ở F2 kiểu gen Menđen pháp phân tích các -Nhận diện được cơ thế hệ lai thể dị hợp Số câu 2 2 1 1 6 Điểm 0,5 0,5 0,25 0,25 1,5 2. Nhiễm -Nhận biết các kì - Sự khác nhau -Tính số NST sắc thể của quá trình trong diễn biến giữa nguyên phân nguyên phân và -Khái niệm di giảm phân truyền liên kết Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1 3. AND và -Cấu trúc không -Giải thích AND là -Giải thích vì gen gian phân tử AND vật chất di truyền sao đều là động -Nhận biết chức cấp độ phân tử vật ăn cỏ nhưng năng của ARN lại có protein và tính trạng khác nhau Số câu 2 1 1 4 Điểm 0.5 0,25 0,25 1 4. Biến dị -Khái niệm đột biến -Phân biệt biến dị -Xác định dạng -Khái niệm mức di truyền và biến dị đột biến phản ứng không di truyền Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1 5. Di -Nguyên nhân phát -Gỉai thích vì sao ở -Giải thích vì sao truyền học sinh bệnh, tật di người lại sử dụng không nên sinh người truyền ở người phương pháp phả con ở độ tuổi -Khái niệm bệnh hệ ngoài 35 Đao Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1
  10. 6. Úng -Trình bày được -Hiểu được mục dụng di những ứng dụng đích của việc tự thụ truyền học của Công nghệ tế phấn bắt buộc và bào giao phối gần -Khái niệm lai kinh tế Số câu 2 1 3 Điểm 0,5 0,25 0,75 7. Sinh vật - Khái niệm giới - Nhận diện một số -Giải thích hiện và môi hạn sinh thái nhân tố sinh thái tượng tỉa cành trường -Nhận biết các môi tự nhiên ở thực trường sống của vật sinh vật Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0.25 1 8. Hệ sinh -Khái niệm quần -Phân biệt của quần -Xây dựng chuỗi thái thể sinh vật thể người với quần thức ăn -Xác định các thành thể sinh vật khác phần của hệ sinh thái Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1 9. Con -Khái niệm ô nhiễm -Hiểu được hậu quả người, dân môi trường của chặt phá rừng số và môi -Nắm được các tác trường động của con ngừơi đến tự nhiên Số câu 2 1 3 Điểm 0,5 0,25 0,75 10. Bảo vệ -Khái niệm sử dụng -Đề xuất biện -Ngày làm sạch môi hợp lí tài nguyên pháp bảo vệ biển quốc tế trường - Nắm được nội thiên nhiên dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 1 Số câu 20 10 6 4 40 Điểm 5 2,5 1,5 1 10 % 50% 25% 15% 10% 100%
  11. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: SINH HỌC ––––––––– Thời gian: 60 PHÚT Năm học: 2019 - 2020 Đề 2 (Đề gồm trang) Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn (S) so với lông dài (s) của chó. Phép lai nào sau đây cho kết quả ở đời con với tỉ lệ 1 lông ngắn: 1 lông dài. A. HH x HH B. Hh x hh C. Hh x Hh D. Hh x HH Câu 2. Các dạng tài nguyên chủ yếu nào ? A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên tái sinh C. Tài nguyên vĩnh cửu D. Cả A, B và C Câu 3. Đột biến gen là gì ? A. Đột biến gen là loại biến dị di truyền được, liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của gen xảy ra ở một hoặc một số cặp nucleotit B. Đột biến gen là biến đổi của ADN trong NST, có thể di truyền được C. Đột biến gen là sự biến đổi trong cấu trúc của mARN khi nó bị tổng hợp không đúng khuôn mẫu ADN D. Đột biến gen là biến đổi của đặc điểm cơ thể sinh vật trong những điều kiện sống khác nhau Câu 4. Hai người được sinh ra trong 2 gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh có nên kết hôn với nhau không ? A. Không nên kết hôn với nhau B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránhcó con câm điếc (xác suất tới 25%) C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh gia đình có người câm điếc D. Cả A, B và C Câu 5. Có hiện tượng thoái hóa khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hay giao phối gần ở động vật là do cơ chế nào dưới đây ? A. Các gen lặn có hại chuyển thể từ dị hợp sang thể đồng hợp và được biểu hiện ra kiểu hình gây hại
  12. B. Các gen trội có hại chuyển từ thể dị hợp sang thể đồng hợp và được biểu hiện ra kiểu hình gây hại C. Các gen hại có điều kiện tương tác với điều kiện môi trường để biểu hiện ra kiểu hình D. Các gen hại có điều kiện tổ hợp với nhau Câu 6. Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của động vật ? A. Ảnh hưởng tới tuổi thọ của động vật B. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản,khả năng định hướng di chuyển trong không gian C. Ảnh hưởng tới sự cạnh tranh đực cái của động vật D. Ảnh hưởng tới nhu cầu về nơi ăn nơi ở của động vật Câu 7. Năm sinh vật là: Rắn, cỏ, sâu, chim sẻ và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây ? A. Cỏ sâu rắn chim sẻ vi khuẩn B. Cỏ rắn sâu vi khuẩn chim sẻ C. Cỏ sâu chim sẻ rắn vi khuẩn D. Cỏ sâu vi khuẩn chim sẻ rắn Câu 8. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì ? A. Giải thích nguyên nhân chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. B. Giải thích hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ. C. Giải thích sự đa dạng của động vật và thực vật D. Giải thích hiện tượng con cháu khác với thế hệ ông bà (F2 so với P) Câu 9: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên ? A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi C. Các con sói trong một khu rừng D. Các con ong mật trong một vườn hoa Câu 10. Ngày quốc tế Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day) do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức vào ngày tháng nào ? A. 8/6 hằnng năm B. 7/6 hằng năm C. 6/6 hằng năm D. 5/6 hằng năm Câu 11. Di truyền là gi ? A. . Di truyền là hiện tượng bố mẹ giống con cái. B. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
  13. C. Di truyền là hiện tượng các con cung chung bố mẹ giống nhau D. Di truyền là hiện tượng các thế hệ con cháu giống nhau Câu 12. Một gen A = 600 nuclêôtit, G = 900 nuclêôtit. Nếu khi đột biến, gen đột biến có:A = 599 nuclêôtit, G = 901 nuclêôtit. Đây là dạng đột biến gì ? A. Mất 1 cặp nuclêôtit B. Thêm 1 cặp nulêôtit C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit D. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit Câu 13. Trách nhiệm của mỗi người dân trong chấp hanh Luật Bảo vệ môi trường là gì ? A. Các tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái B. Mọi người cần ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do thiên nhiên vfa con người gây ra C. Khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên D. Cả A, B và C Câu 14. Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn ở các loài sinh sản vô tính ? A. Do sinh sản hữu tính tạo ra nhiều cá thể trong cùng một lứa sinh sản. B. Do sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập của các nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. C. Do sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh D. Do sinh sản hữu tính có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái Câu 15. Khi cho lai cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào ? A. Toàn quả đỏ B. Toàn quả vàng C. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng D. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng Câu 16. Cặp NST giới tính là gì ? A. Cặp NST giới tính là cặp NST bao gồm hai chiếc khác nhau của một cặp NST tương đồng. được kí hiệu là X và Y B.Ở sinh vật đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái về một cặp NST , được kí hiệu là XX, XY. Đó là cặp NST giới tính. C. Cặp NST giới tính là cặp NST chỉ quy định những tính trạng giới tính ở các loài sinh vật đơn tính D. Cặp NST giới tính là cặp NST XX và XY ở những loài sinh vật đơn tính.
  14. Câu 17. Sự khác nhau giữa cấu tạo của ARN và ADN ? A. Trong thành phần của ADN có T, trong thành phần của ARN có U. ADN là phân tử xoắn kép có 2 mạch đơn, nhưng ARN chỉ có một mạch đơn. B. ADN có một loại còn ARN có 3 loại là: mARN, tARN, rARN C. ARN cũng là loại đại phân tử bao gồm nhiều đơn phân nhưng có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN nhiều. D. Cả A và C đều đúng Câu 18. Nguyên nhân ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật là gì ? A. Không trung thực khi đưa, bán rau quả B. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch, sau khi phun thuốc C. Do người mua không biết chọn rau quả D. Cả A, B và C Câu 19. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của phân tử ADN là gì ? A. Hai mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bởi các cầu nối hidro giữa A với T và G với X B. Hai mạch đơn của phân tử ADN liên kết vơi nhau tạo nên mạch xoắn kép có đường kính 20Å C. Hai mạch đơn của phân tử ADN kép phụ thuộc lẫn nhau, nếu biết được mạch này có thể biết được mạch kia D. Hai mạch đơn của phân tử ADN dài bằng nhau vì có số lượng các nucleotit trên mỗi mạch bằng nhau Câu 20. Thường biến là gì ? A. Là những biến đổi về kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật B. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới sự tác động trực tiếp của môi trường C. Là sự biểu hiện riêng lẻ theo hướng không xác định D. Là biến dị di truyền được Câu 21. Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở điểm nào ? A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh chị em cùng bố mẹ B. Trẻ đồng sinh khác trứng có một kiểu gen nên rất giống nhau C. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau D. Cả A và B Câu 22. Bệnh Tớcnơ là bệnh ? A. Bệnh nhân là nữ, mất 1 NST giới tính X ở cặp số 23 B. Bệnh nhân là nữ, thêm 1 NST giới tính X ở cặp số 23 C. Bệnh nhân là nam, mất 1 NST giới tính X ở cặp số 23
  15. D. Bệnh nhân là nam, thêm 1 NST giới tính X ở cặp số 23 Câu 23. Một phân tử ADN có 800 cặp nucleotit. Tỉ số A+T/G+X = 3/5. Hỏi phân tử ADN đó có bao nhiêu nucleotit loại A ? A. 300 B. 600 C. 400 D. Các kết quả trên đều sai Câu 24. Khái niệm công nghệ tế bào ? A. Là công nghệ ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh B. Là công nghệ chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác C. Là công nghệ chuyên nghiên cứu và xử lí các quá trình xảy ra trong tế bào D. Cả A và B Câu 25. Giới hạn sinh thái của sinh vật được biểu hiện như thế nào ? A. Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái, thường phân bố rộng B. Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đối với nhân tố này, nhưng lại có giới hạn hẹp đối với nhân tố sinh thái khác C. Khi có một nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho loài thì giới hạn sinh thái đối với những nhân tố khác có thể bị thu hẹp D. Cả A, B và C Câu 26. Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ ? A. Phương pháp nghiên cứu nhưng dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ D. Cả A và B Câu 27. Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh ? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng C. Con người và các sinh vật khác D. Các sinh vật khác và ánh sáng Câu 28. Quần thể người có 3 dạng tháp tuổi: tháp phát triển, tháp ổn định, tháp giảm sút. Tháp tuổi nào cho thấy có tỉ lệ tử vong cao ở người trẻ tuổi ? A. Tháp phát triển B. Tháp ổn định C. Tháp giảm sút
  16. D. Tháp phát triển và tháp giảm sút Câu 29. Bộ NST người có 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn ? A. 23 B. 46 C. 92 D. 79 Câu 30. Thế nào là quần xã sinh vật ? A. Là một tập hợp nhữn quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau, làm cho quần xã có cấu trúc tương đối ổn định C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng D. Cả A, B và C Câu 31: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là ? A. Tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể B. Thời gian hình thành của quần thể C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể D. Mật độ của quần thể Câu 32. Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là ? A. Biến đổi môi trường B. Ô nhiễm môi trường C. Diến thế sinh thái D. Biến động môi trường Câu 33. Ở những loài giao phối cơ chế đảm bảo tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:1 qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh nhờ ? A. Sự phân li cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng có số lượng ngang nhau B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử mang NST X và NST Y trong thụ tinh và các cá thể có khả năng sống ngang nhau. C. Sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài trong quá trình phát triển của các cá thể sinh vật D. Cả A và B đều đúng Câu 34. Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây ? A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy
  17. B. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt C. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc D. Cả B và C Câu 35. Điểm khác nhau giữa đột biến và thường biến là ? A. Đột biến di truyền được, thường biến không di truyền được B. Đột biến xảy ra riêng lẻ, theo hướng không xác định ; thường biến xảy ra đồng loạt theo một hướng xác định C. Đột biến làm thay đổi kiểu gen, thường biến không làm thay đổi kiểu gen D. Cả A, B và C Câu 36. Thành phần hoá học của NST bao gồm ? A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit và bazơ Câu 37. Protein có những chức năng gì ? A. Là thành phần cấu tạo của tế bào, xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất , bảo vệ cơ thể, vận chuyển và cung cấp năng lượng B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền C. Là thành phần cấu tạo của tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể D. Là thành phần cấu tạo của tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể, hòa tan các chất cần thiết cho cơ thể Câu 38. Kĩ thuật gen gồm những khâu nào ? A. Tách ADN của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut B. Tạo ADN lai, rồi cắt ADN của tế bào con, ADN làm thể truyền ở vị trí xác định, ngay sau đó ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận D. Cả A, B và C Câu 39. Biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyền ở người là ? A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm B. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác C. Nếu người chồng có anh (chị, em) mang dị tật mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên sinh con D. Cả A, B và C
  18. Câu 40. Nếu gen trội là trội hoàn toàn thì kiểu gen nào dưới đây có chung kiểu hình ? A. bbCcDd và BbCcdd B. BbCcDd và BBCCDD C. bbCCdd và BBccDD D. BbccDd và BbCcDD
  19. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM Đáp án, Biểu điểm chấm TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Môn Sinh học 9 –––––––––– Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,25đ Đề 2 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B D A D A B C A B D Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 B C D C A D B D C B Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 D A A A D B C A B D Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 B B D C D C A D D B
  20. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN MÔN: SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Thời gian: –––––––– Năm học: (Ma trận gồm 2 trang) Đề 2 Chủ đề Các mức độ cần đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở số cơ bản mức cao TNKQ TL TNKQ TL TNK TL TNKQ TL Q 1.Các thí -Khái niệm di - Giải thích biến dị -Xác định - Tìm kiểu gen nghiệm của truyền tổ hợp ở loài ss hữu kiểu hình bố mẹ Menđen -Ý nghĩa của quy tính phong phú hơn dựa vào luật phân ly độc lập ss vô tính kiểu gen -Xác định kiểu hình F1 Số câu 2 2 1 1 6 Điểm 0,5 0,5 0,25 0,25 1,5 2. Nhiễm -Khái niệm cặp - Cơ chế đảm bào tỉ -Tính số sắc thể NST giới tính lệ đực:cái xấp xỉ 1:1 NST -Cấu trúc NST Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1 3. AND và -Nguyên tắc bổ -Tìm điểm khác -Tính số gen sung nhau giữa AND và nuclêôtit -Nhận biết chức ARN năng của Prôtêin Số câu 2 1 1 4 Điểm 0.5 0,25 0,25 1 4. Biến dị -Khái niệm đột biến -Phân biệt đột biến -Xác định - gen và thường biến dạng đột -Khái niệm thường biến biến Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1 5. Di -Khái niệm phương -Phân biệt trẻ đồng -Giải thích truyền học pháp phả hệ sinh cùng trứng và vì sao người -Khái niệm bệnh trẻ đồng sinh khác không nên Tớcnơ trứng kết hôn giữa những người mang gen bệnh Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1
  21. 6. Úng -Khái niệm công -Biện pháp hạn chế -Giải thích dụng di nghệ tế bào bệnh và tật di cơ chế gây truyền học -Các khâu của kĩ truyền thoái hóa thuật gen giống Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,5 0,25 0,25 1 7. Sinh vật - Nhận biết ảnh -Biểu hiện giới hạn và môi hưởng của ánh sáng sinh thái của sinh trường lên động vật vật -Nhận biết các nhân tố sinh thái Số câu 2 1 3 Điểm 0,5 0,25 0,75 8. Hệ sinh -Khái niệm quần xã -Phân biệt tháp dân -Xây dựng -Xác định thái sinh vật số chuỗi thức được 1 quần -Đặc điểm đặc ăn thể sinh vật tự trưng của quần thể nhiên Số câu 2 1 1 1 5 Điểm 0,5 0,25 0,25 0,25 1,25 9. Con -Khái niệm ô nhiễm -Nguyên nhân ngộ người, dân môi trường độc do thuốc bảo vệ số và môi -Nắm được các tác thực vật trường động của con ngừơi đến tự nhiên qua các thời kì Số câu 2 1 3 Điểm 0,5 0,25 0,75 10. Bảo vệ - Các dạng tài -Ngày Môi môi trường nguyên thiên nhiên trường Thế - Trách nhiệm của giới người dân trong chấp hành luật BVMT Số câu 2 1 3 Điểm 0,5 0,25 0,75 Số câu 20 10 6 4 40 Điểm 5 2,5 1,5 1 10 % 50% 25% 15% 10% 100%