Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT Giáo dục công dân - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội

pdf 4 trang Thương Thanh 22/07/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT Giáo dục công dân - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_giao_duc_cong_dan_nam.pdf

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT Giáo dục công dân - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi 001 Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Câu 1. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm A. mục đích thu lợi nhuận. B. thâu tóm nguồn viện trợ. C. thúc đẩy quá trình đầu cơ. D. xóa bỏ hiện tượng độc quyền. Câu 2. Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống là biểu hiện A. việc giữ chữ tín. B. chí công vô tư. C. đức tính tự chủ. D. lối sống liêm khiết. Câu 3. Những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Tự lập. B. Liêm khiết. C. Dân chủ. D. Kỉ luật. Câu 4. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, có mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia được gọi là A. hòa bình. B. tự chủ. C. tự lập. D. hòa hoãn. Câu 5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là A. quan hệ bạn bè thân thiện giữa các nước. B. xu hướng chạy đua vũ trang giữa các quốc gia. C. biện pháp mở rộng địa giới lãnh thổ. D. cách thức chiếm lĩnh địa vị thống trị. Câu 6. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Tự lập. B. Dân chủ. C. Hợp tác. D. Liêm khiết. Câu 7. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. địa phương này sang địa phương khác. B. thế hệ này sang thế hệ khác. C. đất nước này sang đất nước khác. D. lãnh thổ này sang lãnh thổ khác. Câu 8. Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là thể hiện phẩm chất nào dưới đây? A. Năng động. B. Dân chủ. C. Kỉ luật. D. Liêm khiết. Câu 9. Người có phẩm chất chí công vô tư luôn công bằng, không thiên vị, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân và A. giải quyết công việc theo lẽ phải. B. đề cao tất cả nhu cầu cá nhân. C. đặt mọi quyền lợi của mình lên hàng đầu. D. thường xuyên coi trọng tình cảm riêng tư. Trang 1/4 - Môn thi Giáo dục công dân - Mã đề thi 001
  2. Câu 10. Công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề, quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung quyền A. thanh lí hợp đồng. B. tự do kinh doanh. C. giao dịch dân sự. D. chiếm hữu tài sản. Câu 11. Mọi người được làm chủ, được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Kỉ cương. B. Tự chủ. C. Kỉ luật. D. Dân chủ. Câu 12. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị coi là A. bị đơn. B. tội phạm. C. nhân chứng. D. nguyên cáo. Câu 13. Hành vi xâm phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện mà không phải tội phạm là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Tố tụng. Câu 14. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội theo cách nào dưới đây? A. Trung lập và đại diện. B. Ủy quyền và gián tiếp. C. Ủy quyền và đại diện. D. Trực tiếp và gián tiếp. Câu 15. Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo A. quy định của pháp luật. B. nhu cầu của cá nhân. C. tập tục của vùng miền. D. trào lưu của đám đông. Câu 16. HIV là tên một loại vi – rút A. gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. B. lây truyền qua tiếp xúc thông thường. C. giúp cân bằng sức đề kháng của cơ thể. D. hạn chế toàn bộ quá trình trao đổi chất. Câu 17. Quyền sở hữu tài sản của công dân không bao gồm quyền nào dưới đây? A. Sử dụng. B. Chiếm hữu. C. Bảo mật. D. Định đoạt. Câu 18. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là A. lợi ích công cộng. B. ngân sách nội bộ. C. lãi suất định kì. D. thu nhập thường niên. Câu 19. Công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội là nội dung quyền nào dưới đây? A. Tố cáo. B. Tự do ngôn luận. C. Khiếu nại. D. Chủ động phán quyết. Câu 20. Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung quyền nào dưới đây? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Định đoạt. D. Chiếm hữu. Trang 2/4 - Môn thi Giáo dục công dân - Mã đề thi 001
  3. Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ của công dân? A. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình. B. Luôn đặt lợi ích riêng lên hàng đầu. C. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. D. Thường xuyên dao động trước thử thách. Câu 22. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để A. phân chia lại thị trường thế giới. B. thay đổi đồng bộ cơ cấu nền kinh tế. C. chiếm lĩnh nguồn ngân sách quốc gia. D. lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội. Câu 23. Hoạt động nào dưới đây nhằm bảo vệ hòa bình giữa các quốc gia? A. Chiếm lĩnh vị thế bá chủ toàn cầu. B. Dùng đàm phán để giải quyết xung đột. C. Can thiệp vào nội bộ của các quốc gia. D. Tăng cường mở rộng diện tích lãnh thổ. Câu 24. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới tạo cơ hội và điều kiện để các nước A. tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. B. can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. cùng tích cực chạy đua vũ trang. D. đồng loạt thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Câu 25. Hợp tác giữa các nước trên thế giới không nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây? A. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ. B. Đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo. C. Hạn chế sự bùng nổ dân số. D. Khắc phục tình trạng đói nghèo. Câu 26. Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là công dân đã A. đề cao tư tưởng mê tín dị đoan. B. sùng bái tập quán địa phương. C. góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. D. phổ cập tín ngưỡng vùng miền. Câu 27. Mọi công dân cùng làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ góp phần A. san bằng lợi ích cá nhân. B. chia đều các nguồn thu nhập. C. nâng cao chất lượng cuộc sống. D. thâu tóm mọi nguồn nhân lực. Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay? A. Tự nguyện, tiến bộ. B. Vợ chồng bình đẳng. C. Một vợ, một chồng. D. Do cha mẹ ép buộc. Câu 29. Theo quy định của pháp luật, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ A. kê khai đúng số vốn. B. thu hút nguồn viện trợ. C. thế chấp mọi tài sản. D. tăng đầu cơ tích trữ. Câu 30. Bất kỳ công dân nào thanh toán tiền thuê nhà không đúng thỏa thuận trong hợp đồng là A. vi phạm pháp luật dân sự. B. tham gia quan hệ hành chính. C. thực hiện quá trình tố tụng. D. áp dụng hình thức kỉ luật. Câu 31. Bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm pháp lí có hành vi tổ chức buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật. Trang 3/4 - Môn thi Giáo dục công dân - Mã đề thi 001
  4. Câu 32. Người đã được cấp giấy phép lái xe, điều khiển xe môtô chạy quá tốc độ quy định là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Tố tụng. Câu 33. Việc làm nào dưới đây của học sinh thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Tham gia bảo vệ an ninh trường học. B. Tích cực kiểm tra khai báo tạm trú. C. Dùng vũ lực để trấn áp tội phạm. D. Tổ chức tập huấn lực lượng dân phòng. Câu 34. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hình thức A. kinh doanh đa cấp. B. đánh bạc trái phép. C. thế chấp tài sản. D. bán hàng trực tuyến. Câu 35. Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đều có quyền sở hữu đối với A. tài nguyên đất nước. B. phương tiện công cộng. C. ngân sách quốc gia. D. tài sản thừa kế. Câu 36. Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội. B. Tiết lộ bí mật đời tư người khác. C. Công khai thông tin nội bộ đơn vị. D. Tự ý chia sẻ bí mật làng nghề. Câu 37. Sau hoạt động trải nghiệm của lớp 9A, bạn D được cô giáo phân công viết bài thu hoạch cùng các bạn B, K, A. Trong quá trình cùng làm việc, bạn K và A phát hiện bạn B làm thay toàn bộ phần việc của bạn D nên K báo cáo với cô giáo. Xác nhận thông tin này là đúng sự thật, cô giáo đã phê bình cả nhóm trước lớp. Những học sinh nào dưới đây vận dụng không đúng nội dung hợp tác? A. Bạn B và D. B. Bạn B, K và D. C. Bạn K và D. D. Bạn B, A và K. Câu 38. Anh T cảnh sát giao thông yêu cầu anh N sinh viên trường đại học X dừng xe để lập biên bản xử phạt vì lỗi vượt đèn đỏ. Sợ bị phát hiện năm trăm gram ma túy tổng hợp giấu trong cốp xe nên anh N phóng xe bỏ chạy. Hành vi của anh N đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Hành chính và dân sự. C. Dân sự và hình sự. D. Hành chính và hình sự. Câu 39. Anh A đặt mua hai mươi bộ quần áo thể thao của chị B cho đội bóng của doanh nghiệp X. Vì chị B giao hàng chậm một giờ so với nội dung hợp đồng giữa hai bên nên anh A yêu cầu chị B phải giảm tiền hàng. Chị B không đồng ý và to tiếng xúc phạm đội bóng. Bức xúc, anh C thủ môn đã đẩy đổ làm vỡ gương xe máy của chị B. Hành vi của anh C và chị B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật. Câu 40. Xác định nguyên nhân mình bị ngộ độc vì ăn bánh trung thu có sử dụng chất phụ gia trong danh mục cấm do bà T sản xuất và cung cấp, chị A kể chuyện này với anh M là chồng mình. Bức xúc, anh M đã viết bài đưa sự việc này lên mạng xã hội nên bị chồng bà T liên tục đe dọa đánh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, vợ chồng chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây của công dân? A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Khiếu kiện. D. Tố tụng. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Môn thi Giáo dục công dân - Mã đề thi 001