Đề thi thử môn Ngữ văn – Lớp 9 Trường THCS Văn Đức

doc 4 trang thienle22 5280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Ngữ văn – Lớp 9 Trường THCS Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_van_duc.doc

Nội dung text: Đề thi thử môn Ngữ văn – Lớp 9 Trường THCS Văn Đức

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Mã đề 01 Các mức độ đánh giá Nội dung Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao chính điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Văn bản Tác giả, Ý tác nghĩa phẩm, chi tiết hoàn nghệ cảnh thuật sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 1đ 1đ 2đ Tỉ lệ % 10% 10% 20% 3. Tiếng Việt Xác Liên hệ định các với các kiến câu thơ, thức bài thơ đã tiếng học, nhận Việt đã xét, đưa ra học nhận định Số câu: 1 câu 2 câu 3 câu Số điểm: 0,5đ 2đ 2,5đ Tỉ lệ % 5% 20% 25% 4. Văn nghị Viết đoạn luận văn nghị luận làm rõ nhận định, đoạn nghị luận xã hội Số câu: 2 câu 2 câu Số điểm: 5,5đ 5,5đ Tỉ lệ % 55% 55% Tổng số câu: 2 câu 1 câu 2 câu 2 câu 7 câu Tổng số điểm: 1,5đ 1đ 2đ 5,5đ 10đ Tỉ lệ % 15% 10% 20% 55% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 01 Phần I (6 điểm) Tâm trạng của ông Hai (Làng – Kim Lân) trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được miêu tả như sau : “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài ” (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1 Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Câu 2 Trong đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (Ghi rõ tên đoạn trích) Câu 3 Viết một câu văn nhận xét tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên. Câu 4 Dùng câu văn em vừa viết làm câu mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch. Trong đoạn văn có dùng 1 câu ghép, 1 lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích rõ) Phần II (4 điểm): Cho đoạn trích: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ” (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2005) Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện. Câu 2: Ở đoạn trích trên, tác giả đã cho ta hiểu điều gì về nhân vật anh thanh niên? Câu 3: Từ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong văn bản trên, cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy nêu suy nghĩ của mình về tinh thần vượt khó của thanh, thiếu niên hiện nay. (Trình bày khoảng hơn nửa trang giấy thi). HẾT
  3. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Năm học 2019 – 2020 Phần I (6 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 HS xác định đúng câu đặc biệt: (0,5 đ) - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. 0,25đ - Tiếng mụ chủ. 0,25đ Câu 2 HS chép chính xác bốn câu thơ sau: 0,5đ (1,0đ) Buồn trông cửa bể chiều hôm hoa trôi man mác biết là về đâu? - Tên đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích 0,5đ Câu 3 HS có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần thể hiện được tâm trạng 1,0 (1,0đ) của ông Hai trong đoạn văn trên: - Tâm trạng lo lắng, sợ hãi của ông Hai trước tin làng chợ Dầu theo giặc. - Mở đoạn: đạt yêu cầu về hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số 0,5 câu, có liên kết chặt chẽ. - Thân đoạn: bám sát nội dung, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ làm rõ tâm trạng, cảm xúc của nhân Câu 4 vật ông Hai trong đoạn văn: (3,5đ) + Tâm trạng lo lắng, sợ hãi của ông Hai trước tin làng chợ Dầu 1,5đ theo giặc. + Tình yêu làng tha thiết , cháy bỏng + Tài năng của tác giả khi xây dựng nhân vật ( qua việc miêu tả 1,0 tâm lý nhân vật, dùng câu đặc biệt, dấu chấm lửng, kiểu câu hỏi, cách miêu tả trạng thái tâm lí ) # Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa được sâu. 2đ # Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. 1,5đ # Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt. 1đ # Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,5đ GK căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại. - Sử dụng 1 câu ghép (đúng, có gạch chân,chú thích ) 0,25 - Sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp (đúng nôi dung và hình thức, có gạch 0,25 chân, chú thích ) Đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn) trừ 0,5 điểm Phần II 4đ
  4. - Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. 0.25đ Câu - Tác giả Nguyễn Thành Long. 0,25đ 1 - Hoàn cảnh ra đời: Năm 1970, khi tác giả đi thực tế ở Lào Cai. 0.5đ - Từ đoạn trích trên, ta thấy phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên: Câu + Yêu công việc, có ý thức trách nhiệm đối với công việc. 0,25đ 2 + Nhận thức đúng đắn về công việc. 0,25đ + Cho dù hoàn cảnh khó khăn vẫn luôn lạc quan, tìm thấy niềm vui 0,5đ trong công việc nên không lẻ loi, cô đơn. Hình thức: Đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi 0,5 đ Nội dung: HS bày tỏ suy nghĩ riêng của mình nhưng phải đảm bảo một số ý sau: - Giải thích, nêu được biểu hiện của tinh thần vượt khó. - Ý nghĩa của tinh thần vượt khó: Câu + Làm cho bản thân con người trưởng thành. 1,5 đ 3 + Con người sẽ hạnh phúc khi đạt được thành quả sau những khó khăn. + Vượt khó là truyền thống của tốt đẹp của cha ông nên thế hệ trẻ phải có trách nhiệm kế thừa và phát huy. - Mở rộng vấn đề. - Liên hệ với bản thân.